KSS...Mãi Mãi 1 tình yêu( Phần 4)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi suwon, 27/09/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4281 người đang online, trong đó có 333 thành viên. 07:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 24038 lượt đọc và 1028 bài trả lời
  1. WinterSun88

    WinterSun88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2010
    Đã được thích:
    23
    Spam nốt vài trang cuối đê :-*:-*:-*[};-[};-[};-
  2. WinterSun88

    WinterSun88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2010
    Đã được thích:
    23
    Sao toàn thấy đờn ông thế nầy??? [:p][:p][:p]

    [​IMG]
  3. WinterSun88

    WinterSun88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2010
    Đã được thích:
    23
    Thầy ui! Có nhà thầy trong nầy ko??? Thầy chuyển đến MĐ ở đê [:D][:D][:D]

    Từ tối 9/10 đến 12h ngày 10/10, lực lượng chức năng cấm toàn bộ phương tiện (trừ xe có phù hiệu ưu tiên, phù hiệu bảo vệ) hoạt động trên các tuyến phố diễn ra lễ diễu binh, diễu hành như: Hùng Vương - Hoàng Văn Thụ - Chùa Một Cột - Độc Lập - Ông Ích Khiêm - Bà Huyện Thanh Quan - Tôn Thất Đàm - Nguyễn Cảnh Chân - Bắc Sơn - Mai Xuân Thưởng - Lê Hồng Phong - đường Thanh Niên - Hoàng Hoa Thám (từ Mai Xuân Thưởng đến Liễu Giai); Thụy Khuê (từ Quán Thánh đến dốc Tam Đa) - Quán Thánh (từ đường Thanh Niên đến Hòe Nhai) - Phan Đình Phùng (từ Hàng Bún đến Hùng Vương) - Điện Biên Phủ - Chu Văn An - Hoàng Diệu - Nguyễn Tri Phương - Nguyễn Thái Học - Tràng Thi - Hàng Khay - Tràng Tiền - các tuyến phố xung quanh Quảng trường Cách mạng Tháng Tám - Trần Quang Khải - Trần Khánh Dư - Kim Mã - Liễu Giai - Văn Cao - Nguyễn Chí Thanh (từ La Thành đến Kim Mã) - Yên Phụ - Công viên Bách Thảo.
  4. WinterSun88

    WinterSun88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2010
    Đã được thích:
    23

    Những vị khách đặc biệt của đại lễ
    Phải ngồi trên xe lăn, tay chống nạng, thậm chí không có tiền đành mang theo sản phẩm quê nhà bán lấy tiền làm lộ phí, nhưng những con người ấy đã rất phấn khởi khi được chứng kiến thời khắc thủ đô nghìn năm tuổi.
    Nhà ở ngõ chợ Khâm Thiên, ngay giữa thủ đô, nhưng ông Nguyễn Văn Hùng chỉ ao ước được một lần ra hồ Gươm. Khi Hà Nội hừng hực khí thế của đại lễ, người người đổ dồn về thủ đô thì niềm ao ước ấy lại càng cháy bỏng hơn.
    Sinh ra với đôi chân dị tật, ông Hùng phải làm bạn với xe lăn từ khi còn bé xíu. Những nơi mà ông đến được chỉ giới hạn ở địa chỉ gần nhà. May mắn là các hoạt động của đại lễ được tổ chức rộng rãi, trong đó có cổng công viên Thống Nhất, nơi gần nhà ông.
    "Từ hôm khai mạc đại lễ tôi đã tự lăn xe ra đây 3 lần rồi. Dù hơi mệt nhưng đến nơi, thấy không khí sôi động, mọi mỏi mệt tan biến ngay. Các chương trình ở đây đa số đều do tuổi trẻ thực hiện nên khí thế và sức trẻ căng tràn", ông Hùng cười tâm sự.
    [​IMG]Ông Hùng đã tự lăn xe hai cây số từ nhà ra công viên Thống Nhất để xem chương trình mừng đại lễ. Ảnh: Hoàng Thùy.
    Là thương binh bị mất một chân, ông Nguyễn Ngọc Ký (Kinh Môn, Hải Dương) vừa tập tễnh chống gậy dạo sân vận động Mỹ Đình, nơi tổ chức lễ hội diều, vừa cười "đúng là ngàn năm có một, đông vui nhộn nhịp quá".
    Ông cho biết trước đây từng tham gia thanh niên xung phong xây dựng tuyến đường sắt Quảng Ninh - Lạng Sơn. Trong một trận càn của địch, ông bị thương và cụt một chân. Dù đi đứng khó khăn nhưng nghe tới đại lễ là ông hăng hái rủ vợ lên Hà Nội xem.
    "Hà Nội giờ đây khang trang và đẹp quá, con người cũng văn minh hơn, giỏi giang hơn. Chuyến đi này tôi còn hẹn gặp lại những người đồng đội cũ. Đây chính là cơ hội đề chúng tôi tụ tập ôn lại kỷ niệm xưa và chứng kiến sự phát triển của Hà Nội, của đất nước", ông Ký chia sẻ.
    [​IMG]Ông Nguyễn Ngọc Ký cùng vợ lên Hà Nội xem lễ hội và gặp đồng đội cũ. Ảnh: Hoàng Thùy.
    Đôi tay tỳ lên hai chiếc nạng sắt để giữ cơ thể thăng bằng, chị Trần Thị Hảo (Hải Hậu, Nam Định) mải mê ngắm những cánh diều trước quảng trường Mỹ Đình. Trước đó, ngày khai mạc đại lễ, chị đã nhờ cháu dìu lên hồ Gươm xem bắn pháo hoa.
    Đôi chân bị dị tật từ khi mới chào đời, chị Hảo không thể tự đi, tự đứng. Ngày thường chỉ thui thủi ở nhà, nhưng những ngày cả nước tưng bừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, chị đã tự bắt xe ra Hà Nội ở nhờ nhà đứa cháu để xem đại lễ.
    "May mà nhà cháu tôi ở gần sân vận động Mỹ Đình, tối mùng 10/10 chỉ còn điểm này bắn pháo hoa, tôi sẽ xem được dễ dàng hơn. Nhưng tiếc là không được trực tiếp xem lễ duyệt binh", chị xúc động nói.
    [​IMG]Chị Lý Thị Mẩy (bên phải) từ Lào Cai xuống xem đại lễ, mang theo đồ dân tộc để bán cho khách lấy tiền ở và đi lại.
    Dịp này Hà Nội còn là nơi tụ họp của các dân tộc anh em trên mọi miền đất nước. Biết đến đại lễ qua tivi, chị Lý Thị Mẩy (Mường Khương, Lào Cai) đã cùng một số chị em hàng xóm xin chồng xuống Hà Nội chơi. Nhà chẳng có tiền, các chị gói ghém những sản phẩm đặc trưng của người dân tộc như túi đựng điện thoại bằng thổ cẩm, vòng bạc, tiền xu đồng... để bán lấy tiền chi tiêu cho mấy ngày chơi phố.
    Chị kể, xuống xe đi tìm ngay phòng trọ. Giá cả đắt đỏ nên các chị chỉ dám thuê phòng để ngủ vào ban đêm với giá 20.000 đồng một người, còn ban ngày thì đi loanh quanh dạo phố và bán hàng.
    "Tôi chưa bao giờ thấy cảnh đông vui như thế. Đèn điện lung linh, phố phường tấp nập, nhất là vào buổi tối. Dù phải chen nhau nhưng đi trong dòng người ấy tôi cảm thấy rất sung sướng", chị Mẩy cười hạnh phúc.
  5. WinterSun88

    WinterSun88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2010
    Đã được thích:
    23
    Các mẹ VN anh hùng vượt hàng nghìn km dự đại lễ [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-

    Tối 8/10, sau chặng đường kéo dài suốt 14 ngày, 1.000 anh hùng và bà mẹ Việt Nam anh hùng đã gặp nhau tại Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) trong chương trình "Thăng Long - Hồn thiêng sông núi".
    > Tái hiện 10 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam
    [​IMG]1.000 mẹ Việt Nam anh hùng và các anh hùng vượt qua chặng đường dài hàng nghìn km hội ngộ tại Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Hưng.
    Để tham dự đại lễ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng đã vượt chặng đường dài 2.000 km, từ Đồng Tháp, qua 6 điểm dừng chân tại các tỉnh trước khi đến thủ đô. Trên đường đi, đoàn đã dừng chân làm lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ tại Quảng Trị và thăm đền Hùng ở Phú Thọ. Có mẹ đã 98 tuổi, nhiều mẹ lần đầu tiên được đến Hà Nội.
    Phát biểu tại buổi hội ngộ, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã nhiệt liệt chào mừng các mẹ, các anh hùng về dự chương trình "Thăng Long - Hồn thiêng sông núi". Theo Tổng bí thư, các mẹ, các anh hùng là biểu tượng cao đẹp cho thế hệ người Việt Nam được sinh ra trong thời đại Hồ Chí Minh.
    [​IMG]Trong số các mẹ, người lớn tuổi nhất là 98 tuổi. Trong ảnh là mẹ Trần Thị Lạp, 85 tuổi, ở xã Bình Thạnh (Bình Sơn, Quảng Ngãi). Ảnh: Nguyễn Hưng.
    "Chúng ta đời đời ghi nhớ công lao của các anh hùng liệt sĩ, những người con ưu tú của dân tộc, đã mang hết tài năng, trí tuệ và cả cuộc sống của mình cống hiến cho nền độc lập, tự do của tổ quốc, cho hạnh phúc của nhân dân", Tổng bí thư nói đồng thời gửi lời chúc sức khỏe tới các mẹ, các anh hùng.
    Theo ban tổ chức, để có được cuộc hội ngộ "ngàn năm có một" này phải mất tới 2 năm chuẩn bị. Đơn vị tài trợ là Tập đoàn Mai Linh đã lo toàn bộ khâu đưa đón, chăm sóc sức khỏe các mẹ, các anh hùng trong thời gian qua để đoàn đến được Hà Nội vào đúng dịp kỷ niệm đại lễ nghìn năm.
  6. WinterSun88

    WinterSun88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2010
    Đã được thích:
    23
  7. NuHoangTuyet

    NuHoangTuyet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    11
    Bảo vệ đại lễ an toàn tuyệt đối là thành tích xuất sắc của ngành an ninh , phản gián ! [};-[};-[};-
    Hoan hô những chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu trên mặt trận thầm lặng nhưng hết sức quyết liệt và vô cùng vinh quang này ! =D>
    =D>=D>=D>=D>
  8. WinterSun88

    WinterSun88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2010
    Đã được thích:
    23
    Cây cảnh triệu đô trưng bày mừng Hà Nội 1000 năm
    Một nghìn sinh vật cảnh với nhiều kiểu dáng lạ mắt được trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội đang thu hút khá đông khách tham quan. Trong số này, có loại giá lên đến hàng triệu USD.
    Từ sáng sớm anh Nguyễn Văn Vinh ở Đội Cấn đã có mặt tại Bảo tàng Hà Nội vì mấy hôm nay anh nghe bạn bè kháo nhau về cây cảnh giá 120 tỷ đồng tương đương 6 triệu USD đang trưng bày tại đây.
    Tác phẩm mà anh Vinh đang nói đến có tên "Mâm xôi gà", chủ nhân của nó là anh Phan Văn Thành ỏ Việt Trì (Phú Thọ). Theo chủ nhân của tác phẩm này, đây là một cây quý có tuổi đời hàng trăm năm, đã được chế tác một cách hoàn hảo mô tả đúng như hình thù con gà mâm xôi và hội tụ đủ bốn tiêu chuẩn của một cây cảnh đẹp: cổ, kỳ, mỹ, văn.
    [​IMG]Siêu phẩm "Mâm xôi gà" giá 6 triệu đô. Ảnh: T.P
    Trong giới chơi cây, giá luôn là vấn đề tế nhị bởi đối với những người đam mê thì cây là vô giá. Cũng vì sự nổi tiếng của cây quý này, không ít người yêu mê cây cảnh trong Sài Gòn đã đáp máy bay ra Hà Nội để được tận mắt ngắm cây cảnh triệu đô và xin chủ nhân của nó được chụp ảnh lưu niệm.
    "Mức giá 120 tỷ đồng là do anh em trong nghề phát giá chứ bản thân tôi chưa có quyết định chính thức.Với nhiều năm tâm huyết, tôi may mắn có được vườn cây giá trị, nhưng nếu bán cây 'Mâm xôi gà' thì sẽ mất luôn thương hiệu", anh Thành cho biết.

    Xếp sau tuyệt phẩm "Mâm xôi gà" là bộ sản phẩm "Chiến thắng Bạch Đằng" của tác giả Phạm Đức Thịnh đến từ Hải Phòng. Đây là bộ tác phẩm gồm 5 chiếc thuyền với nhiều kích cỡ khác nhau làm bằng gỗ sao đen mô tả trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938. Giá tác phẩm lên đến 70 tỷ đồng (3,5 triệu USD).
    [​IMG]Bộ sản phẩm "Chiến thắng Bạch Đằng" đến từ Hải Phòng. Ảnh: T.P
    Anh Thịnh cho biết, bộ tác phẩm này anh làm trong 10 năm, nguồn gỗ lấy từ các tỉnh Gia Lai, Lâm Đồng, Phú Yên. Quá trình vận chuyển từ Hải Phòng về Hà Nội phải sử dụng 20 chiếc xe tải cỡ lớn với giá 40 triệu đồng một xe.
    Theo anh Thịnh, giá của tác phẩm này không phải là vấn đề lớn, cái nổi bật của nó nằm ở tính văn hóa lịch sử và tùy vào cách cảm nhận của từng người chơi cây cảnh. Với lại quá trình làm ra sản phẩm này đòi hỏi nhiều sông sức tìm mua nguyên liệu và chế tác theo tính chất lịch sử trận chiến Bạch Đằng.
    Ảnh: Các tác phẩm tại triển lãm cây cảnh mừng Đại lễ
    Theo tìm hiểu của VnExpress.net, triển lãm cây cảnh chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long có sự tham gia của các Hội sinh vật cảnh đến từ hơn 50 tỉnh, thành phố, trong đó một số tỉnh có số lượng cây cảnh lớn như Nam Định, Bắc Giang, Quảng Ngãi, Thanh Hoá, Phú Thọ, Bình Định,…Giá bán thấp nhất là 50 triệu đồng. Các loại cây gỗ Trắc giá 80 triệu đồng, Linh Sam 600 triệu đồng, Song Thư 900 triệu đồng, Tú Linh Hội Tụ 20 tỷ đồng,

    Anh Đặng Xuân Quang, hội viên sinh vật cảnh tỉnh Quảng Ngãi, chủ nhân tác phẩm cây phi lao cổ mang tên "Đôi Bờ" có giá 1,9 tỷ đồng cho biết, cây phi lao mà anh mang ra Hà Nội có tuổi đời trên 100 năm, trải qua ba thế hệ của gia đình.
    Điểm nổi bật của loại cây này là sống trên đá, có rễ nối một cách tự nhiên giữa hai cây phi lao tạo dáng như một cây cầu nối hai bờ với nhau. Đây là tác phẩm đạt nhiều giải thưởng của khu vực miền Trung, lần đầu tiên được đưa ra Hà Nội để mừng Đại lễ. Mấy hôm nay có người trả 1,4 tỷ đồng, đặt cọc trước 300 triệu đồng nhưng anh Quang không đồng ý.

    [​IMG]Tác phẩm "Đôi Bờ" trị giá 1,9 tỷ đông. Ảnh: T.P

    Theo anh Quang, mức giá đó thấp hơn giá ban đầu anh đưa ra, vì trong Quảng Ngãi đã có khách trả trả trên 1,5 tỷ đồng mà anh vẫn chưa quyết định bán.
    Hay như tác phẩm cây si "Long Quân Thuỷ" tạo thế hình con rồng với giá 1,2 tỷ đồng do một nghệ nhân của tỉnh Nam Định dày công chăm sóc hơn 30 năm.
    [​IMG]Cây si "Long Quân Thủy". Ảnh: T.P
    Anh Hùng ở Xuân Đỉnh (Hà Nội), một người yêu thích cây cảnh cho biết, lâu lắm rồi Hà Nội mới diễn ra ngày hội cây cảnh lớn như thế này, cây cảnh ở đây rất phong phú, nhiều loại được uốn nắn, tạo dáng đặc sắc, đòi hỏi công sức bỏ ra và bàn tay mềm mại mới tạo ra những tác phẩm “độc”. Thế nên giá tiền đến bạc tỷ cũng xứng đáng.

    Ông Huỳnh Minh Dữ, Phó chủ tịch Hội sinh vật cảnh tỉnh Quảng Ngãi cho biết, chi phí vận chuyển chậu cây cảnh từ quảng đường hơn 800 cây số ra Hà Nội mất gần 15 triệu đồng một xe mà để chuyển hết 50 tác phẩm, phải thuê tám xe tải và một xe cẩu. UBND tỉnh chỉ hỗ trợ một ít còn lại toàn bộ tiền đi lại, ăn ở, các hội viên đều tự túc.
  9. WinterSun88

    WinterSun88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2010
    Đã được thích:
    23
    Những kỷ vật của thanh niên thời chiến
    Những chiếc lược, bát, ca nhôm làm từ thân máy bay địch, máy ảnh từng ghi lại bao thước phim hào hùng, những tâm thư quyết chiến... là kỷ vật của tuổi một thời được trưng bày dịp đại lễ.
    [​IMG]Máy ảnh mà phóng viên trẻ báo Quân đội nhân dân sử dụng tác nghiệp ở chiến trường Quảng Trị năm 1972 và chiến dịch Hồ Chí Minh tháng 4/1975.[​IMG]Vật dụng của chiến sĩ Nguyễn Văn Tin, trung đội trưởng b1,c1, d1 đoàn Đồng Xoài sử dụng ở chiến trường miền Đông Nam Bộ từ năm 1965 đến 1970.[​IMG]La bàn mà chiến sĩ đặc công đoàn M26 sử dụng đánh chìm nhiều tàu chiến của Mỹ, ngụy từ năm 1968 đến 1973.[​IMG]Kỷ vật do chính tay những người lính xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước làm từ xác máy bay Mỹ.[​IMG]Bát làm từ xác máy bay của chiến sĩ Vũ Minh Khôi.[​IMG]Đĩa và lược của anh Phùng Luận, d62 Binh trạm 27, Đoàn 559 làm từ xác máy bay Mỹ bị bắn rơi trên đường Trường Sơn năm 1972.[​IMG]Hộp đựng dạo cạo râu của chiến sĩ Đào Đình Sung được làm từ xác máy bay.[​IMG]Quyết tâm thư của các đoàn viên thuộc hòm thư 3275B, 3276B, 3277B (Nghệ An) gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19/5/1963 tình nguyện lên đường vào Nam chiến đấu.[​IMG]Ca "quyết tâm chiến thắng giặc Mỹ xâm lược" của chiến sĩ Vũ Huy Thủ thuộc đoàn quân giải phóng miền Nam Việt Nam sử dụng năm 1974-1975.[​IMG]Ống nhòm của tổ Trinh sát đại đội 21 Trung đoàn 224 sử dụng quan sát chiến đấu với máy bay Mỹ bảo vệ đường 20, đường Trường Sơn năm 1970.
  10. WinterSun88

    WinterSun88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2010
    Đã được thích:
    23
    Lần đầu tiên công bố bảo vật Hoàng cung
    Sau hơn 50 năm được bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, những bảo vật tượng trưng cho quyền lực của triều đại phong kiến như kim ấn, ngọc tỷ truyền quốc, bảo kiếm... lần đầu được giới thiệu tới công chúng sáng 9/10.
    [​IMG]Hoàng cung vốn bí ẩn với với người dân và bảo vật trong hoàng cung lại càng bí ẩn. Hàng trăm năm qua, không nhiều người biết đến và được chiêm ngưỡng những bảo vật này. Chính vì vậy, những bảo vật từ hoàng cung các triều đại phong kiến Việt Nam luôn phủ một bức màn bí ẩn, thậm chí nhiều người cho rằng chúng đã không còn tồn tại hoặc đang nằm ở các bảo tàng, bộ sưu tập trên thế giới, hoặc ngộ nhận một số đồ dùng thông thường trong cung đình là bảo vật hoàng cung.[​IMG]Qua nhiều thăng trầm của lịch sử, từ năm 1959 đến nay, hàng trăm bảo vật của triều đại Lê, Nguyễn như ấn vàng, kiếm vàng, sách vàng, đồ ngự dụng bằng vàng, ngọc... vẫn còn được bảo quản, gìn giữ nguyên vẹn tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Đây là những bảo vật vô giá của nhân dân Việt Nam, không những chứa đựng giá trị lịch sử phong phú mà còn phản ánh tài nghệ khéo léo của các nghệ nhân cung đình qua từng thời đại.[​IMG]Tại lần trưng bày đầu tiên, dù số lượng bảo vật không nhiều, nhưng để đảm bảo an ninh, Bảo tàng Lịch sử đã nhập tủ trưng bày bằng kính 2 lớp dày 12 ly, đóng mở bằng mật khẩu, bục bệ bằng thép 2 lớp. Phòng trưng bày cũng được lắp camera quan sát 24/24h.[​IMG]Các vị quan khách tham quan tủ trưng bày mũ vàng của vua triều Lê, Nguyễn.[​IMG]Do lần đầu được chiêm ngưỡng những bảo vật này nên hàng trăm người dân đã chen cứng trong phòng trưng bày và đua nhau ghi lại những hình ảnh đáng nhớ.[​IMG]Mũ vàng triều Nguyễn (thế kỷ 19) nặng hơn 700 gam.[​IMG]Mũ vàng triều Nguyễn (thế kỷ 19), nặng 660 gam, được gắn nhiều họa tiết bằng vàng.[​IMG][​IMG]Cận cảnh đỉnh mũ.[​IMG]Phía sau mũ cũng được trang trí tinh xảo
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này