KQKD Quý 4 của các doanh nghiệp niêm yết có gì hay?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi anchaodabat, 08/01/2023.

3718 người đang online, trong đó có 370 thành viên. 16:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 29827 lượt đọc và 71 bài trả lời
  1. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    8. DCM
    Đạm Cà Mau ước doanh thu 2022 đạt kỷ lục trên 15.000 tỷ đồng

    07:56 | 23/12/2022
    Chia sẻ
    Nhìn chung năm 2022, tình hình xuất khẩu và giá khí đầu vào vẫn thuận lợi giúp Đạm Cà Mau tiếp tục phá vỡ mốc doanh thu kỷ lục của năm 2021.
    CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau - Mã: DCM) vừa đưa ra ước tính kết quả kinh doanh 2022 với tổng doanh thu hơn 15.000 tỷ đồng, cao nhất kể từ khi thành lập. Sản lượng sản xuất urê quy đổi ước đạt 914.380 tấn, sản lượng tiêu thụ urê ước đạt 820.570 tấn.

    9 tháng đầu năm, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu 11.886 tỷ đồng. Như vậy tính riêng trong quý IV, doanh thu của Đạm Cà Mau ước đạt trên 3.114 tỷ đồng, giảm gần 19% so với cùng kỳ năm ngoái và thấp nhất trong vòng một năm qua.

    [​IMG]
    Năm 2022, Đạm Cà Mau tiếp tục phá vỡ mốc doanh thu kỷ lục của năm 2021. (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của DCM).

    Thực tế, nửa đầu năm 2022, tình hình xuất khẩu phân bón vẫn thuận lợi vì xung đột Nga – Ukraine đã đẩy giá lên cao, các quốc gia cũng gấp rút tìm mua hàng hóa, chuẩn bị cho vụ mùa. Do đó, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành ở mức cao.

    Bước sang nửa cuối năm, xuất khẩu phân bón đã chững lại, do cả nước đang bước vào vụ Đông Xuân, các công ty sản xuất phân bón phải ưu tiên đáp ứng nhu cầu trong nước trước.

    Đồng thời, quý IV/2021 diễn ra tình trạng thiếu hụt phân bón toàn cầu tạm thời, dẫn đến kết quả quý IV/2022 sẽ không thể đạt đỉnh như cùng kỳ, sản lượng xuất khẩu phân bón cũng sẽ không đạt mốc tương ứng.

    Theo ông Nguyễn Trí Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội phân bón Việt Nam, trong nửa cuối năm, doanh nghiệp sản xuất phải chịu thêm áp lực của tỷ giá, lãi suất cao do phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào. Tỷ giá tăng khiến nguyên liệu nhập khẩu đầu vào của nhiều doanh nghiệp đi lên, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp trở nên nhiều hơn. Trong khi đó, lãi suất cho vay quá cao, còn lợi nhuận đi xuống khiến các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ càng khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn.

    [​IMG]
    (Nguồn: Tổng cục Hải quan, Biểu đồ: Hoàng Anh).
  2. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    9. QNS
    Đường Quảng Ngãi ước lãi gần 1.200 tỷ đồng năm 2022, sắp chi 357 tỷ trả cổ tức đợt 2

    07:20 | 21/12/2022
    Chia sẻ
    Ước tính kết quả năm 2022 của Đường Quảng Ngãi cho thấy công ty đã vượt 4% chỉ tiêu doanh thu và vượt 19% mục tiêu lợi nhuận sau thuế năm
    [​IMG]
    Thương hiệu sữa đậu nành Fami thuộc QNS. (Ảnh minh họa: Minh Hằng).

    Ngày 19/12, Hội đồng quản trị (HĐQT) CTCP Đường Quảng Ngãi (Mã: QNS) đã công bố ước tính kết quả kinh doanh năm 2022 với doanh thu hợp nhất 8.300 tỷ đồng, tăng 12,5% so với năm ngoái và cao nhất từ trước đến nay. Lợi nhuận sau thuế 1.198 tỷ, giảm 4,3%.

    So với kế hoạch năm, kết quả trên của QNS lần lượt vượt 4% chỉ tiêu doanh thu và vượt 19% mục tiêu lợi nhuận sau thuế năm.

    Sang năm 2023, QNS đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 8.400 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.008 tỷ đồng; lần lượt tăng 1,2% và giảm 16% so với ước tính kết quả năm 2022.

    [​IMG]
    Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của QNS.

    Cùng ngày, HĐQT QNS cũng đã thông qua việc tạm ứng cổ tức đợt 2/2022 với tỷ lệ 10% bằng tiền (1.000 đồng/cp). Ngày đăng ký cuối cùng là 5/1, tương ứng ngày giao dịch không hưởng quyền là 4/1.

    Với hơn 356,9 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính QNS sẽ chi gần 357 tỷ đồng để trả cổ tức đợt này. Thời gian thanh toán là 16/1 năm sau.

    Theo kế hoạch năm nay, QNS sẽ chi ít nhất 535 tỷ đồng để thanh toán cổ tức với tỷ lệ tối thiểu là 15% bằng tiền. Trước đó công ty đã trả cổ tức 500 đồng/cp cho cổ đông.

    Thực tế, cơ cấu cổ đông của QNS khá phân mảnh. Tính đến cuối tháng 9/2022, cổ đông lớn nhất của QNS là Công ty TNHH MTV TM Thành Phát với tỷ lệ 15%. Đây là một công ty con do QNS nắm 100% cổ phần với vốn điều lệ 800 tỷ đồng.

    Ngoài tổ chức, cổ phần của QNS còn lại phân ra cho các cổ đông cá nhân bao gồm cả lãnh đạo và người lao động. Theo báo cáo quản trị bán niên 2022, ban lãnh đạo công ty cùng người có liên quan đang nắm giữ hơn 12,43% cổ phần của QNS. Kế đến là nhóm Nutifood nắm 8,04% vốn điều lệ của công ty.

    Liên quan đến giao dịch cổ phiếu, ông Võ Thành Đàng, Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc QNS đã đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu theo phương thức giao dịch thỏa thuận và giao dịch khớp lệnh trên sàn, trong khoảng thời gian 21/12/2022 – 18/1/2023.

    Ngay trước đó, ông Thành Đàng đã hai lần không mua vào cổ phiếu QNS nào trên tổng số 1 triệu cổ phiếu đăng ký mua, lý do không thực hiện giao dịch hết số cổ phiếu đăng ký được ông đưa ra đều là do điều kiện thị trường chưa phù hợp.

    Động thái liên tiếp không mua vào cổ phiếu của vị Phó Chủ tịch diễn ra trong bối cảnh giá cổ phiếu QNS đang trượt dài xuống vùng đáy trong gần hai năm, chốt phiên 20/12 ở mốc 35.500 đồng/cp.

    [​IMG]
    Diễn biến giá cổ phiếu QNS. (Nguồn: TradingView).
  3. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    10. ACV lãi 306 tỷ đồng trong quý IV, mục tiêu lợi nhuận gần 8.500 tỷ năm 2023
    09:55 | 27/12/2022

    Chia sẻ
    Quý IV/2022, doanh thu của ACV ước đạt 5.361 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế khoảng 306 tỷ đồng.
    Lãi 306 tỷ đồng trong quý IV
    Năm 2022, tổng doanh thu ACV ước đạt 15.381 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế khoảng 7.561 tỷ đồng vượt lần lượt 49% và 195% so với kế hoạch năm đề ra. So với năm 2021, doanh thu tăng gấp 2 lần, lợi nhuận trước thuế tăng gấp gần 10 lần. Năm nay, công ty ước nộp ngân sách nhà nước khoảng 1.548 tỷ đồng.

    Tính riêng quý IV/2022, doanh thu của ACV khoảng 5.361 tỷ đồng tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế là 306 tỷ đồng giảm 25% so với cùng kỳ năm 2021.

    Về số lượt bay, ACV cho biết, tổng hành khách thông qua các cảng hàng không là 99 triệu, vượt 22% kế hoạch năm, tăng 128% so với cùng kỳ năm 2021.

    Trong đó, khách quốc tế là 12 triệu khách, vượt 93% kế hoạch năm, cao gấp gần 23 lần so với năm 2021. Khách nội địa là 87 triệu khách, vượt 16% kế hoạch năm, tăng 94% so với năm trước.

    Năm 2022, tổng hạ cất cánh của tổng công ty là 658.000 lượt chuyến, vượt 14% kế hoạch năm, tăng 25% so với năm 2021.

    Mục tiêu lợi nhuận gần 8.500 tỷ đồng năm 2023
    Về kế hoạch năm 2023, tổng công ty đặt mục tiêu phục vụ 116 triệu khách, tăng 18% so với năm 2022. Tổng sản lượng phục vụ hàng hóa đạt 1,6 triệu tấn, tăng 18%. Tổng sản lượng hạ cất cánh đạt 768.000 lượt chuyến, tăng 17%.

    Năm 2023, công ty đặt kế hoạch 18.414 tỷ đồng doanh thu tăng 20%, lợi nhuận trước thuế đạt 8.448 tỷ đồng, tăng 11% so với ước tính năm 2022. Nộp ngân sách dự kiến 1.831 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2022.

    Ngoài ra, ACV còn dự kiến tập trung nguồn lực thực hiện các dự án trọng điểm như sân bay Long Thành giai đoạn 1, nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, xây dựng Cảng hàng không Điện Biên, mở rộng Nhà ga T2 Nội Bài, nhà ga T2 Cát Bi trong năm 2023.

    Đảm bảo các dự án kịp tiến độ
    Tại Hội nghị, lãnh đạo ACV thông tin, năm 2022, các dự án đầu tư trọng điểm của tổng công ty đã được thực hiện theo tiến độ và phù hợp với kế hoạch trung hạn. Trong đó, việc triển khai thực hiện các hạng mục của dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 đều đáp ứng yêu cầu theo đúng chỉ đạo của Ban chỉ đạo Nhà nước về tiến độ.

    Công tác san nền, thoát nước bắt đầu được khởi công vào tháng 2 và bám sát tiến độ đề ra. Các đơn vị thi công đang tập trung triển khai các khu vực đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay và các khu vực bố trí các dự án thành phần 1, 2, 4 theo đúng kế hoạch. Móng cọc nhà ga hành khách đã hoàn thành vượt tiến độ hơn một tháng so với hợp đồng. Phần thân nhà ga, hiện ACV đang tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định.

    Đối với dự án Xây dựng Nhà ga Hàng không T3, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, ACV đã chính thức khởi công vào ngày 24/12.

    Bên cạnh đó, một số dự án khác của ACV như: Dự án Xây dựng nhà ga hành khách T2, Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài, Dự án Mở rộng sân đỗ máy bay về phía Bắc Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng giai đoạn 2, Dự án Mở rộng sân đỗ máy bay giai đoạn 1 Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi, Dự án Cảng Hàng không Điện Biên (Nhà ga, đường cất hạ cánh, hệ thống đường lăn, sân đỗ, công trình phụ trợ); Dự án Cải tạo, nâng cấp sân đỗ máy bay hiện hữu Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh cũng đã được hoàn thành hoặc đảm bảo tiến độ xây dựng.
    tungntxd89, rose9BGR thích bài này.
  4. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    11. GAS
    PV GAS lãi sau thuế hơn 13.300 tỷ đồng năm 2022

    22:00 | 25/12/2022
    Chia sẻ
    Tính riêng quý IV/2022, doanh thu của tăng 5,7% song giảm 22% về lợi nhuận so với cùng kỳ năm ngoái.
    Thông tin từ Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) cho biết với việc tận dụng tốt cơ hội thị trường, PV GAS tiếp tục hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh; trong đó các chỉ tiêu tài chính hoàn thành vượt mức kế hoạch, về đích trước 2-6 tháng và tăng trưởng so với năm ngoái.

    Cụ thể trong năm 2022, PV GAS đã cung cấp trên 7,7 tỷ m3 khí khô, tăng 8% so với năm 2021. PV GAS hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng condensate đạt trên 100 nghìn tấn, bằng 155% kế hoạch, về đích trước kế hoạch 5 tháng và sản lượng LPG kinh doanh đạt trên 2 triệu tấn, bằng 118% kế hoạch và về đích trước kế hoạch 2 tháng.

    Đồng thời đảm bảo mục tiêu/định hướng cung cấp khí cho khách hàng truyền thống và mở rộng thêm khách hàng mới (khách hàng Đạm và khách hàng Công nghiệp tiêu thụ khí vượt mức kế hoạch 1-3% và tăng 5% so với năm 2021).

    Với kết quả đó, PV GAS tiếp tục duy trì cung cấp khí ổn định để sản xuất trên 11% sản lượng điện, khoảng 70% sản lượng phân đạm, đáp ứng gần 70% thị phần LPG cả nước, thị phần bán lẻ LPG chiếm 11% (chưa bao gồm Gas South).

    Theo PV GAS, 2022 là năm có doanh thu cao nhất kể từ khi thành lập của công ty với tổng doanh thu đạt trên 100.000 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2021 và vượt 25% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế cả năm đạt trên 16.600 tỷ đồng, tăng 49%; lợi nhuận sau thuế đạt trên 13.300 tỷ đồng, tăng 51% so với năm 2021 và vượt 89% mục tiêu năm.

    Chỉ số tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) đạt trên 14%, tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt trên 22%. PV GAS tiếp tục duy trì tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền mặt ở mức 25%.

    Tính riêng quý IV/2022, doanh thu của PV GAS ước đạt 21.328 tỷ đồng, lãi sau thuế 1.574 tỷ; tăng 5,7% về doanh thu song giảm 22% về lợi nhuận so với cùng kỳ năm ngoái.
    tungntxd89, rose9BGR thích bài này.
  5. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    12. DCL
    Dược Cửu Long (DCL) lần đầu đạt doanh thu vượt 1.000 tỷ đồng

    03/01/2023 09:32

    0:00/0:00
    Nam miền Bắc
    (ĐTCK) Năm 2022, Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long (Dược Cửu Long, mã chứng khoán DCL) đạt 1.016 tỷ đồng doanh thu, tương đương 144% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức doanh thu cao nhất của Công ty trong suốt 46 năm hoạt động.
    Theo đó, thông tin từ Dược Cửu Long cho biết, năm 2022, Công ty ước đạt doanh thu 1.016 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 140,5 tỷ đồng. Với kết quả này, Dược Cửu Long vượt tương ứng 20% và 5% kế hoạch về doanh thu, lợi nhuận năm 2022; tăng trưởng 44% doanh thu, 27% lợi nhuận so với cùng kỳ năm trước.

    [​IMG]
    Biểu đồ so sánh doanh thu thuần ước thực hiện năm 2022 với năm 2021 và kế hoạch đặt ra 2022 của Dược Cửu Long.

    Ông Lương Trọng Hải, Tổng Giám đốc Dược Cửu Long cho biết, kết quả kinh doanh năm 2022 là thành tích rất đáng khích lệ với toàn thể Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Công ty.

    “Đây không chỉ đơn thuần là một cột mốc quan trọng trong bước tiến của Dược Cửu Long về quy mô doanh thu hoạt động, mà việc đạt được mốc doanh thu 1000 tỷ trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, cho thấy nỗ lực rất lớn của toàn bộ Công ty, điều tuyệt vời là những nỗ lực ấy đã được đền đáp”, ông Hải nói.

    Ba mảng kinh doanh cốt lõi góp phần quan trọng trong cơ cấu kết quả kinh doanh của Dược Cửu Long là dược phẩm, viên nang rỗng (capsule) và vật tư thiết bị y tế. Trong số này, Dược Cửu Long hiện là doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam sản xuất được capsule. Các nhà máy của Công ty đều được trang bị công nghệ tiên tiến được nhập từ Canada và đang trong tình trạng hoạt động hết công suất.

    Trong năm qua, Công ty đã thực hiện đầu tư mở rộng giai đoạn 5 với mức vốn đầu tư 232,5 tỷ đồng, công suất 2,8 tỷ nang/năm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, dự kiến đến hết quý II/2023 sẽ đi vào hoạt động.

    [​IMG]
    Dược Cửu Long hiện là doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam sản xuất được capsule.
    Đối với mảng thiết bị y tế, ngoài nhà máy đang có, Công ty đã và đang đầu tư thêm 1 nhà máy vật tư thiết bị y tế với diện tích 10.846,6 m2, vốn đầu tư xấp xỉ 15 triệu USD, chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 có công suất 35 triệu sản phẩm/tháng, giai đoạn 2 công suất 20 triệu sản phẩm/tháng tại Vĩnh Long. Nhà máy này theo kế hoạch sẽ hoàn thành và đi vào vận hành trong quý III/2023.



    Như vậy, ngay trong năm 2023, với việc đưa vào vận hành 2 nhà máy mới mảng capsule và vật tư thiết bị y tế, Dược Cửu Long được kỳ vọng sẽ tạo nên sự đột phá ở quy mô hoạt động, từ đó tạo tiền đề cho tăng trưởng mạnh doanh thu từ cuối năm 2023 trở đi.


    Ngoài hai nhà máy mới đang chuẩn bị đi vào vận hành nói trên, Dược Cửu Long cũng đang tiếp tục đầu tư Nhà máy Dược phẩm theo tiêu chuẩn EU-GMP tại Long An. Dự án sẽ bao gồm cả trung tâm Nghiên cứu Phát triển (R&D) và sản xuất sản phẩm dược với công suất sản xuất là 1,6 tỷ sản phẩm/năm.

    [​IMG]
    Nhà máy Dược phẩm Cửu Long hiện nay.
    Theo Dược Cửu Long, việc đầu tư đồng bộ nhà máy từ khâu R&D nhằm mục tiêu nghiên cứu, phát triển và cải tiến các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, bắt kịp các Công ty kịp thời nghiên cứu, phát triển sản phẩm chất lượng cao, bắt kịp nhu cầu thị trường và xu hướng mới trên thị trường. Đây sẽ là một trong những nền tảng quan trọng để hỗ trợ cho hoạt động của toàn bộ Dược Cửu Long nói chung, nhà máy Dược phẩm tại Long An nói riêng, tạo tiền đề nâng cao sức cạnh tranh, vị thế các sản phẩm của Công ty trên thị trường.

    Với các chiến lược kinh doanh cùng các dự án đang được đẩy mạnh, trong năm 2023 và những năm tiếp theo, Dược Cửu Long hứa hẹn sẽ có nhiều bước tiến vượt bậc để mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng vượt trội hơn nữa, góp phần bảo vệ nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng.

    Được thành lập từ năm 1976, với 46 năm hoạt động trong lĩnh vực dược, Dược Cửu Long đã trở thành cái tên thân quen, uy tín với người tiêu dùng, các nhà thuốc và là đơn vị cung ứng dược phẩm uy tín, lâu năm cho nhiều bệnh viện lớn của Việt Nam. Mạng lưới phân phối sản phẩm của Dược Cửu Long trải khắp các 63 tỉnh thành.

    Với sự đầu tư lớn mạnh từ Tập đoàn F.I.T, Dược Cửu Long đặt mục tiêu trở thành doanh nghiệp dược hàng đầu Việt Nam về sản xuất dược phẩm và thiết bị y tế thông qua việc không ngừng nghiên cứu và phát triển các dòng sản phẩm mới, sở hữu hệ thống máy móc tiên tiến, xây dựng hệ thống nhân sự chuyên nghiệp.

    Website: www.dcl.com.vn/
    rose9BGR thích bài này.
  6. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    13. PVT
    PVTransPVT) ước lãi ròng năm 2022 đạt gần 1.010 tỷ đồng, vượt 128% kế hoạch năm

    29/12/2022 14:57

    0:00/0:00
    Nam miền Bắc

    (ĐTCK) Mới đây, Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTrans, mã PVT – sàn HOSE) đã công bố kết quả kinh doanh ước tính năm 2022.
    [​IMG]
    Cụ thể, năm 2022, PVT ước tính doanh thu Công ty đạt 9.150 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.094 tỷ đồng, lần lượt vượt 41% và 128% kế hoạch năm. Công ty cũng đã nộp ngân sách nhà nước ước đạt 481 tỷ đồng (vượt 96% kế hoạch).

    Công ty cho biết, năm 2022, bối cảnh giá dầu biến động liên tục do ảnh hưởng của những bất ổn về chính trị - kinh tế, dẫn đến giá mua bán tàu tăng đột biến. Nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu ngày càng rõ nét khiến công tác chuẩn bị đầu tư và tìm mua tàu phù hợp đảm bảo hiệu quả dự án đặc biệt khó khăn.

    Tuy nhiên, một số đơn vị thành viên PVTrans đã có sự chuẩn bị từ cuối năm 2021 trong việc hoàn thành đầu tư và đưa vào khai thác 02 tàu chở dầu/hóa chất 13.000 DWT, 01 tàu chờ dầu/hóa chất 20.000 DWT, 01 tàu chở hàng rời Supramax và 01 sà lan chờ hàng rời 10.000 DWT.

    [​IMG]
    Tình hình kinh doanh của PVT trong những năm gần đây. (Nguồn: Wichart.vn)

    Ngoài ra, Tổng công ty cũng đã ký hợp đồng thuê bareboat và đưa vào khai thác 01 tàu chở dầu/ hóa chất 20.000 DWT, 01 tàu chở LPG 5.000 CBM và 01 tàu chở hàng rời Handysize; bán/thanh lý thu hồi vốn một số tàu già, như tàu PVT Athena, Song Hau.


    Trên thị trường chứng khoán, trong phiên giao dịch chiều ngày 29/12, cổ phiếu PVT đứng tại giá tham chiếu 21.600 đồng/CP. Tuy nhiên, kể từ đầu tháng 12 đến nay, PVT đã tăng 8,96%.
    Last edited: 08/01/2023
    thatha_chamchi, rose9, BGR1 người khác thích bài này.
  7. cuti2019

    cuti2019 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2021
    Đã được thích:
    11.061
    Có link bctc của vgc k bác,cho mình xin nhé. Tks bác
    rose9anchaodabat thích bài này.
  8. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    Chưa có cụ
    rose9, BGRcuti2019 thích bài này.
  9. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    Viettel lãi hơn 43.000 tỷ đồng, cao nhất 5 năm
    Năm 2022, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) đạt lợi nhuận trước thuế 43.100 tỷ đồng, cao nhất từ năm 2017 đến nay.

    "Năm 2022, tập đoàn ghi nhận tăng trưởng trên tất cả lĩnh vực như viễn thông, đầu tư nước ngoài, công nghệ chuyển đổi số và sản xuất công nghiệp công nghệ cao", Viettel cho biết. Nhờ đó, doanh thu hợp nhất của tập đoàn này tăng 6,1% lên khoảng 163.000 tỷ đồng. Đây cũng là năm đầu tiên Viettel hoạt động dưới sự điều hành của thế hệ lãnh đạo mới như Chủ tịch, kiêm tổng giám đốc Tào Đức Thắng và nhiều cán bộ trẻ được bổ sung.

    Lợi nhuận trước thuế của Viettel cũng tăng 3% so với năm 2021 lên 43.100 tỷ đồng. Đây cũng là mức lãi cao nhất 5 năm gần đây của Viettel, đóng góp vào ngân sách nhà nước của doanh nghiệp quân đội khoảng 38.000 tỷ đồng, tương đương mức trước dịch năm 2019.


    Nguồn doanh thu chủ lực từ viễn thông được Viettel duy trì khi tiếp tục giữ vững vị trí nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động lớn nhất Việt Nam với 54% thị phần. Tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ viễn thông Viettel bằng 1,5 lần trung bình ngành trên thế giới.

    Hoạt động đầu tư nước ngoài của Viettel lần đầu tiên doanh thu dịch vụ đạt gần 3 tỷ USD, khoảng hơn 70.000 tỷ đồng – tương đương với viễn thông trong nước, Nhờ đó, nguồn ngoại tệ chuyển về Việt Nam trong năm 2022 lên tới gần 500 triệu USD - cao nhất trong 5 năm vừa qua. Lũy kế đến hết năm ngoái, Viettel đã chuyển về nước gần 70% tổng số tiền đầu tư nước ngoài.

    Lĩnh vực giải pháp và dịch vụ số của Viettel cũng có sự bứt phá khi doanh thu từ các giải pháp công nghệ thông tin tăng 58%. Thuê bao Viettel Money đã vượt mốc 5 triệu. Nền tảng truyền hình OTT TV 360 của tập đoàn này cũng đạt 10 triệu người xem.

    Cùng với việc tiếp tục chuyển đổi số cho các ngành giáo dục, y tế, giao thông, Viettel đã triển khai trung tâm điều hành thông minh (IOC) cho chính quyền 35 tỉnh, thành phố và xây dựng trung tâm giám sát an toàn thông tin (SOC) cho 20 địa phương.

    Trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, Viettel đã nghiên cứu, làm chủ, chế tạo thành công các loại khí tài chiến lược quan trọng, trở thành hạt nhân tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao. Viện hàng không Vũ trụ Viettel ghi nhận doanh thu trên 1.000 tỷ đồng.

    Một đại gia viễn thông công nghệ khác là VNPT cũng ghi nhận lợi nhuận nghìn tỷ đồng năm 2022. Tổng doanh doanh thu đơn vị này đạt 55.209 tỷ đồng, lãi trước thuế gần 6.630 tỷ. Tập đoàn này nộp ngân sách nhà nước hơn 5.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, mức lợi nhuận của của VNPT vẫn giảm khoảng 6% so với năm 2021.
    thatha_chamchi, rose9BGR thích bài này.
  10. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    Lợi nhuận Vinachem tăng mạnh theo giá phân bón
    Trong năm 2022, giá urê, DAP, NPK giữ ổn định ở mức cao giúp Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) lãi hơn 16,5 tỷ đồng mỗi ngày.

    Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2022, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) báo kết quả kinh doanh thuận lợi. Doanh thu toàn tập đoàn ước đạt hơn 62.260 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay. Con số trên vượt kế hoạch cả năm khoảng 19% và tăng 17% so với năm 2021.

    Lợi nhuận hợp nhất ước đạt 6.023 tỷ đồng, tăng hơn 2,8 lần so với thực hiện năm 2021. Trong đó, nhiều đơn vị có tốc độ tăng lợi nhuận hai chữ số như Apatit Việt Nam tăng 175%, Hóa chất Việt trì tăng 152%, DAP - Vinachem tăng 97%, Phân lân Ninh Bình tăng 87%, Cao su Miền Nam tăng 84%, Phân bón và Hóa chất Cần Thơ tăng 81%...
    Trong năm, tập đoàn đã sản xuất và cung ứng cho thị trường hơn 3 triệu tấn phân bón các loại, hơn 3.700 triệu chiếc lốp ôtô, hơn 2.300 triệu kWh ắc quy, gần 280.000 tấn chất giặt rửa và nhiều sản phẩm khác. Bên cạnh đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Vinachem tăng 15% lên hơn 780 triệu USD, riêng xuất khẩu tăng 27% so với năm 2021.

    Ban lãnh đạo tập đoàn cho biết năm qua giá phân bón thế giới tăng cao tại tất cả thị trường. DAP có thời điểm lên tới 1.000 USD một tấn, đạm urê đạt 900 USD một tấn tại khu vực châu Á. Nhờ thế, giá các loại phân bón nước ta cũng tăng theo, một số sản phẩm phân bón chủ lực của Vinachem như urê, DAP, NPK giữ ổn định ở mức cao là điều kiện cho ngành sản xuất phân bón trong nước tiếp tục phát triển, mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, Vinachem cũng chịu tác động bởi các yếu tố kinh tế thế giới, đặc biệt là xung đột giữa Nga và Ukraine, áp lực lạm phát cao, thị trường xuất khẩu thu hẹp, chi phí vận tải vẫn ở mức cao, biến động tỷ giá...

    Trong năm qua, Vinachem đẩy mạnh công tác tái cơ cấu và cổ phần hóa. Trong đó, Tập đoàn thuê đơn vị tư vấn luật xây dựng phương án sắp xếp lại các cơ sở nhà, đất của các đơn vị. Tập đoàn cũng như thực hiện thoái vốn tại một số doanh nghiệp. Thu nhập bình quân của người lao động đạt 13 triệu đồng mỗi người một tháng, tăng hơn 8% so với năm 2021.
    rose9, BGRwhitelotos thích bài này.

Chia sẻ trang này