Kinh hoàng nhớ lại 03 xưa...liên hệ 13 nay...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kikuchi, 26/08/2010.

4514 người đang online, trong đó có 562 thành viên. 20:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 3720 lượt đọc và 58 bài trả lời
  1. langtulanhlung4

    langtulanhlung4 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Cái 13 ảnh hưởng đếch gì đến bọn Jâpn này, tiền túi nó, nó đầu từ dài hạn mà!
    Với lại các bác thấy đấy tt ck Viet Nam đầy rãy cạm bẫy, các bác thấy đó khi TT lên một tí là bà con thi nhau vào múc, tiền đầy đó chứ sao cứ phải do thằng 13 quyết!
  2. saigonhanoi

    saigonhanoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2010
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ mà rớt dưới 400, Khoai Tây cắt lỗ là tèo 300 luôn
  3. kikuchi

    kikuchi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/06/2007
    Đã được thích:
    0
    topic hô bắt đáy nhìu thế này thì chưa có đáy...
  4. C.Sauvignon

    C.Sauvignon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/08/2010
    Đã được thích:
    2
    Dạo này thương bệnh binh chiến dịch 2008 được dịp hò hét , khoe trình
  5. kikuchi

    kikuchi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/06/2007
    Đã được thích:
    0
    thấy nhiều bác có vẻ vẫn còn mơ mộng quá ...up lên để các bác cân nhắc
  6. nhadautu1970

    nhadautu1970 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Dạo quanh các topic thấy toàn cầm tiền cả. Trend này to đây .
    Chẹp Chẹp ! Chúng nó xuống hết là mình ăn đủ=))=))=))=))=))
    Sóng này to vì lạm phát dưới 7% tăng trưởng tốt sẽ hạ LSCB và cung tiền,
    ngân hàng lại đang thừa tiền. Sắp phải giảm lãi suất và tung ra
    Chắc phải 600-700 điểm chứ không đùa. Các sóng cuối năm ít khi dưới 200 điểm lắm
    =))=))=))
  7. trumcophieuvn

    trumcophieuvn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Thông tư 13: Thuốc đắng dã tật
    Từ đầu tháng 8 đến nay, thị trường có nhiều ý kiến khác nhau về TT 13/2010/TT-NHNN của NHNN ban hành ngày 25/5/2010 (Thông tư 13). Gần đây, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có chỉ đạo NHNN kiểm tra, rà soát một số nội dung về Thông tư 13 mà báo giới đề cập. Có thể ví Thông tư 13 là phương thuốc thử khả năng ứng phó của các ngân hàng thương mại (NHTM)
    Dễ nhận thấy mục tiêu của Thông tư 13 và cũng như theo Thống đốc NHNN thông tin trước báo giới: "Mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định giá trị tiền đồng và đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, đồng thời đảm bảo an toàn hệ thống thanh toán, góp phần phát triển kinh tế... Việc ban hành Thông tư 13 nhằm đáp ứng quá trình hội nhập đi từ thấp tới cao, tiến dần lên mức cao hơn. Người có lợi trực tiếp là tổ chức tín dụng, tiếp đến là toàn xã hội... Thông tư 13 là từng bước xây dựng hệ thống ngân hàng tiệm cận với chuẩn mực quốc tế”.
    Hệ thông ngân hàng VN lành mạnh ?
    Với quan điểm trên và với ý kiến của các NHTM vừa qua thì rõ ràng chúng ta cần phải xem xét lại các “yếu tố an toàn” của các NHTM VN hiện nay và nhất là trong thời kỳ suy thoái kinh tế, bao gồm các chỉ số an toàn và cả khả năng ứng phó chính sách (khả năng điều chỉnh của NHTM trước các thay đổi chỉnh sách), các định chế an toàn và hệ thống quản trị tại các NHTM VN.
    Theo ý kiến của 14 NHTM và các Cty tài chính phản ánh qua Hiệp hội Ngân hàng VN thì dường như được hiểu là các NHTM VN lành mạnh đến mức không cần thắt chặt thêm. Tuy nhiên, số liệu thực tế cho thấy, ngoại trừ chỉ tiêu an toàn vốn thì các chỉ tiêu mang tính cơ cấu khác của hệ thống này đều cần thiết phải siết lại nhằm đảm bảo hệ thống này hoạt động an toàn và cẩn trọng. Theo khảo sát không chính thức và thực tế cho thấy, với mô hình hiện nay, các NHTM hoạt động khá thực dụng theo nghĩa nào đó, do hệ thống này chưa ổn định về mô hình quản trị, chưa có chiến lược và hệ quản trị chiến lược tốt... Số liệu thu thập thông tin không chính thức cho thấy, thời kỳ bùng nổ chứng khoán và bất động sản (2006-2007), có tới 21 NHTM có mức dư nợ cho vay bất động sản lên tới trên 20% tổng dư nợ, cá biệt có ngân hàng có mức dư nợ bất động sản lên tới gần 70% dư nợ... Điều đáng chú ý rằng, càng NHTM nhỏ (vốn ít) càng tỏ ra rất mạnh dạn cho vay bất động sản và chính các NHTM này là những ngân hàng huy động với mọi giá trên thị trường 2.
    Về mô hình, các NHTM cũng đang hình thành các tập đoàn tài chính với mô hình khá phổ biến là: Tập đoàn tài chính = NHTM + Cty chứng khoán + Cty bất động sản + Cty vàng... Và trong đó quan hệ nhân sự quản lý khá chằng chịt, quan hệ tài chính rất khăng khít, phụ thuộc và lệ thuộc rất lớn,... trong đó khi mô hình quản trị Cty (tập đoàn) còn là vấn đề quá lớn. Trong thực tế, nhiều NHTM đã bơm vốn cho các Cty con, thành lập ồ ạt các Cty phụ thuộc, đầu tư góp vốn liên doanh rất thiếu cẩn trọng. Trong thực tế, nhiều NHTM đã bơm vốn cho các Cty con, thành lập ồ ạt các Cty phụ thuộc, đầu tư góp vốn liên doanh... rất thiếu cẩn trọng... Điều này đang làm yếu đi các NHTM và có ý kiến đã cho rằng, khu vực tài chính VN đang có trào lưu “xây bánh vẽ” hay có cách nói khác là “thùng rỗng kêu to”.
    Rõ ràng, tinh thần của Thông tư 13 là cú “phanh” khá mạnh đối với các NHTM có cách ứng xử kinh doanh như trên. Cụ thể với hệ số rủi ro cao trước ở cho vay bất động sản và cho vay các Cty con: có hai thay đổi mang tính thắt chặt cơ bản trong Thông tư 13 so với quy định trước đây: (i) Các khoản vay đối với Cty con, Cty liên doanh, Cty liên kết có hệ số rủi ro điều chỉnh tăng từ 100% lên 150%; (ii) Các khoản vay kinh doanh bất động sản và các khoản vay đối với Cty chứng khoán có hệ số rủi ro nâng từ 100% lên 250%. Hệ số rủi ro của khoản cho vay đầu tư chứng khoán vẫn giữ nguyên ở mức 250%, như năm 2008. Việc nâng trọng số rủi ro làm cho mẫu số trở nên lớn hơn trong công thức tính CAR (mức an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng). Ước tính sẽ tác động đến trích lập dự phòng khoảng từ 10 -12 % phần dư nợ cho vay bất động sản và chứng khoán trước đây. Theo số liệu ước tính, dư nợ cho vay chứng khoán và bất động sản hiện nay khoảng 110 ngàn tỷ đồng. Nếu áp dụng Thông tư 13 có thể làm giảm khả năng vốn chảy vào khu vực này so với trước khoảng 10% (khoảng 10 tỷ đồng).
    Thuốc thử khả năng ứng phó của các NHTM
    Số liệu của IMF cho thấy các NHTM VN tuy có nhiều vốn nhưng thực sự rất mong manh trước các cú sốc và hoạt động khá tùy hứng và thường bị cuốn theo vòng xoáy của thị trường. Các chỉ số thanh khoản của các NHTMCP là đáng lo ngại trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Theo số liệu của IMF, những năm trước 2006, “chỉ số cấp tín dụng so với nguồn vốn” của hệ thống NHTM Việt thường đạt 90%. Tuy nhiên những năm gần đây, chỉ số này đã tăng trên 100%. Như vậy, theo lý thuyết cho thấy, các NHTM VN đã cho vay quá mức và có thể ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng. Theo Thông tư 13, đối với các NHTM, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động giới hạn ở mức 80% (và các tổ chức phi tín dụng là 85%). Tỷ lệ này chắc chắn sẽ tác động đến sự quá tay của các NHTM, nhất là các NHTM CP (về ngắn hạn). Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng về trung hạn điều này chắc chắn làm thay dổi hành vi cấp tín dụng của các NHTM theo hướng tốt hơn trước đây. Ước tính trên phương diện số học thông thường, không tính đến các hiệu ứng gia tăng hay thu hẹp khác như cơ chế số nhân tiền, cho thấy nếu áp dụng Thông tư 13 sẽ kìm khả năng cho vay ra (so với trước đây) của NHTM khoảng 550 tỷ đồng (nếu tăng trưởng huy động và cho vay khoảng 25% so với 2009).
    Dễ nhận thấy rằng, khả năng điều chỉnh kinh doanh, đưa ra các giải pháp kinh doanh,.. trước các biến cố như khủng hoảng, chính sách... hay nói chung là các cú sốc bên ngoài của các NHTM VN vừa qua là đáng quan ngại. Các lập luận cho rằng, khi áp dụng tỷ lệ nêu trên sẽ dẫn đến tình trạng vốn “nằm chết”. Tuy nhiên với thực tế lại cho thấy, việc cấp tín dụng quá mức so với khả năng cân đối vốn của NHTM vừa qua lại là nguyên nhân làm giảm thanh khoản của NHTM nghiêm trọng và đó lại là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng lãi suất quá mức, đẩy lãi suất lên cao và do đó ảnh hưởng đến khả năng cho vay của chính NHTM. Dễ nhận thấy rằng, khả năng điều chỉnh kinh doanh, đưa ra các giải pháp kinh doanh,.. trước các biến cố như khủng hoảng, chính sách... hay nói chung là các cú sốc bên ngoài của các NHTM VN vừa qua là còn đáng quan ngại.
    Riêng phản ứng chính sách đối với Thông tư 13, theo quy định của Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quá trình dự thảo Thông tư 13 đều lấy ý kiến của các tổ chức tín dụng, tiếp thu và hoàn thiện văn bản để ban hành. Xét về trình tự thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thời gian từ ngày ban hành Thông tư 13 là ngày 25/5/2010 đến 1/10/2010 là quá đủ. Tuy nhiên nếu so với khả năng phản ứng chính sách thực tế của các NHTM VN như thời gian qua thì thời gian thực hiện Thông tư 13 vào ngày 1/10/2010 quả là một thách thức lớn.
    ThS Lê Văn Hinh
  8. DesertStorms

    DesertStorms Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/11/2007
    Đã được thích:
    0
    Đã chim thì chim cho chót, 100 nhé, cho chết lũ đánh bạc ;))
  9. kikuchi

    kikuchi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/06/2007
    Đã được thích:
    0
    Còn 2 tuần là áp dung TT13...ko biết thế nào

Chia sẻ trang này