KSS...Địa ngục là đây...1 địa ngục của hận thù (Phần 01)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tttung05, 22/06/2010.

6710 người đang online, trong đó có 1056 thành viên. 14:03 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 26999 lượt đọc và 711 bài trả lời
  1. tttung05

    tttung05 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2008
    Đã được thích:
    1
    Lúc đó thỉnh thoảng KSS lại chuyển nhượng 1 mỏ hay góp vốn LD bằng quyền khai thác mỏ và báo cáo lợi nhuận bất thường, đột biến\:D/
  2. tttung05

    tttung05 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2008
    Đã được thích:
    1
  3. tttung05

    tttung05 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2008
    Đã được thích:
    1
    KSS góp vốn cùng KSH

    Công ty TNHH Khoáng sản Hà Bắc

    VĐL: 50.000.000.000 đồng

    Giấy CNDKKD số 1302000137 do phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Kạn cấp ngày 13/04/2007.

    Hoạt động kinh doanh chính: Thăm dò, khai thác, chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu khoáng sản. Sơ chế Nephelin, chế biến đá Trắng, đá Xẻ,…

    Đến thời điểm hiện nay vốn thực góp của KSS vào công ty TNHH Hà Bắc là 9.800.000.000 đồng.
  4. chuonchuonsat

    chuonchuonsat Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    20/05/2010
    Đã được thích:
    863
    Làm tay sai cho tổ chức thôi pác, nhiệm vụ được giao là khoáy đảo làm rối hàng phòng ngự của đối phương, ghi bàn người khác lo, hehe.
  5. tttung05

    tttung05 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2008
    Đã được thích:
    1
    KSS:" Khai thác khoáng sản luôn đem lại cho doanh nghiệp những nguồn lợi đáng kể. Do vậy hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp có năng lực tài chính và sản xuất đang tập trung vào việc xin cấp phép thăm dò và khai thác quặng. Khoáng sản kim loại luôn được đánh giá là nguồn tài nguyên quý hiếm và có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Các chuyên gia kinh tế đều nhận định rằng ngành khai thác khoáng sản sẽ tiếp tục tăng trưởng cho dù kinh tế thế giới có phát triển chậm lại trong một vài năm tới".


    Tham khảo:-ss


    Hoạt đông khai khoáng nhìn từ chuyện “ăn chia” tại dự án Núi Pháo

    [​IMG]

    Cuối tháng 5/2010, Masan đã gửi công văn tới tỉnh Thái Nguyên đưa ra cam kết đóng góp vào ngân sách tỉnh mỗi năm 1 triệu USD trong suốt đời dự án kể từ khi có lãi.


    [​IMG] Dragon Capital, Masan và “canh bạc” Núi Pháo
    [​IMG] Nắm giữ 100% cổ phần, Masan tái khởi động dự án Núi Pháo
    [​IMG] Thương vụ Núi Pháo: Giá trị chuyển nhượng ước khoảng 130 triệu USD

    Những vụ thương thảo bất thành và dang dở về khoản "hoa hồng" dành cho tỉnh Thái Nguyên trong dự án Núi Pháo, với các tỷ lệ khác nhau của các nhà đầu tư khác nhau, phần nào đang phản ánh khoảng trống pháp lý trong hoạt động khai khoáng tại Việt Nam.
    Là mỏ quặng đa kim lớn nhất Việt Nam, hứa hẹn lợi nhuận hấp dẫn, nhưng như tất cả các dự án khai khoáng khác, từ tháng 2/2004, Núi Pháo đã được "cấp không" cho các nhà đầu tư. Một nhà đầu tư nước ngoài là Công ty Tiberon Minerals Limited (Canada) đã giành được quyền nắm giữ dự án Núi Pháo đơn giản vì đã thăm dò, đánh giá thành công trữ lượng quặng đa kim tại Núi Pháo.
    Theo các nhà chuyên môn, thời điểm đó, các doanh nghiệp Việt Nam thiếu cả tiền của và năng lực chuyên môn để tiến hành thăm dò các mỏ quặng đa kim tầm cỡ như Núi Pháo. Nhưng quan trọng hơn, việc đấu giá quyền thăm dò và khai thác khoáng sản khi đó còn là một khái niệm mờ nhạt.
    Một tình huống được đánh giá là "vô tiền khoáng hậu" đã xảy ra ở dự án Núi Pháo khi UBND tỉnh Thái Nguyên là một đơn vị hành chính nhà nước lại nắm giữ 7,65% phần góp vốn trong liên doanh Nuiphaovica. Theo lý giải thì điều này xuất phát từ tầm quan trọng đặc biệt của dự án Núi Pháo trong ngành khai khoáng Việt Nam. Tỷ lệ "ăn chia" lợi nhuận khi đó được tính theo tỷ lệ cổ phần, và tỉnh Thái Nguyên với việc đóng góp 7,65% vốn điều lệ đương nhiên sẽ được chia 7,65% lợi nhuận.
    Tới thời điểm cuối năm 2008, dự án Núi Pháo đã được chuyển giao cho các nhà đầu tư nước ngoài mới là Công ty Tiberon Minerals Pte Limited (TBR-được nắm giữ bởi các quỹ của Daragon Capital) và cuộc chiến tranh giành nâng cao tỷ lệ nắm giữ giữa các bên trong liên doanh trở nên nóng bỏng.
    Lợi nhuận dành cho tỉnh Thái Nguyên là một trong những tiêu chí được các bên đưa ra so kè nhằm giành quyền ủng hộ của địa phương. Khi đó, TBR đề nghị được góp vốn thay tỉnh Thái Nguyên và cam kết tiếp tục dành cho Thái Nguyên 8,25% lợi nhuận được chia trong suốt đời dự án. Không chịu thất thế, Intracorp (một doanh nghiệp Việt Nam trong liên doanh) đưa ra đề nghị ủng hộ tỉnh Thái Nguyên 30 triệu USD nếu được góp vốn thay UBND tỉnh Thái Nguyên.
    Hơn nữa, trong trường hợp Intracorp giành được quyền lãnh đạo liên doanh với tỷ lệ nắm giữ 51% cổ phần, khoản hoa hồng dành cho tỉnh Thái Nguyên là 10% lợi nhuận ròng từ dự án.
    Tuy nhiên, khi liên doanh Nuiphaovica sụp đổ, quyền kiểm soát dự án được chuyển giao cho nhà đầu tư mới, tất cả các vụ thương thảo dù đã đạt được đồng thuận hay chưa, đều trở lại vạch xuất phát đầu tiên. Để giành được quyền nắm giữ Núi Pháo, một trong những điều khoản mà "ông chủ" mới của Núi Pháo là Tập đoàn Masan phải cam kết với Chính phủ là thoả thuận, thống nhất với UBND tỉnh Thái Nguyên về thực hiện nghĩa vụ đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên và thực hiện các dự án phúc lợi tại địa phương.
    Rất nhanh chóng, ngay sau khi tuyên bố nắm giữ quyền kiểm soát dự án Núi Pháo, cuối tháng 5/2010, Masan đã gửi công văn tới tỉnh Thái Nguyên, trong đó đưa ra cam kết đóng góp vào ngân sách tỉnh mỗi năm 1 triệu USD trong suốt đời dự án kể từ khi có lãi cho các chương trình an sinh xã hội.
    Tuy nhiên, sau một cuộc làm việc chính thức được nhận xét là khá căng thẳng, hai bên chưa đạt được thống nhất cuối cùng. Nhìn vào quá khứ, tỉnh Thái Nguyên có lý do để so sánh con số của Masan đưa ra với cam kết của các nhà đầu tư trước đây. Nhìn vào tương lai, không thể không có lo ngại khi Masan thúc đẩy dự án nhanh hơn, hoàn tất khai thác trong vòng 10-15 năm thì số tiền Thái Nguyên thu được quá ít ỏi.

    Nói gì thì nói, việc UBND tỉnh Thái Nguyên và Masan chưa tìm được nói chung và cùng bị làm khó, cũng vì quy chế đấu thầu quyền thăm dò, khai thác khoáng sản vẫn còn ở đâu đó rất xa.


    Vneconomy

  6. CCC68

    CCC68 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Hài nhất là mấy bố duyệt cho MSN dự án khai khoáng, một cty chỉ biết làm chinsu và dăm bông xúc xích, ko có kinh nghiệm trong ngành khai khoáng, cam kết chi 1 triệu đô khi có lãi, 10 năm nữa mới có lãi thì sao :((:((:((
    Chán chán chán cái cơ chế xin cho~X~X~X

  7. anplt

    anplt Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    24/06/2010
    Đã được thích:
    1
    "con thuộc họ 4c và cocc" em hông hiểu pác hỏi gì a......
    Lãnh đạo thực sự của KSS là Bác Mai bên KSH đó anh....còn chủ tịch Dĩnh là thi hành mệnh lệnh thôi
    Chủ tịch thường nói "cứ theo ý kiễn lãnh đạo mà lèm..." đấy thôi
  8. chuonchuonsat

    chuonchuonsat Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    20/05/2010
    Đã được thích:
    863
    hì hì, 4c (sorỳ 5c)=con cháu các cụ cả , cocc=con ông cháu cha. Gốc bự thì mấy DA KS mới không bị rờ tới có thế mới yên tâm khai thác kiếm xiền, không thì...
  9. tttung05

    tttung05 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2008
    Đã được thích:
    1
    Bác cứ lo xa, nghị quyết đã có, dấu đỏ chon chót thì cứ xúc lên mà bán[:D]
  10. tttung05

    tttung05 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2008
    Đã được thích:
    1

Chia sẻ trang này