KSS - Tổng công ty cổ phần khoáng sản Na Rì Hamico đầu tư dự án 77,6 triệu USD

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phikhonglo, 03/06/2010.

6137 người đang online, trong đó có 574 thành viên. 21:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 2218 lượt đọc và 42 bài trả lời
  1. g9iang

    g9iang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Đè giá quá lộ liễu. Chúng nó thử không đánh xuống nứa xem, tầm này KSS không có giá dưới 70 để mua đâu.
  2. jeantyny

    jeantyny Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2010
    Đã được thích:
    0
    KSS: tích lũy dần
    03/06/2010 4:58:54 PM


    [​IMG]



    [​IMG] Tổng Công ty Cổ phần Khoáng sản Na Rì Hamico (mã KSS, sàn HoSE) là một doanh nghiệp trẻ trong lĩnh vực khai thác khoáng sản nhưng kết quả kinh doanh đạt được trong năm 2009 khá khả quan.



    Năm 2009, lợi nhuận sau thế của công ty đạt hơn 30 tỷ đồng, tăng gấp nhiều lần so với năm 2008, EPS đạt 5.000 đồng/cổ phiếu.

    Chỉ số ROE, ROA của công ty năm 2009 lần lượt là 11,8% và 32,29% cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cũng như vốn của công ty cũng khá cao, mặc dù công ty vẫn phải chịu rủi ro về khoản nợ vay của mình.

    KSS hiện là doanh nghiệp khai khoáng sở hữu nhiều mỏ nhất (7 mỏ) so với các công ty khai khoáng khác trên sàn. Các mỏ này có tiềm năng rất lớn, hứa hẹn sẽ mang đến cho công ty khoản lợi nhuận triển vọng trong năm 2010 (như: mỏ quặng sắt, mỏ vàng sa khoáng và mỏ chì kẽm đa kim…).

    Năm 2010, công ty đặt kế hoạch đạt 445,8 tỷ đồng doanh thu và 76,7 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. So với 190,84 tỷ đồng doanh thu và 30,31 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế thực hiện 2009 thì kế hoạch doanh thu 2010 tăng 133,6% và lợi nhuận sau thuế tăng 153,05%.

    Đại hội cổ đông của công ty cũng vừa thông qua phương án phát hành quyền mua cổ phiếu tỷ lệ 1:1 cho cổ đông hiện hữu với giá 12.000 đồng cổ phiếu, nhằm tăng vốn điều lệ, thực hiện nhiều dự án như xây dựng nhà máy chế biến Bauxit, mở rộng và đầu tư máy móc để khai thác các mỏ quặng sắt, chì, vàng.

    Về mặt phân tích kỹ thuật:

    Sau khi thiết lập mức giá cao nhất 93.000 đồng, KSS đã hình thành mẫu hình đảo chiều xu hướng double top với đỉnh thứ nhất là mẫu hình nến đảo chiều giảm điểm Bearish engulfing, đỉnh thứ hai xuất hiện cây nến Hangingman và xu hướng giảm điểm bắt đầu.

    Gần một tháng nay, KSS giao dịch tích lũy quanh mốc Fibonacci 50%, tức vùng giá từ 67.000 – 73.000 và khối lượng giao dịch có xu hướng giảm dần, dãy Bollinger bands đang có xu hướng co thắt lại, MACD, RSI, OBV, MFI đang cho tín hiệu tích cực.

    Chúng tôi cho rằng với triển vọng lợi nhuận 2010 cùng với các tín hiệu kĩ thuật hiện tại, nhà đầu tư có thể xem xét mua tích lũy cổ phiếu này.
    [​IMG]


    Nguon Vinabull

  3. sonntraha

    sonntraha Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2010
    Đã được thích:
    11
    Quốc hội thảo luận dự án Luật Khoáng sản (sửa đổi): Sửa Luật để chống thất thoát tài nguyên, tăng thu ngân sách(18:51 02/06/2010)


    ">function goto_link(ID) {window.location = '/monreNet/default.aspx?tabid=213&ItemID='+ID;} [​IMG]
    Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên trả lời tại buổi họp
    [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Việc ban hành Luật Khoáng sản (sửa đổi) trong thời điểm hiện nay là rất cần thiết để tăng cường quản lý Nhà nước trong khai thác khoáng sản, xóa bỏ cơ chế xin – cho, ngăn chặn tình trạng đầu cơ, nâng cao giá trị đóng góp của ngành đối với kinh tế quốc dân. Các đại biểu đã đồng tình cao với sự cần thiết ban hành Luật Khoáng sản (sửa đổi) trong buổi thảo luận ở tổ chiều 2/6.

    * 5 vấn đề cần giải quyết trong Luật
    Muốn kinh tế hóa ngành TN&MT phải giải quyết được 5 vấn đề tồn tại trong các Luật về tài nguyên hin nay, trong đó có khoáng sản”, Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên khẳng định tại buổi họp của Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội. Theo Bộ trưởng, đó là quy hoạch chung chung, tùy tiện, việc cấp phép nặng tính “xin cho gây lãng phí, phân cấp chồng chéo, thể hiện tinh thần kinh tế hóa trong luật và cuối cùng là nâng cao hiệu quả thanh kiểm tra, xử lý sai phạm. Trong dự án Luật Khoáng sản (sửa đổi) lần này, Luật đã được thiết kế để giải quyết 5 vấn đề trên.
    Bộ trưởng khẳng định, cần có chiến lược, quy hoạch về khoáng sản để chúng ta hoạch định một lộ trình khai thác, đề xuất những vùng, những loại khoáng sản phải “để dành cho con cháu”, loại khai thác ngay, loại cho phép xuất thô, loại phải đầu tư chế biến sâu.
    Việc phân cấp cấp phép cho địa phương sẽ theo phương án quản lý chặt hơn mà vẫn tạo điều kiện cho địa phương phát triển. Bộ TN&MT chủ trương công bố quy hoạch phân cấp cho địa phương. Một số ý kiến lo lắng như thế sẽ mất thời gian. Trong văn bản hướng dẫn thi hành Luật, chúng tôi sẽ đưa ra quy định về thời gian cụ thể, có thể sau khi Luật có hiệu lực thi hành, 6 tháng đến 1 năm, Bộ phải công bố quy hoạch phân cấp cho địa phương. Trong trường hợp, phát hiện mỏ mới, địa phương phải báo cáo với Bộ TN&MT để Bộ thẩm định và sau 6 tháng đến 1 năm sẽ công bố cho địa phương về quy hoạch phân cấp”, Bộ trưởng giải thích.
    Vấn đề kinh tế hóa đã được đặt ra khá rõ nét trong dự thảo Luật lần này với 2 hình thức. Một là đấu thầu quyền khai thác, sau khi Nhà nước điều tra được mỏ sạch, tính giá trị mỏ. Hai là đấu thầu quyền thăm dò và khai thác, hình thức này có rủi ro và hai bên Nhà nước và doanh nghiệp sẽ cùng chia sẻ lợi nhuận và rủi ro này.
    “Đặt vấn đề đấu thầu mỏ cũng xảy ra một thực tế với trường hợp mỏ giao rồi thì tính như thế nào? Ở đây có 2 ý kiến: một là không hồi tố; hai là phải tính trữ lượng mỏ còn lại từ khi Luật ra đời và tính toán theo luật mới”, Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên đưa ra vấn đề để xin ý kiến đại biểu Quốc hội.
    Qua tham khảo ý kiến nhiều chuyên gia, Bộ trưởng cho biết, các chuyên gia kinh tế địa chất nhận định rằng với tình hình thực hiện các chủ trương như Luật, sau 5 năm, ngành khoáng sản sẽ đóng góp ít nhất bằng dầu khí.Việc này không những tăng thu ngân sách mà còn giảm nhập siêu bởi nhập siêu hiện nay chủ yếu là nhập vật liệu kim loại để sản xuất”, Bộ trưởng nói.
    * Quy định rõ về hoàn nguyên môi trường và đầu tư cơ sở hạ tầng vùng có mỏ

    [​IMG]
    Đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội)

    Đây là vấn đề được các đại biểu đặc biệt quan tâm. Đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) cho biết, thực tế ở một số địa phương có khoáng sản, tình trạng khai thác khoáng sản đã làm ô nhiễm môi trường, hạ tầng xuống cấp. Bà đề nghị nên có quy định cụ thể về phân chia nguồn thu để hoàn nguyên môi trường. Trong Luật Ngân sách chưa có quy định này nên cần bổ sung quy định về phân chia nguồn thu trong khai thác khoáng sản đối với địa phương. “Vấn đề này liên quan đến việc thẩm định giá trị của mỏ. Có định giá được mỏ, mới tính được phần thu lại khi Nhà nước giao cho tổ chức khai thác khoáng sản”, đại biểu Hường nói.
    Cùng chung nhận định, đại biểu Nguyễn Việt Dũng (TP. Hồ Chí Minh) đề nghị cần xác định rõ tỷ lệ dành lại cho vùng thì mới xác định được việc bảo đảm bồi hoàn môi trường và ổn định đời sống dân.
    Ngân sách các địa phương còn dành đầu tư rất nhiều lĩnh vực, bởi thế việc nguồn ngân sách chi cho bảo vệ môi trường, đầu tư cơ sở hạ tầng không khả thi. “Theo tôi cần lấy nguồn thu từ khai thác khoáng sản mới dảm bảo cân bằng khai thác với môi trường và đời sống, cơ sở hạ tầng và đời sống người dân của vùng đó”, đại biểu Huỳnh Thành Lập (TP. Hồ Chí Minh nói.

    [​IMG]
    Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội)

    Đại biểu Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) cho rằng, phải đưa ra nguyên tắc rõ ràng, như khi lập dự án khai thác khoáng sản, doanh nghiệp phải có dự án bảo vệ môi trường và nâng cấp cơ sở hạ tầng mới được cấp phép. Có như vậy mới buộc doanh nghiệp có trách nhiệm xử lý môi trường, cơ sở hạ tầng được.
    Đồng tình với việc đi đôi giữa đầu tư và bảo vệ môi trường, theo đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa (TP. Hồ Chí Minh), trong đấu thầu mỏ, việc tính giá cao để xét trúng thầu là chưa đủ mà cần xét đến phương án khai thác tối ưu, hiệu quả, bảo vệ môi trường, hoàn thổ môi trường.

    [​IMG]
    Đại biểu Hồng Anh (Hà Nội)

    Đại biểu Hồng Anh (Hà Nội) bổ sung quy định về bồi thường đối với sức khỏe cho người dân địa phương ảnh hưởng do khai thác khoáng sản.
    [/FONT]
  4. phikhonglo

    phikhonglo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2010
    Đã được thích:
    42.347
    Theo tớ suy luận, lý do KSS lình xình mãi là vì quá ngon nên việc giành giật chia phần của các Anh các Chú chưa ngã ngũ [:D][:D][:D]
  5. leostockdowjon

    leostockdowjon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    0
    kss không còn vẹo gì nữa vì nhiều dự án nên nên không kham nổi đang thiếu vốn trầm trọng
  6. biglie

    biglie Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2009
    Đã được thích:
    2.657
    Chỉ số chửi bới thóa mạ đang tăng cao, chúc mừng các cổ đông KSS [:D]
  7. sonntraha

    sonntraha Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2010
    Đã được thích:
    11
    Đã được cấp phép rồi đủ biết trình to cỡ nào Sao lại thiếu vốn trầm trọng được
  8. phikhonglo

    phikhonglo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2010
    Đã được thích:
    42.347
    KSS nếu nhiều quá thì bán bớt đi. Cái này có giá lém, được bộn tiền đóa. [:D][:D]
  9. hungtri

    hungtri Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/04/2010
    Đã được thích:
    3.460
    Từ từ rồi khoai từ cũng sẽ nhừ
  10. phikhonglo

    phikhonglo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2010
    Đã được thích:
    42.347
    Tốt nhất là cùng nhau phân tích tình hình hiện nay của KSS cho mọi người tham khảo và có quyết định của riêng mình thôi.

Chia sẻ trang này