KSV Nắm giữ 55% CTCP Đất hiếm Lai Châu chủ mỏ Đất hiếm Đông Pao

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi typhuCKVN, 05/06/2019.

6748 người đang online, trong đó có 1054 thành viên. 15:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 15611 lượt đọc và 40 bài trả lời
  1. typhuCKVN

    typhuCKVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Đã được thích:
    464
    Chính phủ đồng ý triển khai Dự án khai thác, chế biến quặng đất hiếm mỏ Đông Pao
    https://lavreco.vn/index.php/vi/new...-thac-che-bien-quang-dat-hiem-mo-Dong-Pao-20/

    Thứ năm - 30/05/2013 11:55

    [​IMG]
    Chính phủ đồng ý triển khai Dự án khai thác, chế biến quặng đất hiếm mỏ Đông Pao


    Thực hiện theo Chỉ thị 02/CT-TTg ngày 09/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động thăm dò khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu Khoáng sản, Ngày 14/5/2013, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 3852/VPCP-KTN thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về việc trả lời công văn số 394/UBND-TN ngày 16/4/2013 của UBND tỉnh Lai Châu như sau: Đồng ý chủ trương triển khai dự án khai thác, chế biến quặng đất hiếm mỏ Đông Pao – Tam Đường – Lai Châu.
    Đây là điều kiện rất quan trọng để UBND tỉnh Lai Châu và các Bộ ban ngành xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư và cấp phép khai thác cho Công ty cổ phần đất hiếm Lai Châu – Vimico theo đúng quy định
    Hiện nay Công ty đang hoàn tất các thủ tục trong việc xin cấp phép khai thác mỏ.
    typhuCKVN đã loan bài này
  2. ngoclanstock

    ngoclanstock Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    05/11/2015
    Đã được thích:
    1.670
    vậy tóm lại múc con nào
    đọc nhiều loạn cả chưởng
  3. typhuCKVN

    typhuCKVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Đã được thích:
    464
    UBND tỉnh Lai Châu cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho “Dự án đầu tư XDCT khai thác và chế biến quặng đất hiếm mỏ Đông Pao” (phần mỏ - tuyển)
    https://lavreco.vn/index.php/vi/new...-quang-dat-hiem-mo-Dong-Pao-phan-mo-tuyen-24/

    Thứ tư - 08/01/2014 18:20


    Ngày 31 tháng 12 năm 2013 UBND tỉnh Lai Châu đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư số: 23 121 000 277 cho “Dự án đầu tư XDCT khai thác và chế biến quặng đất hiếm mỏ Đông Pao (phần mỏ - tuyển) do Công ty cổ phần Đất hiếm Lai Châu – Vimico làm chủ đầu tư.
    Mỏ đất hiếm Đông Pao nằm tại 02 xã Bản Hon và Bản Giang, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Dự án có tổng vốn đầu tư: 764.952,3 triệu đồng, là dự án thành phần của “Dự án đầu tư XDCT khai thác và chế biến quặng đất hiếm mỏ Đông Pao”. Quy mô của dự án gồm 02 khu mỏ tuyển với 07 thân quặng có tổng trữ lượng 24.310.565 tấn quặng nguyên khai (trong đó 2.216.982 tấn đất hiếm TR2O3 , 12.817.166 tấn barit BaSO4 và 9.276.417 tấn fluorit CaF2) cùng 02 nhà máy tuyển khoáng tổng công suất chế biến khi đi vào ổn định 1.088.000 tấn quặng nguyên khai/năm, sản phẩm đầu ra là 75.782 tấn quặng tinh đất hiếm/năm (hàm lượng 44,05% TR2O3) tương đương 30.000 tấn các ôxít đất hiếm riêng rẽ/năm cùng các khoáng vật đi kèm là: Barit và Fluorit. Thời hạn thực hiện dự án là 30 năm, tổng diện tích đất sử dụng 385 ha, dự kiến Dự án được khởi công xây dựng, lắp đặt và hoàn thành trong 03 năm.
    [​IMG]
    Một phần thân quặng F3 mỏ đất hiếm Đông Pao
    Đây là điều kiện quan trọng để Công ty hoàn thiện hồ sơ thủ tục nộp Bộ tài nguyên và môi trường xin cấp phép khai thác mỏ sau khi được Chính phủ đồng ý chủ trương triển khai dự án vào tháng 5 năm 2013. Qua đó góp phần thúc đẩy Thỏa thuận về hợp tác phát triển ngành công nghiệp đất hiếm tại Việt Nam giữa hai Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản tiến thêm một bước, thúc đẩy việc liên doanh giữa Lavreco và Công ty phát triển đất hiếm Đông Pao – Nhật Bản (JDP) trong hợp tác khai thác và chế biến đất hiếm thân quặng F3 mỏ đất hiếm Đông Pao. Góp phần sớm xây dựng nghành công nghiệp khai thác, chế biến Đất hiếm của nước ta lên một tầm vóc mới. Dự án triển khai sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động địa phương, thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn phát triển.
    Nguồn tin: Tin Công ty
    typhuCKVN đã loan bài này
  4. ngoclanstock

    ngoclanstock Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    05/11/2015
    Đã được thích:
    1.670

    múc KSV à
    giá cao không thánh khoản ghê lắm
  5. typhuCKVN

    typhuCKVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Đã được thích:
    464
    Đợi thanh khoản cao thì nó phi mẹ nó 5000% rồi cụ ạ. Múc lúc này còn có ăn mà nhanh giàu, mấy nữa họ bán hết VPC để múc KSV thì cụ cũng không tranh được với họ đâu.
    typhuCKVN đã loan bài này
  6. typhuCKVN

    typhuCKVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Đã được thích:
    464
    “Vũ khí” đất hiếm trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
    VOV.VN - Giới phân tích cho rằng, chắc chắn Mỹ sẽ chịu tác động tiêu cực trong ngắn hạn nếu Trung Quốc hạn chế hoặc cấm xuất khẩu đất hiếm.
    “Chiến tranh” thương mại Mỹ - Trung đang leo thang

    Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang leo thang căng thẳng khi cả Mỹ và Trung Quốc đều tỏ rõ lập trường cứng rắn, vòng đàm phán thứ 11 kết thúc mà không đạt thỏa thuận nào. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung diễn ra ở nhiều khía cạnh, nhưng tâm điểm căng thẳng tập trung ở mảng công nghệ. Việc Mỹ liên tiếp ra đòn nhắm vào tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei thời gian gần đây đang làm bất đồng giữa hai cường quốc về thương mại và công nghệ trở nên nghiêm trọng hơn.

    [​IMG]
    Mỏ đất hiếm lộ thiên ở Mountain Pass, California. Ảnh: John Gurzinski/hcn.org.
    Xung đột Trung - Mỹ lại nhận một cú sốc khi Mỹ nâng mức thuế lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng nhập khẩu và lên kế hoạch áp thuế ước tính 300 tỷ USD đối với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu còn lại của Trung Quốc. Về phía mình, Bắc Kinh trả đũa bằng việc nâng thuế với phần lớn trong nhóm 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ đã chịu thuế từ năm 2018, có hiệu lực từ 1/6/2019. Đáp trả lại vụ chính quyền Trump áp lệnh cấm lên hãng Huawei, Đại sứ Trung Quốc tại EU nói, “nếu Mỹ muốn, Trung Quốc sẽ đấu đến cùng” - một tín hiệu sẽ không có chuyện Bắc Kinh sớm nhượng bộ Washington.

    Trong thế tranh hùng Mỹ - Trung, thị trường chứng khoán thế giới nhiều phiên lao dốc, thị trường tài chính tiền tệ cũng bộc lộ những nguy cơ bất ổn, thương mại và tăng trưởng toàn cầu trước áp lực sụt giảm mạnh. Thậm chí nhiều chuyên gia đang nghĩ tới chu kỳ khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, có thể sẽ diễn ra vào năm tới và cả thế giới đang hồi hộp dõi theo.

    Ngoài áp thuế hàng hóa, Trung Quốc được đánh giá là còn nhiều “vũ khí” có thể được dùng để trả đũa Mỹ trong cuộc chiến thương mại. Nước này hiện có một kho dự trữ ngoại hối khổng lồ 3.600 tỷ USD và hơn 1.000 tỷ USD trái phiếu Mỹ có thể bán ra gây áp lực cho đối thủ. Trung Quốc cũng có thể phá giá đồng Nhân dân tệ và dừng nhập khẩu đậu tương - đánh trực tiếp vào những người nông dân vốn mang phiếu bầu đến cho Tổng thống Trump. Và một vũ khí khác, được coi là là một “quả bom nguyên tử” của Trung Quốc - trả đũa bằng đầu cơ hay không xuất khẩu sang Mỹ đất hiếm.

    “Vũ khí” đất hiếm

    Đất hiếm (tiếng Anh là rare earth) là nhóm gồm 17 nguyên tố trong Bảng tuần hoàn, có khả năng nhận và cho đi electrons. Có hàm lượng cực thấp trong vỏ trái đất, việc khai thác và chiết xuất cực kỳ khó khăn và tốn kém, nhưng chúng có tầm quan trọng và ảnh hưởng tới rất nhiều lĩnh vực sản xuất quan trọng, từ các các sản phẩm điện tử, điện thoại thông minh, xe điện, máy bay, năng lượng tái tạo, lọc dầu, … đến quốc phòng và công nghệ.

    Đất hiếm được ví như “vitamin của hóa học”, công nghệ và sản lượng đất hiếm gây nên biến động giá cả thị trường, và kèm theo những vấn đề chính trị trong việc cung ứng, xuất nhập khẩu năng lượng. Trung Quốc chiếm 37% trữ lượng đất hiếm toàn cầu, sản xuất 95% đất hiếm của thế giới, cung cấp 80% lượng đất hiếm nhập khẩu của Mỹ trong thời gian từ 2014 - 2017. Theo chủ tịch công ty tư vấn ThREE Consulting, Trung Quốc có thể đóng cửa gần như mọi dây chuyền lắp ráp ô-tô, máy tính, điện thoại thông minh và máy bay bên ngoài Trung Quốc nếu họ ra lệnh cấm vận loại vật liệu này.


    [​IMG]
    Phân bố trữ lượng đất hiếm trên toàn cầu. Ảnh: researchgate.net.
    Theo Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ, năm 2018, kim ngạch xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc sang nước này đạt mức 92 triệu USD. Vì có tầm quan trọng chiến lược, đất hiếm là một trong số ít những mặt hàng mà Mỹ loại khỏi danh sách hàng hóa Trung Quốc trị giá hơn 300 tỉ USD bị cân nhắc áp thuế trong thời gian tới. Khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung trở nên căng thẳng, giới quan sát lo ngại Trung Quốc có thể sử dụng đất hiếm như một "vũ khí" trả đũa Mỹ, đặc biệt sau chuyến thăm công ty đất hiếm JL Mag Rare-Earth của Chủ tịch Tập Cận Bình.

    Tuy nhiên, theo nhiều nhận định, Trung Quốc dường như đang ngộ nhận về sức mạnh vũ khí của mình. Trên thực tế, đất hiếm phân bố ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm cả Mỹ, chứ không chỉ riêng ở Trung Quốc. Sở dĩ các nước khác không khai thác đất hiếm vì ngành công nghiệp này rất ảnh hưởng đến môi trường. Đã từ 3 thập kỷ nay, Mỹ không còn đánh đổi môi trường để lấy kinh tế, đã giảm dần lượng khai thác vì ô nhiễm và quay sang mua của Trung Quốc vì giá rẻ.
    Chắc chắn Mỹ sẽ chịu tác động tiêu cực trong ngắn hạn nếu Trung Quốc hạn chế hoặc cấm xuất khẩu đất hiếm. Tuy nhiên, đây cũng là con dao hai lưỡi, nếu tính toán không kỹ, Trung Quốc sẽ chịu cảnh “gậy ông đập lưng ông”, bởi chính họ là nước sử dụng đất hiếm nhiều nhất, thậm chí có dự báo sẽ phải nhập khẩu loại khoáng chất này trong thập kỷ tới. Nếu giá đất hiếm tăng cao, Trung Quốc là bên thua thiệt nhất. Theo các nhà phân tích, Trung Quốc có vẻ chưa sẵn sàng sử dụng tới ngón đòn này vì có thể khiến cả thế giới tìm nguồn cung khác thay thế.

    Mỹ bắt đầu lo ngại về sự phụ thuộc vào nguồn cung đất hiếm Trung Quốc từ năm 2010, khi Trung Quốc dùng nó như một thứ vũ khí gây áp lực lên Nhật Bản trong bối cảnh 2 nước có tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku, khiến cả thế giới "bừng tỉnh" trước rủi ro về sự phụ thuộc vào một nguồn cung (may thay, sau đó, Nhật Bản cũng phát hiện ra mỏ đất hiếm hàm lượng cao ở đảo Marcus). Năm 2018, Mỹ chỉ mua 3,8% đất hiếm xuất khẩu của Trung Quốc.

    Tại Malaysia, một số tập đoàn dự định gia tăng khai thác đất hiếm nhằm đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu này cho sản xuất ở Mỹ một khi Trung Quốc "tuyên chiến". Tập đoàn Lynas gần đây đã công bố kế hoạch liên doanh với Blue Line Mining có trụ sở ở Texas về thành lập một nhà máy sản xuất ở Mỹ, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung Trung Quốc.

    Trong thực tế, có một chi tiết ít được chú ý - Trung Quốc đã phụ thuộc phần nào vào Mỹ về quặng đất hiếm. Khu vực sản xuất của Trung Quốc hiện rất lớn, đến nỗi phải nhập khẩu quặng đã qua chế biến từ Mountain Pass (California) - mỏ đã cung cấp tới 10% sản lượng đất hiếm khai thác toàn cầu những tháng gần đây. Các nhà đầu tư sở hữu 65% cổ phần của mỏ này đã lên kế hoạch tái khởi động các cơ sở phân tách hóa học khai thác mỏ vào năm 2019 - 2020 để sản xuất oxit đất hiếm, quặng bán thành phẩm sẽ không còn phải chuyển sang Trung Quốc.

    Vấn đề nan giải đối với Bắc Kinh nằm ở việc có đánh đổi vai trò trung tâm của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu khi dừng xuất khẩu các sản phẩm quan trọng sang phương Tây như đất hiếm hay không. Các nhóm "diều hâu thương mại" trong chính quyền Trump đang âm thầm hy vọng Trung Quốc sẽ làm điều đó. Sự gián đoạn đó được coi là thời điểm tốt nhất để thuyết phục các công ty toàn cầu chuyển vĩnh viễn sản xuất ra khỏi Trung Quốc sang Mỹ, hoặc các đồng minh của Mỹ - mục tiêu dài hạn trong chính sách thương mại mới của Mỹ. Trung Quốc đang ở tình thế lựa chọn khó khăn kể cả quyết định cấm xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ - vấn đề không chỉ gây ra những hệ lụy trước mắt mà còn có thể bị sập bẫy chiến lược của quốc gia khó chơi này./.
    --- Gộp bài viết, 05/06/2019, Bài cũ: 05/06/2019 ---
    https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/vu-khi-dat-hiem-trong-chien-tranh-thuong-mai-my-trung-914769.vov
    Các cụ đã nhìn thấy mỏ Đông Pao, Lai Châu của Việt Nam trên bản đồ đất hiếm toàn cầu chưa?

    [​IMG]
    Phân bố trữ lượng đất hiếm trên toàn cầu. Ảnh: researchgate.net.
    typhuCKVN đã loan bài này
  7. typhuCKVN

    typhuCKVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Đã được thích:
    464
    Trung Quốc bỏ ngỏ khả năng sử dụng đất hiếm trả đũa Mỹ
    VOV.VN -Một lãnh đạo Trung Quốc đã bỏ ngỏ khả năng sử dụng đất hiếm như một loại vũ khí để trả đũa những hành động mà nước này cho là "chèn ép vô cớ" của Mỹ.
    Một lãnh đạo Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc khi trả lời phỏng vấn của báo chí trong nước đã bỏ ngỏ khả năng sử dụng đất hiếm như một loại vũ khí để trả đũa những hành động mà nước này cho là "chèn ép vô cớ" của Mỹ.

    Khi được hỏi liệu đất hiếm có trở thành con bài quan trọng Trung Quốc dùng để trả đũa Mỹ trong bối cảnh va chạm thương mại giữa hai bên không ngừng leo thang hay không, lãnh đạo Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc không đưa ra câu trả lời trực diện, mà chỉ khẳng định, với sự gắn kết chặt chẽ trong chuỗi ngành nghề và tính bổ trợ cao giữa hai nước Trung-Mỹ, chỉ có hợp tác mới đem lại lợi ích cho cả hai bên và trong cuộc chiến thương mại sẽ không có ai là người chiến thắng.

    [​IMG]
    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Nhà máy đất hiếm ở tỉnh Giang Tây. Ảnh: Tân Hoa Xã
    Quan chức này cũng cho biết, là quốc gia cung cấp đất hiếm lớn nhất thế giới, Trung Quốc luôn phát triển ngành đất hiếm với phương châm rộng mở, hiệp đồng và chia sẻ, vừa phục vụ nhu cầu trong nước, vừa đáp ứng nhu cầu "chính đáng" của các nước trên thế giới.


    Trước đó, ngày 20/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến thăm tới một trong những nhà máy khai thác và xử lý đất hiếm lớn nhất nước này tại tỉnh Giang Tây, cùng Phó Thủ tướng Lưu Hạc, trưởng đoàn đàm phán thương mại với Mỹ. Động thái này dấy lên lo ngại về việc Trung Quốc sẽ sử dụng đất hiếm như một loại vũ khí quan trọng trong chiến dịch trả đũa những hành động của Mỹ.
    Khi đề cập đến chuyến thăm này, quan chức Trung Quốc cho biết, chuyến thăm nhằm thể hiện sự quan tâm và coi trọng của Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đối với việc đẩy nhanh sự phát triển của vùng đất giàu truyền thống cách mạng song chậm phát triển này, cũng như thúc đẩy ngành công nghiệp đất hiếm của Trung Quốc phát triển xanh và bền vững.

    Trung Quốc hiện là nước sản xuất và xuất khẩu đất hiếm lớn nhất thế giới. Trong đó, vùng Cán Châu, tỉnh Giang Tây là nơi có trữ lượng đất hiếm nặng chiếm tới 80% cả nước Trung Quốc.
    Hiện tại sản lượng đất hiếm của Trung Quốc chiếm khoảng 90% sản lượng toàn cầu và gần 80% lượng đất hiếm Mỹ nhập khẩu là từ Trung Quốc. Đất hiếm của Trung Quốc chứa 17 nguyên tố hiếm và chúng đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và sản phẩm công nghệ, như: luyện kim, hóa dầu, quang học hay điện thoại thông minh, thiết bị điện tử..../.
    https://vov.vn/the-gioi/trung-quoc-bo-ngo-kha-nang-su-dung-dat-hiem-tra-dua-my-914688.vov
    typhuCKVN đã loan bài này
  8. typhuCKVN

    typhuCKVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Đã được thích:
    464
    Nguy cơ với tiêm kích F-35 Mỹ nếu Trung Quốc cắt nguồn cung đất hiếm
    Ngành công nghiệp vũ khí Mỹ có thể sẽ gặp khó khăn nếu Trung Quốc ngừng xuất khẩu đất hiếm như một biện pháp trả đũa thương mại.
    [​IMG]

    Tiêm kích F-35B của thủy quân lục chiến Mỹ. Ảnh: USNI.

    Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc làm dấy lên lo ngại Bắc Kinh có thể sử dụng vị trí thống trị trong thị trường đất hiếm làm đòn bẩy trong cuộc chiến thương mại giữa hai nước.

    Các chuyên gia cho rằng nếu Trung Quốc ngừng xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ, ngành công nghiệp quốc phòng của Washington chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi đây là nguyên liệu đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các hệ thống vũ khí hiện đại Mỹ, trong đó có tiêm kích tàng hình F-35.

    Các tập đoàn quốc phòng Mỹ phải cần đến 417 kg kim loại đất hiếm để sản xuất một tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II. Trong khi đó, hải quân nước này phải sử dụng đến 4,2 tấn khoáng sản này cho một tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Virginia và 2,3 tấn cho một tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke.
    Các nhà thầu quốc phòng như Raytheon và Lockheed Martin cũng sử dụng kim loại đất hiếm để chế tạo các hệ thống dẫn đường và cảm biến hiện đại cho tên lửa và các khí tài quân sự khác.

    Đất hiếm là nhóm 17 nguyên tố hóa học dùng để sản xuất các linh kiện quan trọng của nhiều sản phẩm như điện thoại thông minh, tivi, máy ảnh, bóng đèn, xe điện và vũ khí. Trung Quốc sản xuất hơn 95% lượng đất hiếm của thế giới. Từ năm 2004 tới 2017, Trung Quốc là nước sản xuất 80% lượng đất hiếm nhập vào Mỹ. Rất ít nhà cung cấp thay thế có thể cạnh tranh với Trung Quốc, nơi có 37% trữ lượng đất hiếm toàn cầu.

    Tuy nhiên, để đối phó nguy cơ Trung Quốc cắt nguồn cung, Bộ Quốc phòng Mỹ mới đây đã gửi báo cáo tới Nhà Trắng và trình bày với quốc hội về yêu cầu được cấp nguồn ngân sách liên bang mới nhằm thúc đẩy sản xuất đất hiếm trong nước, giảm sự phụ thuộc vào Bắc Kinh đối với nguồn nguyên liệu chiến lược này.
    https://tintuc.vn/nguy-co-voi-tiem-kich-f-35-my-neu-trung-quoc-cat-nguon-cung-dat-hiem-post964141
    typhuCKVN đã loan bài này
  9. typhuCKVN

    typhuCKVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Đã được thích:
    464
    Công ty CP đất hiếm Lai Châu quản lý toàn bộ mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam
    Thứ Năm, ngày 27/09/2012
    Ngày 26/9, ông Bùi Văn Huyền, Giám đốc Công ty Cổ phần đất hiếm Lai Châu - VIMICO cho biết văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 7263/VPCP-KTN của Thủ tướng Chính phủ, đồng ý về nguyên tắc giao cho Công ty được quản lý toàn bộ mỏ đất hiếm Đông Pao ở huyện Tam Đường (Lai Châu).


    Thủ tướng Chính phủ giao Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam chỉ đạo Công ty khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để trình Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép khai thác theo quy định của Luật Khoáng sản.

    Theo báo cáo nghiên cứu dự án, khu vực này là mỏ khoáng sản đất hiếm lớn nhất Việt Nam vào thời điểm hiện tại, với tổng diện tích hơn 11km2, trữ lượng trên 5 triệu tấn ôxít và thân quặng chính là F3 và F7, một loại quặng quý hiếm rất cần trong chế tạo công nghệ điện tử. Mỏ sẽ được khai thác lộ thiên, tuyển khoáng và thủy luyện có công suất quặng nguyên khai là 1.088.000 tấn.

    Tháng 6/2012, Công ty cổ phần đất hiếm Lai Châu và Công ty Phát triển đất hiếm Đông Pao - Nhật Bản đã ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác khai thác, chế biến đất hiếm thân quặng F3 ở mỏ Đông Pao theo 2 giai đoạn:

    Giai đoạn 1, hai bên cùng tiến hành nghiên cứu, lập “Dự án khai thác chế biến đất hiếm thân quặng F3, ở mỏ Đông Pao, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu” với mục tiêu công suất sản phẩm 10.000 tấn/năm ô xít đất hiếm và ô xít riêng rẽ. Hai bên cùng quyết định: quy trình tuyển quặng, quy trình chế biến, địa điểm nhà máy chế biến…

    Giai đoạn 2, hai bên tiếp tục đàm phán các khoản mục về thành lập công ty liên doanh, với tên dự định là “Công ty TNHH hai thành viên Việt-Nhật”; Vốn điều lệ của công ty sẽ không ít hơn 30% tổng giá trị đầu tư của dự án. Trong thời hạn hiệu lực của biên bản ghi nhớ, hai bên cam kết bảo mật các thông tin dự án khai thác, chế biến thân quặng F3 ở mỏ Đông Pao. Không tham gia vào đàm phán hay dàn xếp với bất kỳ bên thứ 3 nào nhằm mục đích phát triển và đầu tư Dự án liên quan đến thân quặng F3 hoặc F7 khi không có sự chấp nhận bằng văn bản của bên còn lại…
    http://www.vinacomin.vn/cong-ty-cp-...oan-bo-mo-dat-hiem-lon-nhat-viet-nam-2874.htm
    typhuCKVN đã loan bài này
  10. typhuCKVN

    typhuCKVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Đã được thích:
    464
    Trung Quốc dọa cắt đất hiếm, Mỹ tuyên bố sẽ chơi theo cách 'chưa từng có'
    05/06/2019 14:31 GMT+7
    Phát triển công nghiệp đất hiếm tại Việt Nam
    [​IMG]
    Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross - Ảnh: AFP

    Một báo cáo chi tiết về 35 nguyên tố và hợp chất "cực kỳ quan trọng với an ninh quốc gia và an ninh kinh tế Mỹ" sẽ sớm được công bố, Bộ trưởng Ross lên tiếng khẳng định ngày 4-6 (giờ Mỹ).

    Ngoài uranium và titanium, đất hiếm - thứ hiện diện trong tất cả linh kiện điện tử, từ điện thoại thông minh smartphone đến máy tính, máy bay, thiết bị GPS hay tên lửa, trở thành cái tên đáng lưu ý nhất.

    "Thông qua các khuyến nghị và đánh giá chi tiết trong báo cáo trên, chính phủ liên bang sẽ tiến hành các bước đi chưa từng có tiền lệ để bảo đảm rằng Mỹ sẽ không bao giờ bị thiếu hụt những nguyên tố thiết yếu này", Hãng thông tấn AFP dẫn lời ông Ross tiết lộ thêm.

    "Những nguyên tố quan trọng này thường bị ngó lơ, nhưng thẳng thắn mà nói, với cuộc sống hiện đại này, thiếu chúng là điều không thể", Bộ trưởng Ross chia sẻ.

    Mỹ hiện là nhà nhập khẩu đất hiếm hàng đầu thế giới với nguồn cung chủ yếu đến từ Trung Quốc. Có nhiều dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh có ý định biến đất hiếm trở thành con bài trả đũa Mỹ trong cuộc chiến thương mại do Washington khơi mào trước.

    Hôm 3-6, một ngày trước tuyên bố của bộ trưởng thương mại Mỹ, Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc (NDRC) đánh tiếng đã "thảo luận về các biện pháp kiểm soát xuất khẩu" đất hiếm tại một hội nghị tập hợp các chuyên gia đầu ngành.


    "Theo gợi ý của các chuyên gia, Trung Quốc cần phải tăng cường việc kiểm soát xuất khẩu và thành lập một cơ chế đánh giá, theo dõi toàn bộ quá trình xuất khẩu đất hiếm", NDRC nhấn mạnh.

    Lý giải cho điều đó, NDRC cho rằng hành động này là cần thiết để "hạn chế việc khai thác trái phép và buôn lậu khoáng sản quan trọng, góp phần đưa ngành công nghiệp đất hiếm Trung Quốc vào chuỗi giá trị".

    Thời gian trôi qua, khi nhìn lại người ta thấy chính quyền Trump đã biết rõ điểm yếu của mình nếu phát động một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Tháng 9-2017, Tổng thống Trump ra lệnh cho Bộ Thương mại và các cơ quan khác của Mỹ phải tìm ra các nguyên liệu mới, thay thế các nguyên liệu quan trọng nhưng phải phụ thuộc nước ngoài.

    Điều ông Trump lo sợ là trong trường hợp xấu nhất các nguồn cung cho Mỹ sẽ bị gián đoạn, ảnh hưởng trực tiếp đến các công ty nước này.

    Mỹ hiện đang có tới 1,4 triệu m3 đất hiếm trong kho dự trữ, gấp 93 lần sản lượng khai thác được năm 2018, theo Cục Khảo sát địa chất Mỹ. Việc xử lý đất hiếm khai thác tại mỏ đất hiếm duy nhất của Mỹ hiện nay phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc.

    https://tuoitre.vn/trung-quoc-doa-c...-theo-cach-chua-tung-co-20190605140612918.htm
    typhuCKVN đã loan bài này

Chia sẻ trang này