1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

KSS...Mãi Mãi 1 tình yêu( Phần 4)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi suwon, 27/09/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5281 người đang online, trong đó có 374 thành viên. 13:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 24157 lượt đọc và 1028 bài trả lời
  1. NuHoangTuyet

    NuHoangTuyet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    11
    [​IMG]
  2. NuHoangTuyet

    NuHoangTuyet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    11
    [​IMG]
  3. NuHoangTuyet

    NuHoangTuyet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    11
    [​IMG]
    Đoàn diễu binh đi qua phố Nguyễn Thái Học
  4. WinterSun88

    WinterSun88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2010
    Đã được thích:
    23
    19 kỷ lục Việt Nam vừa được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác nhận. Đây là những đại công trình do chính các nghệ nhân tài hoa của Việt Nam hoàn thành đúng dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.

    >> Toàn cảnh Đại lễ 1.000 năm Thăng Long
    >> Chụp ảnh Đại lễ giật giải 10 triệu đồng






    Những kỷ lục này không chỉ thể hiện sự hoành tráng về quy mô mà còn cho thấy sự tài hoa và tình yêu của người dân Việt Nam hướng về Hà Nội 1.000 năm tuổi.


    [​IMG][​IMG]
    Lá cờ Đại lễ có kích thước kỷ lục với diện tích 404m2.​

    Lá cờ Đại lễ đạt kỷ lục Việt Nam về độ lớn đã chính thức tung bay giữa bầu trời Thủ đô dịp 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Lá cờ này có diện tích lên tới 404m2 và đã được cung tiến các Vua triều Lý tại Đền Đô (Bắc Ninh) ngày 27/9. Sau đó lá cờ đã được rước về bán đảo Ngũ Xã nằm trên hồ Trúc Bạch để tiến hành nghi lễ thả cờ.

    Bức trấn phong Chiếu dời đô có kích thước phủ bì dài 4,58m, cao 3,85m, nặng gần 5,5 tấn. Phần khung Chiếu dời đô được làm bằng gỗ tự nhiên nhóm 1 (nhóm gỗ quí hiếm), chữ đồng mạ vàng 9999, gò bằng tay, chiều cao chữ 10 cm, được gắn bằng bu-lông nghệ thuật trên 12 tấm gỗ hương, tượng trưng cho 12 tháng theo lẽ tuần hoàn của thời gian.


    [​IMG]
    Bức Chiếu dời đô dài 4,58m, cao 3,85m và nặng gần 5,5 tấn.​


    Làng làm tò he duy nhất ở Việt Nam" cũng là một kỷ lục cho thấy nét độc đáo trong bản sắc văn hóa dân gian Việt. Làng Xuân La thuộc xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, nơi từ hàng trăm năm nay đã gìn giữ và lưu truyền nghề nặn tò he, nét văn hóa truyền thống độc đáo chỉ ở đây mới có.

    [​IMG]
    Sản phẩm Rồng thời Lý do các nghệ nhân làng tò he Xuân La thực hiện.​



    Kỷ lục liên quan đến lĩnh vực ẩm thực: Chiếc phở cuốn dài nhất từ trước đến nay" được làm từ 80 kg bánh phở, 40 kg thịt thăn bò, 40 kg xà lách xanh, 30 kg ngò rí, 20 kg húng lủi, 20 kg dưa leo, 5 lít nước mắm, 10 kg đường. Bánh phở được trải ra mặt bàn, hai bên mép xếp chồng lên nhau, đảm bảo chiều dọc mặt bánh phở thành một đường thẳng, thông suốt không bị hở hay đứt quãng.

    [​IMG]
    Chiếc phở cuốn dài nhất Việt Nam.​



    Trong vòng 8 giờ, đầu bếp Vũ Văn Vinh và các phụ bếp đã thực hiện các công đoạn xay nhuyễn mực tươi, quết chả để tạo độ dai, nêm gia vị rồi tạo hình rùa bằng cách đắp chả trên một khung tre (nặng khoảng 20kg) và cho vào chiếc nồi hơi to để hấp. Sau khi chín, "cụ rùa" bằng chả mực này được trưng bày thành một tiểu cảnh nổi lên giữa hồ Hoàn Kiếm.

    [​IMG]
    Rùa chả mực kỷ lục Việt Nam.​


    Bình gốm Bát Tràng cao nhất được làm trong 30 tháng và cuối năm 2009 hoàn thành bằng chất liệu cao lanh đất sét với nét màu cobalt truyền thống thể hiện họa tiết của cảnh chùa chiền, của cây tùng cổ thụ. Lọ cao 3,4m, đường kính thân lọ 0,98m, nặng 220kg.
    "Đèn kéo quân lớn nhất" cao 11m, đường kính đáy 9,6m, nặng 2,5 tấn, được Trung tâm Văn hóa thông tin thành phố Thanh Hóa thực hiện trong dịp trung thu 2010 và hướng tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Thời gian thực hiện đèn kéo quân Chiếc đèn kéo quân này phá kỷ lục đèn kéo quân thực hiện năm 2008, cao 7,5m, đường kính đáy 9,6m).

    [​IMG][​IMG]
    Đèn kéo quân và bình gốm Bát Tràng kỷ lục Việt Nam.​



    Cây sanh cổ thế "Cửu long tranh châu" trồng chậu có bệ, rễ cỏ với chu vi lớn nhất. Chủ nhân của nó, ông Bùi Quang Thái (Hà Nội) đã trồng trong chiếc chậu (dài 4,8m, rộng 3m, cao 0,5m) và chăm sóc, uốn nắn theo nghệ thuật bonsai, cây cảnh cổ.

    Bộ rễ của cây gây ấn tượng với mọi người không chỉ lớn mà còn lắc lỉu với những hòn đá như được ôm dưới thân cây.
    Chu vi bộ rễ đo được 9,1m, dài 3,7m, ngang 2m và cao 1,9m. Chiều cao bộ rễ 0,55m. Đến nay (9/2010), cây có chiều cao 3,2m, tính cả chậu chiều cao lên đến 3,7m. Cây sanh cổ có số tuổi khoảng 152 năm tuổi.

    [​IMG]
    Cây sanh cổ "Cửu long tranh châu" với tuỏi đời 152 năm.​



    Cây sanh có thế "Mộc thạch nghênh phong" trồng chậu lớn nhất. Cây sanh “Mộc thạch nghênh phong” của ông Thái cao 3m trồng trong một chiếc chậu có kích thước: dài 3m, rộng 2,2m, cao 0,5m. Bộ rễ ôm đá của cây dài đến 2,15m, ngang 1m, cao 2,15m. Chu vi của cả bộ rễ ôm đá này lên đến 5,5m.

    [​IMG]
    Cây sanh cổ "Mộc thạch nghênh phong" kỷ lục Việt Nam.​



    Kỷ lục Dàn trống đồng phục vụ đại hợp xướng "Nổi trống Lạc Hồng - Hào khí Thăng Long" nhiều nhất. 100 trống đồng được đúc bằng phương pháp thủ công truyền thống Đông Sơn, mô phỏng hoa văn 4 loại trống đồng tiêu biểu được phát hiện ở Việt Nam, bản gốc lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam: trống Ngọc Lũ (ký hiệu NL), trống Sông Đà (ký hiệu SĐ), trống Hoàng Hạ (ký hiệu HH), trống Quảng Xương (ký hiệu QX).


    [​IMG]
    Dàn trống đồng tham gia Đại hợp xướng.​


    Mỗi trống có đường kính 60cm, cao 48cm, bằng chất liệu đồng đỏ nguyên chất. Thân trống khắc họa logo Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, hình ảnh Khuê Văn Các và 2 rồng thời Lý, được 40 các nghệ nhân của Chi hội Bảo tồn và phục hồi nghề truyền thống Đông Sơn và Trung tâm phục hồi trống đồng và bảo tồn văn hóa Việt (trực thuộc Liên chi hội Di sản văn hóa Lam Kinh) thực hiện.


    [​IMG]
    Cặp áo dài "Ngàn năm hội tụ".​


    Cặp áo dài có tên “Ngàn năm hội tụ” do nhà thiết kế Lan Hương (Hà Nội) lên bản vẽ, dưới 100 đôi bàn tay thêu khéo léo của thợ thêu làng nghề Quất Động, theo kỹ thuật thêu gia truyền của cố nghệ nhân Triệu Văn Mão.

    Cặp áo gồm áo nam thêu hình 1.000 rồng, áo nữ thêu hình 1.000 phượng, mỗi tà áo sau dài 10m, ngang 0,83m, được làm từ 200m lụa tơ tằm Vạn Phúc. Cặp áo dài được công nhận kỷ lục vào đêm 16/9 với danh hiệu "Cặp áo dài thêu rồng phượng nhiều nhất".
  5. NuHoangTuyet

    NuHoangTuyet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    11
    [​IMG]
    Tại ngã sáu Hàng Bông - Nguyễn Thái Học - Điện Biên Phủ - Tràng Thi
  6. Mylove8668

    Mylove8668 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/09/2010
    Đã được thích:
    0
    @ WinterSun: Em vừa từ bờ hồ về ah...Anh nhìn thấy trong đám người vạ vật ấy hình như có em mà

    Đây đúng ko???
    [​IMG]
  7. NuHoangTuyet

    NuHoangTuyet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    11

    * 8h20, 12.000 người sẽ tham gia phần diễu binh với 17 khối đi, bảy khối đứng bắt đầu diễu qua Lễ đài...

    Chứng kiến đoàn cán bộ, chiến sĩ đặc công diễu qua Lễ đài, cụ ông Trần Đình Bá (trú tại Thanh Hóa) đã không ngăn nổi dòng nước mắt xúc động. "Mấy mươi năm chiến đấu trong chiến trường B, rất nhiều trận đánh tôi được sát cánh cùng anh em đặc công. Họ rất anh dũng và hy sinh cũng nhiều lắm. Nay nhìn các cháu nghiêm trang, chính quy thế này, tôi càng vững lòng tin vào tương lai đất nước".
    Đi đầu là mười chiếc máy bay trực thăng mang cờ Đảng, cờ Tổ quốc và logo biểu trưng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội bay trên bầu trời Thủ đô.
    Tiến vào Lễ đài là xe mang Quốc huy nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quốc huy được đặt trên mặt trống đồng. Cùng lúc, 108 thanh niên cầm 54 dải lụa, tượng trưng cho 54 dân tộc anh em đi cạnh xe Quốc huy, thể hiện khối đại đoàn kết vững chắc của dân tộc.
    Kế tiếp là xe rước ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất. Các cháu thiếu nhi Hà Nội đại diện cho thế hệ trẻ cả nước quây quần quanh Bác Hồ.
    Trong tiếng quân nhạc oai hùng, Trung tướng Nguyễn Văn Thành, Phó Tổng tham mưu trưởng, Quân đội nhân dân Việt Nam - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân dẫn đầu đội hình diễu binh tiến vào Lễ đài.

    Tại ngã sáu Hàng Bông - Nguyễn Thái Học - Điện Biên Phủ - Tràng Thi, bà con nhân dân hân hoan, hồ hởi đón đợi đoàn diễu binh diễu hành đi qua. Hai bên đường, đoàn Thanh niên, Phụ nữ trong những bộ áo dài truyền thống của dân tộc, tay cầm cờ rạng rỡ những nụ cười đón đợi.

    Khi các đoàn diễu binh, diễu hành, đoàn trực thăng bắt đầu mang cờ Đảng, cờ Tổ quốc, cờ hội bay ngang qua, mọi người hoan hô vỗ tay, ngước mắt hướng lên đoàn trực thăng.

    Đúng 8h, các đại biểu làm lễ chào cờ, bắt đầu lễ diễu binh, diễu hành lớn nhất trong lịch sử... Hàng chục vạn người dân có mặt tại quảng trường cùng hòa giọng hát quốc ca hùng tráng. 21 loạt đại bác vang rền. ************* ***************** đọc diễn văn kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
    ************* nhấn mạnh, là nơi hội tụ và kết tinh những giá trị truyền thống của cả dân tộc, Thăng Long - Hà Nội nổi bật lên những phẩm chất đặc biệt: văn hiến, anh hùng, hòa bình, hữu nghị, địa linh nhân kiệt, kết tinh và tỏa sáng trí tuệ Việt Nam...
    1.000 năm qua với biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử, Thăng Long - Hà Nội vẫn vững vàng khí phách hiên ngang, xứng đáng là trái tim của cả nước.
    ************* ***************** bày tỏ lòng biết ơn tới Tổ tiên và các bậc tiền nhân đã đổ biết bao mồ hôi, xương máu để Hà Nội có được như ngày nay.
    “Trong thời khắc lịch sử này, chúng ta nhận thức sâu sắc rằng cả nước và Thủ đô còn nhiều thách thức, khó khăn phía trước. Toàn thể nhân dân Việt Nam trong nước, ngoài nước nguyện đoàn kết một lòng, đồng tâm hiệp lực phấn đấu xây dựng Thủ đô ngày càng hiện đại, văn minh, giàu đẹp. Tích cực xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh”, ************* ***************** nhấn mạnh.
    ************* cũng gửi lời cảm ơn bạn bè quốc tế, nguyện cùng các dân tộc trên thế giới phấn đấu cho cuộc sống hòa bình.
    Tại ngã tư Cửa Nam, lúc chào cờ, hàng vạn bà con nhân dân đứng hai bên đường, theo dõi lễ diễu binh diễu hành qua màn hình tivi lớn, cùng nghiêm trang chào cờ. Đặc biệt, có một đoàn phụ nữ cầm cờ đứng hai bên đường đợi đoàn diễu binh. Tất cả người dân im lặng lắng nghe diễn văn của *************. Khi ************* kết thúc diễn văn, hàng vạn người dân nơi đây cùng hô vang theo lời vị *************: Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam muôn năm! muôn năm! muôn năm!

    Không khí tại quảng trường Ba Đình lúc này đang vô cùng náo nhiệt.

    Sau đó là tiết mục trình diễn bài hát ngợi ca Hà Nội do khối đứng của Hà Nội tại sân Quảng trường Ba Đình thể hiện.


    * 7h55, lễ diễu binh diễu hành bắt đầu bằng lễ rước đuốc từ Bảo tàng Hồ Chí Minh về Lăng và thắp lên đài lửa...
    [​IMG]
    Ảnh chụp trên phố Nguyễn Thái Học lúc 7h58
  8. NuHoangTuyet

    NuHoangTuyet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    11
    [​IMG]
    Lực lượng cảnh sát phải rất vất vả mới tách được đoàn người, dành chỗ cho xe ưu tiên
  9. WinterSun88

    WinterSun88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2010
    Đã được thích:
    23
    - Lăng Bác uy nghiêm lộng lẫy, Hồ Gươm rực rỡ ánh đèn, từng góc phố nhộn nhịp không khí... là những hình ảnh nổi bật trong dịp Đại lễ.

    >> Toàn cảnh Đại lễ 1.000 năm Thăng Long
    >> Chụp ảnh Đại lễ giật giải 10 triệu đồng

    [​IMG]Khu vực lăng Bác lộng lẫy trong dịp Đại lễ - Ảnh: Lê Anh Dũng


    [​IMG]Người dân phương xa về thăm Lăng Bác dịp Đại lễ - Ảnh: Thái Anh


    [​IMG]Khu vực Lăng Bác luôn tấp nập người tham quan dịp này - Ảnh: Bảo Sơn


    [​IMG]Những người dân ở xa về Thủ đô dự Đại lễ luôn muốn đến thăm Lăng Bác đầu tiên - Ảnh: Thái Anh


    [​IMG]Biểu tượng "Chiếu rời đô" cũng được nhiều người quan tâm - Ảnh: Thái Anh


    [​IMG]Một cựu chiến binh trong quân phục chỉnh tề chụp ảnh kỷ niệm bên Chiếu dời đô được dựng trên đường Bắc Sơn, đối diện Lăng Bác- Ảnh: Lê Anh Dũng


    [​IMG]Các chương trình nghệ thuật xung quanh hồ Hoàn Kiếm thu hút nhiều người dân - Ảnh: Thái Anh


    [​IMG]Nhiều khách nước ngòai ngỡ ngàng khi đến Thành phố Vì hòa bình - Ảnh: Thái Anh


    [​IMG]Mua băng rôn để thể hiện tấm lòng yêu Hà Nội - Ảnh: Thái Anh


    [​IMG]Đêm xuống, tuyến phố Điện Biên Phủ dẫn ra Lăng Bác càng trở nên lung linh - Ảnh: Thái Anh
    [​IMG]Về đêm, Lăng Bác càng rực rỡ... - Ảnh: Thái Anh
    [​IMG]...nhưng vẫn uy nghiêm - Ảnh: Bảo Sơn
    [​IMG]Hồ Hoàn Kiếm lung linh trong các ánh đèn màu - Ảnh: Thái Anh
    [​IMG]Vào những ngày này, từng góc phố Hà thành đều rực một màu cờ đỏ mừng đại lễ - Ảnh: Thái Anh
  10. NuHoangTuyet

    NuHoangTuyet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    11
    Sáng nay, Hà Nội trời nắng đẹp. Ngay từ mờ sáng, hơn 30 nghìn người tham gia đoàn diễu binh diễu hành đã có mặt tại Quảng trường Ba Đình.

    Hàng chục vạn người dân Thủ đô và từ các vùng miền trên cả nước “trảy hội” Đại lễ trong buổi sáng nay khiến các tuyến phố trung tâm TP Hà Nội, đặc biệt tại các khu vực đoàn diễu binh diễu hành đi qua chật cứng.

    Ngay từ 5h ngày 10/10: trên phố Nguyễn Thái Học lúc này đã có hàng nghìn người dân đã có mặt từ đêm, đang đứng ngồi lổn nhộn trên những đống báo cũ, háo hức chờ đợi giây phút đoàn diễu binh, diễu hành đi qua.

    [​IMG]
    Đoàn người chen chúc dưới lòng đường Nguyễn Thái Học. Nhiều người trèo cả lên tường Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này