KSS nên mua , bán , hay giử sau thông báo của TLS ?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NuHoangTuyet, 25/10/2010.

4442 người đang online, trong đó có 392 thành viên. 16:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 3598 lượt đọc và 68 bài trả lời
  1. giaoluu1980

    giaoluu1980 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/12/2009
    Đã được thích:
    107
    Con trai à, biết vậy thui. Không kết bạn thật là tiếc.
  2. NuHoangTuyet

    NuHoangTuyet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    11
    Chưa , chứ không hẳn là không ! [-X

    Biết đâu sau này hai anh lại thân nhau đến mức mê nhau thì sao ? :-??

    Em biết vây quanh anh ấy là biết bao mỹ nữ ... thế mà tuyệt nhiên chưa thấy anh ấy có tình ý mí ai ! :-w

    Hay anh thử thời vận xem sao ? :-"

    Biết đâu trong trái nhãn có hạt xoài ? >:)>:)>:)
  3. MrRich

    MrRich Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    435
    Mấy con này làm ji có tiềm năng...
    Các bác có biết đất hiếm không? Đất hiếm đắt hơn cả vàng... Có link về nhu cầu của Nhật Bản...ko chỉ Nhật Bản mà còn rất nhiều nươc muốn loại khoáng sản này...
    http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Q...0/10/3BA21F5B/
    VIỆT NAM CÓ NGUỒN TÀI NGUYÊN ĐẤT HIẾM
    LANTHANID QUÝ GIÁ
    Khi ưu thế sản xuất các nguyên tố đất hiếm chuyển từ Mountain Pass của Hoa Kỳ sang Bayan Obo của Trung Quốc trong các năm đầu thập niên 1990 thì các ngành công nghệ cao phương Tây biết rằng đã đến lúc phải sống chung với châu Á, trong đó có Việt Nam, để bảo đảm nguồn cung yttrium và 15 nguyên tố lanthanid vốn là nguyên liệu chìa khóa cho hàng ngàn ứng dụng kỹ thuật cao.

    Việc khai thác công nghiệp các quặng đất hiếm lần lượt bắt đầu từ các năm 1950, đến nay, trải qua 4 thời kỳ: Trước hết là thời kỳ khai thác monazit sa khoáng trên các bãi biển; nhưng khoáng vật phosphat đất hiếm này chứa nhiều thorium có tính phóng xạ, nên từ năm 1965 bắt đầu thời kỳ mới khai thác carbonat đất hiếm bastnasit nơi các mạch đá vùng núi Pass bang Colorado (Mỹ). Từ năm 1983, đất hiếm Hoa Kỳ mất thế độc tôn do việc mở ra nhiều mỏ đất hiếm ở các nước khác nhau. Đến năm 1991 thì ưu thế lại nghiêng về phía Trung Quốc với sự phát hiện các mỏ đất hiếm ngoại sinh giàu yttrium, dễ khai thác, dễ chế biến, bao gồm hai loại quặng sắt đất hiếm và quặng laterit đất hiếm. Năm 2005 vùng mỏ Bayan Obo (Bạch Vân Ngạc Bác) của Trung Quốc cung cấp phần lớn nguyên liệu cho việc sản xuất 98.000 tấn trong tổng số 105.000 tấn đất hiếm của thế giới.
    Nguyên liệu chính của công nghệ cao
    Suốt 4 thập kỷ qua, các tính năng vật lý và hóa học đặc biệt của các nguyên liệu đất hiếm là trung tâm của các nghiên cứu, sáng tạo, phát minh với rất nhiều ứng dụng kỹ thuật từ macro đến micro và nano cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau: xúc tác hóa học trong ngành lọc dầu, kiểm tra ô nhiễm trong ngành xe hơi, gốm lót cho các động cơ phản lực, nam châm vĩnh cửu cho các ứng dụng từ tính… và dĩ nhiên trong các ngành chiếu sáng, luyện kim, điện tử, trong các kỹ thuật quân sự từ màn hình radar đến tia laser và hệ thống điều khiển tên lửa. Thật hiếm có loại nguyên liệu nào như đất hiếm, vừa có tính ứng dụng phổ quát, vừa có tính kỹ thuật cao, lại vừa có nhiều triển vọng áp dụng cho tương lai, ví như sản xuất các thùng chứa và ống dẫn hydrogen nhiên liệu cho thời kỳ thế giới cạn kiệt dầu mỏ.

    Giá các kim loại đất hiếm, sau nhiều lần điều chỉnh nhờ phát hiện các trữ lượng bổ sung và cải tiến công nghệ sản xuất, cho đến nay vẫn còn rất cao và vì thế còn hạn chế nhiều phạm vi ứng dụng. Giá bán mỗi ký kim loại lanthanum và cerium năm 2003 lần lượt là 25 và 30 USD, gadolinium và yttrium là 78 và 96 USD, erbium và ytterbium là 180 và 484 USD, đặc biệt lên đến 1.600 USD, 3.000 USD và 4.000 USD đối với europium, thullium và lutetium! Nhưng, do tính chất không độc hại và các tính năng hóa lý không thể thay thế nên các nguyên tố đất hiếm vẫn chiếm thế độc tôn trong rất nhiều ứng dụng công nghệ cao: Nhóm Y, La, Ce, Eu, Gd và Tb cho kỹ nghệ huỳnh quang, đặc biệt, các màn hình tinh thể lỏng; nhóm Nd, Sm, Gd, Dy và Pr cho kỹ thuật nam châm vĩnh cửu trong các thiết bị điện, điện tử, phương tiện nghe nhìn, các máy vi tính và các loại dĩa multi-gigabyte hiện nay; đặc biệt Er trong sản xuất cáp quang và nhóm Gd, Tb, Dy, Ho, Er, Tm có moment từ cực mạnh khả dĩ phát triển kỹ thuật làm lạnh từ tính thay thế phương pháp làm lạnh truyền thống bằng khí ép như hiện nay.
    Nguồn tài nguyên đất hiếm Việt Nam
    Theo Tổng cục địa chất, trữ lượng các mỏ đất hiếm ở Việt Nam khoảng 7 - 8 tỉ tấn, điều kiện khai thác thuận lợi. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào cho phát triển ngành công nghiệp điện tử, thủy tinh, luyện kim...

    Mỏ đất hiếm Đông Pao nằm trên địa phận xã Bản Hon, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu do Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Khoáng sản 3 quản lý khai thác. Mỏ đất hiếm Đông Pao bao gồm trên 30 thân quặng lớn nhỏ đã được tìm kiếm tỉ mỉ với tài nguyên trữ lượng đạt trên 10,6 triệu tấn R2O3; 34,7 triệu tấn CaF2; 66,7 triệu tấn BaSO4. Riêng 2 thân quặng F.3 và F.7 do Tổng công ty khoáng sản Việt Nam quản lý khai thác đã được thăm dò trữ lượng. Hiện tại, mới chỉ tiến hành khai thác quặng fluorit với sản lượng hàng năm khoảng 1.000 tấn CaF2 hàm lượng 75 - 80%, cung cấp cho luyện kim.
    Nguồn đất hiếm ở nước ta đã được phát hiện và khảo sát hàng chục năm trước trong nền đá cổ ở miền Bắc (Promeli, 1989). Việc ban hành và gần đây sửa đổi bổ sung Luật khoáng sản đã tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu và nhà đầu tư quan tâm tốt hơn đối với nguồn tài nguyên quý giá này, vừa có giá trị kinh tế cao vừa là tiền đề phát triển nhiều ngành công nghệ cao ở ngay trong nước, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO và trở thành thành viên có trách nhiệm của cộng đồng thế giới. Điều đáng mừng là cho đến nay tài nguyên đất hiếm nước ta vẫn được bảo tồn nguyên vẹn, gồm các mạch đá “kiểu Mountain Pass” ở miền Bắc và các đới quặng ngoại sinh dễ khai thác “kiểu Bayan Obo” ở miền Nam. Ở Trung Quốc, nhằm mục đích hiện đại hóa ngành công nghiệp, việc “nghiên cứu cơ bản nguyên liệu đất hiếm” được xếp vào một trong 15 nội dung tối ưu tiên của Bộ khoa học và công nghệ nước này.
    Xem chi tiết trên http://www.khoahocphothong.com.vn
    Còn link thì đây...chủ yếu ở Tây Bắc và bắc cạn
    http://cuocsongviet.com.vn/index.asp...id-quy-gia.csv
    Phím các con hàng: KSS, BKC, KHB...nói chung ưu tiên các con khoáng sản ở Tây bắc và bắc cạn....cứ thế mà lượm xiềng....
    Đất hiếm đắt hơn vàng 9999....
    Mọi thông tin đều có thể kiểm nghiệm..
    Chúc anh em thành công
  4. NuHoangTuyet

    NuHoangTuyet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    11
    Tóm lại là giử và mua thêm ! :-bd:-bd:-bd
  5. MrRich

    MrRich Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    435
    Sợ mai mua không được...Đất hiếm có thể cho phép khai thác...vì nó ít ảnh hưởng đến môi trường...giá trị lại cao...chỉ quan trong là công nghệ khai thác như thế nào thôi...
  6. tyxiu

    tyxiu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/03/2005
    Đã được thích:
    41
    Thế giới trong cơn sốt đất hiếm
    (Dân trí) - Mối quan tâm với “đất hiếm” chưa bao giờ nóng như những ngày qua. Giá cả tăng mạnh. Từ đông sang tây tấp nập các cuộc thương thảo. Cả thế giới nháo nhào tìm nguồn thay tế. Tất cả là vì tin Trung Quốc giảm đáng kể lượng xuất khẩu loại nguyên liệu này.

    Tiếng chuông báo động

    Kể từ cuối tháng 9, khi quan hệ Trung-Nhật trở nên căng thẳng, người ta thấy Trung Quốc đã tung ra một chiêu mới hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản. Có vẻ như thứ “vũ khí” này tỏ ra có hiệu quả ngay, khiến Tokyo phải vội vàng đi tìm nguồn cung ứng đất hiếm mới, một nguyên liệu không thiếu được cho lĩnh vực công nghệ cao.
    Hiện Trung Quốc nắm giữ 97% sản lượng toàn cầu của 17 kim loại đất hiếm và cũng chiếm 60% lượng tiêu thụ. Từ năm 2005, Bắc Kinh đã bắt đầu giảm 10% lượng đất hiếm xuất khẩu mỗi năm. Nhưng tháng 7 vừa qua, Trung Quốc đột ngột cắt giảm 72% định mức xuất khẩu cho cuối năm 2010. Từ tháng 8, những tranh luận về quyết định hạn chế xuất khẩu kim loại đất hiếm của Trung Quốc được hâm nóng dần. Hiện tượng này ngay lập tức đã thổi giá đất hiếm lên cao. Về phần mình Bắc Kinh giải thích việc siết chặt cung cấp đất hiếm ra bên ngoài là nhằm mục đích bảo vệ nguồn tài nguyên phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước cũng đang rất cần đến các kim loại hiếm. Tuy nhiên, Bộ Thương mại Trung Quốc đã bác bỏ một tường thuật của chính báo China Daily là Bộ sẽ cắt giảm 30% hạn ngạch vào năm tới để ngăn chặn khai thác quá mức.
    Nhưng thực tế là nguồn cung ứng nguyên liệu này cho các thị trường chủ chốt đã giảm bớt đáng kể. Và không chỉ có Nhật Bản nháo nhào.
    Nhật Bản, nước nhập khẩu đến gần 60% lượng đất hiếm từ Trung Quốc, chịu ảnh hưởng nặng nhất từ động thái của Bắc Kinh. Thậm chí, một quan chức cấp caoNhật Bản đã báo động rằng nếu đà này tiếp tục, kho dự trữ đất hiếm của Nhật có nguy cơ bị cạn kiệt ngay vào tháng 3 năm tới. Tiếng chuông báo động cũng được gióng lên tại Mỹ, nơi nhập gần 20% đất hiếm của Trung Quốc, hay tại Hàn Quốc, châu Âu, cụ thể là tại Pháp, thị trường chiếm tới 6% xuất khẩu nguyên liệu Trung Quốc.
    Lẽ dĩ nhiên, Nhật Bản là quốc gia đầu tiên nghĩ đến việc đa dạng hóa nguồn cung cấp đất kiếm. Trước mắt, Tokyo tìm cách mua thêm đất hiếm từ một số nhà sản xuất khác như tại Mông Cổ hay Mỹ. Hàn Quốc cũng không ngồi yên. Seoul đã nghĩ đến khả năng hợp tác tay ba với Tokyo và Washington để tìm nguồn cung ứng khác ngoài Trung Quốc.
    Tại châu Âu, Đức cũng đã ban hành một loạt biện pháp nhằm đa dạng hóa nguồn cung ứng đất hiếm, như đặt mua tại Mỹ, Namibia hay Mông Cổ. Riêng Mỹ thì ngay từ hạ tuần tháng 9 cũng đã cho rằng cần phải phá vỡ thế độc quyền hiện nay của Trung Quốc trên loại sản phẩm này. Ngày 20/10, các quan chức thương mại Mỹ cho biết họ đang xem xét một điều tra của tờ báo New York Times rằng Trung Quốc đã ngăn chặn các lô hàng đất hiếm vào Mỹ và châu Âu. Trích dẫn nguồn tin công nghiệp ẩn danh, tờ báo cho biết các quan chức hải quan Trung Quốc đã gia tăng hạn chế xuất khẩu mặt hàng này.

    Vũ khí của thế kỷ
    Tên gọi là “đất hiếm” nhưng trên thực tế loại khoáng sản này cũng không hiếm lắm. Việc khai thác đất hiếm chủ yếu tập trung tại Trung Quốc, nhưng thực tế thì nhiều mỏ đất hiếm lớn đang được triển khai ở Autralia, Canada và ở Mỹ. Nhiều nơi khác cũng có các mỏ có trữ lượng lớn như ở Nga, Ấn Độ, Brazil hay Mông Cổ.
    Sở dĩ tiếng chuông báo động được cả thế giới gióng lên, đó là vì đất hiếm đã trở thành loại nguyên liệu tối cần thiết cho các ngành công nghệ mũi nhọn tại các quốc gia phát triển. Các kim loại đất hiếm gồm 17 nguyên tố hóa học và mỗi nguyên tố này có cách sử dụng, giá trị và trữ lượng khác nhau. Trong số 17 nguyên tố trên, neodymium và dysprosium là hai nguyên tố có giá trị cao hiện nay bởi vì, chúng được sử dụng trong các xe ô tô và môtơ trong các đồ điện gia dụng. Hai nguyên tố này tuyệt đối cần thiết cho các thiết bị tiết kiệm năng lượng nhưng chỉ cần có một lượng vô cùng nhỏ các nguyên tố này bổ sung vào sắt để sản xuất các sản phẩm trên. Ngược lại, người ta phải sử dụng một số lượng lớn hai nguyên tố cerium và lanthanum để sản xuất các sản phẩm như kính chống tia UV của ô tô hoặc các nhà cao tầng, làm chất xúc tác cho các khí thải, các linh kiện điện tử và lọc dầu.
    Tóm lại, đất hiếm rất quan trọng trong sản xuất công nghệ cao như ổ đĩa máy tính, điện thoại di động và các phụ tùng cho loại xe hơi 'lai điện' (hybrid), có mặt trong các loại thiết bị quốc phòng hiện đại như hệ thống radar quân sự hay điều khiển tên lửa. Hiện hiệu quả của các xe tăng chiến đấu chính của nhiều siêu cường, điển hình là Mỹ, phụ thuộc vào một kim loại chỉ Trung Quốc mới có. Các nhà phân tích nói rằng không có những kim loại này, nhiều nền kinh tế hiện đại sẽ không vận hành được. Kim loại đất hiếm cũng là một phần không thể thiếu của các công nghệ mà giới chính trị thế giới đang dựa vào nhằm tránh những tác hại tồi tệ nhất của tình trạng Trái đất nóng lên.


    Theo kết luận của các nhà khoa học, đất hiếm ngày càng trở nên quan trọng và không thể thiếu trong việc phát triển các sản phẩm công nghệ tiên tiến. Các kim loại này có thể là vũ khí kinh tế của thế kỷ XXI.
    Trong thời gian trước đây, do các phí tổn khai thác đất hiếm quá cao, lại lo sợ trước các tác hại đối với môi trường, các nước phương Tây, mà cụ thể là Mỹ, đã đình chỉ sản xuất đất hiếm để dựa vào nguồn cung ứng dồi dào và giá rẻ đến từ Trung Quốc. Có điều là với thời gian, họ đã để cho Trung Quốc mặc nhiên độc quyền trong lĩnh vực đất hiếm. Đến mức là đất hiếm tại Trung Quốc chỉ chiếm 1/3 trữ lượng của thế giới, nhưng vào năm 2009, họ đã làm ra 97% lượng đất hiếm xuất khẩu trên toàn thế giới.
    Các nước châu Âu đang đứng trước thực trạng báo động: sự phát triển kinh tế của EU đang bị đe dọa bởi nguồn cung các loại nguyên liệu khoáng chất chiến lược vì khu vực này bị phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung. Ở châu Á, Nhật Bản và Hàn Quốc, tiêu thụ 1/5 sản lượng đất hiếm thế giới, giờ đây cũng đang tìm kiếm thăm dò những dự án tại Kazakhstan hay Việt Nam. Nhưng tất cả các mỏ kể trên chỉ có thể thực sự đi vào khai thác sau năm 2014. Từ nay đến đó, các nhà công nghiệp phương Tây có lẽ sẽ phải đôi ba lần toát mồ hôi hột vì nhu cầu của thế giới về đất hiếm sẽ còn tăng gấp đôi trong 5 năm tới.


    http://dantri.com.vn/c36/s36-431981/the-gioi-trong-con-sot-dat-hiem.htm




    Đây là một trong những lý do KSS rất tiềm năng và sẽ còn tăng giá dài dài.
  7. NuHoangTuyet

    NuHoangTuyet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    11
    Mấy bác lỡ bán KSS rồi , thì lo đặt ngay ATO mua lại đi thôi !

    Nay mai nó lên đến 80 , lại bảo sao không báo sớm ! [r2)][r2)][r2)][r2)]
  8. giaoluu1980

    giaoluu1980 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/12/2009
    Đã được thích:
    107
    Mỹ nữ còn chẳng làm gì được, tui là con trai thì rất khó. [r2)] thui. Trên F319 có một cái mốt rất hay ở chỗ : con trai nhưng lại lấy ảnh avatar là con gái. Không biết nguồn gốc ở đâu nhỉ
  9. NuHoangTuyet

    NuHoangTuyet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    11
    Mỹ nữ ảnh không thích , biết đâu ảnh thích mỹ nam ? Anh xáp vô thử thời vận đê ! \:D/\:D/\:D/
  10. giaoluu1980

    giaoluu1980 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/12/2009
    Đã được thích:
    107
    con trai có cái tôi và tự trọng lớn hơn nhiều ?

Chia sẻ trang này