KSV: Công ty đồng lớn nhât Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi daica2009, 18/10/2021.

3565 người đang online, trong đó có 552 thành viên. 22:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5261 lượt đọc và 27 bài trả lời
  1. maskbacking

    maskbacking Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/05/2004
    Đã được thích:
    139
  2. daica2009

    daica2009 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/09/2014
    Đã được thích:
    169
  3. daica2009

    daica2009 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/09/2014
    Đã được thích:
    169
    https://cafef.vn/trung-quoc-lap-dai-cong-ty-san-xuat-dat-hiem-20211026142117342.chn
    Một số đơn vị sản xuất đất hiếm của Trung Quốc sẽ được tái cấu trúc và sáp nhập thành một “đại công ty” thuộc sở hữu nhà nước, với gần 70% thị phần hạn ngạch sản xuất trong nước.
    Kênh RT (Nga) đánh giá Chính phủ Trung Quốc đang tìm cách mở rộng kiểm soát từ việc sản xuất các kim loại để tạo sản phẩm công nghệ cao, đến toàn bộ chuỗi cung ứng, bao gồm cả xuất khẩu.

    Bắc Kinh có kế hoạch tăng tốc phát triển các nguồn tài nguyên và công nghệ xử lý, đồng thời củng cố kiểm soát lĩnh vực khai thác mỏ. Động thái này diễn ra ở thời điểm Mỹ phối hợp với Australia tìm cách tạo ra một chuỗi cung ứng thay thế cho đất hiếm.

    Công ty quốc doanh CMC, Tập đoàn Nhôm Trung Quốc và chính quyền thành phố Ganzhou thuộc tỉnh Giang Tây, nơi có nhiều mỏ đất hiếm, đang "lên kế hoạch chiến lược tái tổ chức các công ty con đất hiếm tương ứng của họ.

    Tổng thư ký Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước Trung Quốc- ông Peng Huagang trong tháng 10 cho biết Bắc Kinh sẽ "thúc đẩy việc tái cơ cấu đất hiếm để tạo ra một công ty đẳng cấp thế giới".

    Thị phần của “đại công ty” trong hạn ngạch sản xuất đất hiếm vừa và nặng ở Trung Quốc sẽ là gần 70% và gần 40% tổng sản lượng đất hiếm, bao gồm cả đất hiếm nhẹ.

    Được mệnh danh là "vàng công nghiệp", đất hiếm gồm 17 nguyên tố hóa học được sử dụng trong mọi thứ, từ điện tử tiêu dùng công nghệ cao đến thiết bị quân sự. Nhu cầu về đất hiếm hiện đang tăng lên do sự phát triển toàn cầu sản xuất xe điện. Từ lâu, đất hiếm đã trở thành trung tâm của cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc.

    Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, Trung Quốc dẫn đầu thế giới về sản xuất và công nghệ xử lý đất hiếm. Trung Quốc chiếm 58% sản lượng đất hiếm trên toàn thế giới vào năm 2020, giảm so với mức khoảng 90% cách đây 4 năm bởi Mỹ và Australia trong thời gian qua đã dần đẩy mạnh sản xuất.
  4. Vodka0507

    Vodka0507 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2018
    Đã được thích:
    2.573
    KSV tích lũy đẹp quá, khả năng trong tuần này break vùng này mạnh!
  5. daica2009

    daica2009 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/09/2014
    Đã được thích:
    169
    https://s.cafef.vn/ksv-444785/khoan...gap-gan-5-lan-cung-ky-len-hon-217-ty-dong.chn
    Khoáng sản TKV (KSV): Quý 3 lãi gấp gần 5 lần cùng kỳ lên hơn 217 tỷ đồng
    [​IMG]
    Lũy kế 9 tháng đầu năm, Khoáng sản TKV ghi nhận LNTT đạt gần 810 tỷ đồng, cao gấp 8,3 lần cùng kỳ năm ngoái và cao gấp 3,7 lần chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.
    Tổng Công ty Khoáng sản TKV - CTCP (UpCOM: KSV) đã công bố BCTC quý 3/2021 với doanh thu sụt giảm nhưng lợi nhuận lại tăng cao so với cùng kỳ.

    Cụ thể, doanh thu thuần đạt 1.803,7 tỷ đồng giảm 6,2% so với cùng kỳ, tuy nhiên chi phí giá vốn hàng bán giảm sâu 25,5% nên lãi gộp vẫn đạt hơn 507 tỷ đồng, cao gấp 2,8 lần quý 3/2020.

    Chi phí QLDN tăng cao gấp 2,9 lần cùng kỳ lên mức 186 tỷ đồng.Kết quả, sau khi trừ các khoản chi phí Khoáng sản TKV lãi sau thuế hơn 217 tỷ đồng, cao gấp 4,6 lần cùng kỳ, trong đó LNST công ty mẹ đạt 152,7 tỷ đồng. EPS quý 3 đạt 764 đồng.

    [​IMG]
    Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2021, Khoáng sản TKV đạt hơn 5.555 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 39,5% so với cùng kỳ chủ yếu là do giá bán bình quân sản phẩm tăng cao. Doanh thu tài chính trong kỳ giảm mạnh 86,6% do cùng kỳ năm trước có khoản thu thoái vốn tại CTCP Kim loại màu Nghệ Tĩnh. Mặc dù chi phí QLDN tăng cao 51% lên hơn 422 tỷ đồng nhưng LNST đạt 698,7 tỷ đồng, cao gấp 7,4 lần cùng kỳ năm ngoái. LNST công ty mẹ 9 tháng đạt 493,7 tỷ đồng, tương đương EPS đạt 2.468 đồng.

    Năm 2021, Khoáng sản TKV đặt mục tiêu doanh thu đạt 8.602 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 218 tỷ đồng theo đó kết thúc quý 3 Tổng công ty đã hoàn thành được gần 65% mục tiêu về doanh thu nhưng lợi nhuận trước thuế đã cao gấp 3,7 lần chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.

    Tính đến thời điểm 30/9/2021, tổng tài sản KSV hơn 10.138 tỷ đồng, tăng 1.567 tỷ đồng so với đầu năm. Giá trị hàng tồn kho còn gần 2.919 tỷ đồng, tăng cao gần 80% so với hồi đầu năm. Tổng nợ phải trả tăng gần 1.093 tỷ lên gần 7.203 tỷ đồng, trong đó dư nợ vay ngắn hạn vào mức 1.739 tỷ đồng, dư nợ dài hạn hơn 2.238 tỷ đồng.

    Cùng với kết quả kinh doanh khả quan, trên thị trường cổ phiếu KSV cũng gây chú ý khi tăng cao gấp 4,3 lần mức giá hồi đầu năm nay lên mức 56.800 đ/CP.

    [​IMG]
    Vân Thu
  6. daica2009

    daica2009 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/09/2014
    Đã được thích:
    169
  7. cdoivanthe

    cdoivanthe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2008
    Đã được thích:
    4.927
  8. daica2009

    daica2009 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/09/2014
    Đã được thích:
    169
    Đúng rồi bác, qua nhìn nhầm mã. sorry
  9. daica2009

    daica2009 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/09/2014
    Đã được thích:
    169
    https://ndh.vn/kim-loai/gia-dong-tang-vi-trung-quoc-nhap-khau-nhieu-nhat-ke-tu-thang-3-1305414.html
    Giá đồng tăng vì Trung Quốc nhập khẩu nhiều nhất kể từ tháng 3

    Giá đồng tăng vào ngày 7/12 sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc nới lỏng chính sách tiền tệ và nhà chức trách nước này thông báo nhập khẩu kim loại này tăng trong tháng 11.

    Đầu tuần, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết sẽ cắt giảm lượng tiền mặt trong các ngân hàng, giải phóng nguồn tiền trong thanh khoản dài hạn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vốn đang chậm so với kỳ vọng.

    Bên cạnh đó, theo số liệu từ Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu đồng của nước này ghi nhận 3 tháng tăng liên tiếp và là mức cao nhất kể từ tháng 3.

    Cụ thể, trong tháng 11, Trung Quốc mua 510.402 tấn so với 410.541 tấn trong tháng 10.

    Sau hai thông tin trên, giá đồng trên sàn Comex (New York, Mỹ) trong hợp đồng giao tháng 3/2022 ở mức 9.435 USD/tấn, tăng 1,4% so với phiên đóng cửa ngày 6/12.

    [​IMG]
    Diễn biến giá đồng trên sàn Comex trong 32 năm qua. Nguồn: Mining.com

    Trước đó, trên sàn Comex, giá đồng lập kỷ lục vào ngày 1/6 với 10.212 USD/tấn, cao nhất trong 32 năm.
  10. daica2009

    daica2009 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/09/2014
    Đã được thích:
    169
    https://vnexpress.net/trung-quoc-lap-cong-ty-khong-lo-ve-dat-hiem-4407787.html
    Trung Quốc lập công ty khổng lồ về đất hiếm
    Trung Quốc sáp nhập một số công ty khai thác đất hiếm để củng cố quyền kiểm soát với ngành công nghiệp họ đã thống trị hàng thập kỷ.

    Theo tài liệu nộp lên sàn chứng khoán của China Minmetals Rare Earth Co, mảng khai khác đất hiếm của các công ty quốc doanh China Minmetals Corp, Aluminum Corp. of China và Ganzhou Rare Earth Group Co. sẽ được sáp nhập. CCTV cho biết công ty mới sẽ có tên China Rare-Earths Group (Tập đoàn Đất hiếm Trung Quốc), nhằm tăng tốc khai thác ở miền Nam.

    Hồi tháng 9, Bloomberg đưa tin Trung Quốc lên kế hoạch tạo ra 2 gã khổng lồ, một ở miền Bắc và một ở miền Nam. Trung Quốc hiện kiểm soát phần lớn sản lượng đất hiếm được khai thác trên thế giới. Đất hiếm gồm 17 nguyên tố, được sử dụng trong mọi sản phẩm, từ smartphone đến máy bay chiến đấu.

    Động thái này nhằm phân phối tài nguyên tốt hơn, hiện thực hóa phát triển xanh và nâng cấp quá trình xử lý đất hiếm, CCTV cho biết. Ủy ban Quản lý và Giám sát Tài sản Quốc gia sẽ nắm 31,21% cổ phần trong công ty mới. Chinalco, China Minmetals và Ganzhou Rare Earth Group sẽ nắm mỗi bên 20,33%.

    "Đây là một phần kế hoạch tái định vị ngành công nghiệp này của Trung Quốc nhằm hỗ trợ chuỗi cung ứng cho quá trình điện khí hóa trong những năm tới. Nó cũng là sự công nhận rằng chuỗi cung ứng là chìa khóa cho thành công trong thập kỷ tới", Jim Litinsky – CEO MP Materials – công ty duy nhất của Mỹ sản xuất đất hiếm cho biết, "Đây là điều tuyệt vời cho cả ngành công nghiệp. Tôi nghĩ phương Tây đang ngày càng nhận ra họ cần một chuỗi cung ứng của riêng mình".

    Quảng cáo
    Dù vậy, việc Trung Quốc thống trị ngành này đang ngày càng gây lo ngại. Đất hiếm trở thành tâm điểm chú ý năm 20119, khi Trung Quốc cân nhắc siết xuất khẩu trong cuộc chiến thương mại với Mỹ - nước phải nhập khẩu tới 80% đất hiếm từ Trung Quốc. Dù việc này cuối cùng không thành hiện thực, nó cũng cho thấy rủi ro khi quá phụ thuộc vào một quốc gia khác. Nhiều nền kinh tế phương Tây sau đó thông báo sẽ tăng tự chủ về đất hiếm.

    Trước khi sáp nhập, Bắc Kinh đã tái cấu trúc ngành này và tạo ra 6 công ty được cấp phép hoạt động năm 2016. Chính phủ nước này hiện kiểm soát việc sản xuất, cấp quota hàng năm cho các công ty. Năm nay là 168.000 tấn.
    Giá đất hiếm năm nay tăng vọt do nhu cầu vượt quá nguồn cung. Việc thiếu hụt điện càng khiến quá trình sản xuất gián đoạn. Giá cả hàng hóa tăng nói chung cũng kéo chi phí sản xuất lên cao.

Chia sẻ trang này