KLS - tường thuật trực tiếp buổi họp báo chiều nay!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ChiHuyTruong, 02/03/2011.

6907 người đang online, trong đó có 797 thành viên. 16:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 74764 lượt đọc và 763 bài trả lời
  1. click_letter

    click_letter Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/09/2005
    Đã được thích:
    20
    Một số NĐT nước ngoài không được bảo vệ cho vào họp đã phản ứng bằng cách :D

    [​IMG]
  2. bickhug

    bickhug Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2007
    Đã được thích:
    113
    Bốc phét nó vừa thôi các bố ạ
  3. F319.19

    F319.19 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/05/2010
    Đã được thích:
    131
    Rất nhiều broker các cty khác tụ tập ở sảnh câu khách.
    Như những con quạ đang mổ xác chết.
    Thật thương tâm!!!
    KLS hoành tráng 1 thời nay còn đâu ???
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    344 người đang vào chủ đề này, trong đó có 125 thành viên: , phong82tp, TIENBINHDA, khongPR, cactus_flower, muikhoanda, ngoandong, thusinh_iu_tien, lux3011, F319.19, Tiquitaca, lehuy23, HungThinhck, caonguyen1, tieuminh9000, QUANGTRUNG2004, Tich_ta_kiem, Dong-Ta, chan_dai_toi_nach, tomboyy, click_letter, thanh_longkt, faifoo, giangvdc, DaiHongThuy, MOCS, binwin, toivoitoi50, stock4y, Killpig, Valueseeker, Sonata, khaokhao, dohoanggialong, stockman0810, hmtrading2003, ChimboicaJP, hhuy03, lonrung, knd2011, anhtuan_116, thichruoude, powerland1, Ocvang2001, cay_lua, lulut85, bi04virgo, take_me_rocket, ChiHuyTruong, andyng1985, SANDAM, aloha2222, sieuthiotc, binhthuyls, stockkhanh, onlyU9, security_plus, Light_Black, stock6868, thuyngs, tuqua, sake2006, el_loco_vn, vnstock1981, romeoyeunguoi, Alchemy_finance, Cuadong2010, chualon, anninh, saomai789, bickhug, maldino1983, onggia165, sonlycai, alo1000, muatranbansan, A_lo_xo, outbox, Smiley109, betunxinh, Saobacdau2010, nncs5512, sananhtrang1989, hitmanvxx, sonhhsc, Tomtitmit, quocthuy_79, harry_potter410, rayban, cafef.vn, lpcuong, chienpt, dockinhthanh, noyoungnoold, big_phil, FerrariF430, Dukichxom, thanglongCK, ldphuc, unamis, risingstar, hocluotthui, nguyenhuho, Noothing, quocdat, rua_boy, Ga-Tre, daucongly, haleclub, rooney1, hoantv, figo123456, suncuong, chickenlittle33, tuanyoko, hoangVND, hotuananh, hungvsl, ghost00, miplatini, tinylyly05, NGHIEN_CK, chasaoca, alibaba78, ongja8x, bebi2011vn









    Càng lúc càng đông !
  5. sieuthiotc

    sieuthiotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/12/2006
    Đã được thích:
    10
    Vì quá đông, chỉ cổ đông nào có mang hộ chiếu mới được vào họp ... không chấp nhận CMT vì dễ bị làm giả. Mưu cao này đã loại 99% cổ đông nhỏ lẻ vì không biết quy định này.
  6. romeoyeunguoi

    romeoyeunguoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2010
    Đã được thích:
    6
    Quá nhảm với cái toppic này kính đề nghị Mod đóng ngay, tránh ảnh hưởng đến những cổ đông của KLS. Tường thuật thì nên đưa bài nghiêm túc ko thì đề nghị đổi tên
  7. chan_dai_toi_nach

    chan_dai_toi_nach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    0
    chưa đại hội, mà dám tuyên bố quả này, mấy thằng bên hội đồng láo quá [r37)][r37)][r37)][r37)]

    http://f319.com/home/1390148

    tiền thì bốc hơi mịa nó đâu hết zồi ????
  8. hungcuongcfo

    hungcuongcfo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Đã được thích:
    1.753
    định làm loạn à..về hết cancel buổi họp..KLS phá sản..vào cty có gì cướp hết đê..e đang ở gần văn phòng nó[r23)][r23)][r23)][r23)][r23)][r23)][r23)][r23)]:)):)):)):)):)):)):))
    350 người đang vào chủ đề này, trong đó có 124 thành viên: , lehuy23, ChimboicaJP, A_lo_xo, MQ-DRAGON, giangvdc, knd2011, phong82tp, thichruoude, stockkhanh, powerland1, ngoandong, phongsay, Tich_ta_kiem, hoangmtbk, rocket1, wavetau01, tieuminh9000, binwin, DaiHongThuy, security_plus, lonrung, duckhoa01, tuqua, Dong-Ta, F319.19, thanh_longkt, lulut85, Killpig, faifoo, anninh, bi04virgo, NYSE6868, khongPR, muikhoanda, thusinh_iu_tien, lux3011, HungThinhck, caonguyen1, QUANGTRUNG2004, click_letter, MOCS, toivoitoi50, Valueseeker, Sonata, khaokhao, dohoanggialong, stockman0810, hmtrading2003, hhuy03, anhtuan_116, cay_lua, take_me_rocket, ChiHuyTruong, andyng1985, SANDAM, sieuthiotc, binhthuyls, onlyU9, Light_Black, stock6868, thuyngs, sake2006, el_loco_vn, vnstock1981, romeoyeunguoi, Alchemy_finance, Cuadong2010, chualon, saomai789, bickhug, maldino1983, onggia165, sonlycai, muatranbansan, alo1000, outbox, Smiley109, betunxinh, Saobacdau2010, nncs5512, sananhtrang1989, hitmanvxx, sonhhsc, Tomtitmit, harry_potter410, quocthuy_79, rayban, cafef.vn, lpcuong, chienpt, dockinhthanh, noyoungnoold, big_phil, FerrariF430, Dukichxom, thanglongCK, ldphuc, unamis, risingstar, hocluotthui, nguyenhuho, Noothing, quocdat, rua_boy, Ga-Tre, daucongly, haleclub, rooney1, hoantv, figo123456, suncuong, chickenlittle33, tuanyoko, hoangVND, hotuananh, hungvsl, ghost00, miplatini, tinylyly05, NGHIEN_CK, chasaoca, alibaba78, ongja8x, bebi2011vn
  9. click_letter

    click_letter Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/09/2005
    Đã được thích:
    20
    Độ nóng vẫn tăng

    367 người đang vào chủ đề này, trong đó có 136 thành viên: click_letter, phongsay, thitcamap, wavetau01, khaokhao, Dukichxom, Sylhera, muikhoanda, chan_dai_toi_nach, HungThinhck, lyquan, alibaba78, sieuthiotc, Killpig, nghiemtinh, rocket1, Ocvang2001, 11Pm.11.1.11, bi04virgo, Vietbac1, tuqua, stockman0810, cay_lua, Tich_ta_kiem, F319.19, DaiHongThuy, thichruoude, Valueseeker, lulut85, aquaozone, hmtrading2003, moneyx, ngoandong, dienotc, HEIC, sunni, dohoanggialong, ChiHuyTruong, aloha2222, lonrung, Dong-Ta, roberlinh, phuongps, vetopower, lux3011, faifoo, duckhoa01, QUANGTRUNG2004, Sonata, thusinh_iu_tien, mba0102, chienpt, langthangm, lehuy23, A_lo_xo, knd2011, stockkhanh, hoangmtbk, binwin, security_plus, thanh_longkt, anninh, NYSE6868, khongPR, caonguyen1, toivoitoi50, hhuy03, anhtuan_116, take_me_rocket, andyng1985, SANDAM, binhthuyls, onlyU9, Light_Black, stock6868, thuyngs, sake2006, el_loco_vn, vnstock1981, romeoyeunguoi, Alchemy_finance, Cuadong2010, chualon, saomai789, bickhug, maldino1983, onggia165, sonlycai, muatranbansan, alo1000, outbox, Smiley109, betunxinh, Saobacdau2010, nncs5512, sananhtrang1989, hitmanvxx, sonhhsc, Tomtitmit, quocthuy_79, harry_potter410, rayban, cafef.vn, lpcuong, dockinhthanh, noyoungnoold, big_phil, FerrariF430, thanglongCK, ldphuc, unamis, risingstar, hocluotthui, nguyenhuho, Noothing, quocdat, rua_boy, Ga-Tre, daucongly, haleclub, rooney1, hoantv, figo123456, suncuong, chickenlittle33, tuanyoko, hoangVND, hotuananh, hungvsl, ghost00, miplatini, tinylyly05, NGHIEN_CK, chasaoca, ongja8x, bebi2011vn
  10. noyoungnoold

    noyoungnoold Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/06/2009
    Đã được thích:
    10
    Thực ra, hiện tượng đang diễn ra trong nền kinh tế Việt Nam không có gì mới lạ, nó không phải là hệ quả của sự tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế quốc tế như nhiều người giải thích, mà là kết quả rất "thuần Việt Nam", và nó tất yếu phải xảy ra. Nếu không có sự xì hơi của quả bóng chứng khoán thì quả thật, chúng ta vẫn sống trong thời đại được xem là còn những câu chuyện thần kỳ. Tại sao tôi lại nói như vậy? Các bạn biết là ngay khi thị trường chứng khoán đang lên và trở thành miền đất hứa của rất nhiều người muốn giầu có một cách nhanh chóng bằng sự đầu tư và lao động ít nhất, tôi đã dự báo trước tình trạng như thế này và tôi sẽ đi từng tầng một để phân tích những dự báo ấy.
    Trước hết là tầng cơ bản, tầng của những hiện tượng thuần kinh tế, ví dụ như thị trường chứng khoán. Theo định nghĩa cổ điển, thị trường chứng khoán là nơi gặp gỡ của các ý tưởng kinh doanh và vốn. Trên thị trường chứng khoán có rất nhiều thứ nhưng quy ra thì có hai loại hàng hoá chủ yếu. Thứ nhất là loại đã được đầu tư và bây giờ, người ta muốn thu hồi vốn. Thứ hai là bán các ý tưởng kinh doanh mới và gọi vốn đầu tư để triển khai những ý tưởng này. Tuy nhiên, ở Việt Nam, khi tổ chức thị trường chứng khoán, chúng ta đã không xây dựng một thể chế, một cơ cấu, một lực lượng để kiểm soát chất lượng của hàng hoá giao dịch trên thị trường chứng khoán. Hầu hết, các công ty khi phát hành cổ phiếu không được kiểm toán dựa trên những tiêu chuẩn rành mạch để có thể đánh giá đúng giá trị của họ, các ý tưởng kinh doanh mới cũng không được nghiên cứu và xem xét thận trọng. Bởi vậy, có thể nói, đó là một thị trường hàng hoá rất nhập nhằng về giá trị, nhưng nó vẫn sôi động được là do tâm lý đám đông. Cho nên, khi đề nghị tôi có lời khuyên thì tôi từ chối bởi không ai có thể can những kẻ đã uống hết một chai Vodka. Tôi biết chắc chắn là với những loại hàng hoá như thế này thì sớm hay muộn, nó cũng khủng hoảng. Bỏ qua tất cả các chính sách hoặc các tác động sai lầm có thể có của Chính phủ hoặc Ủy ban chứng khoán trong quá trình điều hành, thì với tình trạng xuất hiện của rất nhiều cổ phiếu phi chất lượng, sự thức tỉnh giá trị sẽ đến và chỉ số chứng khoán sẽ rớt. Đấy là chưa kể khi chỉ số chứng khoán lên quá cao, chúng ta đã bàn đến những việc như thu thuế từ lợi nhuận do buôn bán chứng khoán mang lại. Rất nhiều bài bình luận trên các phương tiện thông tin nói rằng sai lầm thuộc về những điều tiết vi mô của các công ty, nhưng tôi cho rằng những sai lầm đó cũng có thể làm giảm cơn sốt của thị trường chứng khoán song nó không có tác động đủ lớn để dẫn đến sụp đổ, mà đây là hiện tượng sụp đổ.
    Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự sụp đổ của thị trường chứng khoán chính là sự bất cẩn trong quá trình chuẩn bị cho sự ra đời của một thị trường có chất lượng chuyên nghiệp nhất trong tất cả các khái niệm về thị trường của nền kinh tế hiện đại. Đi tìm những nguyên nhân kỹ thuật khác cũng tốt, nhưng nó không có ích trong việc điều chỉnh lại hoặc để làm hưng phấn lại thị trường ở giai đoạn này, mà tốt cho việc rút kinh nghiệm ở giai đoạn sau, giai đoạn cấu trúc lại thị trường chứng khoán. Sự bất cẩn trong quá trình chuẩn bị cho sự ra đời của thị trường chứng khoán được thể hiện trong việc kiểm soát chất lượng cổ phiếu phát hành ra thị trường và việc sử dụng các nguồn lợi thu được trong quá trình hoạt động vào các mục đích phát triển kinh doanh. Nói cách khác, thay vì là một cơ cấu gọi vốn phát triển, thị trường chứng khoán trở thành một cơ cấu đầu cơ quẩn trong tầng buôn bán các giấy tờ có giá. Vì không biến thành thị trường gọi vốn phát triển cho nên nó tự khủng hoảng và tự sụp đổ.
    Người ta có thể nguỵ biện rằng, trong thị trường New York hay trong các thị trường hiện đại khác, họ vẫn điều chỉnh quá trình hoạt động bằng những cách như vậy. Nhưng người ta quên mất rằng, trước khi có các trạng thái chuyên nghiệp như thế, giai đoạn chuẩn bị cơ sở hạ tầng, xây dựng cơ sở pháp lý, xây dựng toàn bộ thói quen xã hội cho thị trường và xây dựng một nền văn hoá chứng khoán của họ đã được nghiên cứu rất công phu. Chúng ta đã bỏ qua giai đoạn như vậy để tiếp cận ngay với giai đoạn đầu cơ chứng khoán. Việc chúng ta bịt tất cả các lỗ rò để ngăn thị trường chứng khoán rớt như hiện nay đã làm mất hết tính chất thị trường. Bây giờ, dù giao dịch có lên hay xuống một chút cũng không có ý nghĩa thị trường, hay nói cách khác, thực chất không còn thị trường chứng khoán nữa. Đây là trận thu dọn cuối cùng của một chiến dịch chứng khoán, còn sau này, nó được xây dựng lại, được cải tạo lại, được cơ cấu lại như thế nào để trở thành thị trường chứng khoán lành mạnh thì tuỳ thuộc vào hiểu biết của những người điều hành loại hình kinh doanh này. Tóm lại, sự bất cẩn trong quá trình chuẩn bị những lực lượng cơ bản, những yếu tố cơ bản của khái niệm thị trường chứng khoán là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của thị trường này.
    Chúng ta không thể đổ lỗi cho nhà đầu tư vì sự không hiểu biết. Tất cả các thị trường chứng khoán đều hình thành và phát triển dựa trên hiệu ứng số đông, không có cái đam mê bản năng ấy thì không có thị trường chứng khoán. Phải thấy trước là các nhà đầu tư bao giờ cũng đầu tư theo bản năng và vì vậy, chính phủ phải chịu trách nhiệm bảo vệ họ bằng cách làm minh bạch quá trình đưa hàng hoá vào thị trường, tức là bảo vệ tính minh bạch của đời sống kinh doanh của các đơn vị đăng ký, bảo vệ tính minh bạch của quá trình sử dụng đồng vốn. Hầu hết các công ty phát hành cổ phiếu luôn luôn nghĩ rằng phát hành ra là phải thu tiền về, nhưng quên mất rằng tất cả các loại cổ phiếu là giấy nợ. Các công ty phát hành cổ phiếu trở thành con nợ của xã hội, nhưng xã hội chúng ta chưa hề phân tích, chính phủ cũng không kết án bất kỳ một con nợ nào mà lại bàn biện pháp để cứu họ trong khi chủ nợ không được tính đến. Chúng ta vẫn cho rằng buôn cổ phiếu là một loại đầu tư, lời ăn, lỗ chịu. Quan niệm ấy hết sức sai lầm, lời ăn lỗ chịu với điều kiện là cổ phiếu ấy phải có giá trị thật và nó dao động trong một cái khuôn khổ phù hợp với các quy luật của nền kinh tế thị trường. Ở đây hàng hoá không lành mạnh, cho nên sự dao động giá cả không nằm trong các khuôn khổ lành mạnh.

    Chúng ta phải nhìn nhận đây là một cuộc khủng hoảng kinh tế chứ không chỉ là vấn đề lạm phát. Nếu vấn đề thuộc về quan hệ tiền - hàng đơn thuần thì nền kinh tế có khủng hoảng nhưng không sụp đổ, hay nói cách khác, có thể sụp đổ một số xí nghiệp chứ không thể sụp đổ một nền kinh tế. Ở thời điểm này, chúng ta đang tiệm cận đến sự sụp đổ của một nền kinh tế. Tất cả các thị trường cơ bản đều đang sụp đổ, tất cả các ngành kinh doanh đều giảm, ví dụ, thị trường bất động sản. Bao giờ cũng thế, khi giá hàng hoá tăng cao đến mức vượt ra khỏi mọi sự tưởng tượng thì lúc ấy, bất kỳ nhà điều hành vĩ mô nào cũng phải để ý. Nhưng dường như những nhà điều hành vĩ mô của chúng ta hoan hỉ cùng với sự tăng giá mà không biết rằng nhà nước phải đứng bên ngoài mọi cơn điên của xã hội. Nếu không có nhà nước trong đó thì tất cả chúng ta đều sướng khi tăng giá và khi chúng ta sụp đổ, chúng ta gửi niềm hy vọng của mình vào sự sáng suốt của Chính phủ. Nhưng nếu Chính phủ cùng sướng ở trong cơn sốt thì trong đống sụp đổ có cả chúng ta lẫn chính phủ, và chúng ta không biết trông đợi vào đâu. Những biểu hiện này hoàn toàn không có gì mới và đều có thể xảy ra. Những sự mất cân đối như vậy được gọi là khủng hoảng kinh tế. Đáng ra, công việc hàng ngày của các cơ quan tham mưu của Chính phủ là phải hình dung và phải chuẩn bị các kịch bản cho những tình huống khác nhau. Tuy sự khủng hoảng này không đủ để làm rối loạn thái độ của những người lãnh đạo ở các cấp cao nhất, nhưng rõ ràng, chúng ta đọc thấy sự rối loạn ấy mặc dù không ai thừa nhận nó. Họ vẫn rất tự tin nhưng sự tự tin không gắn với hiện tượng thực tế sẽ làm mất lòng tin của xã hội. Mà xã hội cần có lòng tin, xã hội mất lòng tin trong một hiện tượng không tổng thể là khủng hoảng kinh tế sẽ dẫn đến sự mất lòng tin rộng hơn. Nếu các nhà lãnh đạo của chúng ta chỉ dừng ở những phương pháp, những chương trình như hiện nay thì chắc chắn, sự mất lòng tin rộng hơn sự mất lòng tin vào các chính sách điều hành kinh tế sẽ xuất hiện.

    Nếu tất cả các cổ phiếu rớt giá một cách thảm hại thì nhà nước phải tổ chức điều tra ngay trách nhiệm của thị trường tới đâu, trách nhiệm của người sản xuất hàng hoá tới đâu. Nếu phát hiện thấy sự giả mạo trong các hàng hoá lưu hành trên thị trường thì đấy là tội hình sự. Nhưng ai chứng minh được tài sản của người ta khi bỏ tiền ra mua cổ phiếu vẫn còn nguyên? Ví dụ, tôi gọi được 1 tỷ tiền vốn, tôi đầu tư vào một quán café, khi cổ phiếu rớt giá nhưng với tư cách là người phát hành cổ phiếu thì tôi vẫn còn tài sản là cái quán café kia. Liệu tôi có chứng minh được với Ủy ban chứng khoán, với toà án là tài sản của tôi không giảm đi không? Hiện nay, tôi chưa thấy có bất kỳ một dư luận gì về việc các nhà phát hành cổ phiếu phải chịu trách nhiệm như thế nào trước sự khủng hoảng của thị trường chứng khoán. Làm mất mát tài sản của xã hội, đấy là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân, tất nhiên, để quy thành tội trong hệ thống luật pháp thì bộ phận kỹ thuật pháp lý còn phải nghiên cứu sâu sắc hơn, chi tiết hơn nữa. Nhưng ở đây, tôi không thấy có sự điều tra nào, không có sự khởi tố nào. Chúng ta không làm được việc ấy vì chúng ta không chuẩn bị, từ Bộ *******, Cơ quan điều tra, Cơ quan khởi tố cho đến Cơ quan tư pháp, Toà án, Viện kiểm sát đều không được chuẩn bị, đều không có bộ phận chuyên trách về vấn đề này. Bất kỳ thị trường nào cũng phải chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật liên quan đến cả hoạt động bình thường và hoạt động khủng hoảng, liên quan đến cả hoạt động đúng đắn và hoạt động sai phạm. Chúng ta không có sự điều chỉnh ấy tức là chúng ta không có thị trường minh bạch.

    Để cấu trúc lại thị trường chứng khoán, chúng ta phải dành thời gian xây dựng lại toàn bộ hệ thống điều hành xã hội chứ không chỉ xây dựng hệ điều hành cho nó. Nghĩa là chúng ta phải xem nó là một thị trường chuyên nghiệp chứ không phải là nơi thực thi các hành vi bản năng thuần tuý và không phải là nơi chơi chung giữa nhà nước với các công ty. Nhà nước phải đứng ra ngoài các công ty. Có các công ty thuộc sở hữu nhà nước nhưng nhà nước phải xem nó bình đẳng với các công ty thuộc các khu vực kinh tế khác. Nhà nước phải đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty thuộc các loại hình sở hữu khác nhau thì mới hy vọng có thể tạo ra một thị trường chứng khoán. Bởi vì toàn bộ tính bình đẳng của các khu vực kinh tế được thể hiện tập trung ở thị trường chứng khoán.
    Tất cả những nội dung nói trên thuộc về tầng thấp, tầng cơ bản. Đấy là chúng ta nghiên cứu tính nổ dây chuyền giữa các thị trường để nhận biết sự sai lầm một cách có hệ thống của toàn bộ việc xây dựng chính sách vĩ mô. Bây giờ chúng ta chuyển sang tầng thứ hai, tầng điều hành vĩ mô, nói cách khác, đó là tầng của mối quan hệ biện chứng giữa các chính sách vĩ mô đối với nền kinh tế. Vậy, chúng ta đã điều hành vĩ mô như thế nào? Sai lầm đầu tiên là chúng ta đã có một hệ thống ngân hàng càng ngày càng mắc nhiều khuyết tật. Theo định nghĩa cổ điển, ngân hàng là những cơ sở cung cấp dịch vụ cho quá trình lưu thông tiền tệ một cách lành mạnh. Vì thế, các tập đoàn kinh tế không được mở ngân hàng riêng cho mình như là một công cụ tư hữu và rút dần tiền bạc của xã hội. Nhưng trong xã hội chúng ta, việc mở các ngân hàng riêng đã trở thành một sự cạnh tranh giữa các công ty và các ngân hàng được mở ra không chỉ để cung cấp dịch vụ tốt hơn mà còn để vơ vét tài chính của quốc gia. Đấy là một biểu hiện của sự thiếu hiểu biết và nó tạo ra một hệ thống ngân hàng rất không lành mạnh.
    Ngân hàng là một công cụ buộc phải giữ được tính trung lập xã hội, nếu ngân hàng trở thành công cụ riêng của các tập đoàn kinh tế thì đấy là tai họa. Chúng ta bắt đầu có hệ thống ngân hàng tai họa. Trong một nền tài chính mà tổng số vốn vào khoảng 60 tỷ đô la nhưng có đến gần 100 ngân hàng, số lượng ấy lớn hơn hẳn số lượng ngân hàng cung cấp dịch vụ tiền tệ cho một nền kinh tế 16.000 tỷ đô la như Hoa Kỳ. Bây giờ còn có thị trường liên ngân hàng, nó giống như thị trường chứng khoán, tức là buôn bán xoay vòng giữa các công ty cổ phần của một công ty mẹ chứ không phục vụ, không gọi vốn để phát triển. Thị trường liên ngân hàng là nơi các ngân hàng buôn vốn, buôn tiền và cho vay lẫn nhau, cuốn vào đấy toàn bộ tiền mặt của xã hội. Chúng ta không phủ nhận là có thị trường liên ngân hàng nhưng thị trường ấy phải hình thành trong quá trình cứu hộ chứ không phải trong quá trình kinh doanh cụ thể. Thị trường liên ngân hàng khác với liên minh các ngân hàng. Người ta chống tờ-rớt hoặc chống ca-ten là chống sự liên minh độc quyền. Chúng ta tạo ra một thị trường mà tất cả mọi ngân hàng đều liên minh với nhau trên một loại hàng hoá và nó trở thành hệ tuần hoàn của cả xã hội, thì đấy không phải là chống tờ-rớt nữa mà là "tờ-rớt hoá" toàn bộ lĩnh vực kinh doanh quan trọng nhất, lĩnh vực kinh doanh cần trung lập về mặt thái độ nhất, là lĩnh vực tài chính. Đấy là một sai lầm căn bản.

    Tất cả những kẻ lười biếng và người cung cấp giải pháp cho những kẻ lười biếng đều rất muốn có một viên thuốc uống là dứt cơn đau bụng ngay, nhưng điều ấy chỉ đúng khi các cơn đau bụng là đơn giản. Hiện nay, các nhà lãnh đạo của chúng ta tuy không diễn đạt cho xã hội thấy bài toán thực sự là gì, nhưng họ linh cảm được bài toán ấy. Chúng ta đang ở giai đoạn không thể còn các giải pháp tạm thời được nữa. Đây là lúc chúng ta đụng độ với ranh giới của sự khủng hoảng, ranh giới của sự rối loạn xã hội. Tất nhiên, nói như thế thì không phải ngày mai điều đó sẽ xảy ra, nhưng nếu chúng ta không có sự cân nhắc thận trọng trong các giải pháp thì rất có thể nó sẽ đến. Nhưng rất đáng buồn là chúng ta cứ hy vọng rằng vẫn còn một biện pháp nào khác nhưng đến phút này vẫn không có giải pháp nào cả. Rõ ràng, tình trạng này phản ánh một điều là không còn giải pháp nào khác nữa.

Chia sẻ trang này