Kịch bản VN Index ngày mai ( P2) !

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi pigbank, 12/07/2018.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2810 người đang online, trong đó có 263 thành viên. 00:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2152182 lượt đọc và 9493 bài trả lời
  1. nhang

    nhang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2018
    Đã được thích:
    9.168
    http://m.sggp.org.vn/lai-suat-tiep-tuc-344913.html

    Em gửi bác 1 bài về vấn đề lãi suất vnd thời kỳ 2006 của Vn để bác tham khảo nhé. Ngày ấy lãi suất còn cao hơn hiện tại, và Fed để lãi suất còn cao hơn bây giờ.
  2. ndtaobuh

    ndtaobuh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/08/2014
    Đã được thích:
    2.659
    Vụ lãi suất thì đa phần các Ngân hàng đều sắp hoặc đã full room tín dụng. Nên việc tăng lên cũng là đúng. Khi nào NHNN nâng lãi suất cơ bản thì mới tính. Các yếu tố hiện tại thì lãi suất cũng chưa tăng mạnh đâu bác.
    Về vụ CTTM bác nào đọc kỹ thì hiện tại Mỹ và TQ đều đang khá khốn đốn với mức hiện tại rồi, TQ thì liên tục phá giá để xuất khẩu, Mỹ thì thất nghiệp tăng + giá hàng hoá leo thang. Khi 2 con hổ bị thương thì sẽ tìm cách ngồi vào bàn đàm phán :)
  3. pigbank

    pigbank Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/07/2005
    Đã được thích:
    114.706
    1-2-7 : E thấy bình thường, vì mấy chuyện bác thắc mắc e chứng kiến từ 2005 tới bây giờ rồi.
    3 - bác đọc lại ở vài trang trước .
    4 - ko liên quan, vì giá cổ phiếu, index tăng hay giảm do kỳ vọng, ví dụ VHM năm 2018 kế hoạch lãi 1 tỷ usd, năm 2019 lãi 1,5 tỷ usd . Lý do để nó giảm là gì ?
    5-6 : chuyện bình thường .
    Còn vì sao khối ngoại bán ròng, bác đi mà hỏi bọn Tây lông xem vì sao nó lại bán ròng, e ko phải Tây lông nên ko biết .
    lecung192, minh168, suplo6610 người khác thích bài này.
    luckymanluckyman đã loan bài này
  4. hunter113

    hunter113 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    06/03/2015
    Đã được thích:
    9.387
    Tất cả tin xấu đã phản ánh vào giá từ đợt chỉnh rồi chứ bác nhỉ
    Dan_Choi_Moi_Noipigbank thích bài này.
  5. pigbank

    pigbank Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/07/2005
    Đã được thích:
    114.706
    Mọi người cứ thử so sánh áp lực khi index thủng 900 , tin tức xấu kinh khủng, tâm lý ndt , phản ứng của TT lúc nó ntn so với bây giờ thì sẽ biết phải làm gì .
    Rose2018, minh168, LINHPLC8 người khác thích bài này.
  6. hunter113

    hunter113 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    06/03/2015
    Đã được thích:
    9.387
    E đọc có tin này.
    Vua chắc ko nói đùa
    ---
    Chinhphu.vn:

    Ổn định tỷ giá ở mức linh hoạt 2%

    “Chúng ta không thay đổi các chính sách kinh tế, tài chính trong năm 2018, kể cả thuế môi trường xăng dầu, cải cách VAT, không điều chỉnh giá một số loại hàng hóa, dịch vụ công, như giá điện, kiểm soát chặt chẽ giá dịch vụ, y tế”, Thủ tướng nhấn mạnh. Cần ổn định tỷ giá VND theo mức linh hoạt 2% so với cuối năm 2017. Không thay đổi chính sách tiền tệ đã đề ra từ đầu năm. Không chạy trước đón đầu biến động thị trường tài chính quốc tế như nhiều người khuyến nghị khi chưa có yếu tố tác động cụ thể.

    Việc gia tăng khối lượng, chất lượng tăng trưởng lúc này cần tập trung vào cả cung và cầu. Một mặt chú trọng hơn nữa thị trường xuất khẩu nhưng cũng cần quan tâm thỏa đáng hơn đến thị trường nội địa gần 100 triệu dân.

    Cho rằng tiến độ cổ phần hóa, sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước còn chậm, Thủ tướng yêu cầu công khai danh sách địa phương chậm trễ và giao nhiệm vụ cho Tổ công tác của Thủ tướng trực tiếp làm việc, đôn đốc những địa phương có nhiều doanh nghiệp nhưng chậm trễ trong sắp xếp, cổ phần hóa.
    van123, ndtaobuhnhang thích bài này.
    minhnguyen369 đã loan bài này
  7. thatha_chamchi

    thatha_chamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2013
    Đã được thích:
    80.039
    QUOTE="ptht, post: 27829211, member: 563347"]Cuối tuần rồi cảm giác phiên chiều gặp khó, tiền yếu lại và càng về sau càng yêu gây hoang mang cho bà con. Bản thân tôi lại thấy thế này.

    1/ về TA, nến ngày thứ 6 ko đẹp nhưng cũng ko xấu. Kết tuần giảm lại vừa đủ dưới ngưỡng cản MA 50 - ngưỡng mà từ ngày 16/4 tới nay bao lần sóng hồi vẫn cách khá xa. Với tôi cản này khá mạnh, việc đóng ngay sát cản là tín hiêụ tốt báo hiệu sức mạnh của đợt tăng giá này, nghỉ ngơi cho tuần mới đầy nghi ngờ, e dè... Đi lên trong nghi ngờ ;;)
    Nến tuần thân dài hơn, vol tăng dần...với tôi thế là đẹp.

    2/ Các cp trụ cột như họ VIC, oil, MSN, NVL, VJC làm rất tốt nhiệm vụ, Trend rất mạnh. Bank yếu nhưng cũng lù lù như xe lu. Nhóm cp giảm như VNM SAB HPG đều ở gần ngưỡng hỗ trợ mạnh, khả năng giảm sâu k lớn. Dòng tiền thì vẫn duy trì ở mức tốt. Có dòng dẫn dắt rõ ràng để hút tiền mới và kéo thị trường. Quan trọng nhất là tiền mới đã vào. Ko giống các đợt hồi trc chủ yếu tiền hiện hữu và rút dần ra.
    Sự lạc quan tăng dần từ từ trong nghi ngờ, dòng tiền mạnh dần...

    3/ về thế giới, chiến tranh TM Mỹ Trung đã nhạt. Các nước đã tìm ra chiêu đối phó học theo China: phá giá tiền. Các thị trường ck lớn nhò vẫn đang hồi phục tốt.

    4/ Tỷ giá đã tăng 2.66% so với đầu năm. Tối đa tầm 3%. Còn lại Muốn tăng gì thì cũng chờ cuối năm...

    Về TA tôi còn lơ mơ chém tí, hôm nay và sau này có sai thì các bác sửa giúp nhé :D:D:D[/QUOTE]
    Mình thì thấy gần 2 giờ chiều phiên cuối tuần các trang web khó vào , lúc đó bà con thi nhau xả . Sau 15 phút mạng ổn thì bà con ngưng xả :)
    Rose2018 thích bài này.
  8. lazybones

    lazybones Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/06/2010
    Đã được thích:
    748
    Mình thì thấy gần 2 giờ chiều phiên cuối tuần các trang web khó vào , lúc đó bà con thi nhau xả . Sau 15 phút mạng ổn thì bà con ngưng xả :)[/QUOTE]

    SSI bị tình trạng như vậy và được giải thích là "đang nâng cấp". Không biết còn diễn ra ở đâu nữa cụ nhỉ.

    Anw, em nghĩ rằng không có gì xấu tới mức nhà cái phải chơi trò rút phích lúc này. Chờ TT vượt EMA50 thôi :)

    Chúc các bác cuối tuần vui vẻ
    magnolia14thatha_chamchi thích bài này.
  9. NhinXaTren1Nam

    NhinXaTren1Nam Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    20/10/2017
    Đã được thích:
    790
    khi thị trường giảm đến vùng không thể giảm thêm được nữa thì lao vào mà múc, lúc này tin xấu đóng vai trò hỗ trợ, càng nhiều tin xấu càng tốt => đó mới là vẻ đẹp huyền bí của thị trường:)
    pigbank thích bài này.
  10. lamborghiniviet

    lamborghiniviet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    01/07/2010
    Đã được thích:
    2.743
    rfi
    MenuNghe

    HOA KỲ TRUNG QUỐC KINH TẾ THƯƠNG MẠI CHÂU Á QUỐC TẾCHUYÊN MỤC TRÊN MẠNG

    Đăng ngày 03-08-2018 • Sửa đổi ngày03-08-2018 13:25

    Trung Quốc đã tính toán sai lầm trong cuộc chiến thương mại với Mỹ ?
    Mai Vân
    [​IMG]
    Ảnh minh họa Reuters










    Ngày 01/08/2018, đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer chính thức loan báo việc tổng thống Donald Trump ra lệnh xem xét khả năng đánh thuế 25% lên 200 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc, thay vì 10% như từng đề xuất lúc ban đầu. Đây mới chỉ là một lời đe dọa vì các sắc thuế mới, nếu được quyết định, sẽ chỉ có hiệu lực vào tháng 9 tới đây mà thôi. Tuy vậy, Bắc Kinh đã lập tức lên tiếng cảnh cáo là sẽ trả đũa nếu Hoa Kỳ tiếp tục kế hoạch “bắt bí” Trung Quốc.


    Chính quyền Donald Trump như vậy đã bắn đi tín hiệu là họ sẵn sàng leo thang mạnh mẽ trong cuộc đọ sức thương mại với Trung Quốc, đã mở màn tháng 07 vừa qua với khối lượng khoảng 74 tỷ đô la hàng hóa của cả hai bên bị áp thuế quan.

    Điều mà giới quan sát ghi nhận là thế bị động hiện nay của Trung Quốc, chỉ biết ăn miếng trả miếng trước các đòn tấn công của Mỹ, chứ chưa thấy có những biện pháp đối phó mạch lạc, có tính toán kỹ lưỡng như thường thấy trước đây. Bắc Kinh cũng có vẻ bị cô lập trong cuộc chiến thương mại, không lôi kéo được các thế lực kinh tế khác cùng chung sức chống Mỹ, mặc dù quyết định đánh thuế của ông Trump không chỉ nhắm vào một mình Trung Quốc, mà còn nhắm vào cả Liên Hiệp Châu Âu, Nhật Bản, hay một số nước khác.



    Nhật báo Hồng Kông, The South China Morning Post, trong số ghi ngày 30/07/2018, đã đăng tải một bài phân tích của chuyên gia Trương Lâm (Zhang Lin),thuộc Viện Nghiên Cứu Kinh Tế Thiên Tắc (Unirule Institute of Economics) tại Bắc Kinh, đã không ngần ngại cho rằng Bắc Kinh đã phạm phải « Hai sai lầm lớn » trong cuộc chiến tranh mậu dịch với Washington : Đó là đánh giá sai lạc về cả tổng thống Mỹ Donald Trump lẫn liên minh Mỹ-Liên Hiệp Châu Âu.

    Đối với Trương Lâm, vì các sai lầm đó, Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt, một cái giá mà tác giả gói trong khái niệm « Bẫy thu nhập trung bình – Middle income trap », một khái niệm của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế FMI, mô tả tình trạng một nền kinh tế thu nhập trung bình bị đình đốn và không còn khả năng vực dậy sau đó.

    Bắc Kinh đã đánh giá sai về tổng thống Mỹ như thế nào ?

    Về tổng thống Mỹ, chuyên gia Trương Lâm cho rằng sai lầm cơ bản của Bắc Kinh là quá coi thường ông Donald Trump, cho rằng các lời đe dọa đánh thuế hàng Trung Quốc mà ông đưa ra chỉ là đòn gió, nhằm đánh lừa đối phương mà thôi.

    Theo tác giả, chính quyền Trung Quốc đã sai lầm khi cho rằng tổng thống Donald Trump chỉ là một doanh nhân và những đe dọa chiến tranh thương mại của ông chỉ là đòn phô trương thanh thế bề ngoài trước các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ mà thôi.

    Bắc Kinh đã quên là trong thực tế, trong bản Chiến Lược Quốc Phòng công bố trước khi căng thẳng thương mại leo thang, Washington đã xác định rằng họ không thể chấp nhận các hoạt động thương mại và kinh tế của Trung Quốc như hiện nay. Thông điệp được đưa ra là Bắc Kinh sẽ không thể vừa kiếm tiền từ Mỹ vừa thách đố Washington.

    Trên vấn đề sai lầm trong đánh giá nói trên, hôm 27/07, báo South China Morning Post đã có một bài phân tích dài giải thích vì sao Trung Quốc lại bị bất ngờ trước các động thái quyết đoán về thương mại của tổng thống Donald Trump, đồng thời nêu bật sự thiếu nhạy bén của Bắc Kinh, quá coi thường tâm lý bài Trung Quốc đang dâng cao trong giới ưu tú tại Mỹ.

    Đối với nhật báo Hồng Kông, sự kiện chính quyền Trung Quốc siết chặt quyền kiểm soát trên các think tank, tức là các cơ quan tham vấn, và việc đẩy mạnh chiến dịch chống lãng phí có dấu hiệu là đã tác hại đến cách thức giới lãnh đạo Trung Quốc xử lý các vấn đề đối ngoại - và làm suy yếu sự hiểu biết của Bắc Kinh về chính trị Mỹ dưới thời tổng thống Donald Trump.

    Một cựu cố vấn về chính sách Mỹ, xin giấu tên, đã cho rằng cả giới lãnh đạo lẫn các nhà nghiên cứu Trung Quốc đều không thấy được là tâm lý chống Trung Quốc ở Mỹ đã lên cao như thế nào, mà chỉ cho rằng tổng thống Mỹ chỉ tung đòn gió để tìm thắng lợi cho phe ông nhân cuộc bầu cử giữa kỳ, và mọi thứ sẽ thay đổi sau đó.

    Đối với nhà quan sát này, thì cái nhìn trên hoàn toàn sai lạc, và Bắc Kinh hoàn toàn hiểu lầm về tình hình. Nguyên nhân, theo ông, đến từ việc giới lãnh đạo Trung Quốc đã tự cô lập mình nhiều hơn, trong lúc không một ai trong nước dám nói với giới lãnh đạo Bắc Kinh rằng họ đang sai.

    Nhiều nguồn tin ngay tại Trung Quốc và một sô quan sát viên đã xác nhận với tờ South China Morning Post rằng chính sách mà Bắc Kinh đang áp dụng nhằm củng cố quyền lực của đảng Cộng Sản, đã khiến cho các cố vấn chính sách Trung Quốc tránh thảo luận sâu với các đối tác Mỹ, điều có thể giúp họ hiểu rõ hơn về tư duy mới nhất ở Washington. Chính sách đó cũng làm cho họ ngần ngại, không dám nói lên suy nghĩ của mình.

    Chính sự thiếu vắng thông tin đó đã khiến cho Bắc Kinh không ra được một chiến lược toàn diện để đối phó với chính quyền Trump, ít nhất là trên mặt trận thương mại, tại một thời điểm mà quan hệ hai bên đang rất căng thẳng.

    Bắc Kinh ngộ nhận về quan hệ đồng minh Mỹ-Liên Âu

    Theo chuyên gia Trương Lâm, sai lầm lớn thứ hai mà Trung Quốc đã phạm phải là không thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu, và đã hy vọng một cách thiếu thực tế rằng có thể hình thành liên minh thương mại với Châu Âu để đối phó với Washington.

    Ông Trương Lâm thẩm định : Dù quan hệ xuyên Đại Tây Dương có nhiều bất đồng – như việc Anh, Pháp và Đức đều tham gia Ngân Hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á do Trung Quốc dẫn đầu bất chấp phản đối từ Mỹ – nhưng nhìn chung, các nước phương Tây đều cùng chia sẻ một số giá trị chung cốt lõi.

    Tuyên bố mới nhất về thương mại giữa Mỹ và Liên Âu EU đã gửi thêm một thông điệp đến Bắc Kinh, cho biết là Washington và Bruxelles sẽ « làm việc chặt chẽ với nhau, cũng như với các đối tác cùng chí hướng » để giải quyết một loạt vấn đề như « đánh cắp tài sản trí tuệ, ép buộc chuyển giao công nghệ, trợ cấp công nghiệp, tình trạng thị trường bị các công ty nhà nước bóp méo, và tình trạng sản xuất dư thừa ».

    Đối với ông Trương Lâm, chẳng khó chút nào khi trả lời cho câu hỏi là Trung Quốc có nằm trong số các “đối tác cùng chí hướng” nói trên hay không.

    Vì những sai lầm trên đây, Bắc Kinh đã bị đẩy vào một cuộc đọ sức thương mại với cường quốc kinh tế số một thế giới hiện nay, với hệ quả là “thời đại vàng son của ngành xuất khẩu” Trung Quốc kể từ khi nước này gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế giới WTO năm 2001 được cho là đang trên đà cáo chung.

    Một tín hiệu đáng ngại cho Bắc Kinh : Theo thống kê chính thức của Trung Quốc, công bố hôm 31/07 vừa qua, hoạt động thương mại của Trung Quốc trong tháng 7 đã giảm đi rõ rệt, giá cả tăng lên, cho thấy là căng thẳng thương mại với Mỹ đã bắt đầu ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

    Rơi vào cái « bẫy thu nhập trung bình »

    Chuyên gia Trương Lâm đánh gía là ngoại thương giảm sụt – hệ quả từ cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ - có thể tác hại sâu đậm bất ngờ đến nền kinh tế Trung Quốc, thậm chí đẩy Trung Quốc rơi vào cái bẫy thu nhập trung bình, một khái niệm lần đầu tiên được Ngân Hàng Thế Giới đưa ra vào năm 2006 để chỉ một nền kinh tế thu nhập trung bình trì trệ và không thể khôi phục đà phát triển cao hơn.

    Đối với ông Trương Lâm, « Phép mầu kinh tế » của Trung Quốc trong vòng 4 thập kỷ qua dựa vào hai yếu tố: Một là một khối kinh tế nhà nước hoạt động không hiệu quả mở đường cho nền kinh tế tư nhân sinh động, bên cạnh đó là tiến trình hội nhập của kinh tế Trung Quốc vào nền kinh tế toàn cầu thông qua thương mại và đầu tư.

    Từ năm 1978, khi Trung Quốc cải cách và mở cửa theo chủ trương của Đặng Tiểu Bình, kinh tế Trung Quốc đã trải qua 4 chu kỳ tăng trưởng. Lẽ ra, kinh tế nước này có thể được hưởng một chu kỳ tăng trưởng thứ năm, nếu tiếp tục tự do hóa nền kinh tế trong nước, và mở rộng thêm cửa ra nước ngoài. Điều đó tuy nhiên đã không xẩy ra, và từ năm 2013 đến nay kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng chậm lại

    Trong mô hình phát triển kinh tế hiện nay, với nhà nước đóng vai trò chủ đạo, các doanh nghiệp nhà nước lấn lướt trong khi khối tư nhân lùi bước, làm cho một trong hai trụ cột tăng trưởng bị phá hủy. Cuộc chiến thương mại với Mỹ bắt đầu làm lung lay trụ cột còn lại. Kết quả là cả hai trụ cột tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc đều lỏng lẻo, đe dọa đến triển vọng kinh tế Trung Quốc.

    Nếu Mỹ, Liên Hiệp Châu Âu, và thậm chí Nhật Bản, hình thành một khối tự do thương mại mới trong thời điểm kinh tế Trung Quốc đang chững lại, Bắc Kinh sẽ càng bị khó khăn trong việc phục hồi đà tăng trưởng…

    Trung Quốc đang cố gắng giải quyết tình hình bằng cách đẩy mạnh mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời bổ nhiệm phó Thủ tướng Lưu Hạc – người đã có những bước đi táo bạo để cải tổ khu vực kinh tế nhà nước gần đây – lãnh đạo một cơ quan cải cách các doanh nghiệp nhà nước.

    Theo ông Trương Lâm, rõ ràng là Trung Quốc phải nhanh chóng hành động, và không được phép có thêm sai lầm.

    (Copy bài viết từ đài Pháp RFI)
    thatha_chamchi, utnqbaongoi_sao_co_doc thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này