Kích hoạt bom tấn mang tên HEC

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi congacongnghiep, 21/05/2020.

7226 người đang online, trong đó có 621 thành viên. 17:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 1, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 59200 lượt đọc và 440 bài trả lời
  1. Butchep01

    Butchep01 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/11/2014
    Đã được thích:
    99.479
    Dự báo mưa, bão sẽ dồn dập vào những tháng cuối năm
    Đăng ngày: 03-07-2020 | Lượt xem: 2081
    Từ nay đến cuối năm 2020, tình hình nắng nóng, mưa bão sẽ như thế nào? Việc mưa lũ, xả lũ hồ thủy điện ở Trung Quốc có ảnh hưởng đến Việt Nam?... Cuộc trao đổi giữa phóng viên Báo Hànộimới với ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo khí hậu (Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia) sẽ giải đáp và cung cấp thông tin tới bạn đọc.
    [​IMG]

    Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo khí hậu.

    - Thưa ông, trong tháng 7 này, thành phố Hà Nội và các tỉnh thuộc khu vực Bắc Bộ có xảy ra những trận nắng nóng như tháng 6 vừa qua?

    - Chúng tôi khẳng định, trong tháng 7 này, thành phố Hà Nội và các tỉnh thuộc khu vực Bắc Bộ sẽ xuất hiện 2-3 đợt nắng nóng nhưng không gay gắt và kéo dài như tháng 6. Xen giữa các đợt nắng nóng này là 1-2 đợt mưa, dông diện rộng làm nền nhiệt tại thành phố Hà Nội và các khu vực trên dịu mát hơn...

    - Từ nay đến cuối năm còn bao nhiêu đợt nắng nóng, thưa ông?

    - Trong tháng 6 có đợt nắng nóng kéo dài 15-20 ngày, có đợt nắng nóng kéo dài 2-3 ngày. Xét về số ngày thì trong tháng 7, khu vực Bắc Bộ có ít ngày nắng nóng hơn tháng 6. Và bước sang tháng 8, thành phố Hà Nội và các tỉnh thuộc khu vực Bắc Bộ sẽ không xuất hiện các đợt nắng nóng gay gắt. Còn tại các tỉnh miền Trung, nắng nóng tiếp tục duy trì nhưng cường độ giảm dần...

    - Đã bước vào mùa mưa, bão, ông nhận định diễn biến mưa, bão năm nay ra sao?

    - Từ nay đến cuối năm, trên Biển Đông có khoảng 10-12 cơn bão hoạt động, trong đó 5-6 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Trong tháng 7 này, trên Biển Đông ít có khả năng xuất hiện áp thấp nhiệt đới hoặc bão. Tuy nhiên, từ tháng 8 trở đi, tần suất xuất hiện áp thấp nhiệt đới, bão sẽ tăng lên và dồn dập nhất là khoảng tháng 9, 10, 11, nửa đầu tháng 12. Khu vực bão đổ bộ chủ yếu là Trung Bộ trở xuống các tỉnh phía Nam...

    - Thưa ông, mưa lũ ở Trung Quốc đang khá phức tạp và gây thiệt hại nặng. Vậy, Việt Nam có chịu ảnh hưởng?

    - Chúng tôi xác định nguyên nhân gây ra mưa lũ ở Trung Quốc trong một tháng qua là do dải mây Front Mei-yu. Dải mây này chủ yếu gây mưa ở khu vực phía Đông, Nam của Trung Quốc và khu vực Nhật Bản và không ảnh hưởng đến Việt Nam...

    Trong thời gian qua, một số phương tiện truyền thông phản ánh đập thủy điện Tam Hiệp trên sông Dương Tử (Trung Quốc) xả lũ và lo ngại sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam. Tuy nhiên, do sông Dương Tử chảy ra khu vực biển của Nhật Bản và cách rất xa Việt Nam nên chúng ta không phải quan ngại về việc này.

    - Tình hình mưa lũ ở Trung Quốc đã phần nào phản ánh những hệ lụy của biến đổi khí hậu. Vậy, ở Việt Nam từ nay đến cuối năm, ngoài các trận bão liệu có xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan, bất thường và làm gì để giảm thiệt hại?

    - Trong bầu khí quyển, độ ẩm không khí là cân bằng, nếu mưa ở nơi này thì sẽ gây nắng nóng ở nơi kia. Thực tế trong tháng 6 vừa qua, Trung Quốc mưa rất nhiều, trong khi Việt Nam lại có nhiều ngày nắng nóng. Từ đó, chúng tôi lo ngại trong giai đoạn cuối năm nay, khả năng mưa lũ sẽ dồn dập ở khu vực Trung Bộ và phía Nam, gây ra hiện tượng lũ chồng lũ hoặc mưa lũ nối tiếp nhau...

    Để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thời tiết, thiên tai gây ra, chúng tôi đang nỗ lực nâng cao hơn nữa chất lượng các bản tin dự báo, cảnh báo; kịp thời cung cấp cho các cơ quan phòng, chống thiên tai và người dân để chủ động xây dựng, điều chỉnh bổ sung kế hoạch, phương án phòng ngừa, ứng phó...

    - Cảm ơn ông về cuộc trao đổi!
    Keep_calmNP thích bài này.
  2. Butchep01

    Butchep01 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/11/2014
    Đã được thích:
    99.479
    Phó Cục trưởng Cục Điện lực: "Doanh nghiệp tư nhân đầu tư mà không cần bảo lãnh Chính phủ chính là điểm tích cực trong ngành điện Việt Nam"
    17-09-2020 - 12:38 PM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư

    Chia sẻ2

    [​IMG]
    Tại Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2020, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lực tái tạo - Nguyễn Tuấn Anh đã chỉ ra những khó khăn trong thị trường năng lượng tái tạo Việt Nam, cũng như những giải pháp trong xây dựng chính sách cho ngành "non trẻ" này.
    Sáng ngày 17/9, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2020 do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp Bộ Công Thương tổ chức.

    Tại diễn đàn, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lực tái tạo (Bộ Công thương), ông Nguyễn Tuấn Anh đã nêu lên một số chính sách phát triển hạ tầng bền vững, đồng thời nâng cao nội lực ngành công nghiệp chế tạo, dịch vụ về năng lượng.

    Đối với các chính sách chuyển dịch năng lượng theo hướng bền vững, Phó Cục trưởng Nguyễn Tuấn Anh đánh giá ngành năng lượng nước ta trong thời gian vừa qua đã có những bước phát triển mạnh, tương đối đồng bộ trong hầu hết các lĩnh vực và phân ngành năng lượng.

    Hạn chế khi thị trường năng lượng tái tạo còn "non trẻ"

    Tuy nhiên, theo Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, ngành năng lượng quốc gia vẫn còn đối mặt với nhiều hạn chế, thách thức.

    Mục tiêu để đảm bảo an ninh năng lượng đối với quốc gia vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Điển hình, nguồn cung năng lượng trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu dẫn đến nhập khẩu ngày càng lớn.

    Một số chỉ tiêu đảm bảo an ninh năng lượng đang biến động theo chiều hướng bất lợi, công tác quản lý, khai thác nguồn tài nguyên năng lượng còn hạn chế. Hiệu quả khai thác, sử dụng năng lượng còn thấp.

    Liên quan đến vấn đề cơ sở hạ tầng ngành năng lượng, ông Nguyễn Tuấn Anh chỉ ra vẫn còn nhiều bất cập. Trình độ công nghệ trong một số lĩnh vực thuộc ngành năng lượng chậm được nâng cao; chất lượng, năng suất lao động trong lĩnh vực còn thấp.

    Do vậy, ông Nguyễn Tuấn Anh cho rằng cần phải nhìn nhận lại những chính sách vừa qua, cũng như đề xuất các chính sách mới. Ông nhận định rằng Nghị quyết 55 chính là cơ sở để ban hành chính sách năng lượng theo hướng bền vững.

    [​IMG]
    Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục điện lực và năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương

    Trên thực tế, thông qua những chính sách thu hút, đến nay đã có rất nhiều dự án nhà máy điện đã và đang triển khai theo hình thức BOT.

    Nhìn chung, những dự án nguồn điện đầu tư hình thức BOT đều có vốn lớn, công nghệ phức tạp, góp phần quan trọng cung ứng điện trong hệ thống điện quốc gia.

    Các dự án này được xem như là một trong những biện pháp quan trọng nhằm huy động vốn, để phát triển kết cấu hạ tầng ngành điện. Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, hình thức này giảm bớt áp lực tình trạng thiếu nguồn điện, giảm bớt gánh nặng đầu tư cho nhà nước.

    Ngoài ra, hình thức này còn đem lại lợi ích khác như: chuyển giao công nghệ, sử dụng vốn, sáng kiến, trình độ quản lý,...

    Đối với năng lượng tái tạo, Phó Cục trưởng nhấn mạnh, từ năm 2011 đến nay, Bộ Công thương đã trình Chính phủ phê duyệt cơ chế bán điện từ các dự án năng lượng tái tạo như điện gió, điện sinh khối, điện từ chất thải rắn, điện mặt trời theo biểu giá bán điện cố định, giá FIT trong 20 năm.

    Khi thị trường năng lượng tái tạo của Việt Nam vẫn đang mới, chi phí phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo cao hơn so với các nguồn điện truyền thống, Việt Nam đã áp dụng cơ chế hỗ trợ giá điện cố định, giá FIT. Đây cũng là công cụ chính sách phổ biến được sử dụng hầu hết trên các nước trên thế giới, khi thị trường còn non trẻ.

    Gỡ vướng các quy định độc quyền trong truyền tải lưới điện

    Trên thị trường Việt Nam hiện có gần 6.000 MW từ năng lượng tái tạo vào vận hành phát điện, góp phần cung cấp điện kịp thời cho nền kinh tế, giảm lượng điện chạy dầu giá cao, chuyển dịch năng lượng theo hướng phát triển bền vững.

    Tuy nhiên, vẫn cần tập trung vào các chính sách như hạ tầng truyền tải, điều độ vận hành hệ thống điện cũng như khai thác các công nghệ kỹ thuật số, đảm bảo phát triển các nguồn năng lượng tái tạo.

    Về chính sách phát triển nguồn năng lượng tái tạo, Bộ sẽ chuyển sang cơ chế đấu thầu, các nhà đầu tư phát triển được lựa chọn, đưa ra giá điện từ các dự án năng lượng tái tạo.

    Ông Nguyễn Tuấn Anh cho rằng tuy mất nhiều thời gian thực hiện, nhưng cơ chế này sẽ công bằng, minh bạch hơn cho các nhà đầu tư, bảo đảm sự hài hoà, cân đối giữa phát triển các dự án điện năng lượng tái tạo và lưới điện truyền tải.

    Ngoài ra, đối với các quy định trong Luật Điện lực về độc quyền hoạt động truyền tải lưới điện cần xem xét, sửa đổi. Cụ thể, cần tách bạch đầu tư xây dựng với độc quyền nhà nước quản lý vận hành về truyền tải lưới điện.

    Bên cạnh đó, để đảm bảo an ninh quốc phòng, an ninh năng lượng, cần phải xác định phạm vi đầu tư, hạ tầng, lưới điện truyền tải nào được đầu tư.

    Thành tựu của các dự án nguồn năng lượng ngay cả khi không có bảo lãnh Chính phủ

    Trong thời gian qua, rất nhiều dự án điện Việt Nam có sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân trong nước cũng như nước ngoài.

    Đối với nguồn điện năng lượng tái tạo, tính đến tháng 7/2020, trên hệ thống điện quốc gia hiện nay đã có 99 nhà máy điện mặt trời vận hành, với tổng công suất trên 5.000 MW.

    Thêm vào đó, 11 nhà máy điện gió đang hoạt động với công suất 430 MW; 325 MW điện sinh khối; 10 MW điện chất thải rắn.

    Như vậy, tổng công suất điện gió và điện mặt trời khoảng 5.500 MW, chiếm khoảng 9,5% tổng công suất nguồn điện hệ thống.

    Thông thường, đối với các dự án như điện than, điện khí, đầu tư theo hình thức BOT hay các dự án điện khí mà hiện nay các địa phương đang đề xuất thì yêu cầu các dự án này có bảo lãnh chính phủ để triển khai thực hiện dự án.

    Tuy nhiên, hiện các dự án nguồn năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời triển khai đầu tư hoàn toàn không có bảo lãnh chính phủ. Việc nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển nguồn điện mà không cần bảo lãnh chính phủ chính là điểm tích cực trong thu hút đầu tư ngành điện.

    Bên cạnh việc đầu tư nguồn điện, doanh nghiệp tư nhân còn tích cực đầu tư các dự án lưới điện như các đường dây, trạm biến áp để kết nối từ các nguồn điện vào hệ thống điện quốc gia, ví dụ điển hình như trạm biến áp 500kV do tập đoàn Trung Nam đầu tư.

    Cuối cùng, Phó Cục trưởng kết luận trong thời gian tới, điều quan trọng là xây dựng chính sách, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế, tham gia đầu tư vào hạ tầng năng lượng, đặc biệt là nguồn năng lượng tái tạo, nguồn năng lượng sạch.

    Q.L

    Theo Trí thức trẻ
    figo12345678Keep_calmNP thích bài này.
  3. figo12345678

    figo12345678 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2015
    Đã được thích:
    3.320
    Chủ Nhật, 20/9/2020 21:03:14 GMT+7
    Đầu tư dự án Nhà máy điện mặt trời nổi trên mặt hồ Phước Hòa, Suối Giai
    Lượt xem: 411 [​IMG]

    Chiều ngày 4/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Thị Hằng cùng lãnh đạo một số sở ngành, địa phương liên quan đã tiếp và làm việc với Tập đoàn TNG Holdings Vietnam về việc đầu tư dự án Nhà máy điện mặt trời nổi trên mặt hồ Phước Hòa (xã Nha Bích, huyện Chơn Thành) và hồ Suối Giai (xã Tân Lập, huyện Đồng Phú).

    [​IMG]

    Theo báo cáo đầu tư của Tập đoàn TNG, dự án điện mặt trời nổi trên mặt hồ Phước Hòa có quy mô diện tích khảo sát 140ha mặt nước, công suất dự kiến 160MWp, tổng vốn đầu tư dự kiến trên 2.900 tỷ đồng. Dự án dự kiến sẽ đấu nối vào đường dây 220kV Bình Long – Thủ Dầu Một, chiều dài khoảng 5km; sản lượng điện năm đầu tiên khoảng 245 triệu kWh/năm; doanh thu dự kiến 430 tỷ đồng/năm.

    Dự án điện mặt trời nổi trên hồ Suối Giai có quy mô diện tích khảo sát khoảng 52ha mặt nước, công suất dự kiến 49MWp, tổng vốn đầu tư 800 tỷ đồng. Dự án dự kiến sẽ đấu nối chuyển tiếp vào đường dây 110kV Đồng Xoài – Phú Giáo, chiều dài khoảng 5km. Sản lượng điện năm đầu tiên khoảng 75 triệu kWh/năm; doanh thu từ dự án là khoảng 130 tỷ đồng/năm. Với doanh thu từ việc bán điện hàng năm của hai dự án, dự kiến nguồn thuế đóng góp cho ngân sách địa phương khoảng hơn 65 tỷ đồng/năm, quá trình vận hành có thể tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 150 lao động địa phương.

    Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Thị Hằng cùng các sở ngành đã giới thiệu với đoàn quy hoạch năng lượng tái tạo của tỉnh, tình hình triển khai các dự án điện năng lượng trên địa bàn, và khẳng định dự án phù hợp với định hướng phát triển năng lượng sạch của Bộ Công Thương và của tỉnh. Phó Chủ tịch nhấn mạnh, tỉnh luôn hoan nghênh và tạo điều kiện để các nhà đầu tư đầu tư vào Bình Phước. Bà thống nhất với ý kiến để Tập đoàn phối hợp với các sở, ngành liên quan tiến hành khảo sát lập dự án, lưu ý quá trình khảo sát cần lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, không làm ảnh hưởng đến các dự án khác đang đầu tư hoặc đã được duyệt quy hoạch.

    Ngọc Huyền – Thanh Lâm

    http://bptv.vn/?p=217513





    Các tin bài khác
    Colourful04Butchep01 thích bài này.
  4. Colourful04

    Colourful04 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2017
    Đã được thích:
    1.703
    Tin nn thì có liên quan gì đến HEC không bác?
    Butchep01 thích bài này.
  5. figo12345678

    figo12345678 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2015
    Đã được thích:
    3.320
    Chắc là ko , chỉ update thông tin DMT của tỉnh BP , ai tham khảo thì tham khảo thôi b
    Keep_calmNPColourful04 thích bài này.
  6. haiminh196

    haiminh196 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/08/2009
    Đã được thích:
    154
    Với diện tích lòng hồ 2100 ha thì tiềm năng làm điện mặt trời còn quá rồi dào nhỉ,công ty con của HEC cũng có dự án điện mặt trời trên lòng hồ thủy điện này nhưng chỉ vài chục ha thôi,dự là suất đầu tư của HEC cũng rất rẻ nhưng sao lâu vẫn chưa thấy khởi động dự án tiềm năng này nhỉ các cụ?
    figo12345678Keep_calmNP thích bài này.
  7. figo12345678

    figo12345678 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2015
    Đã được thích:
    3.320
    cụ nào có thông tin gì về HEC thì chia sẻ nhé
    Keep_calmNP thích bài này.
  8. Butchep01

    Butchep01 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/11/2014
    Đã được thích:
    99.479
    Đưa hơn 100 người dân ra khỏi vùng lũ
    Mưa lớn phía thượng nguồn làm lũ đổ về, khiến nhiều phường ở TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước ngập nặng. Chính quyền đã đưa hơn 100 người dân đến nơi an toàn.

    Tối 23/9, lực lượng chức năng TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, đang tập trung lực lượng di dời người dân ra khỏi vùng ngập lụt do lũ tràn về.

    [​IMG]
    TP Đồng Xoài đã khẩn trương đưa người dân ra khỏi vùng nhập lụt. Ảnh: Lê Ngân.

    Khoảng 14h30 cùng ngày, nước lũ tràn về đột ngột làm 137 căn nhà và 230 ha hoa màu, cây trồng tại khu vực Suối Rạc, thuộc địa bàn các phường Tân Đồng, Tân Thiện, Tân Xuân ngập sâu trong nước. Có khu vực nước dâng hơn 1,5 m.

    Lãnh đạo TP Đồng Xoài cho biết nguyên nhân lũ bất ngờ xuất phát từ việc mưa lớn ở các lưu vực cộng với lượng nước từ thượng nguồn đổ về Suối Rạt và dâng lên các vùng đệm của thành phố.

    TP Đồng Xoài có 6 vùng đệm bị ảnh hưởng nặng nề bởi lũ ở các phường Tân Đồng, Tân Thiện và Tân Xuân. Nước đang chảy xiết và có nguy cơ tiếp tục dâng cao trong tối nay.

    Ngay khi nhận tin báo, chính quyền huy động cán bộ, chiến sĩ *******, quân đội, cảnh sát PCCC kịp thời ứng cứu, đưa người dân và di dời tài sản ra khỏi vùng ngập.

    Đến 18h cùng ngày, lực lượng chức năng đã di dời 53 hộ với hơn 100 người đến nơi an toàn trước khi nước lên. Lực lượng cứu hộ tiếp tục giúp đỡ người dân di chuyển người và di dời tài sản đến khu vực an toàn.

    [​IMG]
    Keep_calmNP thích bài này.
  9. Keep_calmNP

    Keep_calmNP Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/02/2018
    Đã được thích:
    622
    Cứ tình hình mưa lũ như thế này thì nước các nhà máy thủy điện ở Bình Phước hoạt động khá lên rồi? Thủy điện nói chung sẽ nổi sóng Bác ơi.
    Butchep01 thích bài này.
  10. Butchep01

    Butchep01 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/11/2014
    Đã được thích:
    99.479
    Hôi trước mình lo khô hạn thì cả HEC và SMA của mình sẽ gặp khó, nhưng giờ có lẽ đỡ hơn chút rôi.
    --- Gộp bài viết, 24/09/2020, Bài cũ: 24/09/2020 ---
    Nhìn VSH thích nhỉ ? Tự nhiên nó là con dẫn sóng mạnh mẽ, ko phải do kết quả kinh doanh phản ánh ngay. Mà là kết quả của quan hệ cung cầu mất cân bằng từ lâu, nay phản ánh rõ.
    figo12345678, Keep_calmNPColourful04 thích bài này.

Chia sẻ trang này