Kích hoạt bom tấn mang tên HEC

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi congacongnghiep, 21/05/2020.

5887 người đang online, trong đó có 672 thành viên. 08:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 59581 lượt đọc và 440 bài trả lời
  1. Butchep01

    Butchep01 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/11/2014
    Đã được thích:
    99.475
    HEC: Ông Trần Văn Hiển - Phó Chủ tịch HĐQT đã mua 7.800 CP
    Trần Văn Hiển - Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng Giám đốc - đã mua 7.800 CP
    - Tên cá nhân thực hiện giao dịch: Trần Văn Hiển
    - Chức vụ hiện nay tại TCNY: Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng Giám đốc
    - Mã chứng khoán: HEC
    - Số lượng cổ phiếu nắm giữ trước khi thực hiện giao dịch: 125.760 CP (tỷ lệ 2,99%)
    - Số lượng cổ phiếu đăng ký mua: 7.800 CP
    - Số lượng cổ phiếu đã mua: 7.800 CP
    - Số lượng cổ phiếu nắm giữ sau khi thực hiện giao dịch: 133.560 CP (tỷ lệ 3,18%)
    - Ngày bắt đầu giao dịch: 17/09/2020
    - Ngày kết thúc giao dịch: 17/09/2020.
    figo12345678, Colourful04Keep_calmNP thích bài này.
  2. Butchep01

    Butchep01 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/11/2014
    Đã được thích:
    99.475
    Nhu cầu vốn đầu tư cho nguồn điện Việt Nam có thể lên đến 13 tỷ USD mỗi năm
    28-09-2020 - 21:35 PM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư


    [​IMG]
    Tại hội thảo về đề án "Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2045", Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng nhấn mạnh, trong 10 năm tới, từ năm 2021 đến 2030, Việt Nam cần 13 tỷ USD/năm để triển khai dự án Quy hoạch Điện VIII.


    [​IMG]
    Thúc đẩy đầu tư của Pháp vào Việt Nam giai đoạn hậu Covid-19

    Ngày 28/9, tại Hà Nội, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công thương phối hợp với Viện Năng lượng đã tổ chức hội thảo về đề án "Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2045" (Quy hoạch điện VIII).

    Bộ Công thương nhận định, Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh đã được đưa vào triển khai, thực hiện gần 10 năm. Tình hình thực hiện được đánh giá là có nhiều kết quả tốt. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt khoảng 10,5%/năm.

    Trong giai đoạn 5 năm (2013-2018), chỉ số tiếp cận điện năng đã cải thiện 129 bậc, đạt vị trí 27/190 quốc gia và nền kinh tế năm 2019, đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN.

    Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công thương, ông Hoàng Quốc Vượng chỉ rõ, theo chương trình phát triển nguồn điện giai đoạn đến đến năm 2030, dự kiến tổng công suất nguồn điện sẽ tăng thêm 80.000 MW so với gần 60.000 MW hiện đang có.

    Theo đó, dự kiến các nguồn điện lớn (điện than, khí và LNG) sẽ tăng thêm xấp xỉ 30.000 MW; điện mặt trời và điện gió cũng tăng thêm khoảng 30.000 MW. Song hầu hết các nguồn điện này đều nằm xa trung tâm phụ tải.

    [​IMG]
    Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng

    Hiện nay ngành điện vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức lớn. Trong đó bao gồm nhu cầu điện tăng cao, sự phát triển của nguồn điện không cân đối với nhu cầu phụ tải giữa các vùng miền; hệ số đàn hồi điện/GDP còn ở mức cao; tình hình triển khai nhiều dự án nguồn điện lớn, đặc biệt đối với các dự án nhiệt điện than còn chậm,...

    Như vậy, việc lập Quy hoạch điện VIII sẽ đề ra các giải pháp toàn diện, từ đó tháo gỡ các nút thắt hiện nay trong phát triển điện lực.

    Theo báo cáo, ước tính tốc độ tăng trưởng phụ tải giai đoạn 2021-2030 vẫn ở mức cao, ở 8,6% giai đoạn 2021-2025 và 7,2% trong giai đoạn 2026-2030.

    Đến năm 2030, dự kiến công suất lắp đặt toàn hệ thống đạt xấp xỉ 138.000 MW, và con số này đến năm 2045 là 302.000 MW. Trong đó, ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo phù hợp từng vùng, miền.

    Ngoài ra, cơ cấu phát triển nguồn điện có xu hướng giảm nhiệt điện than, tăng nhiệt điện khí. Từ đó đáp ứng các chỉ tiêu mà Việt Nam đã ký kết với quốc tế.

    Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện tốt quy hoạch điện VIII cũng là một thách thức rất lớn.

    Hiện nay, nhu cầu điện ngày càng tăng với tốc độ cao, nhưng những nguồn năng lượng sơ cấp lại càng khan hiếm. Để có thể cung ứng đủ điện đến năm 2030, dự kiến Việt Nam cần nhập khoảng 1,2 triệu tấn LNG; 35,1 triệu tấn than vào năm 2025, tăng đến 8,5 triệu tấn LNG và 45 triệu tấn than vào năm 2030.

    Bên cạnh đó, nhu cầu vốn đầu tư hàng năm cho chương trình phát triển nguồn và lưới điện lên đến xấp xỉ 13 tỷ USD/năm trong giai đoạn 2021-2030. Trong khi đó, các tổ chức quốc tế càng ngày càng có những yêu cầu cao liên quan đến môi trường khi xem xét các khoản tín dụng hỗ trợ. Đây được coi là những thách thức không nhỏ trong việc đảm bảo an ninh cung cấp điện cũng như quy hoạch điện VIII thành công.

    Bộ Công thương kết luận, nhiều chính sách đã được đề xuất ra đề giải quyết những vấn đề trên. Cụ thể bao gồm cơ chế đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư các dự án, cơ chế xã hội hóa lưới điện truyền tải,... nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển ngành điện.
    congacongnghiep, Colourful04Keep_calmNP thích bài này.
  3. congacongnghiep

    congacongnghiep Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2016
    Đã được thích:
    636
    HEC ai còn, ai mất điểm danh cái nhỉ?
  4. Butchep01

    Butchep01 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/11/2014
    Đã được thích:
    99.475
    Thêm ngân hàng đẩy mạnh tín dụng cho điện mặt trời
    02-10-2020 - 17:20 PM | Tài chính - ngân hàng


    [​IMG]
    Các khách hàng vay vốn đầu tư dự án điện mặt trời sẽ được hưởng lãi suất thấp và thời gian vay tới 8 năm.


    [​IMG]
    Các Thống đốc NHTW và các CEO: Chuyển đổi số ngành ngân hàng trong khu vực ASEAN đã trở thành một xu hướng tất yếu

    Ngân hàng Sacombank cho biết, nhằm chung tay cùng Chính phủ trong việc góp phần đẩy mạnh tín dụng xanh, Sacombank triển khai chương trình cho vay lên đến 70% nhu cầu vốn đầu tư dự án điện mặt trời dành cho khách hàng doanh nghiệp tại khu vực Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên với lãi suất ưu đãi 8,5%/năm trong năm đầu tiên và thời gian vay tối đa 96 tháng.

    Doanh nghiệp được ân hạn thời gian trả lãi, vốn vay lên đến 6 tháng và có thể thế chấp chính hệ thống điện mặt trời làm tài sản đảm bảo cho khoản vay.

    Ngoài ra, Sacombank đã liên kết với các đối tác uy tín trong lĩnh vực cung cấp thiết bị và lắp đặt hệ thống điện mặt trời như TTC Energy, SolarBK, Bamboo Capital… để mang đến giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp và đảm bảo hiệu quả dự án.

    Trước đó, vào tháng 07/2019, Sacombank cũng đã triển khai gói cho vay không giới hạn tổng hạn mức tín dụng dành cho khách hàng cá nhân có nhu cầu lắp đặt thiết bị điện năng lượng mặt trời với nhiều ưu đãi như hạn mức vay lên đến 100% nhu cầu vốn (tối đa 500 triệu đồng), lãi suất giảm 1% so với lãi suất hiện hành, không cần tài sản đảm bảo và thời gian vay đến 60 tháng.

    Liên quan đến hoạt động kinh doanh, mới đây khi trao đổi với truyền thông, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng giám đốc Sacombank cho biết, qua 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của Sacombank ước đạt 2.491 tỷ đồng, tăng 89,5% so với cùng kỳ năm trước. Tổng tài sản đạt 450.200 tỷ đồng, tăng 10,9% so với đầu năm; huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 408.882 tỷ đồng, tăng 14,4%; cho vay đạt 290.934 tỷ đồng, tăng 13,1%.


    H. K
    figo12345678Colourful04 thích bài này.
  5. figo12345678

    figo12345678 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2015
    Đã được thích:
    3.320
    lâu lâu vào pic nhìn tí, chứ bán gì giá này, sang năm rồi tính. Chủ top có tin gì hay hay, thì cho ae thông tin nhé. TKs
    Butchep01 thích bài này.
  6. Butchep01

    Butchep01 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/11/2014
    Đã được thích:
    99.475
    Thách thức gì khi nhiệt điện than bị "ghẻ lạnh", tỷ trọng điện mặt trời, điện gió cao?
    07-10-2020 - 11:39 AM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư


    [​IMG]
    Việc nhiệt điện than thất thế, năng lượng tái tạo lên ngôi trong Quy hoạch điện VIII trên thực tế cũng sẽ đặt ra cho hệ thống điện không ít thách thức.


    Phát biểu tại buổi công bố Báo cáo Sự cần thiết của các nhà máy điện động cơ đốt trong linh hoạt và các ứng dụng trong hệ thống điện tương lai của Việt Nam do Viện Năng lượng thực hiện, ông Nguyễn Thế Thắng, Trưởng phòng Phát triển Hệ thống điện, Viện Năng lượng (IE) cho biết, hiện nay đang tồn tại 3 thách thức trong quy hoạch phát triển Điện lực.

    Thách thức thứ nhất là nhu cầu điện tăng trưởng cao. Là một nước đang phát triển, nhu cầu tiêu thụ điện của Việt Nam luôn ở mức rất cao, thực tế đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng phụ tải điện giai đoạn 5 năm gần đây (2014-2019) đạt 10,4%/năm, hộ số đàn hồi của nhu cầu điện theo GDP cũng ở mức cao từ 1,6-1,8 (trong khi tỷ lệ trung bình trên thế giới là khoảng 1) cho thấy việc sử dụng năng lượng chưa hiệu quả, nhất là ở một số ngành sản xuất công nghiệp.

    Theo dự báo phụ tải kịch bản cơ sở của Quy hoạch điện VIII (dự thảo), tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm trong các giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030 lần lượt đạt 8,7%/năm và 7,4%/năm. Đây là mức tăng trưởng rất cao so với mức tăng trưởng trung bình của thế giới trong nhiều năm (1974-2017) là 3,3%.

    Thách thức thứ hai được đại diện nhóm nghiên cứu chỉ ra là nguy cơ thiếu điện do chậm tiến độ nguồn. Đánh giá tình hình thực hiện chương trình phát triển nguồn điện của Quy hoạch điện VII điều chỉnh giai đoạn đến 2020 cho thấy, các nguồn điện truyền thống (than, khí, thủy điện - chủ yếu là nhiệt điện than) vẫn tiếp tục có xu hướng chậm tiến độ như các giai đoạn trước.

    Cụ thể, trong giai đoạn 2016-2020 khối lượng xây dựng nguồn điện truyền thống chỉ đạt khoảng 60% so với khối lượng quy hoạch. Các nguồn điện chậm tiến độ chủ yếu trong các năm 2019-2020, xảy ra ở cả miền Bắc và miền Nam, với tổng công suất nguồn điện truyền thống chậm tiến độ lên tới hơn 7.000 MW so với quy mô công suất trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh.

    Theo thống kê, các nguồn điện chậm tiến độ phần lớn là điện than, chủ yếu do thiếu vốn, khó khăn trong việc thu xếp vốn, chậm trễ trong việc giao thiết bị, khó khăn trong đền bù và tái định cư...

    Ví dụ như dự án An Khánh – Bắc Giang có quy mô vốn trên 1 tỷ USD. Ông Ngô Quốc Hội, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Nhiệt điện An Khánh cho biết, hiện tại hầu như chỉ có các tổ chức, ngân hàng Trung Quốc là chịu cho vay vốn phát triển nhiệt điện. Dự án đã dừng khoảng 1 năm nay, đơn giản là hợp đồng mua bán điện chưa được ký kết. Và khi chưa được ký kết thì ngân hàng không thể cho vay để nhà đầu tư tiếp tục dự án.

    Trong bối cảnh nhu cầu điện toàn quốc được dự báo vẫn tăng trưởng ở mức cao, việc chậm trễ tiến độ nguồn sẽ dẫn tới nguy cơ thiếu điện trong những năm tới, đặc biệt là tại khu vực miền Nam giai đoạn 2021-2023.

    Thách thức thứ ba đến từ chính xu hướng phát triển và tích hợp nguồn năng lượng tái tạo hiện nay. Cùng với xu hướng trên thế giới, các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió và điện mặt trời đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam nhờ cơ chế ưu đãi giá FIT của Chính phủ. Tuy nhiên, đi cùng với việc gia tăng tỷ lệ thâm nhập năng lượng tái tạo, đặc biệt là các nguồn biến đổi (điện gió, điện mặt trời), hệ thống điện sẽ phải đối mặt với những khó khăn và thách thức mới do bản chất biến thiên và bất định của gió và bức xạ mặt trời.

    Các thách thức chính gặp phải của việc nâng cao tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu sẽ là: Biến thiên liên tục và không điều độ được; bất định và khó dự báo; phụ thuộc vào địa điểm; làm giảm hằng số quán tính của hệ thống; hệ số công suất thấp (điện mặt trời khoảng 20%, điện gió khoảng 30%)...

    Do đó, ông Thắng khuyến nghị, trong tương lai cần nghiên cứu các giải pháp để nâng cao độ linh hoạt của hệ thống điện Việt Nam, vừa phải đảm bảo mục tiêu đảm bảo cung cấp đủ điện năng cho sự tăng trưởng phụ tải, vừa cân đối bù đắp điện năng thiếu hụt do một số nguồn chậm tiến độ và đảm bảo ổn định cho hệ thống điện có tỷ trọng lớn các nguồn năng lượng tái tạo.

    "Độ linh hoạt là tính năng quan trọng đối với hệ thống điện có tỷ trọng năng lượng tái tạo cao. Qua kết quả tính toán, quy hoạch nguồn điện cho hệ thống điện Việt Nam và các phân tích, đánh giá, đề xuất sớm xây dựng nguồn điện động cơ đốt trong linh hoạt ICE tại khu vực Nam Bộ vào năm 2022-2023 với quy mô khoảng 650 MW để dự phòng cho trường hợp phụ tải phát điện cao, chậm tiến độ một số dự án nguồn điện than và khí hoặc thời tiết khô hạn, có thể gây nguy cơ thiếu điện ở khu vực miền Nam trong giai đoạn đến năm 2025" - bà Lê Thu Hà, Chuyên gia Phòng phát triển hệ thống điện, Viện Năng lượng cho biết.

    Ông Phạm Minh Thành, Giám đốc Quốc gia tại Việt Nam của Wartsila nói tại buổi hội thảo: "Giải pháp điện khí nhanh và linh hoạt có thể đóng góp vai trò quan trọng trong các giải pháp nhằm gia tăng tính linh hoạt của hệ thống điện. Về lâu dài, giải pháp nhà máy điện động cơ đốt trong linh hoạt có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng một cách hiệu quả, cung cấp nguồn dự trữ, cân bằng năng lượng tái tạo để hướng tới tương lai có tỷ trọng năng lượng tái tạo cao".
    figo12345678 thích bài này.
  7. congacongnghiep

    congacongnghiep Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2016
    Đã được thích:
    636
    Giao dịch buồn và pick cũng buồn
    figo12345678, Butchep01Keep_calmNP thích bài này.
  8. congacongnghiep

    congacongnghiep Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2016
    Đã được thích:
    636
  9. Butchep01

    Butchep01 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/11/2014
    Đã được thích:
    99.475
    congacongnghiep thích bài này.
  10. congacongnghiep

    congacongnghiep Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2016
    Đã được thích:
    636
    Biết không khoái nhưng nó sẽ là TND thứ 2 đó bạn, nhìn mã TND thì biết nhé, trả cổ tức 3 năm tận 10.500 đ
    Butchep01 thích bài này.

Chia sẻ trang này