Khuyến nghị mạnh mẽ nhất cuối tháng 6: " thoát khỏi thị trường ngay lập tức "

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vtczone, 21/06/2009.

2757 người đang online, trong đó có 29 thành viên. 04:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5455 lượt đọc và 57 bài trả lời
  1. vtczone

    vtczone Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/02/2008
    Đã được thích:
    182
    break out, chuyện về 1 chiếc cầu đã gãy luôn ám ảnh nđt
  2. vtczone

    vtczone Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/02/2008
    Đã được thích:
    182
    Hai phiên tăng điểm yếu dần đều báo hiệu 1 đợt đổ dốc mạnh do các nhu cầu mua trung bình giá được đáp ứng thoả mãn. Mức giảm từ 520 tới 460 vẫn là khá mạnh và đấu hiệu tạo đỉnh thấp hơn đỉnh cũ là hiển hiện . Việc mua vào là rất rủi ro.................chim lợn em tiếp tục khuyến nghị bán mạnh vào đầu phiên ngày thứ 2 trước khi VCB lên sàn.
  3. StockSniper

    StockSniper Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/05/2009
    Đã được thích:
    0
    Khi nào bác cảm thấy đầy đủ yếu tố để giải ngân thì hú 1 tiếng nhé. Để khi đó bọn em múc VND...

  4. vtczone

    vtczone Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/02/2008
    Đã được thích:
    182
    biết bác đang noi kháy nhưng thực tế là thị trường đã nỗ lực quay lại SMA line , và như vậy chỉ 1 phiên tăng nhẹ nữa thôi VNi sẽ đổ lại............bảo trọng bác ạ !
  5. vietchuanjsc

    vietchuanjsc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2009
    Đã được thích:
    1.765
    Nếu tất cả các mã đều đổ thì nói làm gì
    Chỉ con nào đi ngược thị trường đề -
  6. vtczone

    vtczone Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/02/2008
    Đã được thích:
    182
    anh bạn đang ăn hàng gì vậy đó ?
  7. girlhot

    girlhot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    3
    Này thì bán ròng:
    Khối ngoại trở lại mua ròng
    Khối ngoại trở lại mua ròng
    Sau 2 tuần bán ròng mạnh, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng trong tuần qua. Lượng mua tập trung vào nhóm các cổ phiếu chủ chốt như STB, FPT,HAG, PVF ...

    Các cổ phiếu biến động mạnh nhất trong tuần


    Tại HoSE, hai phiên đầu tuần, khối ngoại mua ròng với giá trị thấp, đạt lần lượt 11 tỷ và 45 tỷ đồng. Sau đó, họ bất ngờ bán ròng 160 tỷ đồng trong ngày 24/6 rồi lại lần lượt mua ròng 153 tỷ và 114 tỷ đồng trong 2 phiên còn lại.

    Tính chung cả tuần, khối ngoại đã mua vào 19,5 triệu đơn vị và bán ra 20,9 triệu đơn vị. Khối lượng bán ra nhỉnh hơn khối lượng mua vào 1,5 triệu đơn vị. Tuy nhiên, xét về giá trị, khối ngoại lại mua ròng hơn 164 tỷ đồng. Hai tuần trước, họ đã bán ròng hơn 600 tỷ đồng.

    Điều này là do khối ngoại có chủ yếu mua vào những bluechips có thị giá cao như FPT, HAG?

    Chênh lệch giá trị mua bán của khối ngoại tại HoSE

    STB dẫn đầu danh sách mua ròng với gần 1,27 triệu đơn vị. Tuần trước, cổ phiếu này đứng trong top bán ròng với hơn 741 nghìn đơn vị. Đóng cửa ngày 26/6, STB chốt ở mức 35.500 đồng, giảm nhẹ so với tuần trước.

    FPT đứng thứ hai với 1 triệu đơn vị, tiếp đến là HAG (974 nghìn), PVF (884 nghìn), DPM (704 nghìn), HPG (639 nghìn)? BVH trong 2 phiên đầu tiên lên sàn cũng được mua ròng hơn 216 nghìn đơn vị.

    Động thái chủ đạo của khối ngoại trong tuần qua là mua vào, tuy nhiên, một số cổ phiếu cũng có cả lượng mua và bán lớn như DPM, HPG, SSI?

    Phía bán ròng, chứng chỉ quỹ VF1 dẫn đầu với hơn 4,63 triệu đơn vị, trị giá 58,2 tỷ đồng. Tuần trước, VF1 cũng bị bán ròng 1,18 triệu đơn vị.

    Lượng chứng chỉ quỹ trên có thể do quỹ VEIL thuộc Dragon Capital bán ra. Theo như đăng ký, quỹ này sẽ bán ra 9,3 triệu đơn vị VF1 trong thời gian từ 16/6-16/8.

    Các mã khác có lượng bán ròng lớn là SAM (865 nghìn), HSG (532 nghìn), DQC (531 nghìn)?

    Khối ngoại tiếp tục bán ròng thêm 463 nghìn đơn vị PPC sau khi đã bán 3,75 triệu đơn vị trong tuần trước.

    Tại HNX, khối ngoại đã mua vào 3,62 triệu và bán ra 2,87 triệu đơn vị. Chênh lệch mua bán đạt 752 nghìn đơn vị, tương đương 27,4 tỷ đồng.

    VCG dẫn đầu danh sách bán ròng với 556 nghìn đơn vị. Trong tuần, 2 quỹ thuộc Dragon Capital đã đăng ký bán toàn bộ 6 triệu cổ phiếu VCG còn lại.

    Các cổ phiếu khác có lượng bán lớn là NTP (255 nghìn), PVC (212 nghìn), PVS (134 nghìn)?

    Phía mua ròng, dẫn đầu là BVS với xấp xỉ 600 nghìn đơn vị. Một cổ phiếu chứng khoán khác la SHS trong tuần đầu lên sàn cũng được mua ròng 203 nghìn đơn vị.
    SHB tiếp tục được mua ròng 404 nghìn đơn vị. Tuần trước, cổ phiếu dẫn đầu top mua ròng với 2,5 triệu đơn vị.
  8. KillBull

    KillBull Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/03/2009
    Đã được thích:
    0
    Thế hotgirl không nhận ra những gì bất thường ah
    Khối lượng sụt giảm nghiêm trọng.

    Có 1 bài rất hay các chú đọc thử
    http://cafef.vn/200906280928520CA31/dong-tien-chung-khoan-va-noi-lo-lam-phat.chn
  9. girlhot

    girlhot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    3
    [size=4Này thì bất động sản:][/size=4]
    Sốt nhà đất và những làn ?osóng? ảo chết người
    Sốt nhà đất và những làn ?osóng? ảo chết người
    Ảnh chỉ mang tính chất đại diện.
    Thời gian vừa qua, căn hộ tại nhà N05 do Vinaconex là chủ đầu tư đã tăng khoảng 500 triệu đồng/căn



    Sau hai tháng, giá căn hộ tại nhà N05 Đông nam Trần Duy Hưng đã tăng thêm 4 triệu/mét. Còn tại khu đô thị Làng Việt kiều Châu âu, sau hơn hai tuần, giá căn hộ đã tăng thêm từ 3-6 triệu/mét. Những thông tin đó thực sự đã khiến nhiều người choáng váng.



    Hàng khủng, giá ?osiêu? tăng



    Anh Nguyễn Đăng Trường, một nhà đầu tư chứng khoán tại Hà Nội cho biết, thời gian này anh đang săn lùng để mua một suất tại khu căn hộ cao cấp đông nam Trần Duy Hưng do Vinaconex làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, giá căn hộ tại đây thời gian này còn tăng nhanh hơn cả giá chứng khoán thời gian vừa rồi.



    Theo tính toán của anh Trường thì trong hơn một tháng vừa rồi, mỗi căn hộ tại đây đã tăng trung bình khoảng 500 triệu đồng mỗi căn. Dù giá tăng nhanh nhưng người rao bán lại rất ít. Vì vậy, những khách hàng như anh không có nhiều sự lựa chọn.



    Anh Nguyễn Thường Phong, Trưởng phòng kinh doanh của Sàn giao dịch BĐS Vinaconex (Trung Hòa, Cầu Giấy) cũng thừa nhận: thời gian vừa qua, căn hộ tại nhà N05 do Vinaconex là chủ đầu tư đã tăng khoảng 500 triệu đồng/căn. Cá biệt, có những giao dịch khách hàng đã mua với giá chênh lệch lên đến 800 triệu đồng/căn, một mức giá cao bất ngờ.



    Trở lại quá khứ của dự án nhà N05, khi chủ đầu tư là công ty Vinaconex công bố bán căn hộ tại dự án này, đã có hàng nghìn đơn xin mua hàng. Vào thời điểm đó, nhiều người vẫn nghĩ rằng, Vinaconex sẽ bán căn hộ với giá dưới 20 triệu đồng một mét. Nếu bán dưới 20 triệu một mét, nhà đầu tư chỉ cần mua được căn hộ với giá gốc rồi sang tay ngay, họ cũng sẽ kiếm được vài trăm triệu đồng.



    Thế nhưng, chủ đầu tư lại đưa ra mức giá quá cao. Mức giá ban đầu chủ đầu tư đưa ra là 26 triệu đồng/mét. Sau đó, dù đã giảm xuống 24 triệu/mét nhưng mức giá này khiến nhiều người không còn kỳ vọng vào lợi nhuận nó có thể mang lại. Vì vậy, số người nộp đơn mua nhà sau đó chỉ còn vài trăm.



    Theo ông Phạm Thanh Hưng, Công ty cổ phần định giá Thế kỷ thì những người mua hàng với giá cao tại nhà N05 Hoàng Đạo Thúy, đa số đều là những nhà đầu tư dài hạn. Trong khi căn hộ tại nhà 34T đối diện, nhiều chủ đầu tư đã rao bán với giá 35 triệu mỗi mét, cao hơn tháng trước đến hơn 3 triệu, thì nhà N05, tòa nhà có thiết kế đẹp hơn hẳn nhà 34T, hiện mức chênh lệch chỉ ở mức 500 triệu, khoảng 27-28 triệu/mét vuông. Mức chênh lệch ấy hiện chưa đủ hấp dẫn để nhà đầu tư xả hàng. Điều đó giải thích vì sao căn hộ tại nhà N05 hiện nay dù tăng nhanh nhưng xuất hiện thì vẫn rất ít trên thị trường.



    Lật mặt chiêu làm giá của nhà đầu cơ



    Có lẽ, trên địa bàn Hà Nội hiện nay, những dự án nhà ở giá tăng ?osiêu? nhanh như một số dự án của Vinaconex tại Trung Hòa Nhân chính không còn. Bởi thực tế, sau một thời gian BĐS tại Hà Nội tăng nóng, gần đây thị trường nhà đất tại nhiều dự án đã có dấu hiệu chững lại.



    Chẳng hạn một tháng trở lại đây, nhà đất tại những khu vực có mức tăng giá nhanh nhất Hà Nội như: khu vực đường Hoàng Quốc Việt kéo dài, khu Vườn Cam, hay khu đô thị mới Geleximco trên đường Lê Trọng Tấn, giá gần như vẫn giữ nguyên.



    Giá căn hộ tại dự án khu đô thị Văn Khê, đặc biệt là giá căn hộ tại khu đô thị Xa La (Hà Đông) không có nhiều biến động khi nhiều chủ căn hộ vẫn rao bán với mức chênh lệch khá thấp, chỉ vài chục triệu đồng.



    Trong khi giá nhà đất tại nhiều dự án có dấu hiệu chững lại, thì tại dự án khu đô thị Làng Việt kiều Châu âu ?" một dự án không có thay đổi gì đáng kể về giá trong suốt thời gian dài - gần đây, nhiều chủ đầu tư đã giao bán căn hộ với giá ?otrên trời?.



    Hiện trên một số trang web về BĐS đang giao bán giá căn hộ tại dự án Làng Việt kiều Châu âu với mức giá 1.200USD/mét hoặc 24 triệu/mét, cao hơn mức giá một tuần trước từ 3 đến 6 triệu mỗi mét. Sự tăng giá đột biến của căn hộ tại dự án khu đô thị này khiến nhiều người nghĩ rằng, nhà đất Hà Nội lại bắt đầu nổi lên một điểm sốt mới.

    Tuy nhiên, lần theo những thông tin quảng cáo, phóng viên lại phát hiện ra một sự thật khác.

    Trong vai một khách mua nhà, phóng viên tìm đến địa chỉ trang Web Nhadat24h.net (Công ty Cổ phần và tư vấn nhà đất 24h) tại địa chỉ 100 Trúc Khê, Hà Nội, trang Web liên tục đăng những tin bán nhà với giá gấy sốc vừa qua. Tại đây, một nhân viên kinh doanh cho biết: những tin nhắn bán căn hộ là do khách hàng gửi đến. Đó là một kiểu làm dịch vụ của nhadat24h.

    Theo lời nhân viên này, thì dù là dịch vụ nhưng trước khi đăng tải những thông tin đó, nhadat24h đã cho kiểm tra và xác minh căn hộ và chủ nhân đang cần bán là có thật (!?). Nếu khách hàng muốn liên lạc với người bán, họ phải nhắn tin dịch vụ, phí mỗi tin nhắn là 15.000 để có được thông tin.

    Theo lời nhân viên này, phóng viên đã nhắn hai tin nhắn để có địa chỉ liên lạc với người bán căn hộ. Tuy nhiên, những số điện thoại liên lạc với người bán căn hộ phóng viên nhận được chỉ là những số máy ảo!

    Vậy là mọi chuyện đã rõ. Việc liên tục đăng giá bán căn hộ với giá trên trời chỉ là một chiêu làm giá của một nhóm đầu cơ nào đó. Họ làm thế, mong có thể tạo một cơn sốt ảo về giá nhà đất tại đây để sau đó, có thể bán được giá cao để bán kiếm lời.

    Thật đáng buồn là nhà đầu tư ở ta vẫn có tâm lý đám đông, hễ thấy nhà đất ở đâu có dấu hiệu sốt nóng thì ùa đến. Vì vậy, sau nhiều lần đăng tin tạo cơn sốt ảo căn hộ tại dự án khu đô thị Làng Việt kiều Châu âu, rất có thể đã có không ít nhà đầu tư non tay đã mắc lừa và nếm trái đắng khi mua phải nhà giá đắt.

    Theo ông Phạm Thanh Hưng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần thẩm định giá Thế Kỷ: Không có chuyện căn hộ tại Dự án khu đô thị Làng Việt kiều Châu âu lại tăng nhanh đến thế. Thời gian qua, căn hộ tại dự án này tăng không đáng kể vì dự án này tiến hành quá chậm.

    Mặt khác, với mức giá khởi điểm họ đưa ra cách đây mấy năm khá cao (900 USD), trong khi, dự án này lại có quá nhiều đối thủ. Chẳng hạn, ngay bên cạnh dự án này, ở những vị trí đẹp hơn có dự án Booyoung Hàn Quốc hay dự án Capital của Singapo, với thiết kế rất hiện đại. Hơn nữa, trên trục đường Nguyễn Trãi và một số dự án lân cận, có rất nhiều tòa nhà đang được hoàn tất, giá cả khá phải chăng khiến khách hàng họ phải so sánh, lựa chọn.
    Chính vì thế, việc xuất hiện những thông tin tăng giá nhà đất đột biến tại đây như nó đang diễn ra là không mấy trung thực. Theo tôi, nhà đất khu dự án Làng Việt Kiều Châu âu chỉ có thể có đột biến khi hạ tầng dự án này được hoàn tất và con đường nối với đường Lê Văn Lương được thông tuyến.
  10. girlhot

    girlhot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    3
    Này thì ngân hàng:
    Ngân hàng vào mùa chia cổ tức
    Ngân hàng vào mùa chia cổ tức
    Sau phần công bố lợi nhuận đầy ấn tượng, các ngân hàng đang bước vào mùa chia cổ tức khá rôm rả.



    Tùy từng ngân hàng, cổ tức được chia bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu với mức từ 5-7% đến vài chục %, bắt đầu từ cuối tháng 6/2009.

    Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank) vừa quyết định tạm ứng cổ tức đợt 1/2009 bằng tiền mặt với tỷ lệ 4% trên tổng mệnh giá cổ phần sở hữu cho các cổ đông. Theo đó, ngân hàng sẽ chuyển khoản cổ tức vào tài khoản của các cổ đông cá nhân mở tại VPBank và tài khoản đã đăng ký của các cổ đông pháp nhân. Việc chi trả cổ tức đợt 1 năm 2009 dư kiến sẽ hoàn tất trong tháng 6/2009.

    Ông Nguyễn Văn Lê, Tổng giám đốc SHB cho biết: ?oKế hoạch chia cổ tức năm 2009 của ngân hàng là 10,5%/năm và sẽ có sự điều chỉnh tùy theo tình hình kinh doanh. Với kết quả đạt được rất khả quan từ đầu năm đến nay thì chắc chắn cổ đông của SHB sẽ nhận được cổ tức cao hơn so với kế hoạch đã công bố. Ngân hàng cũng vừa thông báo tạm ứng cổ tức đợt 1/2009 là 8%/năm?.

    Ngân hàng An Bình (ABBANK) cho biết: từ ngày 15/7/2009 sẽ chi trả tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt lần thứ nhất trong năm 2009 cho cổ đông từ nguồn lợi nhuận năm 2008 giữ lại và lợi nhuận kinh doanh đến 30/6/2009. với tỷ lệ tạm ứng là 5%. Tính đến ngày 23/6/2009, nguồn vốn huy động đạt 10,967 tỷ đồng; dư nợ cho vay đạt 8057 tỷ đồng; hệ thống mạng lưới đã có thêm 8 chi nhánh/phòng giao dịch mới, nâng tổng số điểm giao dịch lên 75 điểm.

    Từ 30/6/2009, ACB bắt đầu trả tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2009 với tỉ lệ 9%/mệnh giá cổ phiếu. Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng sẽ tạm ứng cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 8%.

    Ông Nguyễn Đức Vinh, tổng giám đốc Techcombank thì khẳng định: trong năm 2009, chúng tôi sẽ tiến hành chia cổ tức cho cổ đông làm nhiều đợt. Trước mắt vào cuối tháng 6 sẽ chia 18,5% cổ tức (đây là phần lợi nhuận 2008 được chia bằng cổ phiếu thưởng ngoài mức 10% tiền mặt đã tạm ứng từ cuối năm). Đến tháng 9/2009, sẽ chia tiếp gần 30% từ nguồn thặng dư vốn cổ phần từ việc phát hành bán cổ phần cho HSBC năm 2008.

    Như vậy, dự định đến hết tháng 9 năm 2009, Techcombank sẽ chia cổ tức cộng với thặng dư vốn cổ phần cho cổ đông tương đương với xấp xỉ 50% bằng cổ phiếu. Ngoài ra, hội đồng Quản trị Techcombank cũng xem xét việc tạm ứng và phân chia lợi nhuận 2009 trên cơ sở kết quả kinh doanh của 6 tháng đầu năm.

    Cổ tức cao cùng với những kết quả kinh doanh đầy hấp dẫn đã khiến vị trí cổ phiếu của các ngân hàng cổ phần tăng thêm nhiều bậc trên thị trường.

    Tuy nhiên một chuyên gia bình luận, hãy còn quá sớm để định vị được thương hiệu của mình bởi hiện tại lãi suất huy động vốn dù cao ngất ngưởng mà người dân xem chừng vẫn còn dửng dưng.

Chia sẻ trang này