KSS...Mãi Mãi 1 tình yêu( Phần3)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi MyLove168, 06/09/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7536 người đang online, trong đó có 1039 thành viên. 11:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 32361 lượt đọc và 1138 bài trả lời
  1. MyLove168

    MyLove168 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/09/2010
    Đã được thích:
    353
    -Phố Wall bước vào phiên giao dịch ngày cuối tuần với sự hứng khởi khác hẳn tình trạng của các phiên gần đây.
    0 1 0">2 1 2">3 21600 pixelWidth">3 21600 pixelHeight">0 0 1">6 1 2">7 21600 pixelWidth">8 21600 0">7 21600 pixelHeight">
    [​IMG]

    Phố Wall bước vào phiên giao dịch này với thông tin mới khá tích cực về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Mỹ.

    Theo báo cáo mới, đơn hàng bền của doanh nghiệp Mỹ trong tháng 8 vừa qua giảm 1,3%. Tuy nhiên, đó chỉ là do đơn hàng máy bay và một số thiết bị vận tải giảm theo mùa.

    Còn tính ra thì số đơn hàng trừ máy bay và vận tải vẫn tăng khá tích cực, cho thấy sự khởi sắc trong xuất kinh doanh của doanh nghiệp Mỹ.

    "Đó là một thông tin quan trọng, mang tính chất đảm bảo cho một tương lai tươi sáng hơn của nền kinh tế Mỹ", Dean Maki, kinh tế gia trưởng của ngân hàng Barclays Capital chi nhánh New York nói.

    Nhờ đó, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng khá mạnh ngay từ đầu phiên giao dịch:

    ", 325)" style="WIDTH: 325px; CURSOR: pointer; COLOR: #000000; HEIGHT: 169px" onclick="return openNewImage(this.src)" onmouseout=hideddrivetip() alt="" src="http://images.bloomberg.com/r06/homepage/HP_INDU.png?81268064307125" align=absMiddle ;>​
    Tại châu Âu, các thị trường Anh, Pháp và Đức cũng nhờ đó mà hãm ngay được đà lao dốc của mấy phiên vừa qua. Chỉ số Stoxx 50 chung cho châu Âu đang có sắc khá xanh đậm đà:
    ", 325)" style="WIDTH: 325px; CURSOR: pointer; COLOR: rgb(0,0,0); HEIGHT: 168px" onclick="return openNewImage(this.src)" onmouseout=hideddrivetip() alt="" src="http://images.bloomberg.com/r06/homepage/HP_UKX.png?81268064937125" align=absMiddle ;="">​
    Đóng cửa trước đó, chứng khoán châu Á vẫn tiếp tục xanh màu nhẹ nhàng như nhiều phiên gần đây, với chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương đóng cửa tăng tiếp 0,42%.
  2. MyLove168

    MyLove168 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/09/2010
    Đã được thích:
    353
    Chỉ còn vài ngày nữa (1/10) là đến thời hạn áp dụng Thông tư 13 về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, nhưng nhiều nhà đầu tư (NĐT) vẫn không hết hy vọng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ sửa đổi thông tư này.

    "Cam kết ngầm" của giới đầu tư là, nếu có tín hiệu điều chỉnh hoặc gia hạn thời gian thực hiện Thông tư 13, họ sẽ ngay lập tức "nhảy" vào thị trường.

    Hy vọng đến phút cuối

    Chứng khoán lình xình với xu hướng chủ đạo là giảm. Trong tất cả các câu chuyện của giới đầu tư cũng như tâm lý chung trên thị trường là chờ đợi động thái sửa đổi Thông tư 13 từ phía NHNN.

    Điều này cũng dễ hiểu bởi một trong những vấn đề lớn nhất của Thông tư 13 là hạn chế việc tham gia vào các hoạt động liên quan đến kinh doanh chứng khoán và kinh doanh bất động sản của các NH thương mại khi nâng hệ số rủi ro trong 2 lĩnh vực này lên mức 250%. Nghĩa là nguồn vốn chảy vào chứng khoán và bất động sản sẽ bị "chặn" lại và 2 thị trường này sẽ bị tác động theo hướng tiêu cực.

    Tuy nhiên, theo ông Lê Đạt Chí, chuyên gia chứng khoán tại TP. HCM, việc nâng tỷ trọng rủi ro trong 2 lĩnh vực này cho thấy, NHNN đã nhìn thấy mức độ rủi ro cao hơn so với nhận định ban đầu của mình trong việc đầu tư vào các lĩnh vực này. Và điều này là hoàn toàn cần thiết. Lấy thị trường chứng khoán làm minh chứng.

    Thị trường này luôn bất ổn, tăng giảm không theo bất cứ quy luật nào. Đặc biệt, khi giảm khoảng 15% - 20% thì luôn luôn phải đối mặt với áp lực giải chấp. Tương tự trong lĩnh vực bất động sản.

    Chúng ta vẫn thường sử dụng từ "đóng băng" để nói về thị trường này trong những năm gần đây. Điều đó có nghĩa là, khi cần, muốn bán bất động sản, cũng rất khó. Việc nâng tỷ lệ rủi ro lên 250% sẽ khiến các NH muốn cho vay trong lĩnh vực này phải tính lại LS. Từ đó, chủ đầu tư phải tính lại các khoản vay. "Thông điệp của tỷ lệ này là "nếu anh muốn tham gia lĩnh vực chứng khoán, bất động sản thì anh phải chấp nhận tỷ lệ này" - ông Chí nói.

    Trên thực tế, nếu "bịt" dòng vốn chảy vào 2 lĩnh vực này thì dòng vốn sẽ chảy vào sản xuất kinh doanh. Đây là điểm tốt cho nền kinh tế và cũng thể hiện một thông điệp cao hơn, chính sách phải định hướng lâu dài chứ không nhìn trong ngắn hạn.

    An toàn hệ thống

    Đa số NH đã sẵn sàng nhưng một số NH vẫn kêu khó khi đáp ứng yêu cầu nâng tỷ lệ an toàn vốn từ 8% lên 9% trong Thông tư 13. Đặc biệt, việc nhiều NH tăng lãi suất huy động vàng trong những ngày vừa qua cũng được cho là để "chạy" yêu cầu về tỷ lệ 9% theo Thông tư 13.

    Nhiều ý kiến cho rằng, NHNN đã quá lo xa khi tăng tỷ lệ an toàn vốn lên 9%. Tuy nhiên, điều này xuất phát từ đặc thù rất đáng lo ngại của các tổ chức tín dụng hiện nay, đó là huy động 10 đồng thì cho vay... cả 10 đồng. NH nào cũng cố gắng cho vay càng nhiều càng tốt dẫn đến rủi ro rất lớn. Đặc biệt, điểm nhạy cảm của ngành NH đó là tính rủi ro hệ thống, từ đó gây ảnh hưởng tới cả nền kinh tế.

    Vì vậy, việc tăng tỷ lệ an toàn vốn lên 9% của Thông tư 13 là hết sức cần thiết cho hệ thống NH. Không chỉ ở Việt Nam, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 trên thế giới, yêu cầu đầu tiên đối với các NH ở Mỹ, EU... cũng là đảm bảo an toàn cho cả hệ thống.

    Điểm gây tranh cãi khá nhiều là tỷ lệ sử dụng vốn 80%. Cụ thể, theo nội dung thông tư, nguồn vốn huy động sử dụng để cho vay không bao gồm tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế, Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm Xã hội và các tổ chức khác.

    Theo ý kiến của nhiều người, quy định này chưa từng có thông lệ quốc tế và cản trở các NH trong việc tăng trưởng tín dụng. Nhưng trên thực tế, tiền gửi có kỳ hạn mới quản trị được, còn gửi không kỳ hạn, khách hàng muốn rút lúc nào thì rút, NH không thể kiểm soát được.

    Đó là chưa kể tới "tính đặc thù" của các NH trong nước là luôn cho vay với tỷ lệ rất cao, gây tình trạng mất thanh khoản như đã nói trên. Có lẽ hơn ai hết, NHNN biết rõ vòng quay vốn ở các NH nên đã đưa ra tỷ lệ này để "hãm phanh" tốc độ tăng trưởng tín dụng, đảm bảo thanh khoản hệ thống.

    Chính sách ban hành luôn vấp phải sự "la lớn" của các đối tượng bị điều chỉnh nhưng mục tiêu của chính sách là tầm nhìn dài hạn. Và trên thực tế, chỉ có vài NH khó khăn với Thông tư 13, còn cả hệ thống nhìn chung vẫn rất ổn.

    Đó là chưa kể, trong tay NHNN có rất nhiều công cụ cho phép NHNN có thể sửa đổi khẩn cấp để vẫn thực hiện chủ trương giảm LS cho nền kinh tế mà vẫn giữ được thanh khoản cho toàn hệ thống nếu Thông tư 13 đi vào thực tế không đạt được những kỳ vọng ban đầu của NHNN.(Nguồn: TN, 24/9)

  3. MyLove168

    MyLove168 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/09/2010
    Đã được thích:
    353
    CPI tháng 9 tăng kỷ lục trong 10 năm gần đâyNgày 24/9, Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2010 của cả nước đã “bất ngờ” tăng 1,31% so với tháng Tám và đạt mức tăng kỷ lục so với các tháng Chín kể từ năm 2000 đến nay.

    Với đà tăng này, CPI tháng Chín năm nay đã tăng 8,92% so với tháng 9/2009; đưa CPI 9 tháng qua tăng 6,46% so với tháng 12/2009 và tăng 8,64% so với cùng kỳ năm 2009.

    CPI nhóm giáo dục tiếp tục dẫn đầu

    CPI tháng Chín tăng ở 10/11 nhóm trong rổ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng với mức tăng từ 0,34-12,02%. Nhóm giáo dục tiếp tục dẫn đầu với mức tăng “đột biến” 12,02%. Tiếp đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng với mức tăng 1,08%.

    Các nhóm tiếp theo gồm giao thông tăng 0,91%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,79%, trong đó lương thực tăng 2,32%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,57%; văn hóa giải trí và du lịch tăng 0,48%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,44%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,35%.

    Hai nhóm tăng thấp nhất là may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,34%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,34%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông tiếp tục giảm 0,07%.

    Theo các chuyên gia, sở dĩ CPI tháng Chín năm nay đạt mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ 10 năm lại đây là do chịu một loạt tác động kép bất lợi; trong đó phải kể đến tác động mạnh nhất của việc tăng CPI nhóm giáo dục.

    Thực tế cho thấy, ngay từ đầu tháng Chín, việc nhiều trường dân lập ở bậc tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học và nhiều trường cao đẳng, đại học thuộc hệ công lập, dân lập đồng loạt tăng học phí trùng với thời điểm nhu cầu mua sắm đồ dùng học tập cho năm học mới tăng cao đã khiến chỉ số giá nhóm giáo dục tăng đột biến tới 12,02%.

    Cộng hưởng với những tác động bất lợi khi giá cả nhiều loại nguyên vật liệu đầu vào, mặt hàng thiết yếu trên thế giới tăng cao, việc điều chỉnh tỷ giá đồng Việt Nam so với USD tăng gần 2,1% vào nửa cuối tháng Tám đã tạo hiệu ứng tự động thiết lập mặt bằng giá cả mới trong tháng Chín với hầu hết các loại hàng hóa, nguyên nhiên liệu nhập khẩu.

    Giá gas của nhiều công ty kinh doanh chất đốt đã tiếp tục tăng thêm 14.000 đồng/bình 12kg (tăng gần 6% so với tháng Tám) kể từ ngày 1/9.

    Không chịu “thua kém”, vào giữa tháng Chín, các doanh nghiệp sản xuất thép phía Nam lại đồng loạt điều chỉnh giá thép tăng thêm 200.000-300.000 đồng/tấn sau khi đã tăng ít nhất năm lần vào tháng trước. Với mức tăng này, giá thép giao tại các nhà máy vượt qua mức giá cao nhất trong cơn sốt thép vào tháng 3/2010 và tác động mạnh mẽ, đẩy nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng đang từ vị trí tăng thấp nhất của tháng Tám bật lên vị trí tăng mạnh thứ 2 của tháng Chín.

    Việc tăng giá xăng dầu trong nửa đầu tháng Tám cũng đã tác động mạnh khiến cước vận tải tăng mạnh. Một loạt các mặt hàng thiết yếu khác như sữa, thuốc chữa bệnh…cũng nối “điệp khúc” tăng giá.

    Đặc biệt, việc tăng giá rõ rệt của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (chiếm quyền số lớn nhất trong rổ hàng hóa chung); nhất là giá lúa gạo tăng tới 2,32% đã đẩy CPI cả nước tăng cao.

    Thêm vào đó, tháng Chín lại là tháng trùng với kỳ nghỉ Quốc khánh dài ngày, rằm Trung Thu nên nhu cầu du lịch, giải trí, mua sắm, ăn uống càng tăng cao.

    Ngoài ra, với diễn biến CPI của hai “đầu tàu” kinh tế là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tăng gần 1% trong tháng Chín (bất chấp các biện pháp bình ổn 8 mặt hàng thiết yếu) đã tác động mạnh mẽ lên CPI chung cả nước.

    Trong tháng Chín, chỉ số giá vàng và USD trên thị trường tự do đã đồng loạt tăng khá cao. Giá vàng tăng 3,58% so với tháng 8, tăng 34.35% so với tháng 9/2009 đưa giá vàng 9 tháng tăng 5,19% so với tháng 12/2009 và 37,39% so với cùng kỳ năm 2009.

    Giá USD tăng 1,61% so với tháng Tám, tăng 7,35% so với tháng 9/2009 đưa giá USD 9 tháng qua tăng 2,91% so với tháng 12/2009 và 7,08% so với cùng kỳ năm 2009.

    Không dễ kiềm chế lạm phát cả năm ở mức 8%

    Các chuyên gia cảnh báo mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm ở mức 8% sẽ không dễ bởi Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với các tác động phức tạp đan xen từ sự bất ổn kinh tế thế giới, dịch bệnh, thiên tai trong nước…Trong khi đó, theo quy luật tăng giá tiêu dùng nhiều năm, quý IV thường có CPI tăng cao.

    Vì vậy, công tác dự báo cung cầu, trong đó có mặt hàng chiến lược lúa gạo cần bám sát diễn biến phức tạp của thị trường để kịp thời triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự trữ, bảo đảm đủ lượng hàng hóa cho tiêu dùng, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng gây sốt giá.

    Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương phải thực hiện kiểm soát chặt chẽ các phương án giá hàng hóa dịch vụ do Nhà nước đặt hàng chi từ nguồn ngân sách; hàng hóa dịch vụ còn được trợ giá, trợ cước; kiểm soát công tác đăng ký giá, kê khai giá, công khai thông tin về giá cũng như tăng cường kiểm tra việc chấp hành pháp luật Nhà nước về giá.

    Đặc biệt, quý IV cũng là thời điểm mà nhu cầu thanh toán và nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng, nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất tăng cao. Vì vậy, giải pháp điều hành linh hoạt tỷ giá, lãi suất, giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về vốn để tăng tốc sản xuất tiếp tục là giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa trên thị trường và kiềm chế tăng giá hữu hiệu.(Nguồn: TTX, 24/9)



  4. MyLove168

    MyLove168 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/09/2010
    Đã được thích:
    353
    Hic Hic! Chả biết gì về vụ nầy, mấy ngày hôm nay bận quá [-([-([-(
  5. MyLove168

    MyLove168 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/09/2010
    Đã được thích:
    353
    Không sao đâu em, đừng buồn nữa [};-[r32)][};-[r32)][};-[r32)][};-[r32)][};-[r32)][};-
  6. MyLove168

    MyLove168 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/09/2010
    Đã được thích:
    353
    Tin xấu đã phản ánh hết vào giá ? Bi quan tin xấu, phớt lờ tin tốt

    Khắp nơi trên các phương tiện thông tin đại chúng, người ta đưa ra các tin xấu giải thích cho sự đi xuống của thị trường. Các tin này có thể kể đến như: tình hình nợ công của Việt Nam đang ở mức cao; giá vàng tăng lên cao nhất trong vòng một năm, USD đang ở ngưỡng cao nhất; khả năng tiếp tục phá giá của đồng nội tệ; tình hình lạm phát tháng Chín đang quay trở lại (CPI dự báo 0,9 - 1%)...

    Bên cạnh đó là ảnh hưởng tiêu cực của Thông tư 13 bất chấp những nỗ lực từ phía Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại cùng rà soát sửa đổi cho phù hợp tình hình thực tế. Báo cáo của HSBC cũng tỏ ý “chê” giá chứng khoán Việt Nam còn hơi cao.

    Thậm chí, có thông tin đưa ra quá xa so với sự thật như “lãi suất qua đêm đã vượt trên 8%/năm sau khoảng ba tháng ổn định phổ biến dưới 7%/năm”, trong khi trên thực tế, lãi suất bình quân chính thức chỉ là 6,93%/năm. Xem ra từ thông tin đến hành động đều ủng hộ cho một đợt suy giảm mạnh của thị trường.

    Tuy nhiên, có vẻ tâm lý bi quan làm một số nhà đầu tư (NĐT) lờ đi bức tranh hồi phục của nền kinh tế đang ngày càng rõ nét. GDP của Việt Nam dự kiến đạt 6,7%/năm, cao hơn kế hoạch đề ra (6,5%/năm). Lạm phát tháng Chín nếu có cao thì vẫn nằm trong tầm kiểm soát và dự kiến lạm phát cả năm vẫn là một con số.

    Việc thực hiện Thông tư 13 là một bước đi quan trọng, với ý nghĩa lớn là giảm rủi ro của hệ thống Ngân hàng Việt Nam, đồng thời từng bước tiếp cận các chuẩn mực quốc tế. Vì thế, nếu có khó khăn trước mắt thì cũng chỉ là tạm thời để chuẩn bị cho một xu thế tăng trưởng bền vững.

    Ngoài ra còn có các thông tin tích cực như: nhập siêu tháng Tám giảm; giá trị sản xuất công nghiệp tám tháng đầu năm tăng 13,7% so với cùng kỳ 2009; Việt Nam tiến thêm 16 bậc trong bảng xếp hạng cạnh tranh toàn cầu...

    Tin xấu đã phản ánh hết vào giá

    Quay trở lại với diễn biến giao dịch trong 5 phiên vừa qua, kể từ phiên giảm điểm “bất thường” thứ Sáu, ngày 10/9. Lưu ý trong phiên này, mọi việc đang diễn ra bình thường, VN-Index trong phiên có lúc lên mức cao nhất (464,23 điểm). Tuy nhiên, vào lúc gần 10g, lực bán ồ ạt xuất hiện đã đẩy chỉ số giảm mạnh hơn 12 điểm và tiến sát ngưỡng hỗ trợ 450 điểm.

    Nguyên nhân của phiên giảm điểm mạnh một lần nữa lại đổ lỗi cho việc Thông tư 13 không chỉnh sửa và không lùi thời hạn. Có vẻ như “phe đánh xuống” đã khá chủ động, lợi dụng tâm lý đang hưng phấn của NĐT để đưa ra các tin xấu đẩy thị trường giảm mạnh, làm cho các NĐT “yếu bóng vía” sẽ phải bán ra trong các phiên tiếp theo.

    Mặc dù vậy, quan sát bảng cung - cầu toàn thị trường những phiên ngay sau đó, mọi người đều có thể nhận thấy tổng khối lượng đặt mua đã dần cân bằng, tiến tới cao và cao hơn hẳn tổng khối lượng đặt bán.

    Điều này cũng tương tự đối với tương quan số lệnh đặt mua và số lệnh đặt bán. Một điểm đáng lưu ý là lực đặt mua rất khéo léo, chỉ đặt ở mức giá thấp dưới giá tham chiếu, nên chỉ số VN-Index không có dao động mạnh, chỉ tăng/giảm vài điểm trong phiên.

    Ngoài ra, quan sát giao dịch cũng cho thấy, các blue chip như: BVH, OGC, EIB, ITA, HAG, SSI đã là trụ đỡ chính giúp cho VN-Index không thể giảm sâu và vững vàng trước vùng hỗ trợ 442 - 445 điểm.

    Và điều gì đến sẽ phải đến trong phiên giao dịch thứ Sáu, ngày 17/9, đúng một tuần sau phiên giảm điểm “bất thường” tuần trước. Chỉ số VN-Index đã tăng 8,06 điểm, lên mức 457,58 điểm trong sự ngỡ ngàng của nhiều NĐT đang bi quan, ngóng chờ chỉ số VN-Index về đáy thấp hơn đáy 423 điểm lập ngày 25/8/2010.

    Như vậy, sẽ không quá nếu nói rằng NĐT không nên quá bi quan về thị trường, hãy xem xét và đánh giá lại những mặt tích cực trong hiện tại và tương lai. Bởi vì, hầu hết các tin xấu hiện nay đã được phản ánh vào giá và 423 điểm nhiều khả năng đã trở thành đáy của một sóng tăng mới trong tháng Chín - Mười nhằm đón đầu kết quả kinh doanh quý III của các doanh nghiệp.

    Với đợt điều chỉnh vừa qua, đồ thị kỹ thuật đã tạo ra mô hình đẹp: đáy sau cao hơn đáy trước, càng khẳng định xu hướng tăng điểm của VN-Index.(Nguồn: DNSG)




  7. sonvlkt

    sonvlkt Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/01/2010
    Đã được thích:
    0
    Chị 2 cũng chịu khó ngâm cứu TT nhỉ [rose]
  8. hoatan80

    hoatan80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Chúc cả nhà cuối tuần vui vẻ !!! :)
  9. dangkhoa-tran

    dangkhoa-tran Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/08/2010
    Đã được thích:
    1
    Thơ thẩn quá nhỉ [:D]
    Tình hình làm ăn thế nào rồi :-bd
  10. WinterSun88

    WinterSun88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2010
    Đã được thích:
    23
    Em cảm ơn chị...chị ui sao mấy hôm nay em k thấy chị NHT về nhà chị nhỉ...[};-
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này