Kích hoạt bom tấn mang tên HEC

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi congacongnghiep, 21/05/2020.

6306 người đang online, trong đó có 733 thành viên. 12:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 59593 lượt đọc và 440 bài trả lời
  1. Butchep01

    Butchep01 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/11/2014
    Đã được thích:
    99.475
    Bác thử bán 100 vào đấy, xem cột NN mua có nhảy số không?
    figo12345678 thích bài này.
  2. Butchep01

    Butchep01 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/11/2014
    Đã được thích:
    99.475
    Nguồn: bác Vuphong1988

    NMTĐ Phước Hòa 20MW, tổng vốn đầu tư 350 tỷ
    NMTĐ Đakrông 4, công suất 28MW, tổng vốn đầu tư 1400 tỷ

    https://nhandan.com.vn/kinhte/tin-tuc/item/42572602-khanh-thanh-nha-may-thuy-dien-dakrong-4.html

    Ông Nguyễn Viết Hải, Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Sơn Hải cho biết, dự án xây dựng Nhà máy thủy điện Đakrông 4 được khởi công xây dựng từ tháng 1-2018, đã hoàn thành sau 18 tháng thi công với tổng mức đầu tư gần 1.400 tỷ đồng.

    Nhà máy được thiết kế hiện đại với hai tổ máy có tổng công suất 28MW, điện lượng trung bình hằng năm hơn 85 triệu Kwh, thiết bị tua-bin trục đứng có công nghệ của châu Âu. Công trình Nhà máy thủy điện Đakrông 4 có các hạng mục chính gồm: đập dâng nước được làm bằng bê-tông vĩnh cửu và đập tràn tự do, chiều cao đập 28m, tổng chiều dài đập 283m. Đường hầm dẫn nước qua núi và đường ống áp lực dài 3,2 km, đường kính hầm 6,5m, đường ống áp lực bằng thép có đường kính rộng 6m. Đường điện đấu nối dài tám km, nối từ trạm của Nhà máy hòa với lưới điện quốc gia 110KV tuyến Khe Sanh - Tà Rụt.
    Last edited: 29/08/2020
    figo12345678Keep_calmNP thích bài này.
  3. Colourful04

    Colourful04 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2017
    Đã được thích:
    1.703
    Thế mới thấy suất đầu tư của NMTĐ PH quá hiệu quả, dẫn đến nhanh thu hồi vốn (3 năm ), sau đó chỉ ngồi thu tiền :D.
    Có khi chính vì vậy mà dạo này Tây cũng nhảy vào tranh mua 44,45, đẩy mặt bằng giá CP lên.
    Em thì thích nó bình lặng hơn, lâu lâu có thêm tiền mua để dành,
    figo12345678Butchep01 thích bài này.
  4. LXD1409

    LXD1409 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/07/2018
    Đã được thích:
    117
    HEC tốt thật, nhưng bác nói cũng đừng quá đà như thế. Làm cách nào mà dự án thuỷ điện có thể thu hồi vốn trong 3 năm mà không phải là chuyển nhượng?
  5. vuphong1988

    vuphong1988 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2020
    Đã được thích:
    317
    HEC góp vào PH 84 tỷ, năm đầu tiên đã thu về lợi nhuận 33 tỷ từ PH, còn chưa cần đến 3 năm để thu hồi vốn ấy bác
    LXD1409, figo12345678Colourful04 thích bài này.
  6. LXD1409

    LXD1409 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/07/2018
    Đã được thích:
    117
    Vâng, chúc mừng bác
    figo12345678 đã loan bài này
  7. Butchep01

    Butchep01 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/11/2014
    Đã được thích:
    99.475
    Huy động một lúc nửa tỷ USD trái phiếu cho các dự án điện mặt trời, Xuân Thiện Ninh Bình đang dần trở thành thế lực mới trong ngành?
    14-09-2020 - 07:12 AM | Doanh nghiệp


    [​IMG]
    Giai đoạn một của dự án điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp công suất 830 MWp đang được gấp rút thực hiện, dự kiến hòa lưới điện vào tháng 11 năm nay.


    Theo Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), nhóm 7 doanh nghiệp gồm Ea Súp 1, Ea Súp 2, Ea Súp 3, Ea Súp 5, Xuân Thiện Đăk Lăk, Xuân Thiện Ninh Thuận, Xuân Thiện Thuận Bắc và Năng lượng Sơn La vừa phát hành thành công gần 13.000 tỷ đồng trái phiếu.

    [​IMG]
    Đây đều là các doanh nghiệp có liên quan đến Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình, của ông chủ Nguyễn Văn Thiện. Công ty có vốn điều lệ đăng ký lên tới 6.000 tỷ đồng, theo đó 70% thuộc về ông Thiện, 30% còn lại là của bà Nguyễn Thị Hồng Nhung, hai người có cùng địa chỉ đăng ký hộ khẩu. Trước đó, ông Thiện từng có thời gian sở hữu gần 96% công ty này.

    Ông Nguyễn Văn Thiện chính là anh trai của ông Nguyễn Đức Thụy (bầu Thụy), và là con trai cả trong gia đình Xuân Thành – doanh nghiệp nổi tiếng đất Ninh Bình.

    Theo tìm hiểu, các công ty Ae Súp 1 – 5 huy động hơn 7.000 tỷ đồng chính là các đơn vị được giao đầu tư vận hành các cấu phần của dự án Nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện – Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk.

    Với tổng mức đầu tư hơn 50.000 tỷ đồng, công suất thiết kế 2.800 MWp, giai đoạn 1 công suất 830 MWp, đây là dự án điện mặt trời nằm trong top lớn nhất Đông Nam Á. Đi kèm là hơn 22 km đường dây 500kV và trạm biến áp 500kV/1.200MVA.

    Cập nhật đến cuối tháng 7, giai đoạn 1 của dự án đã hoàn thành 90% hạng mục. Giai đoạn 2 đã qua thẩm định và chuẩn bị sẵn sàng về hạ tầng.

    Tổng giám đốc Xuân Thiện, ông Nguyễn Huy Hoàng nói rằng dự án Xuân Thiện Ea Súp sẽ có thể hòa lưới điện vào giữa tháng 11, tức là vẫn trong thời hạn hưởng ưu đãi của Chính phủ đối với dự án điện mặt trời.

    Như vậy, hàng nghìn tỷ đồng đem về từ kênh trái phiếu trong giai đoạn này có thể giúp Xuân Thiện đẩy mạnh hoàn thành những bước đi cuối cùng.

    Ngoài các công ty Ea Súp, Xuân Thiện Đăk Lăk cũng huy động được gần 1.900 tỷ đồng. Đây là chủ đầu tư dự án nông nghiệp trên diện tích hơn 3.300 ha, liền kề với điện mặt trời Ea Súp. Tổng vốn đầu tư dự kiến gần 1.300 tỷ đồng, trong số này hơn 2/3 sẽ từ nguồn đi vay.

    Một điểm đáng lưu ý , quyết định chủ trương đầu tư của UBND tỉnh Đăk Lăk nói rằng, theo thời gian diện tích đất nông nghiệp sẽ được chuyển mục đích sử dụng thành điện mặt trời. Đến năm 2028 sẽ chuyển toàn bộ gần 2.000 ha.

    [​IMG]
    Nguồn: UBND tỉnh Đăk Lăk

    Xuân Thiện Ninh Bình hiện cũng đang đầu tư một dự án điện mặt trời lớn khác tại tỉnh Ninh Thuận, tổng mức đầu tư gần 7.000 tỷ đồng thông qua Xuân Thiện Ninh Thuận và Xuân Thiện Thuận Bắc. Hai công ty này huy động gần 3.300 tỷ đồng trái phiếu đợt vừa rồi để rót vào nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện Thuận Bắc, hai giai đoạn, công suất 250 MWp.

    Thực tế, dự án đã hòa lưới điện từ tháng 2 năm nay.

    Như vậy, các dự án điện mặt trời của Xuân Thiện Ninh Bình đã và đang gấp rút chuẩn bị cho cuộc chạy đua năng lượng tái tạo. Nguồn lực hơn 12.000 tỷ đồng mới thu về nhiều khả năng để đáp ứng giai đoạn 2 các dự án. Theo công bố, kỳ hạn các khoản nợ phân bổ từ 2 đến 12 năm.

    Năng lượng là một trong những trọng tâm của Xuân Thiện Ninh Bình cấu thành lên hoạt động kinh doanh. Theo bản giới thiệu, công ty này cho biết đầu tư khoảng 20 dự án thủy điện, công suất 3.000 MW trong và ngoài nước. Một số cái tên đáng chú ý gồm: thủy điện Suối Sập (Sơn La), thủy điện Háng Đồng (Sơn La) và thủy điện Mang Thượng (Yên Bái)…

    Bên cạnh đó, các lĩnh vực kinh doanh quan trọng khác có xi măng, xây dựng, bảo hiểm tài chính và vận tải.

    Theo dữ liệu của chúng tôi, kết quả kinh doanh của Xuân Thiện Ninh Bình biến động khá thất thường trong những năm gần đây. Năm 2019, đạt gần 960 tỷ đồng doanh thu, giảm 36% so với năm trước đó.

    Tuy vậy, hiệu quả của công ty này rất kém khi lãi gộp chỉ dao động từ 50 – 70 tỷ đồng. Có những năm 100 đồng doanh thu mới thu về 4 đồng lợi nhuận gộp.

    [​IMG]
    figo12345678Keep_calmNP thích bài này.
  8. Butchep01

    Butchep01 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/11/2014
    Đã được thích:
    99.475
  9. Keep_calmNP

    Keep_calmNP Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/02/2018
    Đã được thích:
    626
    Bác nào bán thì bán luôn cho bên công ty họ mua lại, gấp lắm rồi, dự án ĐMT thì cứ nóng quá, tờ A4 đang ở đâu rồi ko biết?
    Butchep01 thích bài này.
  10. Butchep01

    Butchep01 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/11/2014
    Đã được thích:
    99.475
    Những "ông lớn" đầu tư điện mặt trời ở Việt Nam có gì đặc biệt?
    16-09-2020 - 14:46 PM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư


    [​IMG]
    Thời gian vừa qua, không chỉ phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, lĩnh vực năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió) trong nước đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, do được hưởng nhiều ưu đãi từ nhà nước, hơn 80 dự án điện mặt trời đã được gấp rút triển khai xây dựng và đưa vào vận hành trong năm 2019.


    [​IMG]
    Vì sao ẩm thực Việt chuộng tươi ngon, bận đã có ship nhưng phở, bún, cháo lòng "ăn liền" vẫn bán tốt?

    Trong giai đoạn giữa năm 2019 đến nay, sản lượng điện mặt trời tăng mạnh. Lý do là các nhà đầu tư và người dân có xu hướng đầu tư sản xuất điện mặt trời áp mái. Theo đó, đến cuối tháng 6/2020, cả nước có 36.161 dự án điện mặt trời mái nhà đã đưa vào vận hành, với tổng công suất 764,1MWp.

    Hiện nay, thị trường điện mặt trời Việt Nam được biết đến rộng rãi với những cái tên quen thuộc: Trung Nam Group, TTVN Group, TTC Group, BIM Group, Vietracimex,...

    Trung Nam Group - Nhà đầu tư năng lượng tiên phong tại Việt Nam

    Được thành lập từ năm 2004, qua hơn 15 hoạt động, Trung Nam Group được xem là một trong những tập đoàn phát triển năng lượng lớn nhất Việt Nam, với các dự án thủy điện, điện mặt trời, điện gió. Đây cũng là tập đoàn tư nhân tiên phong với hàng loạt dự án điện mặt trời quy mô lớn.

    Cụ thể, tháng 4/2019, Trung Nam Group đã thành lập tổ hợp trang trại Năng lượng tái tạo điện mặt trời và điện gió Trung Nam giai đoạn 1 tại hai xã Bắc Phong và Lợi Hải (huyện Thuận Bắc, Ninh Thuận).

    Tổ hợp năng lượng tái tạo của Trung Nam được đấu nối trực tiếp với hệ thống lưới điện quốc gia thông qua trạm biến áp 220 kV Tháp Chàm, với tổng sản lượng khai thác đạt 950 triệu đến 1 tỷ Kwh điện mỗi năm.

    Tổng diện tích vùng dự án năng lượng của Trung Nam Group thực hiện tại Ninh Thuận có diện tích 900 ha; trong đó trang trại điện mặt trời Trung Nam tổng vốn đầu tư 6.000 tỷ đồng, quy mô lắp đặt 705.000 pin mặt trời.

    Thêm vào đó, Trung Nam Group cũng đã đóng vai trò lớn trong việc biến vùng đất Trà Vinh - nơi canh tác không hiệu quả trong quá khứ, trở thành một khu vực tiềm năng nhờ dự án năng lượng mặt trời, tận dụng được nhân công địa phương, đóng góp các hoạt động xã hội giúp học sinh khó khăn tiếp tục đến trường, các hộ gia đình được hỗ trợ điều kiện.

    Tổng vốn đầu tư dự án Trung Nam Group triển khai ở tỉnh Trà Vinh hơn 3.500 tỷ đồng, tổng công suất 165 MWp. Dự án có quy mô 171 ha, bao gồm 32 trạm Inverter, 1 trạm biến áp 2x90 MVA và hơn 440.000 tấm pin mặt trời được lắp đặt trên hơn 7.000 giá đỡ; hòa điện, cung cấp vào nguồn điện cả nước và hỗ trợ an ninh năng lượng cho các khu vực chưa tiếp cận được với lưới điện quốc gia.

    Ngoài ra, Trung Nam Group cũng đã đầu tư thành công vào tổ hợp năng lượng tái tạo điện gió - điện mặt trời Trung Nam tại huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận. Vừa qua, tập đoàn này cũng đã triển khai đồng loạt các dự án năng lượng tái tạo, với mục tiêu hòa lưới hơn 3000 MW (3 GW) tại Trà Vinh, Gia Lai, Đắk Lắk và Ninh Thuận trong 3 năm tới.

    Đặc biệt, nhà máy Trung Nam Ninh Thuận công suất 258 MWP đạt doanh thu trên 500 tỷ đồng, lãi ròng 131 tỷ đồng. Nhà máy Trung Nam Trà Vinh với công suất 165 MWP đạt doanh thu 275 tỷ đồng, lãi 94 tỷ đồng.

    Dầu Tiếng - dự án lớn nhất Đông Nam Á về năng lượng sạch

    Điện mặt trời Dầu Tiếng là nhóm nhà máy điện mặt trời xây dựng trên vùng đất bán ngập và ven hồ Dầu Tiếng ở các huyện Tân Châu và Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh, Việt Nam.

    Dự án điện mặt trời Dầu Tiếng (Tây Ninh) của liên doanh Công ty TNHH Xuân Cầu (Việt Nam) và Công ty TNHH B. Grimm Power Public (Thái Lan) với số vốn đầu tư hơn 9.100 tỷ đồng, nằm trong quy mô lớn top đầu Việt Nam.

    Tháng 6/2019 cụm nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng đã chính thức hòa lưới điện quốc gia, cung cấp nguồn năng lượng xanh, sạch đủ để đáp ứng hầu như toàn bộ nhu cầu điện của tỉnh Tây Ninh nói riêng và bổ sung nguồn điện cho khu vực phía nam nói chung.

    Dự án này đã đạt doanh thu 807 tỷ đồng, lãi sau thuế tới 456 tỷ đồng, mặc dù chỉ mới vận hành được vài tháng.

    [​IMG]
    BIM Group, Xuân Thiện Group và quyết tâm tham gia "cuộc đua" năng lượng tái tạo

    Đáng chú ý, dự án do Tập đoàn BIM Group và đối tác AC Energy - thuộc Tập đoàn Ayala (Philippines) là chủ đầu tư và Bouygues Energies & Services (Pháp) là nhà thầu chính cũng được đánh giá là một dự án lớn, với vốn đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng.

    Ba nhà máy khánh thành cuối tháng 4/2019 bao gồm BIM1, BIM2 và BIM 3 công suất 330 MWP đạt doanh thu 703 tỷ đồng, lãi sau thuế 344 tỷ đồng.

    Xuân Thiện Group cũng là một cái tên đáng chú ý trong ngành năng lượng mặt trời. Giám đốc công ty, ông Nguyễn Xuân Thiện là anh trai của ông Nguyễn Đức Thụy (Bầu Thuỵ), Chủ tịch HĐQT tại Tập đoàn Thaigroup, cựu Chủ tịch của CTCP Thaiholdings và CTCP Xuân Thành Group.

    Vốn dĩ trước đó, tập đoàn này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình kĩ thuật dân dụng.

    Tuy nhiên những năm gần đây, Xuân Thiện Group đã cho thấy tham vọng trong mảng điện mặt trời khi đầu tư cụm dự án điện mặt trời Xuân Thiện – Ea Súp tại Đắk Lắk. Dự án này có tổng vốn đầu tư hơn 50.000 tỷ đồng với tổng công suất lên đến 2.800 MWp.

    Đây là một trong những dự án điện mặt trời có công suất lớn nhất khu vực Đông Nam Á và lớn thứ hai thế giới.

    Dự án bao gồm 2 giai đoạn với công suất lần lượt là 830 MWp và 1.400 MWp. Dự kiến cụm dự án sẽ đưa vào vận hành thương mại trong quý IV/2020.

    Ngoài ra, tập đoàn đã triển khai dự án sản xuất tấm pin điện mặt trời tại tỉnh Hòa Bình (công suất 360 MW/năm). Tuy nhiên nhìn chung, hiệu quả hoạt động của Xuân Thiện Group vẫn chưa rõ nét bất chấp việc huy động hàng nghìn tỷ đồng vào vốn đầu tư các dự án năng lượng tái tạo.

    Mặc dù vậy, lĩnh vực điện mặt trời thực sự vẫn là một mảnh đất màu mỡ. Bên cạnh đó, quyết định số 13 của Thủ tướng về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam chính thức có hiệu lực từ này 22/5/2020 là cú hích cho lĩnh vực này trong phát triển.

    Theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), điện mặt trời sẽ vượt qua nhiên liệu than đá, trở thành nguồn sản xuất điện chiếm ưu thế trên thế giới vào năm 2030, đóng góp tới 42% sản lượng điện toàn cầu. Cùng với những chính sách hiện tại, không thể phủ nhận trong tương lai, ngành công nghiệp xanh này sẽ ngày càng tiến xa.
    figo12345678Keep_calmNP thích bài này.

Chia sẻ trang này