KSA....hành trình chinh phục 4x...(tập 2)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi quang232000, 04/04/2012.

3253 người đang online, trong đó có 180 thành viên. 07:15 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 51793 lượt đọc và 891 bài trả lời
  1. Iaminblue

    Iaminblue Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2007
    Đã được thích:
    1.841
    Đưa số đây để anh alô, chú chỉ là thằng ăn tục nói phét=))=))=))=))=))
  2. sexy_man

    sexy_man Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2011
    Đã được thích:
    1.475
    0913176xxxxxxxxxxxxxx[:D]
  3. thepgi2009

    thepgi2009 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/01/2009
    Đã được thích:
    0
    2 phiên cuối tuần có giá sàn chứ[:D]
  4. sexy_man

    sexy_man Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2011
    Đã được thích:
    1.475
    ksa Minh - ptgd
    0919659xxxxx
  5. Iaminblue

    Iaminblue Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2007
    Đã được thích:
    1.841
    Ko ai trả lời tôi à? Công ty TNHH Titan Bình Thuận liệu có phải là công ty 100% vốn của KSA ko?
    Công ty
    TNHH Titan Bình Thuận mới thành lập ngày 6/12/2011 để chuẩn bị khai thác Titan vào tháng 6? [-)[-)[-)[-)[-)
  6. nathanmr_84

    nathanmr_84 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/04/2010
    Đã được thích:
    4.618
    đẳng cấp hoa hậu 2012 mà bác
    nên tay chài dắt ko vừa đâu ;))
    em nó ngày càng khẳng định là 1 trong những ứng cử viên sáng giá cho vị trí số 1 năm nay [r2)][r2)][r2)]
  7. Iaminblue

    Iaminblue Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2007
    Đã được thích:
    1.841
    Nhụccccccccccccccccc=))=))=))=))=))
  8. hoasua82

    hoasua82 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/04/2009
    Đã được thích:
    2.557

    BMC moi la Me cua hoa hau [r2)]
  9. nhadautuphowall

    nhadautuphowall Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    05/05/2010
    Đã được thích:
    308
    Bác nào sợ thì cứ xuống tàu múc mấy con CE hôm nay đấy khà khà
  10. nhadautuphowall

    nhadautuphowall Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    05/05/2010
    Đã được thích:
    308
    Bình Thuận có trữ lượng titan lớn nhất Đông Nam Á

    Ngay từ đầu năm nay tại Hà Nội, một báo cáo công bố kết quả nghiên cứu khảo sát điều tra về sa khoáng titan đã gây bất ngờ, kinh ngạc lớn cho các nhà khoa học mỏ - địa chất trong nước và đặc biệt là đối với cán bộ và nhân dân tỉnh Bình Thuận.
    Bài 1: Những con số “khủng”- nên mừng hay nên lo ?

    Titan là một trong những kim loại chiến lược của thế kỷ 21. Do có đặc tính bền, nhẹ (tỷ trọng 4,5), có nhiệt độ nóng chảy cao (1725oC) và nhiệt độ sôi cao (3400oC), nên titan là kim loại không thể thiếu trong công nghiệp quốc phòng, hàng không, công nghiệp vũ trụ và các ngành y tế, thể thao… Một hợp chất của titan là Pigment Titan dioxit (TiO2) có vai trò quan trọng trong công nghiệp và đời sống, trong nhiều lĩnh vực chưa có gì thay thế được. Ứng dụng các đặc tính không độc, độ mịn, độ che phủ cao, bền hóa học và rất bền màu, công nghệ nano đã và đang tạo ra TiO2 nano cho những ứng dụng công nghệ cao: dùng cho mỹ phẩm để chặn các tia tử ngoại; sơn phủ bền màu cho ôtô, cho sản xuất kính, sơn tự làm sạch, diệt khuẩn, chống rêu mốc…

    Dự báo Bình Thuận có 558 triệu tấn sa khoáng titan, trị giá 138,87 tỷ USD

    Ngày 14/1/2011, Liên đoàn Địa chất Trung Trung bộ - đơn vị thực hiện Đề án “Điều tra, đánh giá tiềm năng sa khoáng titan - zircon trong tầng cát đỏ vùng Ninh Thuận, Bình Thuận và bắc Bà Rịa - Vũng Tàu” của Bộ Tài nguyên Môi trường đã báo cáo với bộ kết quả thực hiện đề án trên. Theo báo cáo, trong diện tích 1.262 km2 điều tra titan - zircon trong tầng cát đỏ Bình Thuận, diện tích có chứa quặng titan - zircon là 774 km2 với tài nguyên dự báo là khoảng 558 triệu tấn (gấp 16 lần so tổng trữ lượng sa khoáng các tỉnh trong cả nước gộp lại - theo số liệu của Viện Mỏ và luyện kim, tổng trữ lượng tài nguyên dự báo quặng titan Việt Nam đến tháng 12/2004 là khoảng 34,5 triệu tấn). Với tổng sản lượng 558 triệu tấn, theo một số chuyên gia về khoáng sản của Bộ Tài nguyên Môi trường, có thể xếp Bình Thuận là nơi có trữ lượng sa khoáng titan đứng đầu Đông Nam Á, đứng thứ ba trên thế giới. Các chuyên gia về định giá khoáng sản của Bộ Tài nguyên Môi trường, tạm tính theo giá thị trường thế giới hiện nay của 558 triệu tấn sa khoáng titan khoảng 138,87 tỷ USD - một con số khổng lồ quá sức tưởng tượng của Bộ Tài nguyên Môi trường và tỉnh Bình Thuận.

    Trong đó, diện tích Bộ Tài nguyên Môi trường dự kiến đưa vào thăm dò khai thác khoảng 150 km2 ở phía bắc Phan Thiết với tài nguyên dự báo khoảng 127 triệu tấn (ước tính tổng trị giá khoảng 30 tỷ USD).
    Khai thác titan. Ảnh: Ngọc Lân

    Những vướng mắc, hệ lụy sau titan

    Nhiều năm trước đây, trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và quy hoạch phát triển du lịch nói riêng, Bình Thuận đã triển khai và cấp phép một số dự án đầu tư trên các vùng cát ven biển. Trong đó có quy hoạch một số dự án dân sinh kinh tế tầm cỡ có thể xem như cú hích để thay đổi dần bộ mặt tỉnh nhà như dự án khu đô thị kiểu mẫu Long Sơn - Suối Nước. Mọi việc được các ngành các cấp xúc tiến triển khai, thế nhưng vào tháng 7/2010, Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia phê duyệt tổng trữ lượng sa khoáng tại Long Sơn - Suối Nước là 2,9 triệu tấn/ 995 ha ở tầng sâu 30 - 40m. Vậy là dự án khu đô thị kiểu mẫu Long Sơn - Suối Nước phải tạm dừng. Gọi là tạm dừng nhưng chữ “tạm” này không biết sẽ kéo dài bao nhiêu năm nữa?

    Riêng công bố mới đây của Bộ Tài nguyên Môi trường với diện tích 774 km2 có quặng sa khoáng titan với trữ lượng 558 triệu tấn, làm cho người Bình Thuận không biết nên vui hay nên buồn. Bởi theo quy định của Luật Khoáng sản các khu vực có khoáng sản titan phải được thăm dò, khai thác trước khi tiến hành xây dựng công trình trên đó. Do quy định vậy nên hiện nay Bình Thuận có 190 dự án (du lịch nghỉ dưỡng, giải trí- thể thao biển, dịch vụ thương mại, điện gió, trồng rừng sinh thái, nuôi trồng thủy sản, khu dân cư…) không thể triển khai được, phải chờ khai thác sa khoáng titan bên dưới. Với việc phát hiện trữ lượng sa khoáng titan khổng lồ, trải dài trên một diện tích khá rộng, phần lớn tập trung ở các cồn cát ven biển, nhiều nơi quặng được phát hiện nằm ở độ sâu từ 40 - 50 mét, cộng thêm các yếu tố mang tính kỹ thuật khác nên nhiều nhà khoa học mỏ - địa chất cho rằng rất khó triển khai nhanh với thời hạn 5 -10 năm trong khai thác titan ở Bình Thuận. Vậy là các dự án du lịch… trên lại phải tiếp tục chờ để giải bài toán sa khoáng titan, vấn đề này không chỉ gây hệ lụy cho các nhà đầu tư mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến chủ trương, chính sách thu hút đầu tư của tỉnh.


    Bài 2: Khai thác titan ở Bình Thuận - khuyến cáo của các nhà khoa học

    BT- Trước những công bố mới của Bộ Tài nguyên Môi trường về diện tích có chứa quặng và trữ lượng khổng lồ sa khoáng titan ở Bình Thuận, mới đây UBND tỉnh đã đồng ý cho Liên hiệp các hội khoa học - kỹ thuật phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ và Viện Nghiên cứu phát triển (CODE) tổ chức một cuộc hội thảo khoa học về “Sử dụng bền vững tài nguyên vùng cồn cát ven biển tỉnh Bình Thuận”.

    Tại hội thảo này nhiều giáo sư, tiến sĩ đầu ngành và các nhà khoa học trong nước đã có những tham luận, trong đó có những khuyến cáo đối với lãnh đạo tỉnh Bình Thuận trước việc quản lý nguồn tài nguyên sa khoáng titan như thế nào để vừa khai thác lợi thế nguồn tài nguyên dồi dào phục vụ đắc lực cho xây dựng quê hương, đồng thời tránh được những hậu quả, mặt trái mà Bình Thuận phải trả giá trong việc quản lý, khai thác bừa bãi tài nguyên…
    Khái thác titan ở Hòa Thắng, Bắc Bình. Ảnh: Ngọc Lân

    TS Đào Trọng Hưng công tác ở Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam cho rằng: Nếu không điều tra, thăm dò, đánh giá trữ lượng sa khoáng titan ở Bình Thuận một cách chính xác thì sẽ rất khó trong việc quy hoạch, khai thác. Đồng thời với đặc thù phân bố khoáng sản titan ở Bình Thuận là trên vùng cồn cát khô hạn, trong khi đó khai thác, tuyển khoáng cần một lượng nước khá lớn, do vậy các doanh nghiệp khai thác (phần lớn hiện nay là công nghệ cũ, lạc hậu) thường sử dụng nước biển làm nhiễm mặn nguồn nước, ô nhiễm đất đai, phá hủy lớp đất và thảm thực vật tự nhiên, đẩy nhanh sa mạc hóa. Ông Phạm Quang Tú - Phó viện trưởng Viện Tư vấn Phát triển CODE khuyến cáo khai thác titan liên quan đến các vấn đề về kinh tế - xã hội: “Khai thác titan ở Việt Nam đã và đang gây ra tranh chấp sử dụng tài nguyên vùng ven biển và đứng trước thách thức phải lựa chọn sự đánh đổi với tài nguyên và ngành kinh tế khác như nông lâm nghiệp, phát triển du lịch, công nghiệp… Các khu vực đang khai thác chưa nhận được sự đồng tình của nhân dân và đang có nhiều bức xúc, thường xảy ra khiếu nại, khiếu kiện về đất đai, hoa màu, đường sá, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân”.

    Riêng GS - TS Đặng Trung Thuận (Đại học Quốc gia Hà Nội) khuyến cáo: Quá trình khai thác, vận chuyển, chế biến quặng titan làm phát tán các chất phóng xạ rất có hại đến sức khỏe cộng đồng. Kết quả đo xạ cho thấy cường độ phóng xạ ở đống quặng tuyển ướt, đặc biệt trong xưởng tuyển tinh, các sản phẩm sau tuyển tinh đều rất cao vượt ngưỡng cho phép so với tiêu chuẩn an toàn phóng xạ. Ô nhiễm phóng xạ là ô nhiễm mà con người không cảm nhận được, nhưng lại rất nguy hiểm cho sức khỏe của công nhân khai thác, chế biến quặng titan và cư dân địa phương.

    Nhiều nhà khoa học, nhà quản lý kinh tế đề xuất: Bình Thuận chỉ nên quy hoạch, khai thác sa khoáng titan một cách hạn chế, có mức độ, không khai thác ồ ạt đại trà; chỉ cấp phép cho các doanh nghiệp có đủ năng lực về kỹ thuật và tài chính, ưu tiên cho doanh nghiệp chế biến sâu với công nghệ hiện đại; không sử dụng hoặc hạn chế tối đa sử dụng nước biển trong tuyển quặng, phải đảm bảo trồng cây xanh sống và khép tán sau khi hoàn thổ…

    Điều quan trọng nhất mà nhiều nhà khoa học khuyến cáo là Bình Thuận nên để dành một trữ lượng lớn quặng sa khoáng titan cho con cháu sau này có đủ điều kiện khai thác, lúc đó bảo đảm công nghệ sẽ rất hiện đại và nguồn tài nguyên này càng sẽ có giá trị cao. Việc lưu trữ sa khoáng trong điều kiện tự nhiên ấy theo các nhà khoa học sẽ phải có thời hạn rất dài, có thể đến cả 100 - 150 năm sau. Những khu vực quy hoạch bảo tồn, lưu trữ sa khoáng titan trong điều kiện tự nhiên ấy, Bình Thuận xin phép Trung ương vẫn tiếp tục cho triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội khác với hạn thời gian dưới 50 năm. Điều đó sẽ góp phần giúp Bình Thuận giải bài toán titan bên cạnh phát triển các ngành kinh tế khác nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung, cân phân giữa lợi ích và đánh đổi.

Chia sẻ trang này