KSH- mạo hiểm cùng đội lái thần tốc !!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bongcomay, 11/05/2015.

3984 người đang online, trong đó có 441 thành viên. 21:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 10711 lượt đọc và 173 bài trả lời
  1. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    62.509
    Nợ xấu hệ thống ngân hàng TPHCM cuối tháng 3 là 5.53%
    12/05/2015 | 15:42

    Theo thông tin tại buổi họp giữa đoàn đại biểu Quốc hội thành phố với NHNN chi nhánh TPHCM về tình hình hoạt động ngân hàng ngày 12/05, tỷ lệ nợ xấu hệ thống các ngân hàng trên địa bàn TPHCM tính đến cuối tháng 03/2015 ở mức 5.53%.

    http://image.*********.vn/2015/05/12/hop-dai-bieu-quoc-hoi-nhnn-tphcm.jpg
    Hình ảnh tại buổi họp
    Nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu

    Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, phi tín dụng trên địa bàn TPHCM tính đến cuối tháng 03/2015 ở mức 5.53%, tương đương 60,883 tỷ đồng, tăng so với mức 5.31% từ đầu năm 2015. Trong đó nợ xấu nhóm 5 chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu. Riêng tỷ lệ nợ xấu của 12 ngân hàng có trụ sở tại TPHCM là 2.45%.

    Trong năm 2014, trên địa bàn xử lý được 52,437 tỷ đồng nợ xấu. 3 tháng đầu năm 2015, địa bàn xử lý được 6,112 tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, thu bằng tiền 1,570 tỷ đồng, sử dụng quỹ dự phòng rủi ro 1,690 tỷ, bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ 223 tỷ đồng, bán nợ xấu cho VAMC 1,007 tỷ đồng và nguồn khác 1,622 tỷ đồng. Lũy kế đến cuối tháng 03/2015, tổng nợ xấu đã bán cho VAMC trên địa bàn là 34,866 tỷ đồng.

    Tính đến cuối tháng 04/2015, tổng tài sản của các ngân hàng trên địa bàn TPHCM ở mức 2,304,481 tỷ đồng, giảm 0.89% so với đầu năm. Vốn điều lệ tăng 1% lên 139,745 tỷ đồng. Huy động vốn tăng 1.9% lên 1,369,500 tỷ đồng, trong đó tiền gửi thanh toán đạt 589,500 tỷ đồng (giảm 3%), tiền gửi tiết kiệm đạt 765,500 tỷ đồng (tăng 5.96%) và phát hành giấy tờ có giá đạt 14,500 tỷ đồng. Cho vay vốn tăng 4.1% lên 1,112,000 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh của các ngân hàng đạt 2,831 tỷ đồng (năm 2014 là 6,132 tỷ đồng).

    Dư nợ cho vay vàng còn hơn 36,500 tỷ đồng

    NHNN vẫn tiếp tục kiểm soát rủi ro trong hoạt động thị trường vàng của các ngân hàng trên địa bàn TPHCM. Dư nợ cho vay bằng vàng trên địa bàn còn 36,575.5 lượng, tương đương khoảng 1,300 tỷ đồng, giảm khoảng 50% so với cuối năm 2014 (khoảng 75 ngàn lượng). NHNN sẽ yêu cầu các NHTM tất toán trong thời gian sớm nhất.

    Tăng trưởng tín dụng đạt 4.14%

    Về chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng từ đầu năm đến nay đạt 4.14% (tín dụng VNĐ tăng 4.6%, tín dụng ngoại tệ tăng hơn 2%), trong đó tín dụng ngắn hạn với 5 lĩnh vực ưu tiên có dấu hiện nhanh, bền vững, cho vay sản xuất kinh doanh chiếm 60% so với tổng dư nợ, đạt 655,000 tỷ đồng.

    Về cơ cấu lại nợ doanh nghiệp, dư nợ được các TCTD trên địa bàn cơ cấu lại cho 10,480 khách hàng, đạt 262,444 tỷ đồng.

    Thanh khoản của các ngân hàng trong xu hướng phục hồi, trên địa bàn duy trì ổn định, hệ số sử dụng vốn của các ngân hàng xoay quanh 80%, phù hợp định hướng của NHNN

    Minh Hằng
    [​IMG]
    Thiện tai
  2. Doilavay

    Doilavay Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    23/11/2014
    Đã được thích:
    13.855
    Dạo này cũng có dáng quá hà .... :drm2:drm2:drm2:drm2
    [​IMG]
    bongcomay thích bài này.
  3. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    62.509
    Hỏng phải em à
  4. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    62.509
    Góc nhìn 13/05: Vùng giá thấp hơn?
    12/05/2015 | 18:10

    Việc giảm điểm cùng thanh khoản sụt giảm cho thấy dòng tiền bắt đáy vẫn đang đứng ngoài, hầu hết các CTCK đưa ra nhận định khá bi quan về xu hướng VN-Index sẽ rơi xuống vùng điểm thấp hơn trong thời gian tới.

    Khả năng vượt ngưỡng kháng cự càng thấp

    CTCK MB (MBS): Về mặt kỹ thuật, sau phiên giảm mạnh 12/05 thì khả năng thị trường tăng trở lại và vượt được các ngưỡng kháng cự ngắn hạn đối với VN-Index là 555 điểm và HNX-Index là 80.5 điểm này ngày càng thấp. Thị trường giảm điểm mạnh với thanh khoản thấp cho thấy dòng tiền bắt đáy vẫn đang đứng ngoài, cùng với khối ngoại có phiên bán ròng trở lại đầu tiên thì yếu tố tích cực từ khối ngoại khả năng sẽ không duy trì được trong thời gian tới.

    Do đó MBS khuyến nghị NĐT duy trì tỷ trọng tiền mặt cao trong tài khoản và chờ cơ hội giải ngân khi thị trường tích cực hơn.

    Giằng co biên độ hẹp

    CTCK Phú Hưng (PHS): Việc chỉ số phá vỡ ngưỡng hỗ trợ 547 điểm và đóng của dưới đường xu hướng tăng ngắn hạn (hình thành từ đáy tháng 12/2014 và đáy tháng 4/2015) là cảnh báo quan trọng về khả năng suy giảm của thị trường. Ngưỡng hỗ trợ quan trọng của thị trường trong những phiên tới là 540 điểm, nếu chỉ số không phá được ngưỡng này thì nhiều khả năng chỉ số sẽ tiếp tục dao động trong vùng 540-560 điểm với khối lượng giảm.

    Đối với sàn Hà Nội, HNX-Index có diễn biến tương tự, điểm tích cực duy nhất của chỉ số là sự cải thiện của khối lượng trong những phiên gần đây. Do chỉ số có sự suy giảm mạnh hơn so với VN-Index trong hơn một tuần qua nên NĐT cần thận trọng và hạn chế tham gia thị trường. Trong phiên tới nhiều khả năng chỉ số sẽ kiểm định lại vùng 78 điểm, vùng đáy tháng 12/2014.

    Xu hướng chính của thị trường là giằng co trong biên độ hẹp nên NĐT có mức độ chịu đựng rủi ro cao thể tham gia với tỷ trọng thấp ở vùng hỗ trợ và bán khi chạm kháng cự. PHS khuyến nghị NĐT tiếp tục giữ tỷ trọng thấp trong danh mục.

    Xác lập vùng giá thấp hơn?

    CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS): Liên tiếp trong các phiên vừa qua, thị trường dao động trong biên độ hẹp, dòng tiền kém không đủ sức kéo chỉ số thoát khỏi mốc cản của phiên bán tháo ngày 4/5 vừa qua, hoạt động trading T+ diễn ra khá mạnh, thiếu vắng thông tin tích cực…

    Tuy vậy, nếu mốc 540 điểm của VN-Index bị phá vỡ trong các phiên tới, khối ngoại không quay lại mua ròng, dòng tiền bắt đáy tiếp tục thờ ơ với diễn biến thị trường thì nhiều khả năng các vùng giá thấp hơn sẽ tiếp tục được xác lập trong các phiên sắp tới.

    Giảm sâu hơn trong ngắn hạn

    CTCK Saigonbank Berjaya (SBBS): VN-Index đột ngột giảm mạnh 7.26 điểm xuống 544.41 điểm trong phiên 12/05 và tạo ra một cây nến đỏ dài trên đồ thị. Tín hiệu này đã xác nhận sự kết thúc của đợt phục hồi kỹ thuật và VN-Index có thể sẽ sụt giảm sâu hơn.

    Khối lượng khớp lệnh cũng giảm cho thấy NĐT vẫn rất thận trọng khi thị trường giảm điểm. MACD vẫn ủng hộ cho xu hướng giảm điểm khi chỉ báo này rơi xuống mức -3.43. Trong khi đó, Stochastic Oscillator và RSI đã cho thấy sự chiếm ưu thế của bên bán trong ngắn hạn. Theo các tín hiệu này, VN-Index sẽ sớm thử thách lại mốc 539 điểm. Và SBSB cho rằng VN-Index có thể giảm sâu hơn trong ngắn hạn.

    Thiên Minh tổng hợp
    .
    .
    Chuyên gia phán thế mình phải làm sao ???
  5. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    62.509
    Doanh nghiệp thép: Cuộc sàng lọc thứ 2?
    (ĐTCK) Trong quá khứ, giai đoạn khủng hoảng 2008, hàng loạt doanh nghiệp thép đã đóng của hoặc lao đao khi giá nguyên liệu thép quay đầu giảm mạnh sau khi lập những kỷ lục.
    [​IMG]
    Câu chuyện giảm giá đang lặp lại trong hai năm qua, nhưng lãi lỗ không phải là xu hướng chung mà hoàn toàn khác biệt ở mỗi doanh nghiệp. Nhìn vào kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp đầu ngành sẽ thấy rõ điều này.

    Từ mức giá gần 50.000 đồng/CP, cổ phiếu của Tập đoàn Hoa Sen (HSG) đã giảm xuống còn 33.500 đồng/CP trong mấy tháng qua, mà lý do cơ bản là giá thép cán nóng HRC giảm từ cuối năm 2014 từ khoảng 500 USD/tấn xuống 400 USD/tấn và đang chững lại. Giá này bằng mức giá đáy của giai đoạn khủng hoảng, nhưng khác biệt là giá thép giảm từ từ. Còn năm 2008, giá giảm từ mức đỉnh 1.100 USD/tấn xuống 400 USD/tấn chỉ trong vòng 3 tháng kể từ khi bắt đầu khủng hoảng kinh tế.

    Nhiều nhà đầu tư lo ngại, giá nguyên liệu giảm, tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp tôn thép sẽ suy giảm. Nhưng thực tế, tỷ suất lợi nhuận gộp của HSG không thay đổi so với cùng kỳ. Theo ông Vũ Văn Thanh, Phó tổng giám đốc HSG, giá nguyên liệu giảm thì tất yếu giá bán phải giảm, nhưng doanh nghiệp tính được mức lợi nhuận. Mặt khác, HSG áp dụng chế độ tồn kho thấp, chỉ tương đương khoảng 1,5 đến 2 tháng doanh thu. Tồn kho cuối năm 2014 chỉ 3.300 tỷ đồng, doanh thu khoảng hơn 1.500 tỷ đồng/tháng.

    Công ty có quy mô nhỏ hơn là Đại Thiên Lộc (DTL) tuy không có lãi nhiều, nhưng vẫn duy trì được tỷ suất lợi nhuận trên mỗi mét sản phẩm bán ra. Lý do, theo ông Nguyễn Thanh Nghĩa, Chủ tịch HĐQT DTL là, đang vào mùa nóng, nhu cầu tiêu thụ tôn thép trong nước khá tốt nên áp lực giảm giá bán không quá khắc nghiệt. Nếu có lỗ thì các công ty thương mại lỗ, chứ các nhà sản xuất vẫn có lãi khi chênh lệch giữa giá nhập khẩu thép cán nóng và giá bán tôn là “mấy nghìn đồng/tấn”. Hàng tôn lạnh và mạ kẽm tiêu thụ tốt nhờ thuế nhập khẩu chặn hàng Trung Quốc trong khi tôn màu gặp khó khăn do thuế nhập khẩu bằng 0.

    Nếu như trong ngành tôn thép không thấy tiếng kêu than vì thua lỗ của các doanh nghiệp thì câu chuyện trong ngành thép xây dựng lại rất khác. Thép xây dựng chia làm hai nhóm doanh nghiệp sử dụng công nghệ lò cao sản xuất thép từ quặng và doanh nghiệp sử dụng công nghệ lò điện sản xuất từ thép phế liệu.

    Trước đây, khi giá quặng giảm thì giá thép phế liệu cũng giảm ở mức khá tương đồng. Nhưng thời điểm này đã khác, giá quặng giảm rất sâu chỉ còn chưa đầy 1/3 mức đỉnh trong khi giá phế liệu chỉ giảm một nửa. Cụ thể, giá quặng hiện đã giảm xuống 54 USD/tấn so với mức khoảng 195 USD/tấn năm 2008, còn giá phế liệu thì từ hơn 500 USD/tấn xuống còn 250 USD.

    Ông Trần Tuấn Dương, Tổng giám đốc Tập đoàn Hòa Phát chia sẻ, giá quặng giảm thấp hơn giai đoạn khủng hoảng kinh tế, nhưng giá thấp không phải điều gì bất thường mà do các nhà sản xuất tăng sản lượng. Đặc biệt, các công ty trên thế giới, nhất là 3 công ty lớn nhất thế giới làm ra quặng sắt với giá rẻ bất ngờ. Có mỏ ở Úc giá thành chỉ 15 USD/tấn chưa tính các loại phí. Giá thành quặng sắt ở các mỏ là khác nhau, tùy điệu kiện khai thác và đặc tính của mỏ. Ví dụ, có mỏ giá thành 90 USD/tấn, nhưng có mỏ chỉ 35 USD/tấn, nên khi giá giảm, có mỏ phải đóng cửa.

    “Hòa Phát cũng vậy, chỉ còn vài ba điểm mỏ hoạt động. Trước đây, chúng tôi mua quặng sắt trong nước, nhưng ở mức giá này hầu hết các mỏ đều không có lãi nên HPG chuyển sang nhập khẩu để giám giá thành”, ông Dương cho biết.

    Với doanh nghiệp như HPG mặc dù lợi thế từ việc tự khai thác quặng sắt không còn, nhưng một phần lợi thế đó được bù đắp lại khi chuyển sang nhập khẩu quặng giá rẻ trên thị trường thế giới. Giá quặng chiếm đến 35% giá thành thép xây dựng. Mặc dù giá bán đang giảm nhanh hơn chi phí, nhưng HPG vẫn duy trì lợi thế cạnh trạnh về giá trên thị trường.

    Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất thép từ thép phế liệu đang thiệt thòi khi mà giá thép phế liệu giảm ít. Bản thân Hòa Phát có một lò điện đầu tư giai đoạn đầu vẫn đang hoạt động chỉ có lãi chút ít… so với lò cao thì chênh lệch tỷ suất lợi nhuận dao động từ 5- 7%.

    “Sản xuất từ phế liệu gần như không có lợi nhuận. So sánh hai loại lò thì một bên lời 8 đồng thì bên kia chỉ lời 1”, ông Dương nói.

    Phép so sánh từ 2 nhà máy sản xuất thép của HPG cho thấy, các doanh nghiệp sản xuất thép lò điện đang gặp sức ép lớn từ thị trường trong nước, khi mà doanh nghiệp sản xuất thép công nghệ lò cao không chỉ có mỗi HPG. Trong bối cảnh thị trường trong nước cung đã lớn hơn cầu thì sức ép cạnh tranh ngành thép xây dựng càng lớn khi phải cạnh tranh với thép xây dựng từ thị trường Trung Quốc.

    Giá cổ phiếu POM của CTCP Thép Pomina, thương hiệu đã từng giữ thị phần số 1 đang ở mức chỉ 7.000 đồng/CP đã phản ánh phần nào câu chuyện sàng lọc của doanh nghiệp ngành thép. Khi một đại gia với nhà máy công nghệ hiện đại nhất về lò điện, thương hiệu tốt mà không trụ được khi lỗ liễn tiếp hai năm liền thì số phận các doanh nghiệp nhỏ khác sẽ ra sao?

    Phúc Nam
    Ngân hàng, chứng khoán nợ xấu tăng, sát nhập, nhà nước giám sát chặt chẽ.
    Bất động sản dư cung, không được hạch toán doanh thu trả trước.
    Điện ảnh hưởng bởi tỷ giá ngoại tệ
    Cao su giá giảm, chặt cây lấy đất, giảm nhân công
    Đầu tư ngành nào bây giờ.
  6. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    62.509
    Ngành thép vẫn đang “mơ về nơi xa lắm”
    (ĐTCK) Khi có tới 8 hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết năm 2014 cũng là lúc ngành thép lâm vào tình cảnh “khó chồng khó” dù sản lượng tiêu thụ đã được cải thiện hơn so với năm 2013. Bốn tháng đầu năm 2015, tình hình tiêu thụ thép đã tăng trở lại, nhưng ngành thép vẫn còn nguyên đó nỗi lo.
    [​IMG]
    Cùng với FTA, Thông tư liên tịch số 44 về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu cũng đang gây nhiều khó khăn cho ngành thép khi Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một số loại thép trong nước chưa sản xuất được như thép tấm cuộn cán nóng, thép hợp kim.

    Trong khi các DN thép lo lắng sẽ bị thép Nga “đè” khi Việt Nam ký hiệp định thương mại với Liên minh thuế quan Nga - Belarus - Kazakhztan (mức thuế sẽ hạ xuống 0% với gần 170 dòng thuế thép), Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh khẳng định: “Không phải tất cả mặt hàng ta giảm thuế cho sắt thép của Nga đều là những chủng loại nhạy cảm.

    Nga yêu cầu 167 dòng thuế thì Hiệp hội thép đã tính toán chỉ có 25 dòng nhạy cảm, chia làm 4 cấp bậc, những dòng nhạy cảm nhất chỉ trên dưới 10 dòng thuế. Với những dòng thuế nhạy cảm này, chúng tôi cố gắng đáp ứng tối đa yêu cầu của Hiệp hội thép về lộ trình giảm thuế để sức ép đến chậm hơn, tạo điều kiện cho các DN ngành thép tái cơ cấu”.

    Dù vậy, sự hỗ trợ từ cơ chế đối với ngành thép cũng giống như giọt muối bỏ biển, khi mà chính năng lực cạnh tranh của ngành quá yếu.

    Theo quan điểm của các chuyên gia trong ngành, giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng thép để cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu là giải pháp tiên quyết cho ngành thép Việt Nam.

    Thế nhưng, vấn đề ở chỗ ngành thép khó có thể giảm chi phí một cách đáng kể nếu không đầu tư lớn, đồng thời lại càng khó tăng chất lượng để có thể đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài (trừ sản phẩm tôn mạ và một số sản phẩm khác chiếm tỷ trọng không đáng kể). Trước đây và ngay cả bây giờ, thép Việt Nam vẫn đang “trầy trật” cạnh tranh với thép Trung Quốc, chưa nói gì đến “ông lớn” sắt thép Nga.

    Ngành thép Nga được ví như “người khổng lồ” trong ngành thép thế giới với sản lượng khoảng 70 triệu tấn/năm (gấp 7 lần Việt Nam). Sản lượng chưa hẳn là đáng sợ, nhưng thép Nga cạnh tranh nhờ chất lượng và giá cả, mà mấu chốt là công nghệ luyện thép tối ưu.

    Ông Chu Đức Khải, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) thừa nhận: “Công nghệ mà Nga lựa chọn cho ngành thép là rất chuẩn, họ đi từ quặng sắt, trong khi công nghệ luyện thép của nước ta đa phần đi từ thép phế. Riêng về chi phí điện năng, công nghệ của họ chỉ tiêu hao 150 KWh cho một tấn phôi, nhưng hầu hết nhà máy Việt Nam theo công nghệ lò điện là công nghệ từ thép phế, đã tiêu hao 450 - 600 KWh”.

    Nhiều người cho rằng, chi phí vận chuyển với quãng đường xa khiến thép Việt Nam “ngại” thép Nga, nhưng vận chuyển bằng đường biển từ cảng Vladivostok (Nga) về tới Việt Nam cũng chỉ khoảng 2 tuần, so với từ Trung Quốc là 10 ngày.

    Giá cước vận chuyển cũng tương đương vận tải biển từ Trung Quốc về Việt Nam, khoảng 20 USD/tấn. Như vậy, khoảng cách sẽ không phải là rào cản để người khổng lồ mang tên thép Nga không đặt chân đến Việt Nam.

    Năm 2015, thị trường thép Việt bắt đầu quá trình loại bỏ một cách quyết liệt. Thị trường hiện đang chia làm 3 nhóm nhà cung cấp, gồm các thành viên của Tổng công ty Thép (VNS); các DN liên doanh với VNS và các DN ngoài VNS.

    Ba DN chiếm thị phần thép lớn nhất năm 2014 lần lượt thuộc về Hòa Phát 19,1%, Pomina 15,1% và Tisco 11,4%. Các DN còn lại như Thép Việt Úc, Thép Việt Ý, Dana - Ý, Thép Việt Đức, Thép Việt Nhật, Vina Kyoei cũng đang nỗ lực giành lại thị phần trong thế khó.

    Với công suất thiết kế 11 triệu tấn, nhưng năm 2015 toàn ngành thép dự kiến mức tiêu thụ chỉ đạt khoảng 6 triệu tấn. Thị trường cũng đang chứng kiến sự “biến mất” của một số cái tên khi Vina Kyoei sở hữu 70% cổ phần của Thép Pomihoa và đổi tên thành Vina Kyoei Việt Nam.

    Cùng với đó, những cái tên như Thép Vạn Lợi, Thép Sông Hồng… cũng một đi không trở lại.

    Doanh thu của ngành thép không song hành cùng lợi nhuận. Con số lãi của ngành khá èo uột, ngoại trừ Thép Hòa Phát và Hoa Sen Group.

    Nếu như Hoa Sen có lợi thế về “thời thế” khi thị trường bất động sản khó khăn, con số lợi nhuận của tập đoàn này là 581 tỷ đồng vào năm 2013 khi doanh thu đạt 11.760 tỷ đồng và chỉ còn 410 tỷ đồng năm 2014 khi doanh thu đạt 14.990 tỷ đồng thì Hòa Phát lại khác.

    Thép Hòa Phát là DN duy nhất của ngành thép đã có bước phát triển vượt bậc trong thế khó. Năm 2014, doanh thu của tập đoàn này đạt 26.000 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ thép chiếm 80%; lợi nhuận sau thuế đạt 3.200 tỷ đồng.

    Ông Trần Tuấn Dương, Tổng giám đốc Tập đoàn Hòa Phát cho biết: “Dự kiến kế hoạch bán ra của thép Hòa Phát vẫn tăng 20% so với năm 2014 và thị trường nội địa chiếm 90% doanh thu. Năm 2014, Hòa Phát chỉ xuất khẩu 100.000 tấn phôi thép”

    Với sự tăng trưởng đó, Hòa Phát đang là giấc mơ của tất cả các DN ngành thép. Thế nhưng, với năng lực hiện tại thì các DN ngành thép dường như vẫn đang "mơ về nơi xa lắm”.
  7. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    62.509
    Hôm nay bác nào cứu em nó thía.........
  8. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    62.509
    LO NGẠI THÉP RẺ CỦA TRUNG QUỐC TRÀN VÀO THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

    Cuối tháng Ba vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã áp thuế chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc và Đài Loan với thuế suất từ 24,3% tới 25,2% với Trung Quốc và từ 10,9% tới 12% với Đài Loan.

    Điều này đang khiến nhiều chuyên gia lo ngại, thép giá rẻ từ Trung Quốc sẽ đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Việt Nam, gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất trong nước.

    Theo thông tin từ Cục Quản lý cạnh tranh của Bộ Công Thương, các sản phẩm bị áp thuế chống bán phá giá tại châu Âu có mã HS trùng với sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc đang là đối tượng chịu thuế chống bán phá giá tại Việt Nam. Cụ thể, các nhà sản xuất/xuất khẩu Trung Quốc chịu mức thuế từ 4,64% tới 6,58% và Đài Loan từ 13,79% tới 37,29%.

    Bà Phạm Châu Giang, Trưởng Phòng Điều tra các vụ kiện phòng vệ thương mại của doanh nghiệp trong nước, Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công Thương cho biết đối với ngành sản xuất trong nước, có khả năng các nhà sản xuất/xuất khẩu Trung Quốc sẽ chuyển một phần lượng thép xuất khẩu sang thị trường Việt Nam để tiêu thụ do mức thuế suất chống bán phá giá tại Việt Nam thấp hơn EU.

    Ngoài chuyển tải hàng hóa bị áp thuế sang Việt Nam, các nhà sản xuất/xuất khẩu Trung Quốc có thể đầu tư nhà máy sang Việt Nam để lấy xuất xứ Việt Nam xuất khẩu sang EU nhằm tránh thuế chống bán phá giá của EU. Trong trường hợp đó, Việt Nam có thể bị Ủy ban châu Âu (EC) điều tra lẩn tránh thuế.

    Trước đây, EC cũng đã từng điều tra lẩn tránh thuế đối với sản phẩm bật lửa bơm gas bỏ túi chỉ dùng một lần của Trung Quốc vào năm 2012, khi họ nhận thấy có dấu hiệu về việc hàng hóa bị áp thuế của Trung Quốc thông qua gia công đơn giản tại Việt Nam để lấy xuất xứ xuất khẩu sang thị trường EU.

    Cùng chung lo ngại về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng thép Trung Quốc khi bị áp thuế chống bán phá giá tại thị trường châu Âu sẽ làm tăng lượng dư thừa thép của nước này. Do đó, áp lực thép Trung Quốc giá rẻ tràn vào Việt Nam trong thời gian tới là rất lớn, gây ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong nước. Thị trường thép trong nước vốn đã thu hẹp và khó khăn sẽ tiếp tục gặp khó hơn.

    Theo ông Sưa, để chặn thép giá rẻ, thép bán phá giá của Trung Quốc vào Việt Nam, các cơ quan chức năng có thể xem xét thực hiện tốt Thông tư 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu.

    Ngoài ra, đẩy mạnh sự phối hợp giữa các bộ ngành để quản lý sát hoạt động của thép Trung Quốc. Về phía hiệp hội, sẽ tiếp tục bám sát thông tin từ phía doanh nghiệp, kiểm soát giá cả các mặt hàng thép không gỉ cán nguội của Trung Quốc để so sánh và xác minh việc bán phá giá các sản phẩm này.

    Còn theo bà Phạm Châu Giang, mức thuế suất hiện đối với sản phẩm thép nêu trên từ 0-10% là mức trần cam kết thuế suất nhập khẩu ưa đãi (MFN). Do vậy, Việt Nam không thể tiếp tục tăng thuế nhập khẩu thông thường đối với các sản phẩm thép Trung Quốc.

    Vì vậy, để bảo vệ lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp sản xuất thép cán nguội không gỉ của Việt Nam, Cục Quản lý cạnh tranh sẽ phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Hải quan thuộc Bộ Tài Chính và Cục Xuất Nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương theo dõi sát sao động tĩnh của Trung Quốc và đưa ra các kế hoạch ứng phó hiệu quả trong thời gian tới./.
    --- Gộp bài viết, 13/05/2015, Bài cũ: 13/05/2015 ---
    Ngành thép liên tục nhận tin xấu.. không hiểu sao nữa
    anchaodabat thích bài này.
  9. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    62.509
    KSH LÃI 1 TỶ ĐỒNG TRONG QUÝ 1 – TĂNG 66% NHỜ CHUYỂN SANG BÁN BUÔN THÉP XÂY DỰNG

    Trong quý 1/2015, doanh thu từ bán bột đá, bán gạch, sắt đã không còn. Doanh thu của KSH hoàn toàn đến từ thép với 21 tỷ đồng.

    CTCP Đầu tư và phát triển KSH (mã: KSH) công bố BCTC quý 1/2015.

    Doanh thu tăng 31% và đạt hơn 21 tỷ đồng. Công ty đã thay đổi cơ cấu hoạt động kinh doanh không thực hiện các mảng sản xuất kinh doanh bột đá, gạch, sắt … và chuyển sang tập trung cho hoạt động thương mại kinh doanh bán buôn thép xây dựng.

    Theo đó, trong quý 1/2015, doanh thu từ bán bột đá, bán gạch, sắt đã không còn. Doanh thu của KSH hoàn toàn đến từ thép với 21 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Do thay đổi hoạt động sang hình thức thương mại, tỷ lệ giá vốn/doanh thu tăng vọt từ 67% lên hơn 91% khiến cho lợi nhuận gộp giảm tới 66% còn 1,8 tỷ.

    Kết quả cuối cùng, KSH đạt 1 tỷ lợi nhuận sau thuế trong quý 1/2015 – tăng 66% so với cùng kỳ năm trước.

    [​IMG]
    Mai Linh

    Theo Trí thức trẻ/HSX
    anchaodabat thích bài này.
  10. bhchonmua65

    bhchonmua65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2014
    Đã được thích:
    2.195
    Theo phương pháp định giá của tôi thì giá chuẩn của KSH quanh 11-10k/cp mới là hợp lý, thấp hơn mức này đều là dưới giá trị, múc thoải mái
    --- Gộp bài viết, 14/05/2015, Bài cũ: 14/05/2015 ---
    Đấy là chưa hề tính đến việc KSH thường có lợi nhuận KQKD quý 2 và quý 3 tăng rất mạnh chưa được phản ánh vào KSH giá này nên giá trị tiềm năng của KSH là rất lớn, cơ cấu đậm đặc rất tốt.
    anchaodabatbongcomay thích bài này.

Chia sẻ trang này