kính gửi các bác trên F319 hai thông tin!(thanks MODs)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hailua7777, 13/01/2011.

6074 người đang online, trong đó có 790 thành viên. 12:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2453 lượt đọc và 63 bài trả lời
  1. hailua7777

    hailua7777 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    88
    Mẹo xóa sẹo ở tay chân


    Để xóa sẹo ở tay và chân, chà vỏ chanh lên chỗ sẹo 5-7 phút mỗi ngày, làm hai lần mỗi ngày trong vòng một tuần.

    Để trị vết đen ở khuỷu tay và phần dưới cánh tay, giải pháp hữu hiệu là dùng hỗn hợp kem sữa tươi, bột nghệ và 2-3 giọt chiết xuất từ lá húng quế thoa lên vùng bị đen, để qua đêm và rửa sạch vào hôm sau. Làm như thế trong bảy buổi tối.

    Nghiền nát chuối chín, thêm một ít bơ xoa lên tay và chà xát nhẹ, da tay sẽ thêm mịn màng.

    SƯU TẦM
  2. hailua7777

    hailua7777 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    88
    1-Thuốc chống trầm cảm là gì?

    Như tên gọi, thuốc Chống Trầm Cảm (antidepressants) là những dược phẩm được dùng để chữa bệnh buồn rầu, trầm cảm và một vài tâm bệnh khác. Thuốc có tác dụng tăng chất dẫn truyền thần kinh serotonin, norepinephrine và dopamine ở não bộ và được uống một lần hoặc nhiều lần trong ngày.
    Thuốc rất hữu hiệu để giúp người bệnh cảm thấy phấn khởi, yêu đời và trở lại với sinh hoạt thường nhật.

    2-Thuốc tác động như thế nào?


    Hầu hết các thuốc chống trầm cảm có tác dụng làm chậm sự mất mát một vài hóa chất ở não bộ. Các chất này có công dụng gây hưng phấn tinh thần và nhiều chức năng khác như ăn ngon, ngủ say, suy nghĩ tốt. Ðó là chất serotonin và norepinephrine. Các chất này được tiết ra ở phần cuối của tế bào thần kinh và có nhiệm vụ chuyển tín hiệu thần kinh từ tế bào này sang tế bào kế tiếp. Ở người bị bệnh trầm cảm, sau khi được sản xuất, hóa chất chưa kịp tác dụng đã bị tế bào lấy lại (reuptake) quá sớm, do đó dẫn truyền tín hiệu thần kinh bị gián đoạn và gây ra tâm bệnh.
    Thuốc chống trầm cảm chặn sự lấy lại quá sớm các chất này, tăng serotonin ở não và giúp bệnh nhân giảm cảm giác buồn rầu, thất vọng, chán nản.

    3-Có bao nhiêu loại thuốc chống trầm cảm?

    Hiện nay trên thị trường có trên 30 loại thuốc CTC và được chia làm nhiều nhóm:

    a- Nhóm CTC 3 vòng (Tricyclic antidepressant) đã được dùng từ nhiều chục năm nay. Nhóm này chặn sự “lấy lại” quá sớm chất dẫn truyền thần kinh serotonin và norepinephrine ở giao điểm các tế bào thần kinh.
    Thuốc ở nhóm này gồm có: amitriptyline (Elavil), amoxapine, desipramine (Norpramin), doxepin (Sinequan) imipramine (Tofranil), nortriptyline (Aventyl, Pamelor), protriptyline (Vivactyl), trimipramine (Surmontil).
    Thường thường, các thuốc này ít được dùng để chữa trường hợp bệnh nhân mới bị bệnh, vì có nhiều tác dụng phụ.

    b- Nhóm Chặn sự Lấy Lại serotonin (Selective serotonin reuptake inhibitors). Khi não thiếu serotonin, người bệnh sẽ trở nên buồn rầu. Nhóm thuốc này chỉ chặn sự “lấy lại” quá sớm chất serotonin mà không đả động gì tới norepinephrine và dopamin
    Ðây là nhóm thuốc được ưu tiên sử dụng để chữa trầm cảm. Thuốc công hiệu như các nhóm khác mà lại ít tác dụng phụ và ít nguy hại khi chẳng may uống quá liều lượng.
    Các thuốc hiện có trên thị trường là citalopram (Celexa), fluoxetine (Prozac), paroxitine (Paxil), escitalopram (Lexapro), sertraline (Zoloft).

    c- Nhóm thuốc khác.
    Các thuốc CTC khác có tác dụng không giống như hai nhóm trên.
    Thuốc thường dùng là bupropion (Wellbutrin), trazadone, venlafaxine..
    Thuốc ít được dùng hơn là loại ức chế men monoamine oxidase (MAOI) như phenelzine (Nardil), tranylcypromine (Parmate), selegiline (Emsam)...

    4- Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm.

    Thuốc CTC có thể gây ra các tác dụng phụ như sau:

    a-Buồn nôn
    Ðây là tác dụng phụ thường thấy nhất của thuốc CTC và cũng là lý do khiến bệnh nhân ngưng thuốc. Ngay tuần lễ đầu sau khi uống thuốc là buồn nôn đã xảy ra. Nhưng khó khăn này cũng ngưng mau sau khi uống thuốc vài tuần hoặc khi cơ thể quen với thuốc.
    Ðể tránh buồn nôn, nên uống thuốc khi no bụng, uống nhiều nước, dùng thêm thuốc chống chất chua bao tử. Nếu có thể, uống loại thuốc tan chậm.
    Nên nói ngay cho bác sĩ khi có tác dụng phụ này.

    b-Tăng cân
    Ăn ngon miệng và tăng cân rất thường xảy ra. Lên cân có thể là do giữ nước trong cơ thể, không vận động hoặc ăn ngon hơn khi thuốc CTC làm bệnh nhân yêu đời hơn.
    Ðể tránh tăng cân, nên ăn uống lành mạnh, nhiều rau trái cây và các loại hạt; giảm chất ngọt, chất béo; vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày. Nên cho bác sĩ hay là đang lên cân để có thể lựa thuốc khác cùng công hiệu mà ít lên cân.

    c-Rối loạn ********
    Rối loạn ******** có thể là giảm ước tình (libido), loạn cương dương, chậm *********, giảm khoái cảm (orgasm) và có thể kéo dài trong suốt thời gian dùng thuốc.
    Nhóm SSRI (Prozac, Paxil) thường gây ra rối loạn này nhiều hơn, đặc biệt là bệnh nhân cảm thấy chậm hoặc không có khoái cảm.
    Nhóm thuốc 3 vòng lại hay gây ra rối loạn cương dương.
    Ðể tránh tác dụng ngoại ý này, nên nói với bác sĩ đổi thuốc; uống loại chỉ cần một viên mỗi ngày và lập kế hoạch giao hợp trước giờ uống thuốc; xin bác sĩ cho thuốc chữa rối loạn ********. Ðôi khi có thể xin ngưng thuốc một vài ngày trong tuần.

    d-Mệt mỏi, buồn ngủTác dụng này rất thường xảy ra nhất là vào tuần lễ bắt đầu uống thuốc CTC.
    Ðể tránh khó chịu, nên ngủ mươi phút vào ban ngày, vận động nhẹ, không lái xe cho tới khi hết mệt mỏi, uống thuốc hai giờ trước khi đi ngủ.

    đ-Mất ngủMột vài loại thuốc CTC có tác dụng kích thích thần kinh, làm cho con người tỉnh táo và đưa tới khó đi vào giấc ngủ hoặc thức dậy ban đêm, mệt mỏi ban ngày.
    Do đó, có thể uống thuốc vào buổi sáng, giảm sử dụng thực phẩm có caffeine, thực tập thư giãn trước khi đi ngủ.
    Nếu cần, nói với bác sĩ cho uống một chút thuốc an thần vào buổi tối.

    e-Khích động, bồn chồn, lo lắng
    Dưới tác dụng của vài thuốc CTC, bệnh nhân cảm thấy như có nhiều sinh lực, tinh thần quá kích động, đứng ngồi không yên. Nếu tình trạng kéo dài, bệnh nhân sẽ luôn luôn căng thẳng, mệt mỏi.
    Ðể giảm khó khăn này, có thể xin bác sĩ cho thuốc an thần một thời gian ngắn và tập thiền định, thư giãm tâm hồn.

    g-Khô miệng
    Thuốc CTC thường hay gây khô miệng, giảm nước miếng.
    Có thể giảm thiểu khó khăn này bằng cách nhấm nháp một chút nước, ngậm viên đá cục, kẹo cao su không đường hoặc mua nước miếng thay thế tại tiệm thuốc tây.

    h-Mờ mắt vì thuốc CTC làm mắt khô
    Bác sĩ có thể cho toa mua thuốc nhỏ mắt đặc biệt làm ướt mắt hoặc thay đổi liều lượng thuốc CTC.

    i-Táo bón.
    Thuốc CTC 3 vòng làm rối loạn hệ tiêu hóa và gây ra táo bón
    Nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau trái cây, vận động cơ thể đều đặn. Nếu cần, uống thuốc làm mềm phẩn.

    5- Tương tác giữa thuốc chống trầm cảm và các thuốc khác

    Thuốc CTC có thể tương tác với nhiều dược phẩm khác và gây ra các phản ứng không tốt. Nếu có ý định uống thuốc CTC, nên nói cho bác sĩ biết các thuốc mình đang dùng, kể cả thuốc mua không cần toa bác sĩ và các dược thảo.
    Khi dùng thuốc MAOI, nên cẩn thận khi uống thuốc chữa cảm lạnh mua tự do, không được ăn pho mát, uống rượu.
    Dùng chung thuốc SSRI với MAOI và các thuốc khác có thể gây ra phản ứng trầm trọng, chết người vì có quá nhiều serotonin trong não.

    6- Thuốc chống trầm cảm nào tốt hơn?

    Có tất cả tới vài chục loại thuốc CTC, tất cả đều công hiệu và không có bằng chứng là thuốc này tốt hơn thuốc kia. Ngoài ra mỗi loại trầm cảm đáp ứng với thuốc một cách khác nhau. Thí dụ người vừa buồn rầu vừa dễ bị kích động sẽ cảm thấy khá hơn nếu dùng thuốc có tác dụng xoa dịu tinh thần. Còn người trầm cảm mà lại tự cô lập, tiêu cực sẽ cảm thấy vui vẻ, hòa nhập với mọi người hơn.
    Với mỗi loại thuốc CTC, có khoảng từ 70-80% bệnh nhân cảm thấy khá hơn. Tuy nhiên, thất bại với thuốc này không có nghĩa là cũng thất bại với thuốc kia.
    Ðôi khi bác sĩ phải thử với vài loại thuốc trước khi tìm ra loại công hiệu với người bệnh.

    7- Thuốc cần thời gian bao lâu để có công hiệu?

    Thuốc không có tác dụng ngay, mà thường thường phải từ 2 đến 4 tuần lễ sau khi dùng mới thấy hiệu quả. Vì thế cần phải kiên nhẫn để coi xem thuốc công hiệu hay không. Nếu một loại thuốc có khả năng tác dụng tốt mà ngưng quá sớm thì thuốc mất cơ hội chữa bệnh.
    Ngoài ra, liều lượng thuốc cũng phải đúng với nhu cầu bệnh.

    8- Khi thấy bớt buồn rầu, liệu có cần tiếp tục uống thuốc không?

    Vẫn cần phải tiếp tục uống.
    Thuốc CTC không giống như thuốc kháng sinh, chỉ cần uống vài tuần là đủ. Kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Khi ta cảm thấy bớt bệnh sau khi uống kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ có nghĩa là bệnh nhiễm khuẫn đã hết và không cần uống thêm kháng sinh nữa.
    Thuốc CTC không tác dụng như kháng sinh, mà tác dụng tương tự như viên tylenol chống đau đầu. Khi uống, tylenol làm giảm cơn đau, nhưng nguyên nhân gây đau vẫn còn đó và khi ngưng tylenol thì nhức đầu trở lại.
    Trong bệnh trầm cảm, nguồn gây bệnh là thay đổi sinh hóa học ở não và thay đổi này kéo dài. Vì thế cần phải uống thuốc CTC lâu hơn, dù triệu chứng bệnh đã giảm. Nguyên nhân đưa tới tái phát trầm cảm đều vì ngưng thuốc quá sớm.

    9- Như vậy tôi phải uống thuốc suốt đời hay sao?

    Thường thường, các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên tiếp tục dùng thuốc từ 6 tới 9 tháng sau khi đã hết bệnh. Tới lúc này, thay đổi sinh hóa trong não đã trở lại bình thường và người bệnh ít bị tái phát sau khi ngưng thuốc.
    Nhiều nghiên cứu mới đây cho hay, một số người bị trầm cảm kinh niên hoặc trải qua nhiều giai đoạn buồn rầu, cần phải uống thuốc lâu hơn. Ỡ những người này, trầm cảm cũng tương tự như các bệnh mãn tính cao huyết áp, cao đường huyết...cần điều trị lâu dài.
    Song hành với dùng thuốc CTC, bệnh nhân cũng được chữa trị bằng tâm lý để tìm hiểu và giải quyết nguyên nhân tinh thần của trầm cảm.

    10- Tôi nghe nói dược thảo cũng chữa được trầm cảm

    Có một vài loại thảo mộc, trong đó có thảo St John, đã được dùng để làm giảm lo âu trầm buồn. Một vài nghiên cứu ở Ðức cho biết cây này có tác dụng giảm trầm cảm tương đương với thuốc CTC. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu khoa học quy mô nào xác định nhận xét này.
    Mặc dù vậy, St John vẫn được bán trên thị trường và nhiều bệnh nhân trầm cảm vẫn tiêu thụ và cho hay họ ngủ tốt hơn và cũng bớt cơn buồn.
    Dùng thảo này chung với SSRI hoặc các dược phẩm khác có thể đưa tới tương tác trầm trọng. Ðề nghị tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi dùng dược thảo St John hoặc các loại cây con khá
  3. hailua7777

    hailua7777 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    88
    Màu sắc đôi bàn tay

    Bàn tay có màu xám là có bệnh ở gan.

    Bàn tay đỏ hồng, nóng ran, mềm nhũn, ẩm ướt là biểu hiện của cường năng giáp trạng. Trái lại, bàn tay có màu trắng bệch, lạnh ngắt, khô ráo, thô ráp là biểu hiện thiểu năng giáp trạng.

    Bàn tay có màu vàng là dấu hiệu của bệnh thương hàn hay hoàng đản.

    Bàn tay có màu vàng chanh là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường.

    Bàn tay ở tuổi 40 có màu vàng sẫm là biểu hiện của suy thận hay suy gan.

    Bàn tay có màu vàng sẫm (nhất là ở phía dưới ngón tay đeo nhẫn) thường là biểu hiện bệnh ở mắt hoặc thị lực giảm.

    Lòng bàn tay có vết xanh đậm ở chỗ trũng hay xuất hiện ở người bị táo bón thường xuyên, hoặc đau ruột, đau dạ dày, tinh thần khủng hoảng.

    Các chỉ tay từ màu hồng biến sang màu trắng thể hiện bộ máy tiêu hóa trục trặc, có vấn đề.

    Màu sắc của móng tay

    Móng tay có màu vàng thường liên quan tới bệnh gan.

    Móng tay có màu tím thường liên quan tới bệnh tim mạch, huyết dịch, thiếu ôxy.

    Móng tay có những đốm trắng thường liên quan tới chứng thiếu canxi.

    Móng tay có những đốm đen thường liên quan tới bệnh phù thũng.

    Móng tay trắng xanh, mà đầu ngón có vết nhăn thường là khả năng thiếu máu.

    Móng tay có sọc dài thường là đau dạ dày, đau ruột, phong thấp hay thiểu năng giáp trạng.

    Móng tay có màu xanh lại viền màu đỏ sẫm xung quanh thường là cơ quan bài tiết không bình thường hay bị trúng độc.

    Móng tay trẻ nhỏ có chấm trắng là tình trạng sức khỏe suy thoái.

    Móng tay người lớn mỏng và đen là báo động tình trạng bệnh nặng.

    Móng tay ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn có hình mặt trăng lưỡi liềm báo hiệu sức khỏe và khả năng miễn dịch giảm.
    SƯU TẦM __________________
    Bần cùng phố thị vô nhân vấn
    Phú tại thâm sơn hiếu khách tòng.
  4. hailua7777

    hailua7777 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    88
    Virut hợp bào gây viêm phổi ở trẻ em
    [​IMG]

    Virut hợp bào là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh đường hô hấp ở trẻ em.
    Viêm phổi do virut, vi khuẩn là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước đang phát triển, chủ yếu là trẻ em và người già. Theo thống kê của Tổ chức Các bệnh phổi thế giới, những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như cảm cúm, viêm phổi đã cướp đi sinh mạng của hơn 4,25 triệu người trên khắp thế giới mỗi năm và rất nhiều trong số đó là trẻ em. Con số này chiếm tới 6% số người chết mỗi năm. Các chuyên gia của tổ chức này cho biết, virut hợp bào (RSV) là nguyên nhân chủ yếu gây ra những bệnh nghiêm trọng liên quan đến đường hô hấp ở trẻ em, cướp đi sinh mạng của ít nhất 66.000 trẻ em mỗi năm. Mỗi năm có khoảng 3 triệu người nhập viện vì nhiễm virut RSV. Hiện chưa có vaccin để phòng ngừa căn bệnh này. Thời tiết mùa đông lạnh ẩm ở miền Bắc đang là điều kiện thuận lợi cho loại virut này phát triển.
  5. hailua7777

    hailua7777 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    88
    Ngừa bệnh hô hấp ở người cao tuổi trong mùa lạnh



    Người cao tuổi (NCT), mọi chức năng của cơ thể đều bị suy giảm trong đó sức đề kháng cũng giảm đi thì mọi loại bệnh tật có thể tấn công dễ dàng hơn, nhất là các bệnh gây ra bởi vi sinh vật (virut, vi khuẩn, vi nấm). Sự yếu kém trong việc tự bảo vệ của NCT càng rõ nét mỗi khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa nhất là vào mùa lạnh. Trong các bệnh mà NCT dễ mắc phải trong mùa lạnh thì bệnh về đường hô hấp là loại bệnh hay gặp nhất.
    Một số bệnh đường hô hấp mà NCT thường gặp
    [​IMG]

    Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gia tăng khi trời rét.
    Viêm mũi họng là một bệnh có thể gặp quanh năm nhưng vào mùa lạnh NCT hay gặp nhất gây nên hiện tượng hắt hơi, sổ mũi, chảy mũi nước; đau rát họng gây ho, tức ngực, có khi gây khó thở. Viêm họng mạn tính kéo dài (thường gọi là viêm họng hạt), hoặc viêm mũi mạn tính rát, dễ gây nên viêm xoang, gây nhức đầu. Khi thời tiết thay đổi đều có khả năng tái phát trở lại. NCT vào mùa lạnh còn hay mắc viêm phế quản, viêm phổi. Một điều cần lưu ý là viêm phế quản, viêm phổi cấp tính ở NCT do lạnh thân nhiệt thường không tăng cao như người trẻ tuổi nên dễ nhầm là bệnh nhẹ ít được người nhà quan tâm do đó dễ dẫn đến bệnh nặng cho đến khi vào bệnh viện thì bệnh đã rất nặng. Một số người có bệnh mạn tính như hen suyễn, bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính thì vào mùa lạnh thì bệnh rất dễ tái phát dễ xuất hiện các biến chứng. Yếu tố thuận lợi gây bệnh trước hết phải kể đến người nghiện hút thuốc lá, thuốc lào. Thuốc lá, thuốc lào khi hít vào đường hô hấp sẽ làm tổn thương các nhu mô phổi (tổ chức phổi) do đó làm tăng nguy cơ bội nhiễm. Môi trường ô nhiễm, nhiều bụi, khói của bếp than, bếp củi, bếp dầu, nhà ở chật chội, không thông thoáng cũng là những yếu tố thuận lợi làm cho NCT dễ mắc các bệnh đường hô hấp nhất là vào mùa lạnh. Một số bệnh mạn tính kéo dài ở NCT như tăng huyết áp, đái tháo đượng, bệnh về rối loạn nội tiết cũng là những lý do làm tăng nguy cơ viêm đường hô hấp vào mùa lạnh ở NCT.
    [​IMG]

    Phòng bệnh hô hấp vào mùa lạnh ở NCT như thế nào?
    Cần mặc đủ ấm, ngủ ấm, tránh gió lùa. Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột từ nóng chuyển sang lạnh hoặc lạnh vừa chuyển sang rét đậm thì NCT nên hạn chế ra khỏi nhà lúc sáng sớm. Có thể vẫn tập thể dục hoặc đi lại, vận động thân thể ở trong nhà không nên ra khỏi nhà lúc sáng sớm khi thời tiết còn lạnh nhất là lúc đang có gió mùa. Cần vệ sinh họng, miệng sạch sẽ thường xuyên hằng ngày như đánh răng đều đặn trước và sau khi ngủ dậy; súc họng bằng nước muối sinh lý (có thể tự pha chế). Những trường hợp dùng răng giả cần vệ sinh răng giả thật sạch sẽ không để bám dính nhiều cặn, thức ăn làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi sinh vật cho đường hô hấp.
    Cần bỏ thuốc lá, thuốc lào nhất là những NCT đã bị các bệnh mạn tính như viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, viêm xoang. Mùa lạnh, NCT cũng cần tắm, rửa hằng ngày hoặc một tuần vài lần.



    PGS.TS.TTƯT. Bùi Khắc Hậu​







  6. hailua7777

    hailua7777 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    88
    Thuốc hạ cholesterol



    Cholesterol là một dạng chất béo rất cần thiết cho các quá trình chuyển hóa trong cơ thể, bảo vệ thần kinh, cấu tạo mô tế bào và sản sinh ra một số loại hormone… gan có nhiệm vụ sản xuất ra Cholesterol “vừa đủ xài” cho cơ thể. Cholesterol cũng có thể đi vào cơ thể qua những loại thực phẩm như: trứng, thịt và các sản phẩm bơ sữa. Tuy nhiên, nếu có thể có quá nhiều Cholesterol thì sức khỏe sẽ không còn… khỏe.
    [​IMG]

    Hạ cholesterol bằng chế độ ăn và tập luyện trước khi dùng thuốc.
    Nếu làm giảm được lượng cholesterol “xấu” (LDL) thì chúng ta có thể làm giảm rủi ro những trường hợp nhồi máu cơ tim và đột quị. Sự thay đổi nếp sống có thể giúp cải thiện hàm lượng cholesterol, chẳng hạn như: không hút thuốc lá, tập thể dục, thể thao đều đặn, hạn chế những bữa ăn nhiều dầu mỡ, ăn nhiều trái cây và rau cải, hạn chế rượu bia... Tuy nhiên, nếu những thay đổi lối sống này vẫn không “xi-nhê” gì trong vòng 6 tháng hoặc 1 năm thì lúc này phải cần đến sự ra tay của các “hiệp sĩ”. Đó là những loại thuốc hạ cholesterol.Có rất nhiều dạng dược phẩm dùng để trị chứng cholesterol cao. Bác sĩ (BS) có thể kê cho bệnh nhân một hoặc kết hợp trong số các loại thuốc dưới đây. Đây là những loại thuốc đã được “khẳng định tên tuổi”:
    Statins (Thường được gọi dài dòng là HMG-CoA reductase inhibitors). Nhóm thuốc này có tác dụng làm chậm lại tiến trình sản xuất cholesterol cho cơ thể. Những thuốc thuộc nhóm này cũng có tác dụng “dọn dẹp” những mảng cholesterol đu bám ở thành mạch máu.
    Resins (Hay còn gọi là tác nhân “niêm phong” acid mật). Resins “hành hiệp” bằng cách “bắt giữ” các acid mật. Acid mật đóng vai trò quan trọng trong sự tiêu hóa, được tổng hợp từ gan và nhờ sự nhúng tay của cholesterol. Khi acid mật bị “niêm phong” thì dĩ nhiên cơ thể sẽ bị thiếu. Để bù trừ cho sự thiếu hụt này, cơ thể sẽ dùng cholesterol để tổng hợp ra thêm acid mật để đáp ứng nhu cầu cho hệ tiêu hóa. Cứ như vậy, nguồn cholesterol sẽ bị cạn kiệt dần. Cơ chế này sẽ giúp làm hạ hàm lượng cholesterol xấu.
    Thuốc ức chế sự hấp thu cholesterol
    Thuốc này có tác dụng “vịn” cholesterol lại, ngăn cản không cho chúng được hấp thu qua thành ruột. Thông thường, các thầy thuốc thường kết hợp với nhóm thuốc statin.
    Fibrates
    Thuốc này làm hạ cholesterol bằng cách làm giảm hàm lượng của các triglycerids trong cơ thể, đồng thời làm gia tăng hàm lượng chất cholesterol “tốt” (HDL).
    Niacin (còn gọi là nicotinic acid)
    Đây là vitamin B3. Khi được dùng liều cao, vitamin B3 có thể làm hạ hàm lượng triglycerides và cholesterol “xấu”, đồng thời làm tăng lượng cholesterol “tốt”. Dù rằng đây là một loại vitamin không cần kê toa nhưng cần phải được chỉ định của BS, vì nếu dùng liều thấp thì không có tác dụng, còn nếu dùng liều cao hoặc không đúng cách có thể chuốc họa cho gan.Cho dù tác dụng phụ của các thuốc hạ cholesterol “không đến nổi nào” nhưng bệnh nhân cũng cần quan tâm đến những điểm sau: tiêu chảy hoặc táo bón, đau bụng, đầy hơi, ói mửa, đau đầu, xây xẩm, buồn ngủ, đau cơ, yếu cơ, da nóng đỏ, rối loạn giấc ngủ...
    Nếu sử dụng 2 hoặc nhiều hơn các loại thuốc cùng một lúc thì cách thức mà cơ thể “xử lý” từng thuốc sẽ bị thay đổi và có thể làm tăng tác dụng phụ hoặc giảm đi hiệu quả trị liệu. Đây gọi là tương tác thuốc. Cho dù là vitamin hay dược thảo cũng sẽ xảy ra sự tương tác thuốc. Một vài loại thức ăn và nước uống cũng có thể làm giảm hiệu lực của thuốc. Đây gọi là sự tương tác giữa thuốc và thực phẩm. Cho dù là tương tác thuốc dạng nào cũng đều gây nguy hiểm cho cơ thể, vì vậy cần cung cấp hết cho thầy thuốc tất cả các loại thuốc mà bạn đang sử dụng trước khi BS kê cho bạn một loại thuốc hạ cholesterol.
    Điều quan trọng để hàm lượng cholesterol “lấy lại phong độ” là dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn của thầy thuốc, nên hỏi thầy thuốc về những loại thức ăn, nước uống cần tránh. Cho dù bạn đang sử dụng thuốc hạ cholesterol thì điều quan trọng nhất vẫn cần phải làm là xây dựng một nếp sống khỏe mạnh, tích cực vận động, như vậy sẽ càng làm cho việc sử dụng thuốc hạ cholesterol đạt được hiệu quả tối ưu.
    DS. NGUYỄN BÁ HUY CƯỜNG (Khoa Dược - ĐH Murdoch - Úc)











  7. hailua7777

    hailua7777 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    88
    Mặt trái khi dùng thuốc hạ cholesterolCách đây 2 năm, một nghiên cứu mang tên Jupinter của Mỹ cho rằng thuốc hạ cholesterol (quen gọi là thuốc giảm mỡ máu) có tác dụng giảm được rủi ro tử vong vì bệnh tim, nhưng trên tạp chí ABC News của Mỹ lại cảnh báo về mối nguy hiểm của nhóm thuốc này và khuyến cáo mọi người cần thận trọng khi sử dụng 11 loại thuốc hạ cholesterol.
    Thuốc hạ cholesterol là gì?
    Thuốc dùng cho việc hạ cholesterol có nhiều nhóm thuốc, trong đó có nhóm statin ức chế HMG-CoA reductase có nhiệm vụ ức chế enzyme trong gan tạo ra cholesterol máu. Nếu có quá nhiều cholesterol trong máu thì nó có thể lắng đọng tạo ra các mảng tiểu cầu bám vào thành mạch máu, làm hẹp và tắc mạch máu. Khi nó bong ra, di chuyển đến chỗ hẹp hoặc có cục đông máu trên mảng tiểu cầu sẽ làm cho mạch máu hẹp, tắc, gây nhồi máu cơ tim và đột quị.
    [​IMG]

    Năng vận động cơ thể để hạ cholesterol tự nhiên.
    99% không thực sự cần đến thuốc hạ cholesterol?

    Theo nghiên cứu thì việc kinh doanh và đề cao nhóm thuốc hạ cholesterol còn chứa đựng nhiều uẩn khúc, trong đó có cả yếu tố trục lợi, lóa mắt vì tiền... Còn tỷ lệ người cần dùng thuốc này chỉ chiếm khoảng 1% (có nghĩa là 100 người thì chỉ có 1 người cần đến thuốc), nhất là nhóm người sinh ra có khuyết tật di truyền có tên là Familial hyperchotesrolemia (tạm dịch: có tiền sử gia đình mắc chứng mỡ máu cao), làm cho họ có hàm lượng cholesterol khác với những người bình thường và cũng đã đến lúc người ta phải xem lại cholesterol không phải là nguyên nhân chính gây bệnh tim. Vì vậy, nếu cholesterol không quá 330mg thì không đáng lo mắc bệnh tim. Ngoài ra, cần chú ý đến tỷ lệ giữa HDL (cholesterol tốt) trên cholesterol toàn phần, tỷ lệ lý tưởng là trên 24%, nếu dưới 10% thì rủi ro mắc bệnh tim cao. Ngoài ra, còn chú ý đến tỷ lệ giữa triglyceride (một dạng mỡ máu xấu)/HDL tỷ lệ này phải dưới 2.
    Trong thực tế, có người hàm lượng cholesterol toàn phần trên 350mg nhưng rủi ro mắc bệnh tim mạch thấp do hàm lượng HDL cao. Cơ thể chúng ta cũng rất cần đến cholesterol để sản xuất màng tế bào, hormone, vitamin D và acid mật để giúp tiêu thụ mỡ. Ngoài ra, cholesterol còn giúp não tạo trí nhớ và rất cần cho các chức năng thần kinh. Vì lý do này, nếu có quá ít cholesterol cũng không có lợi, có thể làm tăng bệnh ung thư, gây sa sút trí tuệ, đột quị, trầm cảm, tăng nguy cơ quyên sinh.
    Chú ý khi dùng thuốc giảm cholesterol
    Nếu phải dùng thuốc giảm cholesterol thì nên uống kèm CoQ10, đây là một loại co-enzyme (đồng enzyme) rất cần cho quá trình sản xuất năng lượng tế bào, giúp cho các bộ phận trong cơ thể làm tốt các chức năng vốn có. Nếu cơ thể thiếu hụt CoQ10 sẽ gây mệt mỏi, suy yếu cơ, gây đau nhức dẫn đến đau tim. Ngoài ra, CoQ10 còn có tác dụng trung hòa các gốc tự do gây bệnh, hạn chế bệnh “chết tế bào” do các gốc tự do gây nên. Nhóm người từ trên 40 tuổi trở ra nên bổ sung thêm CoQ10 dưới dạng thuốc bổ có tên là Ubiquinol.
    Giảm mỡ máu bằng các phương pháp tự nhiên
    Thay vì dùng thuốc, mọi người nên áp dụng phương pháp giảm cholesterol bằng phương pháp tự nhiên. Lý do, có tới 75% cholesterol của cơ thể là do gan sản xuất, quá trình này bị chi phối bởi mức insulin. Vì vậy, tối ưu hóa insulin có nghĩa là giảm cholesterol, trong đó áp dụng phương pháp bằng ăn uống có tác dụng rất tốt, nên:
    - Giảm hàm lượng bột, đường trong thức ăn.
    - Tăng cường hàm lượng acid béo omega-3 có trong thực phẩm (cá, thực phẩm dạng hạt, rau xanh, hoa quả).
    - Tăng cường nhóm thực phẩm có lợi cho tim như: dầu ôliu, dầu dừa, sản phẩm từ sữa hữu cơ, trứng bơ, hạt thô.
    - Tăng cường cuộc sống hoạt động, năng luyện tập thể thao, nếu luyện tập thường xuyên sẽ giúp cơ thể tối ưu hóa việc sản xuất hormone tăng trưởng (HGH) có lợi.
    - Tránh xa các loại thuốc kích thích gây nghiện và chỉ nên dùng vừa phải đồ uống như rượu, bia.
    - Làm việc nghỉ ngơi cân bằng hợp lý, duy trì giấc ngủ chất lượng mỗi ngày từ 7 - 8 tiếng.
    KHẮC NAM
    Theo ABC/DM







  8. hailua7777

    hailua7777 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    88
    Thuốc chống viêm, giảm đau và tác dụng phụ
    Các loại thuốc có thể gây độc trực tiếp trên thận bằng cách gây viêm hoặc phá huỷ các cấu trúc giải phẫu của thận hoặc gây độc gián tiếp bằng cách làm thay đổi lưu lượng máu đến thận hoặc tạo ra các chất độc nội sinh đối với thận.
    Nhiễm độc thận do thuốc xảy ra rất phổ biến trên lâm sàng, đây là nguyên nhân của gần 20% các trường hợp suy thận cấp phải nhập viện theo một nghiên cứu gần đây. Rất nhiều loại thuốc khác nhau được biết có thể gây độc cho thận, thường gặp nhất là các loại kháng sinh, thuốc đông dược, thuốc cản quang, thuốc ức chế men chuyển và đặc biệt là các nhóm thuốc có tác dụng chống viêm giảm đau.
    Các thuốc có tác dụng chống viêm giảm đau là một trong những nhóm thuốc được tiêu thụ với số lượng lớn nhất trên thế giới, bao gồm cả những loại kê đơn và những loại bán không cần đơn và thuộc 3 nhóm chính: aspirin và các thuốc chống viêm giảm đau không steroid (như indomethacin, meloxicam, diclofenac…); nhóm ức chế chọn lọc men cyclooxygenase-2 (COX-2) như celecoxib, rofecoxib, nimesulid…; paracetamol và các thuốc giảm đau không gây nghiện khác. Nhiễm độc thận do các thuốc này có thể xảy ra cấp tính ngay sau khi dùng thuốc hoặc mạn tính sau một quá trình dùng thuốc kéo dài hoặc lạm dụng thuốc. Đa số các thuốc có tác dụng chống viêm giảm đau, đặc biệt là các thuốc chống viêm giảm đau không steroid, đều có liên quan với một dải rộng các tác dụng phụ trên thận như gây suy thận cấp, hội chứng thận hư, tăng huyết áp, tăng kali máu, viêm thận kẽ hoặc bệnh thận mạn tính.
    [​IMG]

    Thuốc chống viêm, giảm đau có thể gây suy thận mạn tính.
    Suy thận cấp
    Có liên quan rõ rệt nhất với các thuốc chống viêm giảm đau không steroid như ibuprofen, aspirin… và thường có khả năng hồi phục sau khi ngưng dùng thuốc. Mặc dù loại tai biến này có thể xảy ra ở những người khỏe mạnh nhưng nó thường gặp hơn ở những đối tượng có nguy cơ cao như người già, người bị thiếu dịch, bị mắc các bệnh tim, bệnh thận, hoặc khi điều trị phối hợp với thuốc lợi tiểu và các thuốc có nguy cơ gây độc cho thận như cyclosporine, gentamycin... Về cơ chế, các thuốc chống viêm giảm đau không steroid và thuốc ức chế chọn lọc men COX-2 đều ức chế quá trình sản xuất prostaglandin ở thận, dẫn đến co mạch máu ở thận và giảm lượng máu đến thận, hậu quả gây suy giảm chức năng thận (suy trước thận). Suy thận cấp do paracetamol hiếm gặp hơn so với các thuốc chống viêm giảm đau khác do nó ít có tác dụng ức chế sản xuất prostaglandin, hầu hết xảy ra trong các trường hợp ngộ độc paracetamol dẫn đến hoại tử ống thận cấp và thường có khả năng hồi phục hoàn toàn. Theo một nghiên cứu gần đây, suy thận cấp gặp ở khoảng 2% các trường hợp ngộ độc paracetamol và 10% các trường hợp ngộ độc nặng do thuốc này.
    Bệnh thận mạn tính do thuốc chống viêm giảm đau
    Được mô tả điển hình là tình trạng viêm thận kẽ tiến triển chậm, gây biến đổi hình dạng và teo nhỏ thận, đi liền với hoại tử và vôi hóa nhú thận. Nguyên nhân gây bệnh thường là do sử dụng hằng ngày trong nhiều năm các loại thuốc hạ sốt giảm đau như phenacetin, paracetamol, aspirin và ibuprofen, đặc biệt trong sự phối hợp với caffein, codein hoặc dùng phối hợp các thuốc giảm đau với nhau. Bệnh thường xảy ra ở những người mắc các chứng đau mạn tính như đau đầu, đau khớp, đau lưng. Nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 5 lần nam giới và gặp chủ yếu ở những người trên 50 tuổi do bệnh thường xảy ra sau một thời gian dài lạm dụng thuốc. Triệu chứng sớm của bệnh thận do thuốc giảm đau là đi tiểu nhiều, có bạch cầu trong nước tiểu không do nhiễm khuẩn và đái máu vi thể. Bệnh thường có những đợt cấp nặng xen kẽ với những giai đoạn tiến triển âm thầm, gây giảm dần chức năng thận và biểu hiện giai đoạn cuối là tình trạng suy thận nặng. Khi bệnh được phát hiện, cần ngừng ngay việc tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh khi có thể. Nếu bệnh nhân vẫn có chỉ định sử dụng lâu dài các thuốc giảm đau, cần lựa chọn các loại thuốc ít có độc tính trên thận như tramadol. Trong một số trường hợp, tổn thương thận vẫn tiếp tục tiến triển ngay cả khi tác nhân gây bệnh đã được loại bỏ, khi đó cần cân nhắc các biện pháp điều trị thay thế thận như lọc máu, ghép thận.

    BS. Nguyễn Hữu Trường ​
    (Bệnh viện Bạch Mai)​
  9. hailua7777

    hailua7777 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    88
    Chuối tiêu chữa phế nhiệt, đàm suyễn[​IMG]

    Chuối tiêu có nhiều vitamin.
    Chuối được trồng nhiều ở nông thôn nước ta. Chuối có nhiều loại: chuối tiêu, chuối tây, chuối ngự và chuối hột. Trong đó chuối tiêu được dùng làm thực phẩm dinh dưỡng và làm thuốc phổ biến hơn cả.Trong chuối tiêu có chứa tinh bột, các protein, đường, chất béo, canxi, sắt, magiê...; chất xơ và nhiều vitamin B1, B2, E, C... là những thành phần rất cần thiết cho cơ thể con người.
    Theo Đông y, chuối tiêu vị ngọt, tính lạnh, vào vị, đại tràng. Có tác dụng tư âm, nhuận tràng, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc. Dùng cho các trường hợp táo bón, sốt nóng khát nước, mụn nhọt, trĩ xuất huyết, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, an thai. Vỏ quả chuối, củ chuối, nước ép từ thân chuối đều có tác dụng chữa bệnh: vỏ quả chuối chín có vị ngọt, chát, tính ôn; có tác dụng sát khuẩn, chỉ tả. Củ chuối: vị ngọt, lạnh; có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Dịch nhựa chảy ra từ thân hay củ chuối: vị ngọt, chát, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc.
    Chuối tiêu được dùng làm thuốc trong các trường hợp:
    - Chữa đái ra máu: Củ chuối tươi 120g, cỏ nhọ nồi 30g. Sắc lấy nước, uống trong ngày.
    - Chữa trĩ ra máu: Chuối 2 quả, để cả vỏ, nấu chín, ăn trong ngày, dùng nhiều lần.
    - Chữa phế nhiệt, đàm suyễn: Củ chuối tươi 60g, rau sam 30g. Giã nát ép lấy nước, đun ấm để uống.
    - Chữa mụn nhọt ở sống lưng, viêm cơ: Củ chuối hay rễ chuối, giã nát đắp chỗ đau.
    - Chữa trúng độc do ăn uống: Củ chuối tiêu 200g - 500g, thái miếng, sắc đặc lấy 1 bát nước uống để gây nôn.
    - Phòng và chữa viêm loét dạ dày: Chuối tiêu xanh thái lát, phơi hay sấy ở nhiệt độ dưới 50oC, tán bột. Ngày uống 20 - 30g.
    - Chữa táo bón, trĩ nội, trĩ nội ngoại xuất huyết: Chuối chín 2 - 3 quả, để cả vỏ luộc chín, cho ăn cả vỏ.
    - Viêm khí phế quản ho khan đờm ít dính, táo bón: Chuối chín 2 - 3 quả, đường phèn 100g. Chuối cắt đoạn, thêm đường phèn, đun cách thủy cho chín. Ngày ăn 1 - 2 lần.
    - Trường hợp sốt mất nước khát, miệng họng khô, táo bón, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, xơ mỡ động mạch, ho khan đau họng, họng miệng khô khát: Chuối xanh 1 - 3 quả, gọt bỏ vỏ, thái lát ăn với chút muối tiêu. Ngày ăn 1- 2 lần.
    Kiêng kỵ: Không dùng nhiều chuối tiêu khi có tiêu chảy, đầy bụng, trướng hơi.
    TS. Nguyễn Đức Quang







  10. hailua7777

    hailua7777 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    88
    Xử trí khi bị ngộ độc thức ăn




    Mùa lễ hội đã rất gần. Cùng với đó là nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng cao. Khi gặp những trường hợp như vậy, cách xử trí nhanh và đúng sẽ góp phần giảm thiểu các nguy cơ không đáng có cho người bệnh.


    Ngộ độc thức ăn là bệnh gây ra do ăn phải thức ăn bị nhiễm vi khuẩn hoặc độc tố vi khuẩn hay thức ăn có chứa các chất mang tính độc hại đối với người ăn.


    Ngộ độc thức ăn xảy ra khi ăn phải thức ăn có độc, thường sau khi ăn khoảng 30 phút, có thể sau 2-3 giờ, cũng có khi sau vài ngày. Có nhiều người bị ngộ độc như nhau nếu cùng ăn loại thức ăn có độc, ăn chung một loại thức ăn mua ở cùng nơi sản xuất, chế biến hoặc cùng ăn thức ăn tại một nơi nấu nướng.

    Dấu hiệu nhận biết là nhiều người bị tiêu chảy hoặc đi ngoài phân lỏng, còn gọi là đi tiêu chảy lỏng hàng loạt. Ngoài triệu chứng đi lỏng, người bị ngộ độc thức ăn thường có những triệu chứng kèm theo như nôn, đau bụng, có sốt hoặc không sốt, đau đầu... Ngoài ra, còn có thể có các triệu chứng thần kinh và toàn thân như nhức mỏi cơ thể, mê sảng, co giật...


    Khi gặp các trường hợp ngộ độc thức ăn với nhiều người bị đi tiêu chảy lỏng hàng loạt, cần phải chăm sóc, cứu chữa sơ bộ cho người bị ngộ độc bằng cách:


    - Có thể cho người bệnh nôn bằng cách kích thích cổ họng. Việc cho nôn mửa rất quan trọng, nhất là đối với các trường hợp bị ngộ độc các chất hóa học. Nếu đi tiêu chảy nhiều, nhất thiết phải cho người bị ngộ độc uống nhiều nước. Cho uống dung dịch oresol nếu có theo hướng dẫn hoặc pha 1 thìa muối với 8 thìa đường trong 1 lít nước sạch đun sôi để nguội và cho uống, không được để bệnh nhân nôn nhiều, đi tiêu chảy nhiều. Tình trạng bị mất nước và muối nhiều có thể dẫn đến tử vong.


    - Khi có vụ ngộ độc thức ăn xảy ra, cần giữ nguyên hiện trường có liên quan đến người bệnh bị ngộ độc. Các loại thức ăn thừa còn lại sau khi ăn chưa xong, các chất nôn, phân thải... cần có dụng cụ chứa đựng, bảo quản, không được vứt bỏ đi trước khi cán bộ y tế đến kiểm tra, lấy mẫu để giúp cho việc chẩn đoán xác định bệnh và tìm nguyên nhân gây ngộ độc một cách rõ ràng, cụ thể.


    - Một vấn đề cũng cần được quan tâm là báo cáo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất biết để có biện pháp xử trí kịp thời khi có vụ ngộ độc thức ăn xảy ra.


    Để đề phòng bị ngộ độc thức ăn, cần biết rằng việc ngộ độc thức ăn do nhiều yếu tố gây nên. Nếu bảo đảm được các yêu cầu cần thiết thì có thể đề phòng được sự ngộ độc như những người làm công việc có liên quan đến lương thực, thực phẩm phải có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân và thực hiện tốt các điều lệ vệ sinh; các cơ sở phục vụ như nơi dự trữ thực phẩm, nhà bếp, nhà ăn, nhà hàng, quán ăn, dụng cụ chế biến, đồ dùng ăn uống... phải theo đúng các điều quy định về an toàn thực phẩm. Ngoài ra, một vấn đề cũng không kém phần quan trọng là thực hiện đúng nề nếp, chế độ quy định về công tác kiểm tra thực phẩm của các cơ quan có trách nhiệm.



    TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh
    (dantri)

Chia sẻ trang này