Kiến nghị xử lí MMs, BBBBs

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vnindex, 31/03/2010.

3559 người đang online, trong đó có 357 thành viên. 07:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5195 lượt đọc và 40 bài trả lời
  1. alanzuan

    alanzuan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Đã được thích:
    33
    Không sao đâu, các đại gia đang đánh nhau để tranh giành quyền lực tý thôi,
    Họ vẫn hết lòng phụng sự KT, phụng sự đất nước mà , há há
  2. vnindex

    vnindex Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/01/2010
    Đã được thích:
    0
    Đang bình tĩnh mà! Bình tĩnh để nghĩ cách, để phát triển mà bác [r2)][r2)][r2)]
  3. vnindex

    vnindex Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/01/2010
    Đã được thích:
    0
    Bác nói như văn kiện đại hội [:D] ý ^:)^
  4. vnindex

    vnindex Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/01/2010
    Đã được thích:
    0
  5. upjohn

    upjohn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2010
    Đã được thích:
    10
    em đề nghị là tính lại chỉ số VNI, HNX như trên báo THANHNIEN ngày 31/3/2010 hôm nay (các bác vào mục đọc báo ngày 31/3/2010 link http://www.thanhnien.com.vn/Pages/default.aspx! )như thế bọn tay to mới không dùng chỉ số đề hù thiên hạ và như thế chỉ số inđex mới phản ánh đúng thực trạng KT VN !
  6. vnindex

    vnindex Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/01/2010
    Đã được thích:
    0
    1 ý rất hay!!! Nhất là mấy chú VCB thì khủng long bạo chúa @-)@-)@-)


    Cẩn trọng với chỉ số

    31/03/2010 0:03

    [​IMG]
    Nhà đầu tư đừng quá chú trọng đến sự tăng, giảm của chỉ số chứng khoán - Ảnh: D.Đ.M
    Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đã phải thay đổi cách tính đối với cổ phiếu của CTCP khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn (SQC) để giảm tác động “ảo” của cổ phiếu (CP) này đến chỉ số HNX-Index. Điều này đã làm nảy sinh câu hỏi, có nên tiếp tục nhìn theo các chỉ số chứng khoán này để đầu tư nữa hay không?
    Từ trước đến nay, hai chỉ số chứng khoán VN-Index và HNX-Index đều tính theo công thức là tổng giá trị thị trường hiện hành/tổng giá trị thị trường cơ sở rồi nhân với 100. Hiểu đơn giản là lấy tất cả khối lượng niêm yết của CP trên sàn và nhân với giá của từng mã CP tương ứng đang giao dịch sẽ ra tử số. Thông thường mẫu số sẽ không thay đổi (nếu loại trừ việc có thêm CP mới đưa vào giao dịch). Do đó, việc thay đổi giá của các CP trên sàn sẽ làm chỉ số chứng khoán thay đổi. Đặc biệt, những CP có khối lượng niêm yết lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị vốn hóa toàn thị trường thì sự tác động càng lớn.
    Giao dịch ít, tác động nhiều
    Tuy nhiên trong trường hợp CP SQC, tổng khối lượng niêm yết là 100 triệu đơn vị nhưng trên thực tế, khối lượng tự do chuyển nhượng là 11.253.000 đơn vị, khoảng 1/10 so với tổng khối lượng niêm yết. Số còn lại bị hạn chế chuyển nhượng. Thậm chí, trong nhiều phiên, CP này chỉ giao dịch khoảng 100 đơn vị nhưng với cách tính trên, giá CP SQC tăng thì HNX-Index cũng tăng theo và giá giảm thì ngược lại đã khiến nhà đầu tư (NĐT) "tá hỏa".
    Do quy mô của sàn Hà Nội còn nhỏ nên chỉ cần kích giá hay giảm giá CP của SQC là đạt được mục đích kéo thị trường theo ý đồ riêng của mình. Vô hình trung nhiều NĐT muốn tạo ra hiệu ứng trên thị trường đều nhắm vào SQC để thực hiện. Đây là lý do, HNX đã chính thức điều chỉnh giảm khối lượng CP của SQC tham gia tính HNX-Index từ ngày 26.3, nhằm bảo vệ quyền lợi NĐT và đảm bảo chỉ số này phản ánh được thực chất xu thế biến động của thị trường. Theo đó, chỉ tính khối lượng 11.253.000 CP SQC được tự do chuyển nhượng thay vì lấy toàn bộ 100 triệu CP niêm yết trong rổ tính HNX-Index. Đây là lần đầu tiên có trường hợp điều chỉnh giảm khối lượng của CP đưa vào rổ tính chỉ số chứng khoán tại VN.
    Theo TS Nguyễn Văn Thuận, Trưởng khoa Kế toán - Tài chính - Ngân hàng (trường ĐH Mở TP.HCM), việc thay đổi chỉ tính theo số lượng CP đang được phép tự do chuyển nhượng là tất yếu. Nhiều nước cũng đã thực hiện theo cách này. "Sắp tới sẽ có những doanh nghiệp lớn, các tập đoàn đưa vào niêm yết với khối lượng CP lớn như niêm yết toàn bộ CP của Vietcombank, hay MobiFone... thì với cách tính cũ cũng sẽ xảy ra hiện tượng như SQC. Do đó Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nên ban hành quy định rõ và áp dụng cách tính này cho tất cả CP trên thị trường, không phân biệt giá trị vốn hóa thị trường lớn hay nhỏ", TS Thuận nói.
    Không "nhìn" chỉ số đoán xu hướng
    Ở thị trường nhiều nước, chỉ số chứng khoán còn được các công ty chứng khoán làm nền tảng đưa ra các công cụ chứng khoán phái sinh như hợp đồng tương lai, đầu tư theo chỉ số... Vì vậy khi chỉ số chứng khoán bị sai, NĐT sẽ bị rủi ro dẫn đến thua lỗ do kết quả không như dự báo. Khi đó, thậm chí NĐT có thể kiện công ty điều hành sở giao dịch để đền bù thiệt hại vì những sai sót đã gây ra. Tại thị trường VN, do chưa có những công cụ chứng khoán phái sinh này nên tác động trực tiếp của chỉ số chứng khoán chưa có. Tuy nhiên, nhiều NĐT vẫn thường nhìn vào chỉ số chứng khoán để dự báo về xu hướng chung của thị trường, nhất là những NĐT đầu tư theo mô hình kỹ thuật. Chính vì vậy, khi HNX công bố cách tính đối với SQC, không ít NĐT đã phải giật mình.
    Đứng về phía cơ quan quản lý nhà nước, cần phải tính đến việc đảm bảo được các chỉ số phản ánh đúng diễn biến giao dịch trên thị trường để giữ được lòng tin của NĐT. Đặc biệt, cần tránh những thiệt hại cho NĐT khi các chỉ số chứng khoán được sử dụng nhiều hơn trong các mô hình phân tích và dự báo trên thị trường.
    Bên cạnh đó, chỉ số chứng khoán VN cũng chưa phản ảnh được sức khỏe của nền kinh tế - điều mà chỉ số chứng khoán ở nhiều thị trường khác đã thực hiện được. Lý do là số lượng các công ty niêm yết trên sàn vẫn ít và quy mô nhỏ, chưa phải là đại diện cho các ngành kinh tế. Bản thân các NĐT cũng không nên quá chú trọng vào sự tăng giảm của chỉ số chứng khoán chung mà nên phân tích tìm hiểu kỹ hơn về giá trị, hiệu quả của từng doanh nghiệp để có quyết định đầu tư thích hợp.
  7. vnindex

    vnindex Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/01/2010
    Đã được thích:
    0
    Mời các bác bình loạn chút!!! [r2)][r2)][r2)]
  8. winkispro

    winkispro Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/01/2010
    Đã được thích:
    138
    DKM ủy ban chứng khoán làm cái gì? Nuôi mấy ông tướng để làm cảnh ah, mà mấy ông để CP bị làm giá lại thành mod thế
  9. vnindex

    vnindex Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/01/2010
    Đã được thích:
    0
    Lạy cụ, cụ chửi bậy mod khóa topic của tôi giờ [r23)]
  10. vnindex

    vnindex Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/01/2010
    Đã được thích:
    0
    Liên kết để làm giá [r37)][r37)][r37)]
    Thứ tư, 31/3/2010, 15:31 GMT+7 Dư luận cho rằng, sự liên kết để làm giá nhằm thu lợi nhuận vẫn diễn ra chưa thể khắc phục. Điều này làm cho dòng tiền đổ vào thị trường chứng khoán rất ngập ngừng vì sợ rủi ro cao.

    * Tham gia CHATBOX cùng giới đầu tư

    Thị trường (TT) đang mất phương hướng, tâm lý lúc này rất dao động vì những diễn biến xảy ra tuần qua hầu như trái với mọi sự suy nghĩ thông thường của đa số các NĐT. Bên cạnh đó là nỗi lo về sự lướt sóng của các tổ chức, họ mà chọc thủng được VNI 500 thì sẽ hốt được rất nhiều hàng giá rẻ.
    Chi phí đánh xuống để gom hàng giá rẻ lúc này là thấp nhất và đánh xuống lúc này cũng dễ hơn là đánh lên bởi có sự ủng hộ của thông tin mờ (thông tin tù mù vì không có nguồn xác định, dễ hiễu theo nhiều nghĩa khác nhau).
    Bởi vậy với các tổ chức không nhiều tiền có thể họ cố giữ giá, nhưng với các tổ chức khác lại manh nha đánh xuống. NĐT cá nhân thì theo dõi kỹ bảng điện tử để xem ai thắng ai mà ra hay mua vào.
    Xét yếu tố tâm lý, TT lúc này là một cơ hội lớn cho những người có tiền vì rất dễ vỡ nếu không có các tin vĩ mô đủ mạnh nâng đỡ TT cùng các biện pháp hành chính ngăn chặn hành vi thao túng giá.
    Trong nền kinh tế thị trường có nhiều biện pháp chống hành vi lợi dụng để tạo thế độc quyền nhằm thu lợi nhuận vì ảnh hưởng đến các thành viên khác, ví dụ: ở TTCK các nước phát triển, công ty quá to chiếm quá nhiều thị phần thì phải chia nhỏ; hay chống lại các liên minh để thao túng giá.
    Còn nói riêng ở TTCK non trẻ của Việt Nam, SSI và Quỹ Tầm nhìn của SSI cùng chung tay lướt sóng một loại cổ phiếu. Nếu một kẻ bán đè giá, một kẻ mua thì thế nào, hoặc cả hai cùng đè giá và sau đó nhường cho một phía mua?
    Về luật thì đây là hai pháp nhân, nhưng về quyền lợi thực chất khi hạch toán vào báo cáo kế toán hợp nhất lại là một nên họ có thể mâu thuẫn về hành vi hành động. Kẻ này bán, kẻ kia mua, nhưng về lợi ích là thống nhất. Nói gọn về bản chất là kẻ biến hoá thành hai để có thể sử dụng hai tài khoản nhằm mua bán cùng một CK trong phiên giao dịch, trong khi đó nhiều NĐT khác trên TT không có lợi thế này.
    Đây là nhận xét của một NĐT về cách thao túng đáng ngờ của các BBs qua số liệu trên bảng điện tử tuần qua: “Đặc biệt dấu hiệu bán đè giá vào thứ tư, năm, tại sao cuối phiên mới có lệnh bán mà giữa phiên có giá tốt không bán lại bán vào phiên 3. Thứ sáu lại đè giá vào phiên 2 và vào lệnh khủng vào phiên 3. Nhìn kỹ, suy luận sẽ biết được ai vào hàng và ai xả hàng, rung lắc thì các NĐT nhỏ, lẻ dùng đòn bẩy sẽ rớt hàng do không còn chịu đựng được sau 2-3 ngày giảm”.
    Qua dư luận của các NĐT cho thấy sự liên kết để làm giá nhằm thu lợi nhuận vẫn diễn ra nghiêm trọng, chưa thể khắc phục. Điều này có thể nhận biết qua giao dịch trên bảng điện tử diễn ra bất thường khiến NĐT nhỏ, lẻ đang bị thua thiệt. Tình hình làm cho dòng tiền, nhất là dòng tiền mới đổ vào TTCK rất ngập ngừng vì sợ rủi ro cao.(Nguồn: LĐ, 31/3)

Chia sẻ trang này