KLS - Thanh minh là thú tội???

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Fun319, 04/08/2011.

2445 người đang online, trong đó có 47 thành viên. 03:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5088 lượt đọc và 100 bài trả lời
  1. Fun319

    Fun319 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    109
    Ăn phí thì cũng phải chịu trách nhiệm thôi bác ơi....

    Hoặc KH VIP đó chết, hoặc Ngân hàng chết, mà ngân hàng chết thì cái số tiền gửi của KLS rút đc ra chăng?????

    Vấn đề là nơi cho repo cầm cố với nơi KLS gửi tiền có là 1??? và khoản gửi của KLS có chia ra làm nhiều khoản nhỏ, gửi ở nhiều NH khác nhau để phân tán rủi ro về thanh khoản...

    Giả sử nếu Ngân hàng hoặc TCTD kẹp mớ repo cầm cố đó, thì ko biết họ dùng thủ thuật gì để lách Tín dụng Phi sản xuất nhỉ???

    Vụ này vui rồi à nha...
  2. songngu77

    songngu77 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Chốt lại em thấy rất kỳ lạ, tự nhiên chiều nay lại ra một bài viết về KLS, rồi các báo đăng ầm ĩ, đang xong lại gỡ luôn, gỡ xong lại đăng đính chính. Phải chăng lần này lại một bài đánh xuống giống đợt Kim Long muốn bỏ nghiệp vụ môi giới chứng khoán đợt tháng 3/2011.

    http://songda19.com.vn/2011/03/03/cong-ty-chung-khoan-kim-long-kls-tu-bo-mac-cong-ty-chung-khoan/

    Công ty chứng khoán Kim Long (KLS) từ bỏ mác công ty chứng khoán


    Thông tin về Công ty Chứng khoán Kim Long (KLS), một trong những tổ chức góp phần đặt nền móng đầu tiên cho thị trường chứng khoán Việt Nam phải “đành lòng” từ bỏ “mác” công ty chứng khoán khiến thị trường xôn xao.
    Đây là lần đầu tiên một tổ chức trung gian của thị trường, đầu tư chuyên nghiệp, nổi tiếng với nghiệp vụ tự doanh phải chấp nhận thay đổi ngành nghề kinh doanh, cắt bỏ nghiệp vụ môi giới. Từ trường hợp của công ty chứng khoán Vincom, nay đến trường hợp của KLS, tín hiệu về sự cạnh tranh khốc liệt của một thị trường có tới 105 công ty chứng khoán đã phát đi rõ hơn.
    Chiều nay, KLS đã chính thức thông báo kế hoạch sẽ trình đại hội cổ đông, chuyển đổi từ Công ty Chứng khoán Kim Long thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Kim Long. Mọi việc đến thời điểm này vẫn chưa có kết luận cuối cùng vì còn phải thông qua đại hội cổ đông. Tuy nhiên, việc KLS rất có thể sẽ không còn là một công ty chứng khoán nữa chắc chắn sẽ gây sốc với giới đầu tư.
    Theo ông Hà Hoài Nam, Chủ tịch Hội đồng Quản trị KLS, bản chất của sự chuyển đổi là KLS sẽ không còn thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán nữa, không còn thực hiện ngành nghề kinh doanh chứng khoán nữa nhưng vẫn kế thừa tất cả những thế mạnh đang có. Thoát khỏi “cái áo chật” với tên gọi “công ty chứng khoán”, KLS sẽ có lợi thế hơn nhiều để tập trung vào những lĩnh vực sử dụng hiệu quả nhất lượng vốn rất lớn mà công ty đang có, trong đó đặc biệt là lĩnh vực đầu tư góp vốn cổ phần (Private Equity).
    “Chắc chắn sẽ rất bất ngờ khi nhiều doanh nghiệp “xin” làm công ty chứng khoán trong khi KLS lại xin ra. Tuy nhiên, mục đích của sự chuyển đổi, tái cơ cấu này là nhằm đem lại lợi ích lớn nhất cho công ty, cho cổ đông”, ông Nam nói.
    Theo ông Nam, những nghiệp vụ chính của một công ty chứng khoán hiện đang bị cạnh tranh mạnh mẽ. Các hoạt động này có thể không lỗ, nhưng lãi quá nhỏ, không thể tạo đột biến về doanh thu và lợi nhuận.
    Lĩnh vực môi giới mặc dù được nhiều công ty sử dụng như một công cụ để nâng cao danh tiếng nhưng chi phí cũng rất lớn, rủi ro đạo đức không nhỏ. Độ cạnh tranh rất cao giữa 105 công ty và nhà đầu tư chủ yếu lựa chọn những công ty cho đòn bẩy lớn, các hình thức lách luật, thậm chí là đánh sóng. Các dịch vụ này có rủi ro rất cao, chẳng hạn nếu cho một nhà đầu tư vay 1 tỷ đồng thì 1.000 khách hàng sẽ tạo số dư 1.000 tỷ đồng. Đây là khoản phải thu khổng lồ và độ rủi ro rất cao vì phụ thuộc vào điều kiện thị trường.
    Nghiệp vụ tư vấn, bảo lãnh phát hành cũng bị cạnh tranh mạnh, mức phí trên mỗi hợp đồng có xu hướng giảm đi. Với KLS, hoạt động tư vấn không đem lại doanh thu trực tiếp mà chủ yếu hỗ trợ môi giới và tự doanh. Hoạt động bảo lãnh phát hành tại Việt Nam không sôi động, doanh nghiệp không chấp nhận mức phí cao, và hoạt động này không mang lại hiệu quả nhiều cho công ty.
    Với nghiệp vụ đầu tư, công ty chứng khoán có danh mục đầu tư lớn rất khó hiện thực hóa lợi nhuận trong bối cảnh thị trường hiện tại. Thời gian của các khoản đầu tư đòi hỏi phải dài hơn, tăng cường đầu tư theo giá trị. Đầu tư ngắn hạn trên sàn không hạn chế bởi bất kỳ tổ chức nào, thậm chí một công ty chứng khoán còn bất lợi hơn một tổ chức đầu tư thông thường. KLS dù không còn là công ty chứng khoán thì vẫn có thể phát huy lợi thế của mảng tự doanh hiện có.
    Mặt khác, “chiếc áo chật” của những quy định đối với công ty chứng khoán lại bó buộc hoạt động đầu tư giá trị của KLS. Chẳng hạn hiện công ty chứng khoán không thể đầu tư quá 20% số cổ phần của một công ty niêm yết, không được mua quá 15% cổ phần của công ty chưa niêm yết. Thoát khỏi cái “mác” công ty chứng khoán, KLS có thể gia tăng quy mô đầu tư vào doanh nghiệp, thực hiện nhiều hơn cơ hội thâu tóm, sáp nhập.
    Riêng với “nghiệp chứng khoán”, ông Nam khẳng định nếu cần thiết, KLS hoàn toàn có thể thành lập hoặc thâu tóm một công ty chứng khoán khác làm công ty con của mình để phát triển nghiệp vụ.
    Tóm lại, việc tái cơ cấu KLS trở thành một dạng công ty đầu tư hay ngân hàng đầu tư không làm thay đổi nhiều trong hoạt động, thậm chí còn thuận lợi hơn. Có chăng thương hiệu “Công ty Chứng khoán Kim Long” không còn nữa có thể gây sốc. Sức mạnh của đội ngũ phân tích, đầu tư hiện tại vẫn có thể phát huy. Theo ông Nam, điều quan trọng nhất là KLS có thể sử dụng hiệu quả nhất nguồn vốn hàng ngàn tỷ đồng đang có trong tay.
    Tái cơ cấu, chuyển hướng kinh doanh là hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Tuy nhiên lần đầu tiên thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến sự “thay áo” của một doanh nghiệp như vậy. Biết đâu, đây cũng là uẩn khúc khó nói của rất nhiều công ty chứng khoán khác, vốn dĩ đã bùng nổ như nấm sau mưa thời kỳ thị trường hưng vượng, nay đang chật vật xoay sở trong gian khó.

  3. TIENBINHDA

    TIENBINHDA Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/02/2010
    Đã được thích:
    1
    bác làm nguồn và trái phiếu thì bác hiểu,dòng tiền tức là nguồn nó đi 1 cách rích rắc để về đến đích.bác tin tôi đi,KLS nó chỉ xác nhận hộ thôi.ko đủ tuổi bảo lãnh những khoản vay kiểu này đâu,nên nó ko có trách nhiệm gì hết,trách nhiêm thuôc ngưoi đi vay và tổ chức cho vay,bác nên nhớ KLS ko bảo lãnh mà chỉ xác nhận hộ nhé[-X[-X
  4. Fun319

    Fun319 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    109
    Repo là repo cổ phiếu, chứ ko phải repo tài sản phải ko bác??? nếu giá cp giảm mạnh, nếu KH ko nộp tiền vào thì TCTD phải cắt thôi.... chẳng lẽ tổ chức tín dụng lại định ăn thịt KH bằng cách lấy tài sản của DN sao??? vậy nếu đúng, cổ đông khác là bù nhìn à??? mà KH tự quyết chuyển tài sản bù vào thì vui lắm đây...

    nếu PVFC là 1 phần, còn 1 phần khác đc chia cho 1 vài bên khác nữa, KLS đứng ra làm đầu mối tổng hợp vụ này, nếu vỡ lở, KH bùng, thì đám cp đó đc xử lý sao ta???
  5. DAIGIA8X

    DAIGIA8X Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Iéo hiểu chú này muốn thế nào nữa.....vừa cùn vừa ngang vừa N.>:)>:)>:)
  6. smallghost19

    smallghost19 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/05/2011
    Đã được thích:
    0
    Về bản chất thì vẫn vậy ... bán giấy lấy tiền
  7. bullist

    bullist Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2010
    Đã được thích:
    39.691
    PVF,KBC...đã giảm sàn liên tục rồi
  8. chungkhoanonline

    chungkhoanonline Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/03/2006
    Đã được thích:
    0
    Có bác cafehoi nói đấy là NH VP Bank kìa
  9. banglangnb

    banglangnb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2011
    Đã được thích:
    360
    Vậy là TT lên thì có cơ thoát chữ hễ mà còn tèo thì làn sóng giải chấp sẽ nhấn chìm
    tất cả chúng ta. Vì mới một CTCK mà CC cổ phiếu đã môt hai ngàn tỷ thì còn bao nhiêu công ty CK khác nữa vậy con số giải chấp ( nếu có) biết là bao nhiêu đây? TTCK còn bị thao túng chừng nào luật CK còn cho phép các CTCK tự doanh CK. Ai đời vừa đá bóng vừa thổi còi làm gì chả có điều điều kiện hùa nhau, ăn dơ với bọn đại gia, cá mập úp sọt nhà đầu tư nhỏ lẻ. Nhỏ lẻ chạy làm sao thoát, còn chơi thì còn chết. 100 người chơi thì 99 người chết nếu như cứ giữ mãi cung cách điều hành như thế này. Tốt hơn hết là để cho chúng tự chơi với nhau để xem chung quay ra úp sọt lẫn nhau như thế nào?
  10. Fun319

    Fun319 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    109
    :-bd:-bd:-bd

    Vâng, đúng vậy, như bác nói, PVFC chỉ là 1 đầu, vậy còn nhiều đầu mối khác nữa... để lo đc 1 cái nguồn kiểu như vậy, họ chỉ xác nhận, ok, đồng ý,

    Nhưng tại sao bài báo nói trong báo cáo tài chính, lại thể hiện toàn bộ giá trị lượng cp repo đó nhỉ, cái này mình ko biết, nếu chỉ là xác nhận, thì họ chỉ cần ghi Doanh thu đc từ việc ăn phí cầm cố thôi chứ???

Chia sẻ trang này