kính gửi các bác trên F319 hai thông tin!(thanks MODs)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hailua7777, 13/01/2011.

5789 người đang online, trong đó có 695 thành viên. 12:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2454 lượt đọc và 63 bài trả lời
  1. hailua7777

    hailua7777 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    88
  2. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112

    [​IMG]
  3. hailua7777

    hailua7777 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    88
    Đề phòng cúm trong mùa lạnh

    Thời gian xuất hiện dịch cúm có thể không giống nhau ở từng quốc gia và trong từng quốc gia, dịch cúm cũng có sự thay đổi theo từng năm. Tuy nhiên, có một điểm chung là nó thường trở thành cao điểm vào mùa lạnh.
    [​IMG]Dễ mắc, dễ lây lan
    Cúm là bệnh nhiễm cấp ở đường hô hấp do virus cúm týp A hay B gây ra. Thời gian từ lúc nhiễm virus cho đến lúc phát bệnh - thời gian ủ bệnh - trung bình là một đến bốn ngày. Bệnh nhân bị cúm có khả năng thải virus ra môi trường xung quanh khi ho, hắt hơi hay thải qua dịch nhầy mũi miệng.

    Nồng độ virus được thải ra cao nhất vào ngày ngay trước khi có biểu hiện triệu chứng (ngày n-1) cho đến ngày thứ ba ngày có triệu chứng (ngày n+3). Đặc điểm điển hình của bệnh cúm bao gồm khởi phát đột ngột sốt và các triệu chứng của đường hô hấp như ho (thường là ho khan), đau họng và sổ mũi. Bên cạnh đó, cũng có biểu hiện các triệu chứng toàn thân như nhức đầu, đau cơ và mệt mỏi.

    Mức độ biểu hiện nhiễm virus cúm trên lâm sàng có thể thay đổi từ rất nhẹ (thậm chí không có biểu hiện gì) cho đến rất nặng là viêm phổi do virus hoặc thậm chí tử vong. Triệu chứng cấp tính của cúm nói chung kéo dài từ hai đến bảy ngày, dù ho và cảm giác khó chịu có thể kéo dài đến hai tuần hay lâu hơn.

    Biến chứng của nhiễm cúm bao gồm viêm phổi thứ phát do vi khuẩn và cơn bộc phát của những bệnh sẵn có như đợt cấp hen suyễn, đợt cấp viêm phế quản mạn tính, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… Ở trẻ em, biến chứng của nhiễm cúm có thể là viêm tai giữa, sốt co giật, bệnh não, viêm tủy sống, viêm cơ, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, hội chứng Reye (là bệnh hiếm gặp nhưng rất nguy hiếm, bệnh có ảnh hưởng trên mọi cơ quan, nhiều nhất là ở gan và não và tuổi dễ bị nhất là từ 4 đến 14 tuổi).

    Hội chứng Reye xuất hiện ở giai đoạn hồi phục của nhiễm virus. Nguyên nhân của hội chứng này cho đến nay vẫn còn bí ẩn, nhưng có liên quan nhiều đến việc sử dụng aspirin và những thuốc có chứa salicylate trong lúc bị nhiễm virus. Vì thế phải đặc biệt cẩn trọng trong việc sử dụng các loại thuốc này khi bị nhiễm virus, đặc biệt ở trẻ em. Chỉ nên sử dụng chúng khi có chỉ định của bác sĩ.

    Cúm là bệnh mà diễn tiến đa phần tự khỏi ở những người khỏe mạnh bệnh thường. Tuy nhiên, người già trên 65 tuổi và trẻ em, cũng như những người đang mắc sẵn một bệnh lý nào đó (hen suyễn, viêm phế quản mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn) sẽ có nguy cơ gia tăng các biến chứng do cúm gây ra. Dịch cúm, đặc biệt là dịch gây ra bởi virus týp A thường có tỷ lệ tử vong tăng cao và trên 90% các trường hợp tử vong do cúm nằm ở nhóm người từ 65 tuổi trở lên.
    Virus cúm có thể chia thành hai týp chính là A và B.

    Virus týp A và týp B trải qua sự thay đổi dần và liên tục trong cấu trúc của chúng (nôm na là làm thay đổi tính kháng nguyên của nó), kết quả là kháng thể mà cơ thể có được trong lần nhiễm virus hay chủng ngừa năm trước có thể không có khả năng bảo vệ chống lại virus cúm năm sau. Virus cúm có khả năng nhiễm ở người cũng như nhiều loài động vật như chim, chó, ngựa, heo, cá voi… Virus nhiễm trên động vật có khả năng lây truyền từ động vật sang người. Điển hình là dịch cúm H5N1 nhiễm từ chim hoặc gia cầm sang người. Cúm H5N1 dễ gây ra đại dịch trên một phạm vi rộng vì khi chim bị nhiễm, chúng có khả năng gieo rắc bệnh xuyên quốc gia hay xuyên lục địa.

    Chủng ngừa cúm
    Chủng ngừa cúm hàng năm được khuyến cáo cho người từ 6 tháng tuổi trở đi, có nguy cơ cao bị biến chứng do cúm. Cũng vậy, chủng ngừa cúm được khuyến cáo cho nhân viên y tế hay những người làm công việc thường xuyên tiếp xúc gần gũi với những đối tượng dễ bị nhiễm cúm hoặc có nguy cơ cao bị biến chứng do cúm (chẳng hạn cô nuôi dạy trẻ, nhân viên các viện dưỡng lão).
    Những người có nguy cơ cao bị biến chứng nặng do nhiễm cúm bao gồm:
    • Người già từ 65 tuổi trở lên.
    • Người mắc bệnh cần chăm sóc y tế dài hạn hoặc thường xuyên phải nhập viện, bao gồm tiểu đường, suy thận mạn, bệnh về máu hoặc bệnh ức chế miễn dịch, bệnh tim hoặc bệnh phổi mạn tính, bao gồm cả hen suyễn.
    • Người bị giảm chức năng của hệ hô hấp, giảm chức năng thải chất tiết đường hô hấp hay tăng nguy cơ hít. Những tình trạng này bao gồm giảm khả năng nhận thức (thiểu năng trí tuệ), tổn thương tủy sống, động kinh hay các rối loạn thần kinh cơ.
    • Trẻ em từ sáu tháng đến 18 tuổi đang dùng dài hạn aspirin là những đối tượng có nguy cơ bị hội chứng Reye sau khi nhiễm virus cúm.
    • Phụ nữ có ý định mang thai trong mùa cúm.
    • Trẻ em trên sáu tháng và dưới hai tuổi.

    Hiệu quả của chủng ngừa cúm phụ thuộc vào tính trùng khớp của dòng vaccine cúm và dòng virus cúm đang lưu hành. Hiệu quả chủng ngừa cũng phụ thuộc vào tuổi người được chủng ngừa, tình trạng miễn dịch và tiếp xúc trước đây với virus cúm. Dù hiệu quả không đạt được 100% (tại Hoa Kỳ, hiệu quả đạt được là 70 - 90% ở người khỏe mạnh nếu được chủng ngừa vaccine cúm có tính trùng khớp của dòng vaccine với dòng virus cúm đang lưu hành) nhưng chủng ngừa cúm vẫn là phương pháp quan trọng nhất trong việc phòng cúm.

    Chủng ngừa cúm hàng năm được khuyến cáo cho những người có nguy cơ cao bị biến chứng do cúm và những người tiếp xúc gần với những người dễ bị biến chứng do cúm. Dù các thuốc chống virus có thể là sự bổ sung hữu ích cho chủng ngừa cúm, nhưng không được xem là thay thế cho chủng ngừa.

    Ngoài những đối tượng được khuyến cáo đặc biệt kể trên, tất cả những ai nếu không có chống chỉ định đều có thể chủng ngừa cúm hàng năm, nhất là trong thời đại mà sự di chuyển xa của con người đã dễ dàng, còn đại dịch cúm thì luôn đe dọa.
    Chủng ngừa cúm chỉ cần một lần tiêm mỗi năm, trẻ em từ sáu tháng đến chín tuổi cần tiêm hai lần trong năm đầu tiên chủng ngừa cúm.

    Bác Sĩ Nguyễn Hoàng Quân (theo DNSG Cuối Tuần)
  4. hailua7777

    hailua7777 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    88
    Dịch vụ chăm sóc người bệnh, người già tại TPHCM

    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ: http://www.vnmedia.vn/newsdetail.asp?NewsId=126309&CatId=73


    [​IMG]


    Chiều 16/4, Công ty TNHH Nhân Ái đã ra mắt dịch vụ chăm sóc người bệnh, người cao tuổi. Đây là công ty đầu tiên của thành phố được Sở Kế hoạch Đầu tư cấp giấy phép kinh doanh về loại hình dịch vụ này (không hoạt động trong lĩnh vực khám, chữa bệnh).

    Với 40 người, trong đó có 4 người đã tốt nghiệp đại học, 2 điều dưỡng, 3 y sĩ, 2 dược tá, y tá so vơi nhu cầu rất lớn của những gia đình có điều kiện kinh tế, đơn chiếc, bận rộn... thì khó có thể đáp ứng đủ nhu cầu dịch vụ, trong khi nhu cầu tuyển dụng của công ty phải có lực lượng nhân viên gấp 10 lần số hiện có.

    Theo Sở Y tế thành phố, dịch vụ chăm sóc người bệnh, người già là nhu cầu có thật, nên việc ra mắt dịch vụ này nhằm đáp ứng yêu cầu rất lớn cho nhu cầu đó. Tuy nhiên công việc này không đơn giản, đòi hỏi người chăm sóc không chỉ biết về chuyên môn mà còn có tấm lòng thương yêu đối với người bệnh, nhất là người cao tuổi và trẻ em.

    Được biết, giá dịch vụ chăm sóc người bệnh, người cao tuổi ban ngày (8 giờ) là 50.000 đồng, nửa ngày (4 giờ) 30.000 đồng; ban đêm (8 giờ) 60.000 đồng và 4 giờ là 35.000 đồng.
    Một địa chỉ chăm sóc sức khỏe người già ở Hà Nội



    [​IMG]
    Đưa các cụ đến phòng kiểm tra sức khỏe. Đó là khu Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, mới được Trung tâm Dịch vụ y tế Bác sĩ gia đình thành lập tại Phú Diễn (Từ Liêm), cách trung tâm Hà Nội 12 km. Tại cơ sở này, các cụ già có điều kiện kinh tế nhưng thiếu người chăm sóc sẽ được trông nom, giúp đỡ trong sinh hoạt và khám chữa bệnh.
    Cơ sở này gồm 2 dãy nhà một tầng làm phòng ở và dịch vụ, có hội trường lớn, sân rộng để tập thể dục thể thao, có ao thả cá để câu cá giải trí. Phòng ở được trang bị đủ các đồ dùng sinh hoạt bình thường như giường, tủ quần áo, tủ đầu giường, quạt điện, bàn ghế; công trình phụ khép kín. Có loại phòng 2 người và phòng 4 người, tùy theo mức phí đóng góp. Tất cả nằm trong khuôn viên thoáng mát có nhiều cây xanh. Bên cạnh là Khu du lịch Vườn quả Từ Liêm và chùa Văn Trì, nơi các cụ có thể du ngoạn, câu cá. Cơ sở này được dành cho những người già cô đơn, người già thuộc diện chính sách hoặc tự nguyện đóng tiền để được chăm sóc.
    Ông Nguyễn Tuấn Ngọc, Giám đốc Khu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, cho biết, tại đây, các cụ được phục vụ ăn 3 bữa/ngày, được hướng dẫn tập dưỡng sinh. Đội ngũ bác sĩ Tây y, Đông y và y tá sẽ chăm sóc sức khỏe thường xuyên và khám định kỳ cho các cụ để phát hiện bệnh thông thường, có thể điều trị tại chỗ hoặc đi bệnh viện. Người mắc bệnh mạn tính sẽ được điều trị bằng cách phối hợp chế độ tập luyện và ăn uống.
    Các hoạt động giải trí của người cao tuổi ở Khu Chăm sóc sức khỏe bao gồm đọc báo, xem ti vi, chơi cờ tướng, cầu lông, bóng bàn, câu cá hoặc đi dạo ở vườn quả du lịch bên cạnh. Khi có điều kiện, trung tâm tổ chức cho các cụ đi tham quan du lịch ở nội thành.

    Tùy theo loại phòng ở (2 hoặc 4 người), theo bệnh lý và yêu cầu của gia đình, mức phí dịch vụ ở Khu Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi xê dịch từ 700.000 đến 1.500.000 đồng/người/tháng. Hiện đã có 15 cụ đang ở và được chăm sóc tại đây.
    Ông Ngọc cũng cho biết, trung tâm hiện vẫn tiếp nhận đăng ký qua số điện thoại 7655922.
    Lao Động

    Việt Báo (Theo_VnExpress.net)
  5. hailua7777

    hailua7777 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    88
    Chăm Sóc Cha Mẹ Già

    [​IMG]gửi bởi tamquo » 22/6/10 08:38
    Chăm Sóc Cha Mẹ Già

    Nhân ngày “Từ Phụ”, Lang tôi xin cùng quý thân hữu đi vào một vấn đề có tính cách gia đình. Vì nhìn gần nhìn xa, thấy các vị đàn anh và một số bạn đồng tuế đang từ từ đối diện. Và các con cũng rất ưu tư suy nghĩ.

    Đang ngồi họp, Vân được cho hay có điện thoại khẩn cấp. Chị vội đứng lên, về phòng. Bà hàng xóm nơi mẹ Vân đang ở, cho hay bà cụ vừa được đưa vào nhà thương. Bà cụ té ngã.

    Vân vào cáo lỗi với ông chủ rồi xuống lấy xe lái vào bệnh viện thăm mẹ.

    Trên đường đi, nàng dùng điện thoại di động báo cho Huân, chồng nàng, hay. Huân hiện đang đi công tác ở miền miền Trung nước Mỹ, tuần sau mới về. Rồi suốt mười lăm phút lái xe, nàng suy nghĩ mung lung, với nhiều lo âu, bối rối. Sự việc mà nàng hằng nghĩ trước sau gì cũng xẩy ra, thì bây giờ nó đã đến, hơi sớm một chút.

    Sau khi ba Vân mất cách đây dăm năm, mẹ Vân dọn về ở với vợ chồng nàng. Rồi sau một thời kỳ thích nghi với hoàn cảnh mới, nếp sống mới của người góa phụ, bà cụ dọn ra ở riêng.

    Cụ tới khu người già trong khuôn viên chùa Linh Sơn. Cụ nói lên đây ở để đi lễ bái cho gần, lại có mấy cụ già quanh quẩn với nhau cho vui. Nhất là có hai người bạn học từ thuở xưa ở Hải Phòng, mà họ thường hay liên lạc chuyện trò. Khu người già được lập ra từ hơn mười năm, có 40 phòng, dành cho các cụ độc thân, còn đủ sức khỏe, đi lại được, còn tự chăm sóc nấu ăn, giặt giũ. Các cụ sống hợp quần với nhau rất vui. Ngày ngày các cụ lên Chùa lễ bái, tụng kinh rồi làm công quả. Lâu lâu nhà Chùa tổ chức đi thăm viếng đây đó hoặc đi lễ hội Chùa tại thành phố khác. Đôi khi trời mưa, các cụ ở nhà rủ nhau làm vài hội chắn hoặc bài cào để tiêu khiển giải trí.

    Nhưng từ trong thâm tâm thì cụ không muốn phiền con cháu quá lâu. Từ trước tới nay cụ là người rất hoạt động, phải nói là đảm đang nữa. Cùng chồng, cụ đã đôn đáo tìm đường thoát khỏi Sài Gòn vào biến cố 1975, rồi nuôi nấng, gây dựng cho sáu mặt con từ khi còn ở trong nước tới khi sang Hoa Kỳ hơn ba chục năm nay. Cháu nội ngoai các cụ có hơn một tá.

    Mọi việc xuôi sẻ cho đến ngày hôm nay. Thực ra thì từ năm ngoái, cụ đã không được khỏe lắm. Huyết áp lên cao, các khớp xương thì mỗi khi trái gió, trở trời là đau nhức, khiến cụ mất ngủ. Có đêm, cụ chỉ ngủ được có vài ba giờ, nên ban ngày mệt và hay kêu chóng mặt, nhức đầu. Cách đây ba tuần cụ phải nằm bệnh viện mất mươi ngày vì sưng phổi. Sau khi xuất viện, vợ chồng Vân muốn mời cụ về ở chung một thời gian cho khỏe nhưng cụ một mực từ chối, nói không sao. Vân đã cho anh chị em biết về tình trạng sức khỏe của cụ và mọi người dự định là tháng tới sẽ về để cùng thảo luận coi xem nên làm gì.

    Tới bệnh viện, Vân được cô y tá cho hay tự sự.

    Số là sáng nay, mấy ông bà hàng xóm sang rủ cụ lên Chùa tụng niệm, như lệ thường. Gõ cửa không có tiếng trả lời, một lão ông bèn đẩy cửa bước vào và thấy mẹ Vân nằm sõng soài dưới đất, cạnh bàn điện thoại, nét mặt nhăn nhó. Cụ sửa soạn lên Chùa thì bị một cơn chóng mặt, xỉu đi và ngã xuống nền nhà. Cụ cố vói tay tới điện thoai để kêu cứu, nhưng đau quá, không lết thêm được. Bác sĩ khám, chụp hình thì thấy cụ bị gẫy xương hông. Cụ hiện đang nằm trong phòng cấp cứu. Bác sĩ chờ thân nhân tới để thảo luận vì cụ cần được giải phẫu.

    Vân vào phòng, thấy mẹ nằm thiu thiu mà nước mắt trào ra. Da mặt bà cụ xanh nhợt, vẫn còn phảng phất nét đau đớn. Vân nhẹ nhàng ngồi xuống ghế, để mẹ tiếp tục ngủ. Nhìn mẹ mà lòng vân bối rối. Cả trăm vấn đề hiện lên trong đầu Vân. Sau giải phẫu, mẹ sẽ ra sao? Liệu có đi lại được không? Huyết áp cao, bệnh phong thấp hoành hành, lại mất ngủ thì sức khỏe chắc là phải sa sút.

    Mấy tháng trước, khi vợ chồng Vân đến thăm, thấy cụ cứ than là ăn không ngon miệng, nên đôi khi chẳng thèm nấu cơm, mà chỉ uống ly sữa, ăn miếng bánh khô cho khỏi đói bụng. Coi tủ lạnh, Vân thấy mấy món ăn thiu đã lên men. Vào buồng tắm thấy nước vặn bỏ quên không khóa. Vợ chồng Vân đã lo ngại...

    Rồi Vân nghĩ tới hoàn cảnh của mình. Trong sáu người con, Vân là người duy nhất ở gần mẹ. Mà bà cụ vẫn có cảm tình đặc biệt với Vân, nên trước sau cụ vẫn nói là mai mốt nếu cần “tao chỉ ở với vợ chồng con Vân thôi. Nó bướng bỉnh nhưng có lòng”.

    Vợ chồng Vân được hai trai một gái đã vào đại học nên cũng nhẹ gánh. Vân mới được lên chức và trong tương lai gần, sở sẽ cho nàng đi học thêm để lấy bằng chuyên môn. Vân đã sắp xếp như vậy cho mình. Chồng nàng thì cứ vài tháng phải đi công tác xa mươi ngày. Bây giờ, cơ sự sẩy ra như thế này, mọi dự tính của Vân đều phải xét lại. Để chờ cụ giải phẫu xong rồi tuần sau anh chị em về sẽ tính. Nhưng Vân có linh tính rằng nàng sẽ là người đứng mũi chịu sào. Mẹ mình vẫn muốn vậy, nàng tự nhủ.

    Bà cụ chợt tỉnh giấc, mở mắt. Nhìn thấy Vân, Cụ gượng cười. Và trong đôi mắt của mẹ, Vân đọc thấy những nét thất vọng, sợ hãi, chịu thua...

    Trường hợp của chị Vân là một trong cả trăm ngàn trường hợp tương tự.

    Tuổi thọ con người kéo dài lâu hơn, tới 75, 80 là chuyện thường. Chứ không “Thất thập cổ lai hy” như vào thế kỷ trước. Số những người cao tuổi mỗi ngày mỗi gia tăng. Sức khỏe người già có khá hơn nhờ các cụ biết giữ gìn nếp sống cũng như được cung cấp dịch vụ y tế, thuốc men đầy đủ.

    Nhưng một cơ thể lâu đời vẫn có những thay đổi tự nhiên theo chiều đi xuống cộng thêm những bệnh kinh niên, những tai nạn bất ngờ, với hồi phục chậm chạp. Biết bao nhiêu mất mát đã chồng chất lên niên kỷ, những xói mòn làm mong manh thân xác.

    Dù vậy nhiều người già vẫn gắng gượng tự lo, chưa muốn phụ thuộc vào các con. Họ cũng có những kiêu hãnh riêng tư, những niềm tự trọng, đôi khi cũng chỉ e ngại “cảnh cha mẹ nuôi con như trời như bể, con nuôi cha mẹ con kể từng ngày ”. Nhưng sức gắng gượng chỉ có hạn, rồi một ngày nào đó cũng yếu đi. Như căn nhà tranh vách đất trước gió bão, cần được chống đỡ.

    Và cũng là lúc con cái phải suy nghĩ, xem ai sẽ là người lãnh trách nhiệm. Chắc phải là người có thiện chí, có điều kiện, khả năng và hoàn cảnh thuận tiện.

    Phục vụ thân nhân cao tuổi là một vinh dự cho con cái đồng thời cũng là vấn đề quan trọng của nhiều xã hội hiện nay. Tại Hoa Kỳ hiện nay có tới cả 40 triệu người cung cấp chăm sóc không lương cho cha mẹ già. Sự chăm sóc này ảnh hưởng dây chuyền tới nhiều lãnh vực khác. Sẽ có nhiều người vắng mặt ở sở hoặc đi làm trễ; sẽ có dùng nhiều điên thoại để lấy hẹn bác sĩ, gọi mua thuốc. Nhiều nhân viên tới sở than phiền mỏi mệt mất ngủ. Tai nạn tại chỗ dễ xảy ra. Thay đổi việc làm nhiều hơn. Và số người bị trầm cảm, đau ốm sẽ gia tăng.

    Trong thực tế thì có rất ít gia đình đã sửa soạn để sẵn sàng giải quyết việc chăm sóc cha mẹ khi về già. Nhiều việc xẩy đến bất thường, đòi hỏi có quyết định ngay.

    Ông bố đang có sức khỏe tốt, đột nhiên bị tai biến não, liệt nửa thân, nằm bất động cần giúp đỡ với nhu cầu căn bản, thiết yếu hàng ngày: ăn uống, tắm rửa, đại tiểu tiện, cho uống thuốc...

    Con dâu đang vừa đi làm vừa trông nom bà mẹ chồng, giờ đây con dâu cũng thường đau ốm. Ai là người sẽ lãnh trách nhiệm săn sóc ông bố? Ai sẽ tiếp tay với mình trông nom mẹ chồng?

    Theo kinh nghiệm thì dù có nhiều anh chị em, nhưng trách nhiệm chăm sóc không đồng đều chia sẻ khi bố mẹ cần. Có thể là người con gái lớn với cả một bầy con hoặc cô út chưa đi ở riêng, hoặc nàng dâu nhà ở gần bố mẹ. Đôi khi là cậu con trai cưng. Nhưng thường ra thì chỉ có một người đóng vai chính, thường xuyên.

    Nói như vậy không có nghĩa lã không có chia sẻ về tài chánh, về công việc chăm sóc mà qua người này mọi việc được giáo phó, phối hợp và thông báo cho người khác khi cần. Một tiểu gia đình cộng thêm hai cụ thân sinh. Thế hệ người chăm nuôi được ví như thế hệ của một chiếc “ bánh mì kẹp chả” , với trách nhiệm làm cha mẹ, bổn phận làm con và đời sống riêng tư của mình.

    Nói đến người săn sóc thường thường là ta nghĩ đến vai trò của người phụ nữ: con gái, con dâu, chị em, cháu. Theo kết quả thăm dò tại Hoa Kỳ, cứ 10 người chăm sóc thì 6 người là con gái hoặc con dâu. Cũng chẳng ai hiểu tại sao. Có lẽ đó là thiên chức của họ sinh ra với những nét dịu dàng, nhậy cảm, những quan tâm, linh động, nhất là đức tính hy sinh, nhẫn nại, thông cảm để chăm sóc chồng con, bố mẹ. Điều đó cũng đúng vì việc tề gia nội trợ, việc chăm sóc nâng niu thì cũng hiếm đàn ông làm hơn quý bà được.

    Cho nên khi một bà cụ khoe “tôi ở với con trai ” thì thực ra phải hiểu là bà cụ đang ở với con dâu mới công bằng, chính xác. Đàn ông cũng làm được công việc đó nhưng tổng quát hơn, sắp đặt nhiều hơn là đi vào chi tiết. Mà những chi tiết mới là điều mà người phụ thuộc cần và quan trọng đối với họ.

    Người đàn bà có chín tháng mười ngày sửa soạn để đón chào đứa con ra đời, nhưng họ không có một phần mười thời gian đó để sẵn sàng cho trách nhiệm nuôi cha nuôi mẹ . Vì sự việc xảy ra không lường trước.

    Vả lại, nuôi con là thấy mỗi ngày chúng vươn ra khỏi vòng phụ thuộc, còn nuôi bố mẹ già thì nhu cầu giúp đỡ mỗi ngày mỗi tăng, mỗi đi sâu vào sự lệ thuộc. Nhiều người như bơi lội quay cuồng trong vai trò mới của mình. Kinh nghiệm chưa có, làm sao học được cách thức điều dưỡng trong vài ngày. Tài chánh giới hạn. Sức khỏe kém. Công việc trở ngại. Ngoài việc làm kiếm gạo, mỗi ngày cũng phải dành ra vài giờ cho việc săn sóc. Họ cảm thấy cô đơn, buồn chán, nhiều khi bực bội, bất mãn, tuyệt vọng. Không còn riêng tư cho mình. Tương lai như ngưng lại. Họ mủi lòng cho người thân, người mà bạn đường đã sớm bỏ ra đi, sức khỏe đang hao mòn và biết rằng đang là gánh nặng cho con cháu.

    Tình nghĩa gia đình, lòng hiếu thảo, mặc cảm chịu ơn là những hỗ trợ để người chăm sóc tiếp tục. Họ nghĩ là có bổn phận phải chăm sóc cha mẹ như cha mẹ đã nuôi nấng, trìu mến họ.

    Tuy nhiên dù có cứng nhưng cũng có ngày ngả nghiêng trước gió táp. Những chia sẻ trách nhiệm, những giúp đỡ từ anh chị em, thân nhân đã tới lúc cần có vì việc chăm sóc là trách nhiệm chung của cả gia đình.

    Thường thì một người tình nguyện chăm sóc thường xuyên. Còn người khác phụ giúp khi được yêu cầu hay khi có cơ hội thuận tiện. Sắp xếp sao để tránh khỏi một người bị kiệt sức. Hoặc đưa tới bất hòa giữa anh chị em. Một người mẹ có thể chăm sóc cả bầy con mười đứa, nhưng khi cha mẹ già thì mười đứa con không chăm sóc được một mẹ. Kể cũng éo le, tội nghiệp.

    Sau một thời gian cố gắng, người chăm nom bắt đầu có những dấu hiệu khó khăn. Đôi khi họ cố tình gạt bỏ những nhu cầu riêng, quên những đau ốm cá nhân để lo cho người thân yêu. Có người từ chối sự tiếp tay của anh chị em hoặc bạn bè, nhóm hội. Họ cứ nghĩ có đủ sức làm mọi việc và nếu nhận sự tiếp tay là thú nhận thất bại, kém khả năng. Có người cho là chỉ có mình mới chăm sóc chu đáo, không tin ở người khác.

    Để rồi kiệt sức, ngã bệnh. Thử tưởng tượng một người không có sức khỏe dồi dào, săn sóc một người không khỏe lắm, thì chắc kết quả cũng chẳng được mấy hoàn hảo, như ý muốn của đôi bên.

    Theo mấy ông bà thống kê thì người cống hiến chăm sóc bị cao huyết áp gấp đôi người khác, 91% bị trầm cảm, bốn lần bực bội, cau có hơn người nhận. Họ bất mãn vì đã cố gắng hết mình mà tình trạng người thân mỗi ngày mỗi suy kém, nên họ phải cố gắng hơn trong việc chăm sóc. Họ có cảm tưởng như mình là người duy nhất có thể trông nom chu đáo được cho người thân, luôn luôn e ngại rằng sự săn sóc của anh chị em sẽ làm cha mẹ già suy yếu hơn.

    Đôi khi họ thấy không có được một thì giờ dành cho mình, một chút riêng tư với chồng con. Rồi tính tình thay đổi, hay cau có, bực tức, giận dỗi vu vơ; cảm thấy khó chịu với người mình đang trông nom, đã chẳng chịu hợp tác lại còn bướng bỉnh, đòi hỏi.

    Lâu lâu họ thấy trong người mệt mỏi, ngủ không được. Nhiều sáng họ sợ không dám thức dậy, sợ phải đương đầu với những thường lệ mỗi ngày lại diễn ra.

    Ngoài ra, dịch vụ chăm sóc cũng gây trở ngại cho công việc làm ăn, cho đời sống giao tế hàng ngày. Và đôi khi họ không còn thấy vui vẻ kiêu hãnh về trách nhiệm của mình, hoặc cảm thấy tội lỗi về những ý nghĩ không tốt của mình đối với người thân.

    Rồi một lúc nào đó ngã bệnh, buông xuôi...


    ...Để tiếp tục chăm lo cho mẹ, Vân đã dành cho bản thân chị một vài chăm sóc, nhân nhượng. Vân đã như nghe thấy từng thớ thịt kêu gào với Vân, “cho tôi nghỉ chút xíu chứ, bạn đã sử dụng quá sức lao động của tôi để phục vụ bà cụ rồi đó”!

    Vân đã sẵn sàng, dễ dãi tiếp nhận sự giúp đỡ của anh chị em.

    Cô Lan ơi, tuần sau lên đón mẹ về với em, đỡ hộ chị mươi ngày nhé, anh chị định đi xả hơi ngoài biển.

    Anh Hoan ơi, bác sĩ nói mẹ cần uống thêm sữa đậu nành, hay là anh nói với chị làm hộ em mỗi tuần vài lít nhé.

    Chị đã xen kẽ xả hơi và chăm sóc để duy trì sinh lực, lấy lại nhiệt tâm. Dạo này Vân để ý đến ăn uống đầy đủ dinh dưỡng hơn. Ngày nào chị cũng dành 15 phút để vận động cơ thể.

    Nàng lo nhất là bị rối loạn giấc ngủ. Ban đêm nhiều khi Vân phải thức dậy giúp đưa mẹ vào phòng tắm, lấy miếng nước, viên thuốc cho mẹ. Vân biết là mất ngủ sẽ mau đưa tới nhiều tiêu hao tinh thần thể xác.

    Chị cũng đã nghĩ đến một ngày nào đó phải cần đến sự giúp đỡ của các dịch vụ chăm sóc người già của chính phủ, của các tổ chức trong cộng đồng, tôn giáo, xã hội, những nhóm hỗ trợ tư nhân, trung tâm chăm sóc ban ngày. Các dịch vụ này có sẵn tại mỗi địa phương lớn nhỏ tại Hoa Kỳ.

    Nhưng quan trọng nhất vẫn là nói chuyện với anh chị em. Để phân chia công việc săn sóc, phụng dưỡng người mẹ cô đơn được chu đáo trong những năm tháng còn lại của Mẹ...

    Vì:

    “ Mẹ già như chuối chín cây”.

    Rụng lúc nào, không biết.

    Cũng như Cha đã về nguồn cách đây mấy năm.

    Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức M.D.

    Texas- Hoa Kỳ

    © http://vietsciences.free.frhttp://vietsciences.org Nguyễn Ý-Đức
  6. hailua7777

    hailua7777 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    88
    Bếp củi giữa phố: Ấm phận nghèo trong giá rét

    1



    [​IMG] Những bếp lửa tự tạo về đêm ở Hà Nội. (Ảnh: Trung Hiền/ Vietnam+).








    Nhiều ngày nay, trên một số con phố, vỉa hè Hà Nội xuất hiện dày đặc những "bếp lửa" di động của dân nghèo và người lao động xa quê, phần nào làm dịu bớt cái rét như cắt da cắt thịt.
    Đêm! Hà Nội lạnh thấu xương, gió len lỏi, gặm buốt những thớ thịt của người đi đường là lúc tôi khoác áo xuống phố với hy vọng "mục sở thị” những cư dân nghèo đang gồng mình chống lại giá rét.
    Con phố Tây Sơn có chiều dài chưa đầy 2km nhưng dễ có đến gần chục bếp lửa bập bùng, "mời gọi" những ai đang đi trên phố. Nói là bếp cho nó… oách, chứ thực tế chỉ có hai viên gạch, vài cành củi khô… Thế nhưng, nó lại quý giá đến lạ kỳ với những người lao động tỉnh lẻ, đang co ro vì tiết trời giá buốt.
    Đa phần, những bếp lửa này được nhóm cạnh hàng quán trà đá ở vỉa hè. Chủ nhân của nó là cánh xe ôm, lao động tỉnh lẻ đợi việc, dân công sở, sinh viên…
    Anh Hoan, quê Yên Bái làm nghề lái xe ôm, vừa xì xụp chén trà bốc khói, xoa xoa đôi bàn tay tím tái bên bếp lửa, bảo rằng, mấy hôm nay, không có bếp lửa này chắc cánh xe ôm chả dám ra đường. Thời tiết gì mà lạnh buốt tận xương!
    “Đêm đến, cái rét gấp hai, ba lần, anh em lao động không tài nào chợp mắt được bằng những chiếc chăn mỏng, tạm bợ, sơ sài của phòng trọ chung. Bếp lửa ngoài phố, bếp lửa trong xóm nghèo cũng giúp anh em chúng tôi vượt qua cái giá rét," anh Hoan bùi ngùi.
    Những đống lửa được nhóm lên cũng khiến đám học sinh tan học sà xuống hơ tay cho đỡ rét. Một số thanh niên còn tỏ ra thích thú, bởi họ lần đầu tiên được sống trong cảnh thôn dã với bếp lửa hồng.
    Bác Ngụ, từ Thanh Hóa ra Hà nội làm thợ xây, tay vân vê điếu thuốc lá Du lịch, cầm que củi châm lửa. Rít một hơi dài, bác chia sẻ: "Sợ nhất là trời mưa, củi ướt, không nhóm nổi lửa mà sưởi. Những ngày này việc làm ế ẩm, lại nghe tin ở quê gia súc đang bệnh tật, chết dần vì rét mướt. Cơ cực lắm cô ạ.”

    Bà Dần, bán trà đá trên vỉa hè Đại học Thủy Lợi thì phân trần về bếp lửa của mình: “Nhóm lửa bên vỉa hè là bị cấm đấy, nhưng lạnh thế này phải đốt ‘chui’ thôi, được phút nào hay phút ấy. Cháu xem, ngồi quán cóc vỉa hè chủ yếu là dân lao động xa quê, sinh viên nghèo, có cái bếp lửa cũng như chiếc áo ấm...”
    “Một lát nữa thôi, cháu sẽ thấy nhiều anh mũi lõ, cô đầm có tiếng là người xứ lạnh vẫn phải ghé vào quán tập uống trà nóng, nói xì xà xì xồ xin phần sưởi bếp, ngộ lắm," bà Dần tiếp lời.
    Thế nhưng, giọng bà hàng nước cũng nghèn nghẹn, kể, có lần, một thanh niên lao xe từ trong ngõ, bất cẩn xuýt va vào đống lửa, làm đôi giày bị bám chút bụi than. Bà Dần chưa kịp cười xòa, hỏi thăm, người ấy đã giận giữ quát: “Điên à, rét thì về nhà, đốt lửa ở đây khói mù mắt, ai nhìn được.”
    Trên thực tế, việc đốt lửa sưởi ấm cũng gây không ít phiền hà cho người đi đường cũng như cư dân xung quanh. Khi có cơn gió thốc qua, bụi từ những chiếc bếp di động sẽ bay tứ tán rất khó chịu. Những hôm gặp trời mưa, tro bẩn bê bết trên đường phố, khiến những người lao công thêm phần vất vả.
    Chị Hoa, nhân viên môi trường đang lúi húi quét một bếp lửa tàn bên vệ hè phố Chùa Bộc, bực dọc: "Mấy hôm nay rồi, chúng tôi đến chết để dọn những đống than, củi chỏng chơ này. Lạnh quá khó mà cấm họ đốt lửa sưởi ấm, nhưng các vị ấm rồi phải có ý thức dọn dẹp, không thể biến chúng tôi thành nạn nhân được..."
    Bác Ích, nhân viên môi trường ngao ngán nhìn đống củi bày bừa trên vỉa hè đường Giải Phóng, thở dài: "Hôm nào, trời mưa gió thì đến khổ với loại rác mới này. Bởi, những đống tro tha hồ tung tóe, bám chặn lấy mặt đường trở thành thứ bụi bẩn khó kiểm soát.”
    Ở những vỉa hè mới được làm mới, gạch còn đỏ au, nhưng những đống lửa đã làm hằn rõ những mảng cháy, nhem nhuốc. Còn tại những con phố mà vỉa hè cũ, những bếp lửa di động này sẽ khiến bề mặt nền, gạch bị nứt, vỡ thủng.
    Chị Hoa bực dọc: “Có lẽ chúng tôi sẽ kiến nghị dân phòng, ******* phường vào cuộc để dẹp bỏ.”
    Thế nhưng, với cái rét kéo dài như thế này, dù không muốn, những chiếc bếp lửa di động trên vỉa hè Hà Nội sẽ vẫn xuất hiện. Nghĩ cho cùng, người nhóm lên chúng cũng cực chẳng đã vì kế mưu sinh. Vậy nên, trước mắt cần ý thức cao của những người này trong việc nhóm ở đâu và phải thu dọn sạch sẽ khi sưởi xong, hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng không tốt tới môi trường, mỹ quan thành phố./.

    Thiên Minh (Vietnam+
  7. hailua7777

    hailua7777 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    88
    Chùm ảnh: Trẻ em vùng cao nhọc nhằn kiếm sống
    (Dân trí) - Đi đâu trên vùng cao Tây Bắc, chúng tôi vẫn thường bắt gặp cảnh tượng đáng thương của trẻ em vùng cao sau mỗi buổi đến trường lại nhọc nhằn giúp bố mẹ kiếm sống.
    Vì thế xin đừng trách nhiều học sinh vùng cao học yếu bởi vì cuộc sống thường ngày của gia đình còn gian khó thì các em làm sao được thảnh thơi học bài hay vui chơi!
    [​IMG]
    Vớt tép ở một con suối thuộc tỉnh Lai Châu.
    [​IMG]
    Đường cày, bừa của một em bé vùng cao Bát Xát (Lào Cai).
    [​IMG]
    Một em lấy cỏ về cho cá ở Hà Giang.
    [​IMG]
    Đi chăn Dê giúp gia đình được chụp tại Điện Biên
    [​IMG]
    Hai em bé người Dao Đỏ (Tả Phìn) đi bán hoa Chuối rừng cho các khách sạn trên Sa Pa (Lào Cai).
    [​IMG]
    Lấy cỏ cho gia súc ở Hà Giang
    [​IMG]
    Lấy từng can nước về sinh hoạt ở xã Pha Long (Mường Khương - Lào Cai).
    [​IMG]
    Thu hoạch lúa ở Mù Căng Chải (Yên Bái).
  8. hailua7777

    hailua7777 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    88
    Bài học về lòng nhân ái
    Khi còn nhỏ, tôi đã được mẹ dạy bài học về lòng nhân ái. Hồi đó ở cái xã nghèo quê tôi, người ăn xin rất nhiều. Họ không những ngồi ở đầu đường, góc chợ mà còn đến gõ cửa từng nhà một để xin ăn.
    Hoàng Yến Anh
    Trong khi những người hàng xóm khác đóng cửa không cho vào hoặc mỗi khi nhìn thấy ngoài ngõ đều xua tay: "Ông/bà đi đi, tôi không có gì cho đâu", thì mẹ vẫn mở cửa cho họ, ngồi nói chuyện với họ dăm vài ba câu rồi cho họ bo gạo, cái bánh hay bất kì cái gì đó mà người ăn xin có thể dùng được.
    Ngày đó tôi có thói quen "sợ" những người đi ăn xin nên thường nấp trong nhà theo dõi, cho đến khi họ đi rồi mới ló mặt ra và hỏi mẹ tại sao lại cho người ta trong khi nhà mình cũng không có nhiều. Những lúc như vậy mẹ gọi cả hai chị em lại ngồi cạnh và giải thích cho chúng tôi hiểu vì sao mẹ lại làm như thế.
    Sau này khi chúng tôi vào cấp 2, mỗi năm nhà trường có chiến dịch ủng hộ đồng bào lũ lụt miền trung, tôi về kể với mẹ, rồi sau đấy mẹ mua hàng chục cuốn vở và bao nhiêu là đồ dùng học tập gửi tới ban giám hiệu nhà trường. Mỗi lần sau phong trào đó, thể nào tôi và em trai cũng được tuyên dương trước cả trường trong giờ chào cờ vì "tấm lòng nhân ái". Những lúc như vậy mọi con mắt đổ dồn về phía hai chị em. Tôi không biết em trai nghĩ gì lúc đó, còn tôi thì xấu hổ vô cùng. Những lời đàm tiếu bắt đầu vang lên, nào là "bố mẹ nó thừa tiền có khác" hay "con nhà giàu", mặc dù hồi đó nhà tôi không giàu chút nào, cuộc sống gia đình có khá hơn một chút, nhưng cũng là công sức bỏ ra từ hai bàn tay trắng của bố mẹ mà đi lên.
    [​IMG]
    Tôi thấy bực mình với những lời đàm điếu nên về nói với mẹ: "Lần sau mẹ đừng có làm như thế nữa nhé", nhưng mẹ dường như chẳng để ý đến cái lời nói "vô tri vô giác" của tôi nên vẫn cứ tiếp tục làm. Không những thế, mẹ còn nhận nuôi thêm cả T - cậu bạn học cùng lớp có hoàn cảnh đặc biệt nhưng học rất giỏi. Mẹ đóng học phí cho T, mua sách vở, quần áo làm tôi nhiều lúc... ghen tị. Nhưng rồi dần dần, tôi quen với điều đó, vì T đã trở thành một người bạn thân cuủa hai chị em tự lúc nào. Chúng tôi cùng học chung, cùng ăn chung và thậm chí ba đứa còn ngủ chung trên một chiếc giường. Tự khi nào T đã trở thành một thành viên trong gia đình bé nhỏ của tôi.
    Có lẽ những bài học nhân ái giản dị của mẹ đã chạm đến ngõ ngách xâu xa trong trái tim thơ bé của tôi, nên sau này khi lớn hơn một chút, tôi cũng bắt đầu giống như mẹ. Tất nhiên tôi không thể giúp họ bằng vật chất được, nhưng trái tim tôi bắt đầu nhóm lên ngọn lửa yêu thương. Tôi giữ nó cho riêng mình mà không ai hay, kể cả mẹ. Tôi thấy mình sẽ thật xấu hổ nếu như để cho ai đó biết được bí mật đó của mình.
    Hồi đó, tôi rất chăm đọc báo Thiếu niên Tiền phong và hay để ý tới những tấm gương nghèo vượt khó, rồi tôi nhịn ăn sáng một vài hôm, để dành tiền gửi cho họ, chỉ vài nghìn ít ỏi thôi nhưng đối với tôi, việc làm đó rất có ý nghĩa. Tôi không bao giờ để lại địa chỉ để mong nhận lại một lời cảm ơn, vì tất cả những điều đó xuất phát từ tấm lòng của tôi. Rồi tôi cũng không còn thấy "sợ" những người ăn xin nữa, bởi tôi biết họ cũng chỉ là con người, có điều không may mắn được như tôi.
    Sau này khi bước ra đời, xa vòng tay cha mẹ, tôi vẫn giữ cho mình tình nhiệt huyết yêu thương và lòng người nhân ái. Tôi vẫn giúp đỡ mọi người bằng tất cả những gì có thể với không một toan tính thiệt hơn. Sự giúp đỡ không dừng lại ở việc cho người ăn xin một cái gì đó như ngày xưa nữa mà nó mang một ý nghĩa khác xâu xa hơn về mặt tình cảm. Lòng nhân ái đôi khi không chỉ là cho đi từ vật chất mà đôi khi cũng cần lắm một sự giúp đỡ tinh thần. Giá trị của tình người thường thể hiện qua cái cách mà người ta đối xử với nhau, dù là tình yêu, tình bạn hay bất kì một tình cảm nào.
    Tôi là một người may mắn, may mắn hơn rất nhiều người vì tôi không quá giàu mà cũng không quá nghèo. Tôi được đi nhiều, được tiếp cận thế giới với rất nhiều mặt trái, cái mà người ta ít khi tưởng tượng. Bạn tôi nói luôn mơ ước một ngày được tới Paris, thành phố kiều diễm và lộng lẫy. Tôi chỉ cười. Trước đây, khi chưa tới Paris, tôi cũng từng nghĩ về Paris như thế, nhưng khi tới Paris rồi, kí ức đọng lại trong tôi không chỉ là một kinh thành ánh sáng nữa, thay vào đó là những ngõ ngách nghèo nàn với hàng trăm, hàng vạn người ăn xin. Bất cứ nơi nào ở Paris bạn cũng có thể gặp người ăn xin, để rồi bàng hoàng khi những người bạn châu Âu của tôi nói rằng: "Ở châu Âu, ăn xin cũng là một cái nghề kiếm được khối tiền đấy!".
    Tôi chợt nhớ tới những người ăn xin áo rách quê mình, họ nghèo, nghèo thật nên mới phải đi ăn xin như thế. Họ cầu mong sự thương hại (hay tấm lòng nhân ái) từ người khác. Có lẽ ở Việt Nam, mọi người sẽ nói "nhìn dần thành quen", nhưng tôi không biết đã có ai một lần dừng lại và cho họ vài đồng bạc lẻ? Những đồng bạc lẻ đó sẽ không làm cho những người ăn xin đó giàu hơn, nhưng nó sẽ mang một ý nghĩa khác nếu tất cả cùng làm.
    Nhiều người hay hỏi làm thế nào để tìm được ý nghĩa của cuộc sống, tôi thường lặng mình rất lâu, không lẽ nói với họ rằng, hãy bước ra ngoài và dành cho người ăn xin một vài đồng bạc lẻ, nhìn họ rồi hãy nhìn lại chính mình. Khi đó bạn sẽ tìm ra được ý nghĩa của cuộc sống. Tôi chưa nói với ai điều đó cả nhưng tôi biết mình đã nghĩ rất thật. Cho người khác niềm vui, niềm hy vọng, tức là bạn cũng đang tự cho mình một niềm vui và niềm hy vọng. Lòng nhân ái chưa bao giờ là thừa giữa cuộc đời này cả.
    Trên bước đường tôi đi, tôi cũng đã nhận được nhiều tấm lòng từ người khác, có cả những người tôi chưa gặp một lần trong đời mà chỉ tiếp xúc qua các phương tiện truyền thông. Khi đọc những bài viết của tôi, họ đã dành cho tôi rất nhiều điều quí báu. Tôi từng ngơ ngác hỏi: "Sao cô/chú lại tốt với cháu đến như vậy trong khi cô/chú không hề biết cháu là người như thế nào?" thì họ nói: "Cô gái ạ, cháu là một người tốt với một tâm hồn đẹp. Tôi tin vào linh cảm của mình. Tôi giúp cháu vì tôi biết cháu đã giúp nhiều người khác, tôi giúp cháu vì tôi hy vọng rằng sau này khi các con tôi bước vào đời, nếu tôi không thể giúp được chúng thì sẽ có những bàn tay khác nâng đỡ chúng". Và tôi đã bật khóc.
    Tôi chưa phải là một người giàu có để có thể "nhân ái" với mọi người bằng vật chất cao lớn, tất cả những gì tôi có thể làm được lúc này là cho đi những điều tôi nhận được dù là nhỏ nhoi. Tôi đang nỗ lực điều đó bằng những giá trị tinh thần dành cho nhiều bạn trẻ lúc này. Tôi không mong họ trả ơn tôi bằng một điều gì đó, tôi chỉ mong rằng họ sẽ tiếp tục cùng tôi tiếp nối chặng yêu thương, chặng của những bài học nhân ái từ những điều nhỏ nhoi vụn nhặt nhất giữa đời thường như là ngày xưa mẹ từng dạy nó cho tôi.
    Viết đến đây tôi bỗng chợt nhớ đến 2 câu thơ đã đọc được đâu đó và cũng xin mượn hai câu thơ này để kết thúc cho bài viết của mình:
    Cảm ơn đời đã cho tôi thấu hiểu
    Hạnh phúc nhận về là khi biết cho đi

    Cuộc sống thật thú vị khiến cho ta nửa khóc nửa cười, song nó chỉ dung nạp những ai vững bước đi lên!

    Tác giả- Hoàng Yến Anh.
  9. hailua7777

    hailua7777 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    88
    Nên ăn ngô nếu bị gan nhiễm mỡ Ngô là thứ ngũ cốc đặc biệt thích hợp với người bị gan nhiễm mỡ do chứa nhiều acid béo không no, giúp thúc đẩy chuyển hóa chất béo. Rau cần, nhộng, nấm hương cũng là thực phẩm thích hợp với bệnh này.

    Trong y học cổ truyền không có bệnh danh gan nhiễm mỡ, nhưng căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng, có thể thấy bệnh thuộc phạm vi chứng “tích tụ”. Người bị gan nhiễm mỡ nên ăn các thực phẩm sau:

    Ngô: Theo nghiên cứu của y học hiện đại, ngô chứa nhiều acid béo không no, có khả năng thúc đẩy quá trình chuyển hóa của chất béo nói chung và cholesterol nói riêng. Trong dinh dưỡng học cổ truyền, ngô thường được dùng cho những trường hợp tỳ vị hư yếu, chán ăn, tiểu tiện bất lợi, phù thũng, rối loạn lipid máu, thiểu năng mạch vành. Thường dùng dưới dạng bánh hoặc cháo bột ngô.

    Nhộng: Theo dược lý học hiện đại, nhộng có tác dụng làm giảm cholesterol huyết thanh và cải thiện chức năng gan. Thường dùng dưới dạng các món ăn hoặc tán bột uống.

    Nấm hương: Là thực phẩm lý tưởng cho người bị gan nhiễm mỡ. Trong nấm hương có những chất làm giảm cholesterol trong máu và tế bào gan. Thường dùng dưới dạng thực phẩm.

    Lá trà: Kinh nghiệm dân gian cho rằng lá trà có tác dụng giải trừ các chất bổ béo. Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy trà có khả năng làm tăng tính đàn hồi thành mạch, làm giảm cholesterol máu và phòng chống sự tích tụ mỡ trong gan.

    Lá sen: Cũng có tác dụng làm giảm mỡ máu, giảm béo và phòng chống sự tích tụ mỡ trong tế bào gan. Được dùng dưới dạng hãm với nước sôi uống thay trà hoặc nấu cháo lá sen.

    Rau cần: Chứa nhiều vitamin, có công dụng làm mát gan, hạ cholesterol máu, thúc đẩy quá trình bài tiết các chất phế thải và làm sạch huyết dịch. Thường dùng làm rau ăn.

    Kỷ tử: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, kỷ tử có tác dụng ức chế quá trình tích tụ chất mỡ trong tế bào gan, thúc đẩy sự tăng sinh tế bào gan và cải thiện chu trình chuyển hóa chất béo.

    Ngoài ra, người bị gan nhiễm mỡ nên trọng dụng:

    - Cải xanh, cải cúc, rau muống... có công dụng giải nhiệt, làm mát gan.

    - Cà chua, cà rốt, măng, bí đao, mướp, dưa gang, dưa chuột... có công dụng thanh nhiệt, lợi niệu.

    - Các loại dầu thực vật như dầu lạc, dầu vừng, dầu đậu tương chứa nhiều acid béo không no có tác dụng làm giảm cholesterol máu.

    - Các loại thịt cá ít mỡ và các thức ăn chế từ đậu tương, đậu xanh, đậu đen...

    Đồ uống cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ

    Trà khô 3 g, trạch tả 15 g. Hai thứ hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được; có công dụng bảo vệ gan, tiêu mỡ, lợi niệu, giảm béo. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trạch tả có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ cholesterol, triglycerid và lipoprotein có tỷ trọng thấp, góp phần phòng chống tình trạng vữa xơ động mạch.

    Trà khô 2 g, uất kim 10 g (có thể thay bằng nghệ vàng), cam thảo sao vàng 5 g, mật ong 25 g. Tất cả thái vụn, hãm với nước sôi, uống trong ngày. Có công dụng làm cho gan thư thái, tiêu trừ tích trệ và lợi niệu. Uất kim đã được chứng minh là có tác dụng điều chỉnh hội chứng rối loạn lipid máu khá tốt.

    Trà khô 3 g, cát căn (sắn dây thái phiến) 10 g, lá sen 20 g. Tất cả thái vụn hãm uống thay trà. Có công dụng giải độc, hạ mỡ máu, giảm béo. Cũng có thể chỉ cần dùng lá sen tươi hoặc khô thái vụn hãm uống thay trà hằng ngày cũng tốt.

    Rễ cây trà 30 g, trạch tả 60 g, thảo quyết minh 12 g. Tất cả thái vụn hãm uống hằng ngày. Có công dụng làm giảm mỡ máu và phòng chống béo phì. Loại trà rất thích hợp với những người bị nhiễm mỡ gan kèm theo tình trạng rối loạn lipid máu, bệnh lý mạch vành.

    Trà tươi 30 g, sinh sơn tra 10-15 g. Hai vị hãm nước sôi uống hằng ngày. Có công dụng tiêu mỡ giảm béo. Nghiên cứu dược lý hiện đại đã chứng minh sơn tra có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu rất tốt và góp phần thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất đường và chất béo trong gan.

    Hoa trà 2 g, trần bì 2 g, bạch linh 5 g. Ba thứ thái vụn hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Có công dụng kiện tỳ hóa thấp, lợi niệu trừ đàm.

    Cần chú ý kiêng kỵ các thực phẩm và đồ ăn quá béo bổ như mỡ động vật, lòng đỏ trứng, não và gan gia súc, bơ, các thứ quá cay nóng như gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, rượu, cà phê, trà đặc.

    SƯU TẦM

    __________________
    Bần cùng phố thị vô nhân vấn
    Phú tại thâm sơn hiếu khách tòng.
  10. hailua7777

    hailua7777 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    88
    Bệnh Lo Âu - Anxiety Disorder Lo âu là chuyện thường thấy trong đời sống của con người và là phản ứng bình thường khi có một khó khăn, căng thẳng, một hoàn cảnh ngang trái, đe dọa.

    Hàng ngày, đa số mỗi người chúng ta không nhiều thì ít ai cũng có chuyện này chuyện kia để mà lo nghĩ. Lo âu đôi khi cũng có lợi. Nó giúp ta vượt qua khó khăn hoặc đề phòng hoàn cảnh hiểm nguy có thể xảy ra.
    Nhưng nếu quá lo âu, nghĩ ngợi đến nỗi mất ăn, mất ngủ, không làm công việc hàng ngày được thì là bất thường và có thể là bị bệnh: Bệnh Lo Âu (Anxiety Disorder).

    Lo âu là một bệnh rất phổ biến.
    Tại Hoa Kỳ, Lo âu đứng hàng đầu trong số các tâm bệnh nhưng chỉ 25% bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị.
    Bệnh lo âu thấy ở mọi người, mọi giới, mọi tuổi nhưng nữ giới thường bị bệnh nhiều gấp đôi.

    Nguy cơ đưa tới bệnh lo âu

    Bệnh có thể gây ra do yếu tố di truyền, thừa kế gia đình, do tác dụng phụ của vài loại thuốc, hoặc do hậu quả một số bệnh thể chất.

    1-Di truyền:
    Đã có nhiều bằng chứng là bệnh lo âu có thể xảy ra cho nhiều thành viên trong một gia đình.
    Nghiên cứu cho thấy nếu một bé sinh-đôi đồng-tính (identical-twin) bị bệnh thì bé kia có nhiều khả năng bị lo âu hơn là ttruong72 hợp sinh-đôi-anh-em (Fraternal twins).

    2-Thay đổi hóa chất ở não bộ

    Vì dấu hiệu của bệnh lo âu thường thuyên giảm với dược phẩm có tác dụng thay đổi hóa chất ở não, nên các khoa học gia tin là hóa chất ở não có vai trò vào sự thành hình bệnh này.

    3-Cá tính con người

    Nghiên cứu cho thấy hành vi cá tính có thể gây ra bệnh lo âu, đặc biệt là những người kém tự tin và kém khả năng đối phó với sự việc.
    Ngược lại thì lo âu xảy ra ở tuổi niên thiếu có thể đưa tới kém tự tin, tự chủ khi lớn lên.

    4-Kinh nghiệm đời sống

    Chịu đựng những lạm dụng bạo hành, bất công nghèo khó trong thời gian lâu dài cũng có liên hệ tới việc phát sinh bệnh lo âu.
    Đôi khi lo âu cũng là hậu quả của lạm dụng thuốc gây ghiền như amphetamines, LSD hoặc Ectasy, thuốc “lắc”.
    Ngay cả khi tiêu thụ quá nhiều caffeine cũng tạo ta cảm giác hồi hộp, lo âu.

    Diễn tiến bệnh

    Bệnh nhân có cảm giác lo sợ rất mạnh, kèm theo nhiều thay đổi về tâm trạng, về sự suy nghĩ và vế các hành vi của mình.
    Nếu không được điều trị, bệnh trở nên trầm trọng và gây khó khăn cho đời sống.

    Bệnh nhân sẽ liên tục bị những cơn hoảng sợ ám ảnh, hành hạ, có những ý nghĩ không hợp lý, những hành vi kỳ quặc, những cơn ác mộng, hồi tưởng cũng như nhiều dấu hiệu thể chất đáng ngại. Cơn hoảng sợ có thể đi đôi với nhiều bệnh cấp tính như cơn đau tim, cơn suyễn, cơn kinh phong, giảm đường huyết hoặc cường chức năng tuyến giáp...

    Phân loại

    Bệnh Lo Âu được chia ra làm nhiều loại:

    1-Bệnh hoảng sợ (Panic disorder).

    Bệnh nhân có nhiều cơn hốt hoảng (panic attack) với sợ hãi tột độ, tim đập nhanh, đau tức ngực, đổ mồ hôi, người run rẩy, khó thở, chóng mặt, nghẹt cuống họng, cảm giác tê liệt, mất định hướng, tưởng như sắp chết... Mỗi cơn kéo dài có khi tới cả 10 phút, đôi khi lâu hơn.

    Người hay bị cơn hoảng sợ có thể gặp nhiều khó khăn trong đời sống.
    Chẳng hạn nếu cơn hoảng sợ xảy ra ở một nơi công cộng thì họ sẽ sợ đám đông, không dám bén mảng, lai vãng. Hoặc cơn hoảng sợ xẩy ra trong cầu thang máy, thì không bao giờ họ sử dụng phương tiện lên xuống này.

    Bệnh nhân thường cũng hay bị trầm cảm, buồn phiền, xa lánh mọi người. Lâu ngày, họ sẽ rơi vào vòng lạm dụng rượu, cần sa ma túy, để mong thoát sự lo âu.

    Bệnh có thể điều trị bằng dược phẩm, liệu pháp tâm lý hoặc liệu pháp nhận thức. Bệnh nhân được hướng dẫn tìm hiểu về bệnh tình của mình và thay đổi hành vi, suy nghĩ.

    2-Bệnh lo âu toàn diện (Generalized Anxiety Disorders)

    Người bệnh luôn luôn ở trong tình trạng căng thẳng, sợ hãi mà không có nguyên nhân.
    Chẳng hạn họ sợ rằng thiên tai bão lụt sẽ sẩy ra trong khi thời tiết rất tốt. Họ cứ cho là sức khỏe của họ rất kém, mặc dù họ vẫn sinh hoạt, ăn ngủ bình thường.
    Bệnh nhân không nghỉ ngơi thư giãn được, dễ giật mình, rối loạn giấc ngủ, cảm thấy mệt mỏi, đau nhức toàn thân, ăn không ngon, buồn nôn, tay chân run rẩy, đổ mồ hôi, chóng mặt, khó thở… Không điều trị, bệnh không những gây ảnh hưởng xấu cho đời sống mà còn gây khó khăn trong công việc làm ăn.
    Thuốc chống lo âu, liệu pháp tâm lý có nhiều công hiệu để điều trị bệnh lo sợ toàn diện này.

    3-Bệnh ám ảnh sợ hãi (Phobia).

    Người bệnh có những nỗi sợ quá đáng với các hoàn cảnh thường nhật, những sự việc thường xảy ra và những nơi thường tới. Họ trở nên thu mình, không dám đi ra ngoài.Có người sợ đi xe hơi, máy bay vì nghĩ tới tai nạn có thể đến.
    Ám ảnh sợ hãi đáp ứng tốt với tâm lý trị liệu.

    4-Bệnh ám ảnh cưỡng bức (Obsessive-compulsive disorder)

    Bệnh nhân có những ý nghĩ hoặc hành động cố chấp và tái diễn.
    Vì sợ hãi một sự kiện nào đó, họ nghĩ rằng có thể kiểm soát được sự việc bằng cách làm đi làm lại cùng một động tác. Chẳng hạn vì ám ảnh với sợ bị lây bệnh, họ rửa tay liên tục nhiều lần. Hoặc đã khóa cửa trước cửa sau trước khi đi ngủ, nhưng họ vẫn chưa yên tâm, trở lại kiểm soát cửa ngõ nhiều lần.

    Tâm lý trị liệu và một vài dược phẩm có thể được dùng để điều trị sự ám ảnh này.

    5-Hậu chấn thương căng thẳng (Post traumatic stress disorder)

    Bệnh xẩy ra sau khi bệnh nhân là nạn nhân hoặc chứng kiến những biến cố trầm trọng gây ra thương tích thể chất và tinh thần. Các biến cố có thể là chiến tranh, khủng bố, tù đầy, bắt cóc, hiếp dâm, mất việc, mất người thân yêu...

    Bệnh nhân trở nên lạnh nhạt với mọi người, tránh không muốn nghe những hoàn cảnh có thể gợi lại biến cố cũ, nhưng ban đêm lại hay có ác mộng về biến cố. Tính tình của họ thay đổi, trở nên nóng nẩy, khó tính, hay gây sự đôi khi hung giữ.

    Bệnh có thể chữa được bằng dược phẩm và liệu pháp hành vi.

    Ðiều trị

    Bệnh lo âu có thể điều trị được bằng dược phẩm và tâm lý trị liệu. Bệnh nhân được hỗ trợ, giải thích để có thể kiểm soát các phản ứng sợ hãi với hoàn cảnh hoặc sự việc

    Nếu cho là đang có bệnh lo âu, nên nói cho bác sĩ gia đình biết các triệu chứng bệnh và yêu cầu giới thiệu tới một bác sĩ chuyên khoa tâm lý. Vị bác sĩ này sẽ chẩn đoán bệnh và chữa trị cho mình.

    Ngoài ra, có nhiều cơ quan tư vấn hoặc đường dây điện thoại cấp cứu mà người bệnh có thể sử dụng, nhất là khi cơn lo âu, hoảng sợ đưa tới ý định quyên sinh tự tử hoặc bạo động, hành hung.
    SƯU TẦM __________________
    Bần cùng phố thị vô nhân vấn
    Phú tại thâm sơn hiếu khách tòng.

Chia sẻ trang này