1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

KSS...Thiên đường là đây...1 thiên đường của tình yêu(Phần 3)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi sonvlkt, 18/05/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5382 người đang online, trong đó có 453 thành viên. 09:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 49436 lượt đọc và 2184 bài trả lời
  1. coctre

    coctre Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    0
    ;));));))
  2. WinterSnow

    WinterSnow Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Hu hu! TLN ơi là TLN :((
  3. sonvlkt

    sonvlkt Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/01/2010
    Đã được thích:
    0
    Ăck ăck, giao diện thân thiện với người sử dụng ah, há há =))=))
  4. WinterSnow

    WinterSnow Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Làm anh hùng bác ợ
  5. coctre

    coctre Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Nãy giờ chị em mình nói về TLN, con của chị Hai được thêm bao nhiêu tuổi rồi?
  6. sonvlkt

    sonvlkt Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/01/2010
    Đã được thích:
    0
    Rainy hôm nay có vẻ căng đầu rùi, thôi xóa đi chơi ván mới, he he:)):)):))
  7. 3679879

    3679879 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Iem tìm không ra cái địa điểm làm anh hùng luôn í... :-??:-??:-??
  8. Bff_vn

    Bff_vn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/01/2010
    Đã được thích:
    976
    Quê tôi ở ven bờ Sông Hồng, trong làng có rất nhiều ao sâu bèo tây (có nơi gọi là cây lục bình) nở ken dày.
    Ngày xưa bờ sông đầy lau sậy, cùng với ao bèo là “thủ đô” của loài chim cuốc. Mỗi khi hè về là chim cuốc kêu nhiều hơn trong năm, ít có âm thanh nào làm nao lòng người hơn tiếng cuốc kêu. Cuốc kêu báo hiệu hè đến. Cuối hè, cuốc kêu như kéo mùa thu về. Cuốc kêu bất cứ lúc nào trong ngày: Giữa trưa tịnh mịch, lúc mặt trời xuống núi, giữa đêm trăng thanh... Tiếng cuốc kêu da diết.
    Khi nghe tiếng cuốc kêu tôi chợt nhớ câu thơ của bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang nghe tiếng cuốc kêu gợi trong bà niềm chung, tình riêng mà ứng tác:
    “Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
    Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
    Về câu thơ này thầy dạy tôi thủa ấu thơ giải thích: “Cuốc cuốc” và “gia gia” là các âm thanh biểu tượng cho nước và nhà thân thiết như máu với thịt, vừa là hiện hữu của quá khứ - Nó là lịch sử.
    Thầy giảng điển tích: “Xưa chim cuốc gắn với câu chuyện huyền thoại về Thục Đế mất nước lúc chết hóa thành con chim cuốc kêu hoài nỗi đau mất nước. Tiếng kêu “cuốc cuốc” là hồn nước lúc ẩn, lúc hiện thăng tỏa với thời gian, không gian đời đời”. Chim cuốc còn có tên là “Đỗ Quyên”, “Đỗ Vũ”, cụ Nguyễn Du có câu thơ:
    “Khúc đâu ân ái xuân tình
    Ấy hồn Thục Đế hay mình Đỗ Quyên”
    Và “Dưới trăng quyên đã gọi hè
    Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông”.
    Thầy tôi còn giải thích về tiếng “da da” của một loài chim khác mà tiếng Hán gọi là “gia gia” nhắc về điển tích Bá Di, Thúc Tề bề tôi nhà Thương thà chết chứ không chịu sống với nhà Chu (Triều đại đã diệt nhà Thương). Nó là loài chim hiện thân của hai vị ấy, luôn kêu “bất thực cốc chi gia” (dân gian gọi là “bắt tép kho cà”) tức là “Không ăn thóc của nhà Chu”; nhưng “Gia gia” thường để nhắc đến nhà. Vì thế bà Huyện Thanh Quan mới có câu thơ trên.
    Thuở nằm nôi, bà tôi thường ru “cuốc kêu tiếng nhỏ tiếng to, nửa thương phận nước nửa lo phận nhà” hay “Nắng mưa, sương tuyết bấy chầu/ Cho đau lòng cuốc, cho sầu lòng ve”.
    Cảm nhận tiếng cuốc kêu theo tôi suốt cuộc đời, nay đã ngoài 70 tuổi, tôi vẫn còn nhớ bài học thuộc lòng trong sách Quốc văn giáo khoa thư do nha học chính Đông Dương in năm 1948 bài “Vào hè” ở sách giáo khoa văn lớp 4:
    Ai xui con cuốc gọi vào hè
    Cái nóng nung người nóng nóng ghê
    Ngõ trước vườn sau um những cỏ
    Hồng rơi thắm rụng tiếc cho huê
    Trên cành gọi bạn chim xào xạc
    Trong tối đua bay đóm lập lòe
    Nay được nồm nam cơn gió thổi
    Đàn ta ta gảy khúc nam nghe”
    Đó là một bài thơ hay. Tiếng cuốc không chỉ ám ảnh các thi nhân giàu cảm xúc, mà tiếng cuốc còn gây xúc động tận đáy lòng mỗi người Việt Nam, nhất là với người xa xứ.
    Nghe tiếng cuốc gọi hè gợi nhớ trong ta về quá khứ xa, quá khứ gần, về đất nước quê hương xứ sở.
    Đêm hè này nghe tiếng cuốc kêu trong cái tĩnh mịch tuyệt đối của làng quê êm ả, dẫu tiếng cuốc không còn nhiều như xưa vì bờ Sông Hồng quê tôi không còn lau sậy rậm rạp, thay vào đó là bờ kè đá ngăn sạt lở đất và trong làng các ao sâu đã bị lấp kín, ở đó mọc lên những ngôi nhà gạch, nhà cao tầng... “Thủ Phủ” của chim cuốc thu hẹp lại. Tiếng cuốc kêu vẫn còn đâu đó vọng về da diết, bồi hồi... Âm thanh tiếng cuốc lúc râm ran, lúc trầm trầm, rồi một giọng trẻ trung vụt chói lên, không gian bỗng ngập tiếng cuốc như ngàn vạn linh hồn lưu lạc tìm nhau. Đó là tiếng cuốc của đàn cuốc sót lại ở bìa rừng nghĩa trang liệt sĩ quê tôi, tiếng cuốc khắc khoải, mỏi mòn, khản đặc... Tôi lại trở về thời thơ ấu nhớ lúc cùng lũ trẻ trong làng đuổi bắt những con cuốc con có màu đen với đôi chân cao kều lủi nhanh vào bụi sậy hay dưới ao bèo mà không vồ được, trở về với cái quần ướt đẫm nước ao. Bà tôi bảo: Cháu làm sao theo được khi con cuốc lủi đi để chạy trốn, để tự vệ. Dân gian có câu: “Lủi như cuốc” là thế. Sau này, thời bao cấp Nhà nước ta cấm nấu rượu để bảo vệ an ninh lương thực người ta nấu rượu lén lút tránh pháp luật nên có từ rượu “cuốc lủi”, cũng từ thuật ngữ này mà ra.
    Ở làng tôi còn có một ông già, người làng gọi ông là “Lão Cuốc”. Tên ông không phải thế, mà đó là do từ thời thanh niên ông đã có tài bắt cuốc. Bằng một đoạn ống tre dài gần một gang tay, ông khoét lỗ thế nào đó đặt ngang lên miệng rồi thổi. Một tay ông bịt và mở “ép” hơi cho kêu thành tiếng cuốc. Mùa cuốc sinh sản, ông lấy mấy tàu lá móc cắm thành một cái vòm tròn, ông ngồi vào trong thổi gọi cuốc như tiếng ******** của cuốc gọi nhau. Thế là cuốc lủi tới chui vào lều, cứ như thế ông bắt vào túi gai có hôm được vài chục con. Mẹ tôi mua cuốc của ông về làm thịt, băm nhỏ trộn với gạo nếp đồ xôi. Xôi nếp thịt cuốc ngon tuyệt. Ông bà nội tôi khen và không quên cất đi một bát cho tôi ăn vào nửa buổi.
    Chiến tranh, ông Cuốc rời làng đi đánh giặc, lúc trở về, ông là thương binh 1/1. Ông không lấy vợ (vì ông nhiễm chất độc da cam). Ông xung phong ra trông nom nghĩa trang liệt sĩ của làng. Thú vui của ông là trở lại nghề thổi bắt cuốc. Song bắt được cuốc ông không bán như trước mà ông lại thả cuốc về bìa rừng ven nghĩa trang. Ông còn cấm bọn trẻ săn bắt cuốc. Chính vì thế mà đàn cuốc được bảo vệ và phát triển.
    Giải thích về việc làm này, ông Cuốc nói: “Tiếng cuốc kêu là hồn nước non”. Ông đọc một đoạn thơ:
    Đêm khuya dưới đất, trên trời
    Một mình cô đứng cô ngồi cô nghe
    Cô nghe hết giọng con ve
    Đến lời con cuốc gọi Hè tiếc Xuân
    Lão còn nói điển tích “Chùa giải oan, suối giải oan” ở Hương Sơn. Có nỗi đau của con người dĩ vãng lưu lại đây qua bốn câu thơ khuyết danh:
    Giải oan chùa suối nổi danh
    Người đời mê mẩn loanh quanh nực cười
    Oan mà giải được ai ơi
    Đêm đêm cuốc chẳng hoài hơi kêu sầu
    Đau, sầu, oan khiên là bể trầm luân của kiếp người xưa. Tiếng cuốc da diết ném vào không gian cái đau, cái sầu, cái oan khiên đó. Nó là thời gian, là không gian theo nhịp tâm trạng con người.
    Phải chăng tiếng cuốc kêu là “nhịp tâm trạng” của Lão Quốc quê tôi? Thế rồi, vào một đêm giữa mùa hè, tiếng cuốc thưa thớt nổi lên, người dân quanh nghĩa trang liệt sĩ không nghe thấy tiếng cuốc kêu từ ống thổi gọi “********” của Lão Quốc. Nghiệm thấy điều chẳng lành, một vài người đến nhà quản trang thì thấy Lão Quốc nằm bất tỉnh trên giường, tay còn cầm cái ống thổi cuốc! Nhanh chóng lão được đưa tới trạm xá cấp cứu. Nhưng không kịp nữa rồi, Lão Cuốc đã đi về cõi vĩnh hằng... để lại bao niềm thương nhớ của nhân dân địa phương. Ngày đưa Lão về nghĩa trang yên nghỉ, trong niềm đau thương của người thân và dân chúng, tiếng cuốc nơi bìa rừng nghĩa trang lại đồng loạt nổi lên như lời chào gọi một linh hồn, một người bạn của đàn chim bấy lâu gắn bó với Lão Cuốc.
  9. coctre

    coctre Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Nghe nói là đấu kiếm với VT81, Bác thử tìm coi
    Tại TLN không có duyên với em nên em cũng không để ý lắm
  10. WinterSnow

    WinterSnow Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Hic hic! Ở gần quê chú đó :((
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này