KSA....hành trình chinh phục 8x...(tập 4)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thietlametquadi, 27/04/2012.

3859 người đang online, trong đó có 262 thành viên. 00:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 51213 lượt đọc và 962 bài trả lời
  1. sinhcoi

    sinhcoi Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    0
    vay thi mai mai van la nguoi dung duoi san ga
  2. vua_khoang_san

    vua_khoang_san Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2012
    Đã được thích:
    0
    bbs và tây lông muốn mua thoả thuận 1 triệu cổ đó giá 120k
    bác có bán đi

    sẽ có những người ôm KSA chờ lên 250k mới bán[:D]
  3. vua_khoang_san

    vua_khoang_san Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2012
    Đã được thích:
    0
    1
    UỶ BAN NHÂN DÂN
    TỈNH BÌNH THUẬN
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    Số: 811/QĐ-UBND
    Bình Thuận, ngày 01 tháng 4 năm 2011
    QUYẾT ĐỊNH
    Về việc phê duyệt Đề án “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp
    tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”
    CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
    Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
    Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
    Căn cứ Quyết định số 55/2008/QĐ-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Công Thương ban hành Quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển lĩnh vực công nghiệp;
    Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công thương tại Tờ trình số 417/TTr-SCT ngày 14/3/2011.
    QUYẾT ĐỊNH:
    Điều 1. Phê duyệt đề án "Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025" với những nội dung chủ yếu sau đây:
    1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển
    a) Quan điểm, mục tiêu phát triển
    - Phát triển công nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu nhằm tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Ưu tiên phát triển những lĩnh vực tạo ra sản phẩm công nghiệp chủ lực của địa phương, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
    - Tập trung khai thác tối đa tiềm năng lợi thế để trong 10 năm tới, công nghiệp có một bước đột phá, chiếm tỷ trọng đáng kể trong GDP để đến năm 2020 Bình Thuận phải là một tỉnh công nghiệp; Phát triển những nhóm ngành chủ lực có thế mạnh, có tiềm năng, mang lại hiệu quả kinh tế cao; chuyển dịch nhanh cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp.
    - Phát triển công nghiệp phải đặt trong sự phát triển nhanh và bền vững, gắn với bảo vệ môi trường, giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo đảm an ninh – quốc phòng; Công nghiệp phát triển nhanh và bền vững trở thành động lực chính thúc đẩy các ngành nông – lâm – ngư nghiệp, xây dựng, dịch vụ phát triển.
    2
    b) Mục tiêu cụ thể
    Một trong những đích quan trọng nhất là năm 2020 thu nhập bình quân đầu người của Bình Thuận vượt mức 3.200 USD/người, trong đó công nghiệp đóng góp 1.422 USD (theo giá thực tế) và tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP tỉnh phấn đấu đạt trên 50%.
    - Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) giai đoạn 2011-2015 đạt 18,0-19,0%/năm, giai đoạn 2016-2020 đạt 18,5-19,5%/năm và giai đoạn 2021-2025 đạt 8,5-9,5%/năm.
    - Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị gia tăng ngành công nghiệp – xây dựng (giá cố định 1994) giai đoạn 2011-2015 đạt 15,5%/năm, (trong đó công nghiệp đạt 15,5-16%/năm); giai đoạn 2016-2020 đạt 18,8%/năm, (trong đó công nghiệp đạt 20-21%/năm) và giai đoạn 2021-2025 đạt 9,9%/năm (trong đó công nghiệp đạt 8,5-9,5%/năm).
    - Cơ cấu công nghiệp – xây dựng trong GDP tỉnh (giá thực tế) năm 2015 đạt 43,5 – 44,5%, trong đó công nghiệp đạt 29-29,5% và năm 2020 đạt 51,5 – 52,0%, trong đó công nghiệp đạt 37,5-38,5%.
    c)Định hướng phát triển
    Khuyến khích, phát huy, khai thác tốt những sản phẩm lợi thế của tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu; đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm khác cùng phát triển. Thu hút những nhà đầu tư thật sự có năng lực, dự án có công nghệ cao, bảo đảm môi trường.
    Ưu tiên phát triển công nghiệp năng lượng; công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản và chế biến sâu sa khoáng; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu; giữ vững và phát huy thương hiệu nước mắm Phan Thiết và nước suối Vĩnh Hảo. Trong đó, cần xác định sản phẩm chủ lực để phát triển công nghiệp là công nghiệp năng lượng; công nghiệp chế biến mà chủ yếu là chế biến sa khoáng, nông lâm hải sản. Trong thời gian đến cần chú trọng tìm đối tác để chế biến các sản phẩm từ quả thanh long, chế biến sâu mủ cao su và công nghiệp phục vụ xuất khẩu.
    Cơ cấu công nghiệp chuyển dịch theo hướng tập trung phát triển mạnh các nhóm ngành sản phẩm sau: năng lượng gồm nhiệt điện, thủy điện, phong điện; chế biến nông - lâm – thủy sản; chế biến sâu sa khoáng; cơ khí, điện tử, đóng - sửa chữa tàu, thuyền đánh bắt hải sản; sản xuất nước khoáng, nước giải khát, sợi, dệt, may, giày dép; các ngành công nghiệp bổ trợ cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
    Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa gắn với đầu tư đổi mới công nghệ tạo bước tiến rõ rệt về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm; tăng cường công tác xúc tiến thương mại, hợp tác kinh tế quốc tế nhằm củng cố thị trường truyền thống, tìm kiếm thị trường mới phục vụ xuất khẩu.
    3
    Chú trọng nâng cao số lượng, chất lượng đào tạo ở các trường dạy nghề trong tỉnh, đào tạo lao động ở các khu vực có đất bị thu hồi chuyển thành các khu, cụm công nghiệp.
    Xây dựng và phát triển Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân và Sơn Mỹ. Từ nay đến năm 2020, tập trung triển khai các khu công nghiệp đã có chủ trương thành lập của Thủ tướng gồm: Phan Thiết, Hàm Kiệm, Tân Đức, Sơn Mỹ 1, Sơn Mỹ 2, Tuy Phong. Tích cực đề nghị Thủ tướng Chính phủ đưa vào quy hoạch Khu công nghiệp Kê Gà để tập trung đầu tư theo tiến độ Cảng Kê Gà hoàn thành, phát huy tác dụng; đồng thời kiến nghị bổ sung vào quy hoạch Khu công nghiệp Hàm Cường, Khu công nghiệp Tân Hải. Từng bước xây dựng các cụm công nghiệp ở các huyện, phấn đấu đến năm 2020 mỗi huyện, thị xã có 2-3 cụm công nghiệp tập trung nhằm phát triển mạnh công nghiệp nông thôn, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống.
    2. Quy hoạch phát triển các nhóm ngành công nghiệp
    a)Sản xuất, phân phối điện
    - Xây dựng các Trung tâm nhiệt điện than Vĩnh Tân, điện khí Sơn Mỹ (các dự án do TKV, EVN, PVN làm chủ đầu tư, kêu gọi liên doanh nước ngoài).
    - Xây dựng các nhà máy thủy điện theo quy hoạch, kết hợp cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dân sinh.
    - Phát triển các nguồn năng lượng sạch, tái tạo (gió, năng lượng mặt trời) tập trung tại các huyện Tuy Phong, Bắc Bình và một số vùng có điều kiện thuận lợi. Khuyến khích sử dụng điện bằng năng lượng mặt trời.
    - Phát triển năng lượng cho đảo Phú Quý, trong đó chú trọng các nguồn năng lượng tái tạo.
    - Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất (giá cố định 1994) giai đoạn 2011-2015 đạt ~32,3 %/năm và giai đoạn 2016-2020 đạt ~25,6 %/năm.
    b) Công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng
    - Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản
    + Tập trung đầu tư các nhà máy chế biến sâu ilmenit – zircon tại các huyện Bắc Bình, Hàm Tân và Thị xã La Gi; cấm xuất khẩu quặng thô theo chủ trương của Chính phủ.
    + Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất (giá cố định 1994) giai đoạn 2011-2015 đạt ~15 %/năm và giai đoạn 2016-2020 đạt ~12 %/năm.
    - Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
    + Đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu thị trường nội tỉnh. Hạn chế bán nguyên liệu thô ra ngoại tỉnh.
    + Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất (giá cố định 1994) giai đoạn 2011-2015 đạt ~14,5 %/năm và giai đoạn 2016-2020 đạt ~12,5 %/năm.
    4
    c) Công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản
    - Công nghiệp chế biến thuỷ sản
    + Đẩy mạnh năng lực chế biến các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu địa phương và có thị trường tiêu thụ như nước mắm, hải sản đông lạnh, ướp lạnh, sấy khô tại huyện Tuy Phong, thị xã La Gi và thành phố Phan Thiết.
    + Di dời các cơ sở chế biến gây ô nhiễm vào khu, cụm công nghiệp.
    + Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất (giá cố định 1994) giai đoạn 2011-2015 đạt ~11 %/năm và giai đoạn 2016-2020 đạt ~10,5 %/năm.
    - Công nghiệp chế biến nông sản
    + Đẩy mạnh năng lực chế biến các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu địa phương, có thị trường tiêu thụ như thanh long, cao su, hạt điều...
    + Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất (giá cố định 1994) giai đoạn 2011-2015 đạt ~12 %/năm và giai đoạn 2016-2020 đạt ~11,5 %/năm.
    - Công nghiệp chế biến lâm sản
    + Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất (giá cố định 1994) giai đoạn 2011-2015 đạt ~12 %/năm và giai đoạn 2016-2020 đạt ~12 %/năm.
    d) Công nghiệp hoá dược, cao su, hàng tiêu dùng (Dệt – may, da – giầy)
    - Công nghiệp hoá dược, cao su
    + Tập trung cho sản phẩm có thế mạnh gồm chế phẩm từ tảo Spirulina - Platensis, hoá chất từ nước ót tại huyện Tuy Phong; sản xuất phân bón hữu cơ…
    + Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất (giá cố định 1994) giai đoạn 2011-2015 đạt ~12 %/năm và giai đoạn 2016-2020 đạt ~14 %/năm.
    - Công nghiệp hàng tiêu dùng (Dệt - may, da – giày)
    + Đón nhận đầu tư từ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trên cơ sở hợp tác, liên doanh liên kết đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp gần các khu đô thị, khu dân cư tập trung trên địa bàn tỉnh.
    + Không chấp nhận các dự án sản xuất có mức độ ô nhiễm cao, phát triển ngành dệt may trên cơ sở đảm bảo về môi trường.
    + Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất (giá cố định 1994) giai đoạn 2011-2015 đạt ~13 %/năm và giai đoạn 2016-2020 đạt ~12 %/năm.
    e) Công nghiệp cơ khí, thiết bị điện - điện tử, đóng sửa tàu thuyền
    - Đón nhận chuyển dịch sản xuất cơ khí chế tạo thông thường từ TP Hồ Chí Minh. Ưu tiên phát triển lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ngành cơ khí, điện tử. Đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh.
    5
    - Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất (giá cố định 1994) giai đoạn 2011-2015 đạt ~12 %/năm và giai đoạn 2016-2020 đạt ~12 %/năm.
    f) Cung cấp nước và xử lý chất thải
    - Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước cho các khu, cụm công nghiệp, Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân, Sơn Mỹ.
    - Xây dựng các công trình xử lý nước thải tại các khu, cụm công nghiệp và nhà máy xử lý chất thải rắn gần các khu đô thị.
    - Xây dựng các công trình thủy lợi đa tác dụng bảo đảm nguồn nước phục vụ dân sinh và cho sản xuất công nghiệp.
    - Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất (giá cố định 1994) giai đoạn 2011-2015 đạt ~18 %/năm và giai đoạn 2016-2020 đạt ~20 %/năm.
    3. Quy hoạch phân bố vùng công nghiệp
    a) Định hướng
    Từ đây đến năm 2020 phát triển mạnh các khu công nghiệp tạo động lực cho phát triển các vùng trong tỉnh.
    - Khu công nghiệp Phan Thiết, Hàm Kiệm I & II, Hàm Cường và Kê Gà và các cụm ở khu vực trung tâm tạo động lực phát triển đô thị thành phố Phan Thiết, Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc;
    - Các Khu công nghiệp Sơn Mỹ, Tân Đức và Tân Hải sẽ tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Nam tỉnh, kéo theo sự phát triển của thị xã La Gi và các huyện Hàm Tân, Đức Linh, Tánh Linh;
    - Khu công nghiệp Tuy Phong, Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân phát triển sẽ hình thành khu đô thị phía Bắc tỉnh.
    b) Quy hoạch các khu, cụm công nghiệp
    Tập trung triển khai các khu công nghiệp đã được đưa vào quy hoạch, cụ thể: Phan Thiết, Hàm Kiệm, Tân Đức, Sơn Mỹ 1 & 2, Tuy Phong, Trung tâm điện lực Vĩnh Tân, Sơn Mỹ; Kiến nghị bổ sung khu công nghiệp Hàm Cường, Kê Gà, Tân Hải vào quy hoạch các KCN cả nước. Triển khai 40 cụm công nghiệp đã được quy hoạch trên địa bàn tỉnh.
    Bổ sung vào quy hoạch 03 cụm công nghiệp giai đoạn đầu tư sau năm 2015 các cụm công nghiệp Hồng Sơn- 20 ha, huyện Hàm Thuận Bắc, cụm công nghiệp Hải Ninh - 50 ha và cụm công nghiệp Hòa Thắng (thu hút đầu tư các dự án chế biến sâu titan) - 200 ha tại huyện Bắc Bình. Mở rộng cụm công nghiệp Thắng Hải, huyện Hàm Tân lên 200 ha để bố trí các dự án đầu tư chế biến sâu titan.
    c) Định hướng phát triển không gian vùng
    - Cấu trúc không gian vùng công nghiệp tập trung: Khu công nghiệp Phan Thiết
    6
    với thành phố Phan Thiết là hạt nhân, trong bán kính ảnh hưởng 10-30 km bao gồm các khu công nghiệp Hàm Kiệm I+II, Khu công nghiệp Hàm Cường, Kê Gà, Tân Hải và các cụm công nghiệp gắn với thành phố Phan Thiết và chuỗi các đô thị Ma Lâm, Phú Long, Thuận Nam, Tân Thành. Trong vùng bố trí các ngành công nghiệp chế biến hải nông lâm sản, công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao, công nghiệp sạch, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.
    - Cấu trúc không gian theo cực phát triển vùng đối trọng:
    + Cực phát triển vùng Tây Nam hướng về phía Bà Rịa - Vũng Tàu với các khu công nghiệp Sơn Mỹ I+II, Tân Đức; các cụm công nghiệp La Gi, Nghĩa Hòa, Thắng Hải có thị xã La Gi là hạt nhân và gắn với các đô thị Sơn Mỹ, Tân Minh và Tân Nghĩa. Trong vùng bố trí các ngành công nghiệp nhiệt điện, hóa chất, hóa dầu, vật liệu xây dựng, chế biến khoáng sản, đóng sửa tàu thuyền.
    + Cực phát triển vùng Đông Bắc theo Quốc lộ 1A, đường ven biển (ĐT716) với khu công nghiệp Tuy Phong và Trung tâm điện lực Vĩnh Tân có đô thị Phan Rí Cửa là hạt nhân; phát triển công nghiệp khai khoáng, các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gắn với chuỗi đô thị Phan Rí Cửa, Hòa Thắng, Chợ Lầu, Liên Hương. Trong vùng bố trí các ngành chế biến muối và hóa chất sau muối, nước khoáng, công nghiệp điện năng, sản xuất vật liệu xây dựng từ xỉ than, đóng sửa tàu thuyền, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
    + Cực phát triển vùng Tây Bắc, theo Quốc lộ 55 đi Lâm Đồng với các cụm công nghiệp gắn với vùng nguyên liệu địa phương trong vùng và chuỗi đô thị Võ Xu (hạt nhân), Đức Tài, Lạc Tánh. Trong vùng bố trí các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, làng nghề truyền thống.
    4. Nhu cầu lao động
    - Số lao động công nghiệp năm 2015 dự báo: ~ 73.500 người
    - Số lao động công nghiệp năm 2020 dự báo: 117.500 người
    - Số lao động tăng thêm trung bình thời kỳ 2011-2020: 6.500 người/năm
    - Tổng số lao động cần qua đào tạo đến năm 2020: ~35.500 người
    5. Nhu cầu vốn (theo giá thực tế)
    Giai đoạn 2011-2015:
    - Công nghiệp khai thác mỏ: 2.745 tỷ đồng
    - Công nghiệp chế biến: 19.564 tỷ đồng
    - Công nghiệp điện, nước, khí ga: 36.457 tỷ đồng
    Giai đoạn 2016-2020:
    - Công nghiệp khai thác mỏ: 5.369 tỷ đồng
    - Công nghiệp chế biến: 35.945 tỷ đồng
    7
    - Công nghiệp điện, nước, khí ga: 141.530 tỷ đồng
    Nhu cầu vốn cho cả thời kỳ 2011-2020 tính theo đô la Mỹ:
    - Công nghiệp khai thác mỏ: 0,373 tỷ USD
    - Công nghiệp chế biến: 2,551 tỷ USD
    - Công nghiệp điện, nước, khí ga: 8.179 tỷ USD
    Tổng nhu cầu vốn đầu tư cả thời kỳ 2011-2020 cho phát triển công nghiệp khoảng 11,1 tỷ USD.
    Tổng hợp vốn đầu tư theo các thời kỳ quy hoạch:
    Thời kỳ 2006-2010, chỉ số ICOR công nghiệp ~3,2. Dự báo chỉ số ICOR công nghiệp cho giai đoạn 2011-2015 sẽ là ~4,5; giai đoạn 2016-2020 sẽ là ~5,1.
    Gia tăng VA công nghiệp trong giai đoạn 2011-2015 là 13.059 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 là 35.852 tỷ đồng (giá thực tế). Tính theo chỉ số ICOR thì vốn đầu tư cần thiết giai đoạn 2011-2015 tương ứng sẽ là 58.766 tỷ đồng và giai đoạn 2016-2020 là 182.844 tỷ đồng. Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp cả thời kỳ 2011-2020 của phương án chọn khoảng 11,1 tỷ USD.
    Dự kiến vốn ngân sách đầu tư cho phát triển công nghiệp là 2.700 tỷ đồng, chiếm 1,12% tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp, trong đó ngân sách địa phương chiếm 70 – 80%. Giai đoạn 2011 – 2015 là 1.150 tỷ đồng, giai đoạn 2016 – 2020 là 1.550 tỷ đồng.
    6. Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư: Quy hoạch cũng đã xác định các dự án ưu tiên để tập trung kêu gọi đầu tư trong giai đoạn quy hoạch (có danh mục dự án đầu tư chủ yếu giai đoạn 2011 – 2025 kèm theo).
    7. Các giải pháp chủ yếu
    Thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2011 – 2020 tập trung vào 8 nhóm giải pháp; trong đó xác định các giải pháp tạo đột phá là: giải pháp về đầu tư hạ tầng, giải phóng mặt bằng thu hút đầu tư, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; cụ thể:
    a) Giải pháp về vốn
    Lựa chọn nhà đầu tư có tiềm lực mạnh, quyết tâm cao bỏ vốn đầu tư san lấp, xây dựng kết cấu hạ tầng bên trong khu, cụm công nghiệp. Tranh thủ các nguồn vốn Trung ương và ngân sách Tỉnh ưu tiên hàng năm ghi vốn hỗ trợ giải toả đền bù, hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào các khu, cụm công nghiệp.
    Căn cứ vào tiến độ thực hiện các dự án khu, cụm công nghiệp, ngân sách Tỉnh ghi kế hoạch vốn hàng năm từ 5 – 10% trển tổng vốn xây dựng cơ bản để đền bù giải tỏa và đầu tư các công trình hạ tầng ngoài hàng rào khu, cụm công nghiệp.
    8
    Kêu gọi vốn ODA đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi nhằm thu hút các nhà đầu tư.
    b) Giải pháp về xây dựng hạ tầng và tạo mặt bằng thu hút nhà đầu tư
    Tập trung làm tốt công tác đền bù giải phóng mặt bằng để mời gọi, thu hút nhà đầu tư. Huy động các nguồn lực để đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội trong đó có phát triển hạ tầng giao thông; tập trung phối hợp với Bộ ngành trung ương đẩy nhanh tiến độ các công trình: cảng Kê Gà, dự án đường cao tốc Dâu Giây - Phan Thiết, đường sắt nối các tỉnh Tây nguyên – Bình Thuận, nâng cấp các tuyến quốc lộ đi qua tỉnh; các Trung tâm điện lực Vĩnh Tân, Sơn Mỹ.
    Đặc biệt bố trí ngân sách địa phương xây dựng hạ tầng ngoài hàng rào (điện, giao thông, cấp thoát nước...) kịp thời, đồng bộ với tiến độ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng trong hàng rào các khu, cụm công nghiệp của nhà đầu tư ; Tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu, cụm công nghiệp đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng bên trong khu, cụm công nghiệp.
    Đầu tư hệ thống chuyển nước sông La Ngà về khu công nghiệp Tân Đức, đầu tư xây dựng hồ Sông Dinh 3 tạo nguồn nước phục vụ cho KCN Sơn Mỹ, thi công hồ Sông Móng, hồ Sông Khán, dự án cấp nước khu Lê Hồng Phong, hoàn thiện công trình kênh 812 - Châu Tá để vừa bảo đảm nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, cho sinh hoạt vừa cung cấp nguồn nước phục vụ sản xuất công nghiệp của địa phương.
    c) Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
    Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực dưới nhiều hình thức để đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp. Chú trọng đào tạo lao động cung ứng cho các ngành nghề mới; đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp.
    Kết hợp đào tạo nghề dài hạn để có đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ lành nghề với việc đào tạo nghề ngắn hạn nhằm cung cấp kịp thời lao động cho sản xuất công nghiệp.
    Chú trọng đào tạo nghề cho lao động ở các khu vực có đất bị thu hồi chuyển thành các khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp.
    Quy hoạch hệ thống đào tạo - dạy nghề. Củng cố và nâng cao các trường dạy nghề trọng điểm của tỉnh. Thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nghề, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người lao động có cơ hội học nghề, tìm kiếm việc làm.
    d) Giải pháp về thị trường
    Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 2146/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2007 của UBND tỉnh về phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2007-2010 tầm nhìn 2020.
    Tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia giới thiệu quãng bá sản phẩm của mình tại các hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh. Thực
    9
    hiện tốt công tác xúc tiến đầu tư. Đẩy mạnh phát triển thị trường mới cho các sản phẩm công nghiệp của tỉnh.
    Tăng cường hoạt động nghiên cứu, dự báo của các cơ quan chức năng Nhà nước, cung cấp công khai các thông tin kinh tế, thị trường đến doanh nghiệp, tư vấn thị trường tiêu thụ sản phẩm giúp các doanh nghiệp nâng cao chất lượng xây dựng và điều hành chiến lược đầu tư, sản xuất kinh doanh.
    e) Giải pháp về nâng cao tính cạnh tranh của ngành công nghiệp
    Thu hút đầu tư có lựa chọn vào những ngành, nghề có lợi thế cạnh tranh. Xây dựng liên kết ngành nhằm tăng cường lợi thế cạnh tranh.
    Tạo dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế; tạo lập môi trường pháp lý ổn định lâu dài làm cơ sở khuyến khích mọi thành phần kinh tế mạnh dạn đầu tư vào phát triển công nghiệp.
    Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới thiết bị, nâng cao năng lực quản lý. Từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm công nghiệp đủ mạnh ở cấp độ khu vực và quốc tế, xây dựng hệ thống tiêu thụ và phân phối sản phẩm nhằm phát triển và giữ vững thị phần trong nước và quốc tế.
    f) Giải pháp phát triển khoa học công nghệ
    Đảm bảo mức vốn đầu tư cho khoa học - công nghệ từ các nguồn (ngân sách Nhà nước, vốn của các doanh nghiệp, vốn của các tổ chức tài chính, tài trợ của các tổ chức quốc tế và nước ngoài).
    Đối với các dự án đầu tư mới cần áp dụng công nghệ phù hợp với từng giai đoạn phát triển, không nhập khẩu công nghệ và thiết bị đã lạc hậu.
    Kinh phí sự nghiệp KHCN của tỉnh hỗ trợ hàng năm cho phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin của tỉnh phục vụ nghiên cứu khoa học - công nghệ, quản lý vĩ mô và hoạt động kinh doanh.
    Đưa công tác thẩm định công nghệ vào nề nếp, đảm bảo quyền lợi của bên bán công nghệ và các doanh nghiệp nhận chuyển giao công nghệ, thực hiện tốt các cơ chế chính sách của Chính phủ về chuyển giao công nghệ.
    g) Giải pháp nâng cao năng lực tổ chức, quản lý ngành công nghiệp
    Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính mà trước hết là cải cách thù tục hành chánh. Thống nhất một đầu mối quản lý nhà nước là Sở Công thương. Nâng cao năng lực quản lý điều hành của cán bộ quản lý nhà nước.
    Thực hiện tốt công tác rà soát quy hoạch, xử lý chồng lấn giữa các quy hoạch; vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Công tác quy hoạch công nghiệp cần được chú trọng, cập nhật thường xuyên, quán triệt, tổ chức thực hiện thống nhất từ Tỉnh đến các doanh nghiệp.
    10
    Cải tiến việc phân cấp giữa Tỉnh, ngành và huyện, thành phố trên cơ sở gắn trách nhiệm với quyền hạn, nghĩa vụ với quyền lợi. Tăng cường chế độ giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chính sách, cơ chế đã ban hành.
    h) Giải pháp bảo vệ môi trường
    Triển khai thực hiện tốt chính sách di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp vào trong các khu, cụm công nghiệp để thuận lợi cho việc kiểm soát và khắc phục tình trạng ô nhiễm.
    Tiến hành đánh giá cụ thể hiện trạng môi trường đối với các khu, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất đang hoạt động để có phương án xử lý chung trên địa bàn cũng như từng khu vực. Định kỳ quan trắc, phân tích thành phần các chất thải độc hại.
    Các dự án đầu tư, các nhà máy trước khi xây dựng phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi cấp phép đầu tư, xây dựng. Các dự án gây ô nhiễm phải đầu tư hệ thống xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường.
    Quy hoạch thoát nước cho khu công nghiệp phải tính đến nguồn tiêu nước cụ thể. Áp dụng 02 hệ thống xử lý nước thải: Hệ thống xử lý nước tại chỗ cho từng nhà máy và Hệ thống xử lý chung của khu công nghiệp.
    8. Tổ chức thực hiện
    a) Sở Công thương
    Chủ trì, tham mưu trình Uỷ ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện các quy hoạch: Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; Quy hoạch điện lực tỉnh đến 2015, Quy hoạch Điện gió, Quy hoạch cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến 2015, có định hướng đến năm 2020.
    Triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh vào các cụm công nghiệp. Huy động các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp sản xuất vào cụm công nghiệp nhằm tăng sức thu hút vào khu vực nông thôn, tạo điều kiện phát triển đồng đều giữa các vùng.
    Sử dụng có hiệu quả kinh phí khuyến công từ nguồn ngân sách Trung ương và địa phương hỗ trợ cho các lĩnh vực, địa bàn trọng yếu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vươn lên tiếp cận thị trường. Đẩy mạnh thực hiện chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
    Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc giới thiệu, quảng bá, khảo sát thị trường và tham gia hội chợ - triển lãm các sản phẩm lợi thế của Tỉnh theo kế hoạch xúc tiến thương mại được Uỷ ban nhân dân Tỉnh phê duyệt hàng năm.
    Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tạo mối liên kết với các Viện, các trường đại học nghiên cứu chuyển giao ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất. Tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ - thiết bị đối với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm lợi thế của Tỉnh.
    11
    b) Sở Kế hoạch và Đầu tư
    Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành liên quan rà soát, điều chỉnh các chính sách đã có và bổ sung các chính sách mới để tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp phát triển.
    Phối hợp với các địa phương và Sở, ngành liên quan, các doanh nghiệp đầu tư các ngành nghề, lĩnh vực sản phẩm lợi thế của tỉnh để đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thông qua các đơn vị đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nông thôn, trong đó ưu tiên mời gọi, lựa chọn những tập đoàn mạnh, nhà đầu tư có năng lực tham gia đầu tư những dự án không sử dụng nguyên liệu địa phương nhưng đáp ứng yêu cầu thị trường, giải quyết lao động.
    Tranh thủ nguồn vốn Trung ương và ưu tiên các nguồn vốn địa phương để đầu tư xây dựng, mở rộng các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp như: trục giao thông chính, công trình cấp thoát nước sản xuất phục vụ cho các khu, cụm công nghiệp, Trung tâm điện lực,…
    c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    Chủ trì phối hợp với Sở Công thương, các Sở ngành và địa phương liên quan triển khai Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020;
    Chủ trì phối hợp với Sở Công thương, Sở Tài nguyên môi trường, các Sở ngành và địa phương liên quan rà soát, đưa ra quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2011 – 2020 sang sử dụng vào mục đích đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp theo đúng quy hoạch khu, cụm công nghiệp đã được phê duyệt.
    Chủ trì phối hợp cùng Sở Tài nguyên môi trường, các Sở, ngành, địa phương rà soát, tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh lại việc chưa thống nhất giữa quy hoạch đất lúa theo Quyết định 790/QĐ-UBND ngày 18/3/2009 của Tỉnh và Chỉ thị số 32/CT-UBND ngày 12/5/2008 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc tăng cường quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả quỹ đất canh tác lúa nước trên địa bàn Tỉnh.
    Hỗ trợ ứng dụng những tiến bộ về giống, phương thức canh tác. Khuyến khích đầu tư tàu dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển và các cơ sở thu mua hải sản bán nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến trong Tỉnh. Đề xuất giải pháp quản lý nguồn thủy sản khai thác để đưa vào chế biến.
    d) Sở Tài nguyên và Môi trường
    Chủ trì phối hợp với Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các Sở ngành và địa phương liên quan căn cứ vào quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp, quy hoạch phát triển điện đến năm 2015, có xét đến 2020 để rà soát, điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2020, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
    12
    Chủ trì phối hợp với Sở Công thương, Sở Xây dựng kiểm tra, đánh giá lại tình hình khai thác khoáng sản (cát, đá, sét) trong thời gian qua để có biện pháp xử lý phù hợp.
    e) Sở Xây dựng
    Chủ trì triển khai các dự án về vật liệu xây dựng; quy hoạch các khu đô thị, khu dân cư gắn với quy hoạch các khu, cụm công nghiệp. Chỉ đạo triển khai các dự án về vật liệu xây dựng việc chuyển đổi các lò gạch thủ công sang lò tuynel, hoffman.
    Quy hoạch và triển khai xây dựng các dự án cấp nước phục vụ cho các khu công nghiệp, khu thương mại dịch vụ phục vụ cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các Trung tâm nhiệt điện của tỉnh.
    f) Sở Tài chính
    Hàng năm cân đối ngân sách ưu tiên để tham mưu cho UBND Tỉnh bố trí vốn cho các hoạt động phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tại địa phương. Ưu tiên phân bổ nguồn vốn cho các dự án công trình ngoài hàng rào các khu, cụm công nghiệp tập trung (đường giao thông, cấp thoát nước, hệ thống xử lý nước thải) Phối hợp cùng Sở Công thương và các sở ngành liên quan xây dựng và triển khai các chính sách di dời, hỗ trợ, khuyến khích phát triển công nghiệp.
    g) Sở Nội vụ
    Hàng năm cân đối phân bổ biên chế cho các địa phương để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Phối hợp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, kiến thức quản lý nhà nước và lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập ở địa phương.
    h) Sở Lao động Thương binh và Xã hội
    Chủ trì phối hợp với các Sở ngành liên quan đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn lao động cung ứng cho các ngành nghề mới, kết hợp đào tạo nghề trung và dài hạn để có đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, kết hợp với việc đào tạo nghề ngắn hạn nhằm cung cấp kịp thời lao động cho sản xuất công nghiệp. Chú trọng đào tạo nghề cho lao động ở các khu vực có đất bị thu hồi chuyển thành các khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp nông thôn.
    Triển khai thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 một cách có hiệu quả.
    i) Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh
    Chủ trì phối hợp với Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở ngành liên quan xây dựng kế hoạch triển khai tích cực các khu công nghiệp đã được phê duyệt trong quy hoạch.
    13
    Tập trung chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư khu công nghiệp đẩy nhanh tiến độ thi công hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp; phối hợp các cơ quan liên quan vận động, xúc tiến kêu gọi đầu tư, phối hợp các sở, ngành liên quan để quản lý kiểm tra chặc chẽ việc xử lý chất thải, đảm bảo vệ sinh môi trường.
    j) Uỷ ban nhân dân các huyện, Thị xã, Thành phố
    Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp các Sở, ngành liên quan, chỉ đạo các phòng chuyên môn thực hiện nhiệm vụ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.
    Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã, phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tiến hành rà soát, xem xét các quy hoạch phát triển lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, quy hoạch đất lúa, quy hoạch đất sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi,… đối với phần diện tích có chồng lấn với quy hoạch cụm công nghiệp để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
    Đối với quy hoạch sử dụng đất: các cụm công nghiệp nằm trong danh mục quy hoạch đất cụm công nghiệp của tỉnh nhưng có một phần hoặc toàn bộ diện tích chưa nằm trong Quy hoạch sử dụng đất; Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã phải phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020 của tỉnh được cấp thẩm quyền phê duyệt, sau đó mới được phép tác động, chuyển mục đích sử dụng đất.
    Quản lý việc thực hiện đầu tư các cụm công nghiệp tại địa phương; lập dự án đầu tư các công trình hạ tầng ngoài hàng rào (giao thông, thoát nước,…) để đề nghị tỉnh ghi vốn đầu tư.
    k) Các tổ chức mặt trận, đoàn thể
    Theo chức năng, nhiệm vụ của mình để tuyên truyền, vận động nhân dân bằng nhiều hình thức về hoạt động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh, các gương điển hình tiên tiến cần nhân rộng để nhân dân hiểu được vai trò, tầm quan trọng của phát triển công nghiệp là trọng tâm hàng đầu theo chủ trương của Tỉnh.
    Điều 2.
    1. Sở Công thương chủ trì phối hợp với Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025” trong kế hoạch phát triển ngành và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
    2. Trên cơ sở Đề án quy hoạch được phê duyệt tại quyết định này, Sở Công thương cụ thể hóa và tổ chức thực hiện trong kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện; đề xuất những giải pháp để thực hiện.
    14
    3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phát triển công nghiệp trên địa bàn bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ với quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh.
    Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
    Điều 4. Các Ông Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công thương, Giám đốc các Sở, Ban, ngành có liên quan, Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Thuận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
    CHỦ TỊCH
    Lê Tiến Phương
    Nơi nhận:
    - Như Điều 4;
    - Bộ Công Thương;
    - T.T Tỉnh ủy;
    - T.T HĐND tỉnh;
    - Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
    - Trung tâm Công báo tỉnh;
    - Lưu: VT, KT.Hiệp(20b).
    15
    DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHỦ YẾU CHO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP BÌNH THUẬN THỜI KỲ 2011-2025
    TT
    Tên dự án
    Quy mô
    Vốn dự kiến (tỷ đồng)
    Ghi chú
    2011-15
    2016-20
    2021-25
    1
    Công nghiệp sản xuất điện
    TT Nhiệt điện Vĩnh Tân 1
    1.200 MW
    37.050
    Bao gồm vốn xây dựng cảng biển và kho bãi
    TT Nhiệt điện Vĩnh Tân 2
    1.200 MW
    31.200
    TT Nhiệt điện Vĩnh Tân 3
    2.000 MW
    50.700
    TT Nhiệt điện Sơn Mỹ 1
    1.200 MW
    102.375
    TT Nhiệt điện Sơn Mỹ 2
    1.200 MW
    TT Nhiệt điện Sơn Mỹ 3
    1.200 MW
    Thủy điện La Ngâu
    46 MW
    1.406
    Thủy điện Đan Sách
    6 MW
    Thủy điện Đan Sách 2
    4,5 MW
    Thủy điện Đan Sách 3
    1 MW
    Thủy điện Sông Lũy
    16 MW
    Thủy điện Thác Ba
    18 MW
    1.511
    Thủy điện Tà Pao
    4 MW
    Thủy điện Đức Hạnh
    42 MW
    Các thủy điện nhỏ khác
    15 MW
    Phong điện 1 BT
    120 MW
    2.000
    Năm 2011 đạt 30 MW
    Phong điện Thuận Nhiên Phong
    50 MW
    1.800
    Phong điện Phước Thể
    30 MW
    1.032
    Phong điện Phú Lạc
    50 MW
    29.378
    Phong điện Sài Gòn - Bình Thuận
    200 MW
    16
    Phong điện Miền Đông
    120 MW
    Phong điện PV Power - IMPSA
    165 MW
    Phong điện Văn Thanh (Hồng Phong)
    80 MW
    Phong điện Ageco (Tiến Thành)
    51 MW
    Phong điện HD (Tiến Thành)
    50 MW
    Phong điện WPD (Tiến Thành)
    100 MW
    Phong điện Vĩnh Hảo
    60 MW
    Các dự án phong điện khác
    400 MW
    Phong điện Phú Quý
    8,4 MW
    2
    Công nghiệp khai khoáng
    Khai thác, chế biến tinh quặng sa khoáng (xỉ ti tan, pigment...)
    50.000 tấn/năm
    300
    8-10 dự án
    Khai thác mỏ cát trắng thạch anh
    30.000 tấn/năm
    5
    Xã Tân Hải và Tân Tiến, TX La Gi
    Khai thác, chế biến sét betonit
    1.000 tấn SP/năm
    15
    Khai thác cát thủy tinh
    12.000 m3/năm
    2
    3
    Công nghiệp SX vật liệu xây dựng
    Các cơ sở sản xuất gạch và ngói lợp không nung từ với công suất
    20 triệu viên/năm/cơ sở
    30
    Nguyên liệu cát kết dính, đá mạt, tro, xi măng
    Phát triển các làng nghề gốm, sành thủ công
    10
    Nhà máy sản xuất gốm sứ mỹ nghệ
    20.000 SP/năm
    20
    Nhà máy sợi thuỷ tinh xuất khẩu
    5.000 tấn/năm
    120
    Nhà máy vật liệu composite cốt sợi thuỷ tinh
    30.000 m2/năm
    5
    Nhà máy cấu kiện bêtông đúc sẵn
    45.000 m3/năm
    10
    Sản xuất gạch lát công nghệ hiện đại
    120.000 m2/năm
    10
    4
    Công nghiệp chế biến nông - lâm - hải sản
    Sắp xếp lại, di dời các cơ sở chế biến hải sản, sản xuất nước mắm nhỏ, gây ô nhiễm
    20
    17
    Nhà máy chế biến cá, hải sản đóng hộp và hàng đông cao cấp
    2.000 tấn/năm
    60
    Nhà máy chế biến thịt thịt đông lạnh và thịt hộp xuất khẩu
    4.000 tấn/năm
    70
    Nhà máy sấy bắp
    25 tấn/giờ
    Xã Đông Hà, Đức Linh
    Nhà máy sản xuất thức ăn gia súc
    60 tấn/giờ
    15
    10
    Nhà máy sản xuất nước khoáng
    50 triệu lít/năm
    60
    Nhà máy sản xuất nước giải khát từ trái thanh long
    5 triệu lít/năm
    80
    Nhà máy sản xuất rượu
    3 triệu lít/năm
    100
    5
    Công nghiệp chế biến lâm sản
    Nhà máy sản xuất ván nhân tạo
    15.000 m3/năm
    75
    Cơ sở sản xuất đồ gỗ gia dụng
    10.000 m3/năm
    25
    Cơ sở sản xuất bao bì carton
    3 triệu m2/năm
    40
    Cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tre, lá, gốc gỗ
    1.000 tấn/năm
    5
    6
    Công nghiệp hóa dược, cao su, plastic
    Nhà máy sản xuất phân bón
    10.000 tấn/năm
    25
    Nhà máy chế biến mủ cao su
    12.000 tấn/năm
    30
    Dây chuyền sản xuất chế phẩm từ tảo Spirulina-Platensis
    30
    Nhà máy sản xuất hoá chất từ nước ót
    120
    Nhà máy sản xuất bao bì PP
    10 triệu bao/năm
    20
    Nhà máy sản xuất nhựa gia dụng
    3.000 TSP/năm
    30
    7
    Công nghiệp dệt - may, da - giày
    Xí nghiệp may xuất khẩu
    3 triệu SP/năm
    25
    Nhà máy kéo sợi
    1.600 tấn sợi/năm
    100
    Nhà máy giày thể thao
    2,4 triệu đôi/năm
    70
    8
    Công nghiệp cơ khí, thiết bị điện - điện tử
    Nhà máy lắp ráp thiết bị điện - điện tử
    20.000 SP/năm
    100
    Nhà máy cơ khí xây dựng, kết cấu thép
    10.000 T/năm
    40
    18
    Nhà máy sản xuất tuabin điện gió
    490
    Xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong; Chủ đầu tư: Công ty CP Phong điện Fuehrlaender Việt Nam
    Nhà máy sản xuất thiết bị thủy điện, thiết bị thu nhiệt mặt trời, quang điện...
    5.000 SP/năm
    150
    9
    Công nghiệp đóng, sửa tàu thuyền
    Nhà máy đóng tàu
    100 chiếc/năm
    80
    Tàu nhỏ bằng vật liệu composit hoặc hợp kim nhôm
    40 chiếc/năm
    Tàu vỏ thép 200-400 CV
    10
    Công nghiệp phụ trợ
    Nhà máy sản xuất phụ tùng thay thế, sửa chữa phương tiện vận tải
    3.000 tấn SP/năm
    100
    Nhà máy sản xuất khí cụ, thiết bị điện
    100.000 SP/năm
    40
    11
    Công nghiệp sản xuất và phân phối nước
    Nâng công suất hệ thống cấp nước ở thành phố Phan Thiết
    36.000 m3/ngđ
    1.000
    Hệ thống cấp nước ở một số thị xã, thị trấn và huyện đảo Phú Quý
    Nhà máy nước khu công nghiệp Sơn Mỹ
    90.000 m3/ngđ
    Các nhà máy nước cho các khu, cụm công nghiệp, dịch vụ - du lịch
    12
    Công nghiệp xủ lý chất thải
    Nhà máy xử lý chất thải rắn cho tỉnh
    1.000 T/ngày
    600
    Hàm Thuận Nam
    04 khu xử lý chất thải rắn liên đô thị
    200 m3/ngày
    150
    Hàm Tân, thị xã La Gi, khu vực Đức Linh - Tánh Linh và khu vực Bắc Bình - Tuy Phong
  4. vua_khoang_san

    vua_khoang_san Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2012
    Đã được thích:
    0
    KSA là cổ phiếu của Tỉnh Bình thuận nhé
    các bác nhớ lấy cho tôi
  5. nxt2005

    nxt2005 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Bình Thuận có trữ lượng titan lớn nhất Đông Nam Á

    [​IMG]
    Ngay từ đầu năm nay tại Hà Nội, một báo cáo công bố kết quả nghiên cứu khảo sát điều tra về sa khoáng titan đã gây bất ngờ, kinh ngạc lớn cho các nhà khoa học mỏ - địa chất trong nước và đặc biệt là đối với cán bộ và nhân dân tỉnh Bình Thuận.

    Bài 1: Những con số “khủng”- nên mừng hay nên lo ?

    Titan là một trong những kim loại chiến lược của thế kỷ 21. Do có đặc tính bền, nhẹ (tỷ trọng 4,5), có nhiệt độ nóng chảy cao (1725oC) và nhiệt độ sôi cao (3400oC), nên titan là kim loại không thể thiếu trong công nghiệp quốc phòng, hàng không, công nghiệp vũ trụ và các ngành y tế, thể thao… Một hợp chất của titan là Pigment Titan dioxit (TiO2) có vai trò quan trọng trong công nghiệp và đời sống, trong nhiều lĩnh vực chưa có gì thay thế được. Ứng dụng các đặc tính không độc, độ mịn, độ che phủ cao, bền hóa học và rất bền màu, công nghệ nano đã và đang tạo ra TiO2 nano cho những ứng dụng công nghệ cao: dùng cho mỹ phẩm để chặn các tia tử ngoại; sơn phủ bền màu cho ôtô, cho sản xuất kính, sơn tự làm sạch, diệt khuẩn, chống rêu mốc…


    Dự báo Bình Thuận có 558 triệu tấn sa khoáng titan, trị giá 138,87 tỷ USD

    Ngày 14/1/2011, Liên đoàn Địa chất Trung Trung bộ - đơn vị thực hiện Đề án “Điều tra, đánh giá tiềm năng sa khoáng titan - zircon trong tầng cát đỏ vùng Ninh Thuận, Bình Thuận và bắc Bà Rịa - Vũng Tàu” của Bộ Tài nguyên Môi trường đã báo cáo với bộ kết quả thực hiện đề án trên. Theo báo cáo, trong diện tích 1.262 km2 điều tra titan - zircon trong tầng cát đỏ Bình Thuận, diện tích có chứa quặng titan - zircon là 774 km2 với tài nguyên dự báo là khoảng 558 triệu tấn (gấp 16 lần so tổng trữ lượng sa khoáng các tỉnh trong cả nước gộp lại - theo số liệu của Viện Mỏ và luyện kim, tổng trữ lượng tài nguyên dự báo quặng titan Việt Nam đến tháng 12/2004 là khoảng 34,5 triệu tấn). Với tổng sản lượng 558 triệu tấn, theo một số chuyên gia về khoáng sản của Bộ Tài nguyên Môi trường, có thể xếp Bình Thuận là nơi có trữ lượng sa khoáng titan đứng đầu Đông Nam Á, đứng thứ ba trên thế giới. Các chuyên gia về định giá khoáng sản của Bộ Tài nguyên Môi trường, tạm tính theo giá thị trường thế giới hiện nay của 558 triệu tấn sa khoáng titan khoảng 138,87 tỷ USD - một con số khổng lồ quá sức tưởng tượng của Bộ Tài nguyên Môi trường và tỉnh Bình Thuận.
  6. Vanga

    Vanga Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/03/2011
    Đã được thích:
    12.062
    đang ở Sầm sơn....hôm nay khai mạc lễ hội.....vui quá.....
    Bác này moi đâu cái tin này thế... cũ thế mà cũng lôi ra được à?
  7. beconbibi

    beconbibi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2008
    Đã được thích:
    6.090
    @ Vanga: bao gio tau tam dung don them khach? ~X~X~X~X
  8. Vanga

    Vanga Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/03/2011
    Đã được thích:
    12.062
    giờ thì em không take care được rồi.............chắc có lẽ 3x, cũng có lẽ là 4x.........vì tager là 8x cơ mà.,,,,,;))
  9. beconbibi

    beconbibi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2008
    Đã được thích:
    6.090
    Kho nhi? [:p]~X~X~X~X~X
  10. maihuongtran

    maihuongtran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2010
    Đã được thích:
    2.302
    KSA ra BCTC Q1 mà lãi thì chạy bít khói

Chia sẻ trang này