KSV Nắm giữ 55% CTCP Đất hiếm Lai Châu chủ mỏ Đất hiếm Đông Pao

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi typhuCKVN, 05/06/2019.

6577 người đang online, trong đó có 1009 thành viên. 15:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 15612 lượt đọc và 40 bài trả lời
  1. typhuCKVN

    typhuCKVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Đã được thích:
    464
    KSV hàng siêu cô đặc, Tập đoàn Than Khoáng sản VN nắm giữ trên 98% số cổ phiếu lưu hành, số cổ phiếu bên ngoài còn rất ít, đang sở hữu mỏ Đất hiếm Đông Pao lớn nhất cả nước, Đất hiếm tăng giá từng ngày thì ai cũng biết!
    typhuCKVN đã loan bài này
  2. typhuCKVN

    typhuCKVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Đã được thích:
    464
    Hàng lởm vô cùng là thế nào cụ? Vua Khoáng sản cả nước đó cụ ạ, nắm giữ 02 Công ty Vàng Hà Nội và Vàng Lào Cai, cùng vô số tài nguyên khoáng sản quý hiếm trên cả nước. Nắm giữ, sở hữu 55% vốn chủ của CTCP Đất hiếm Lai Châu, hàng độc trên 03 sàn chứng khoán, cổ phiếu siêu cô đặc, giá trị tích lũy tài sản vô cực, doanh thu 01 năm > 5.000 tỷ đó cụ ơi. Hiện nay chiến tranh thương mại đang hồi khốc liệt, leo thang, con Át chủ bài Đất hiếm sớm muộn cũng được tung ra thôi! Túng quá thì phải làm liều! Không mua KSV bây giờ thì còn chờ đến bao giờ, Hàng Đất hiếm duy nhất thống lĩnh 03 sàn chứng khoán VN! Trân trọng!
    typhuCKVN đã loan bài này
  3. typhuCKVN

    typhuCKVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Đã được thích:
    464
    Nguy cơ cuộc chiến đất hiếm giữa Mỹ và Trung Quốc
    Hai quốc gia đang bất đồng về nguồn cung loại khoáng sản thiết yếu được sử dụng trong mọi sản phẩm, từ máy giặt đến thiết bị quân sự.

    Mỹ châm ngòi chiến tranh thương mại khắp thế giới / Trung Quốc đổ lỗi Mỹ những gì về chiến tranh thương mại?

    Bộ Thương mại Mỹ hôm qua cam kết sẽ có "các hành động chưa từng có" để đảm bảo Mỹ không bị cắt nguồn cung đất hiếm - loại khoáng sản Trung Quốc đang thống trị về sản xuất. Bộ này cũng công bố báo cáo liệt kê chi tiết các bước để đảm bảo nguồn cung, chỉ vài giờ sau khi Trung Quốc cho biết đang nghiên cứu đề xuất kiểm soát xuất khẩu tài nguyên này.

    Truyền thông Trung Quốc cho rằng đất hiếm có thể được sử dụng làm vũ khí trong căng thẳng thương mại với Mỹ, do nước này kiểm soát tới hơn 70% nguồn cung toàn cầu. Tỷ lệ này với sản phẩm đã qua chế biến còn cao hơn. Tuy vậy, bất kỳ hành động nào nhằm hạn chế xuất khẩu cũng sẽ khiến hai nền kinh tế lớn nhất thế giới càng xa cách. Đến nay, hai nước đã đánh thuế hàng nhập khẩu của nhau. Mỹ đã đưa Huawei vào danh sách đen, còn Trung Quốc cảnh báo công dân không nên sang Mỹ.

    "Loại khoáng sản thiết yếu này thường bị coi nhẹ. Nhưng trong cuộc sống hiện đại, thiếu chúng là điều không thể", Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết trong một thông báo.

    [​IMG]
    Quặng bastnaesite chứa đất hiếm tại một phòng thí nghiệm ở Nhật Bản. Ảnh: Reuters

    Báo cáo của Mỹ khẳng định việc đảm bảo nguồn cung và khả năng khôi phục chuỗi cung ứng đất hiếm là điều quan trọng với sự phát triển kinh tế và an ninh quốc gia. "Nếu Trung Quốc hay Nga ngừng xuất khẩu sang Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ trong thời gian dài, tương tự lệnh cấm vận đất hiếm của Trung Quốc năm 2010, đây sẽ là cú sốc lớn với Mỹ và chuỗi cung ứng nước ngoài", báo cáo cho biết.

    Trong một thông báo hôm qua, Ủy ban Cải cách và Phát triển Kinh tế Trung Quốc cho biết đang nghiên cứu một đề xuất từ các chuyên gia trong ngành, về việc kiểm soát xuất khẩu đất hiếm. Các biện pháp này sẽ sớm được áp dụng. Tuần trước, Bloomberg cũng đưa tin Bắc Kinh đã chuẩn bị một kế hoạch hạn chế xuất khẩu sang Mỹ nếu cần thiết.

    Báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ sau đó đề xuất nhiều biện pháp, trong đó có tăng nhận thức của Chính phủ về nguồn cung đất hiếm trong nước và thúc giục cấp phép khai thác. "Với các ngành công nghiệp phi quân sự tại Mỹ, họ không có cách nào thoát phụ thuộc vào đất hiếm Trung Quốc trong ngắn hạn", Oliver Nugent - nhà phân tích tại Citigroup cho biết. Việc khai thác và xử lý đất hiếm "gặp rất nhiều thách thức về môi trường, công nghệ và vốn. Điều này cần thêm nhiều sự hỗ trợ từ cả nhà đầu tư và chính phủ, nếu thực hiện ngoài Trung Quốc".

    Danh mục hạn chế xuất khẩu có thể bao gồm cả đất hiếm nặng - nhóm có chứa nam châm, được dùng trong hầu hết các loại xe hơi và sản phẩm tiêu dùng. Việc gián đoạn nguồn cung nam châm đất hiếm sẽ có tác động "khủng khiếp" đến nền kinh tế Mỹ, do nhu cầu tài nguyên này rất lớn, Jack Lifton - một chuyên gia kỳ cựu tại Mỹ cho biết.

    Quyền lực của Trung Quốc trong ngành sản xuất đất hiếm toàn cầu rất lớn, theo Shanghai Metals Market. Các quốc gia khác sẽ mất thời gian đáng kể mới gây dựng được năng lực chế biến cần thiết với tài nguyên này.

    Mỹ từng là nước sản xuất đất hiếm hàng đầu thế giới giai đoạn 1960 - 1980. Sau đó, hoạt động này dần chuyển ra nước ngoài. Quốc gia này hiện có 1,4 triệu m3 trữ lượng đất hiếm, theo Cục Khảo sát Địa chất Mỹ.

    Công ty khai thác đất hiếm duy nhất tại Mỹ - MP Materials lại xuất khẩu toàn bộ sản lượng khai thác sang Trung Quốc. Vì trên thế giới không cơ sở chế biến nào có đủ năng lực xử lý lượng sản phẩm của họ.

    "Cân nhắc đến an ninh năng lượng quốc gia, Chính phủ đảm bảo sẽ không để các thế lực bên ngoài gây sức ép bằng các loại tài nguyên thiên nhiên quan trọng với an ninh quốc gia và tăng trưởng kinh tế", Bộ trưởng Nội vụ Mỹ David Bernhardt khẳng định, "Bộ sẽ nhanh chóng thực hiện chiến lược của Tổng thống, từ cắt giảm quy trình cấp phép cho đến chuyển nguồn cung khoáng sản về Mỹ".

    Hà Thu (theo Bloomberg)
    https://vnexpress.net/kinh-doanh/nguy-co-cuoc-chien-dat-hiem-giua-my-va-trung-quoc-3934144.html
    typhuCKVN đã loan bài này
  4. typhuCKVN

    typhuCKVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Đã được thích:
    464
    Đất hiếm: "Cuộc chiến" Mỹ - Trung Quốc - Nhật Bản
    https://khoahoc.tv/dat-hiem-cuoc-chien-my-trung-quoc-nhat-ban-30752
    Ngành chế tạo của Mỹ, đặc biệt là công nghiệp năng lượng xanh, luôn cần đến các loại đất hiếm, nhưng họ lại đang phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc, ít nhất là 5 năm tới.

    >>> Có đất hiếm vẫn khó giàu
    >>> Nhật Bản lập kế hoạch tái chế 13 kim loại đất hiếm

    Ngày 15/12, Bộ Năng lượng Mỹ công bố một bản báo cáo cảnh báo rằng, Mỹ quá phụ thuộc vào nguồn cung cấp đất hiếm của Trung Quốc, làm cho nền kinh tế Mỹ dễ bị tổn thương trong ngắn hạn bởi loại khoáng sản này.

    [​IMG]
    Khai thác đất hiếm ở Trung Quốc.

    Bản báo cáo dự kiến, Mỹ có thể mất 15 năm mới có thể thoát khỏi sự phụ thuộc vào nguồn cung đất hiếm từ Trung Quốc và kêu gọi Mỹ tăng cường nghiên cứu nguồn thay thế và mở rộng phát triển đường ống.

    Đất hiếm liên quan đến rất nhiều công nghệ năng lượng xanh, từ bóng đèn tiết kiệm năng lượng cho đến sản xuất xe điện, tuabin gió lớn, đều cần sử dụng đất hiếm.

    Báo cáo cho biết, 15 năm tới, ít nhất là việc cung ứng 5 loại đất hiếm vẫn dễ bị gây cản trở, bao gồm: dysprosium (Dy), terbium (Tb), neodymi, europi và yttri. Lượng cung cấp 5 loại đất hiếm này ước tính 96-99,8% là nằm trong tay Trung Quốc.

    Báo cáo cho biết, Dy đã trở thành loại đất hiếm quan trọng nhất và dễ vấp phải cản trở nhất về nguồn cung trong ngành công nghiệp năng lượng xanh.

    Cố vấn khai thác đất hiếm nổi tiếng của Australia, Kingsnorth cũng cho rằng, Dy có thể thiếu hụt, dự kiến sẽ làm cho ít nhất 5 năm tới, quá trình ứng dụng công nghệ đất hiếm mới của ngành công nghiệp năng lượng xanh bị chậm đi.

    Song song với việc tìm cơ hội khai thác đất hiếm từ nước ngoài như Việt Nam, Nhật Bản lập kế hoạch tái chế 13 kim loại đất hiếm để sản xuất các sản phẩm công nghệ cao sẽ được tái chế từ các thiết bị điện tử như điện thoại di động và các máy trò chơi điện tử.

    Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản sẽ quy định bắt buộc tái chế kim loại đất hiếm từ các sản phẩm điện tử cỡ nhỏ. Khoảng từ 10-20 loại thiết bị điện tử có thể sẽ được đưa vào trong danh sách các sản phẩm phải tái chế, gồm máy ảnh kỹ thuật số, máy quay phim, đầu DVD và lò vi sóng.

    >> Xem tiếp...

    Nhật Bản đã ban hành các văn bản pháp luật về việc bắt buộc tái chế các sản phẩm gia dụng cỡ lớn như điều hòa, tủ lạnh, tivi và ôtô. Tuy nhiên, nước này vẫn chưa có các quy định bắt buộc tái chế điện thoại di động và một số thiết bị điện tử khác có chứa một khối lượng tương đối lớn kim loại đất hiếm.

    [​IMG]

    Trong những năm gần đây, nhu cầu kim loại đất hiếm trên thế giới đang tăng nhanh do doanh số bán các ôtô điện và các sản phẩm điện tử thân thiện với môi trường khác đang tăng. Đến năm 2020, nhu cầu lithium có thể sẽ tăng 203 lần, trong khi nhu cầu manganese sẽ tăng 161 lần so với hiện nay.

    Nhật Bản đang cố gắng đa dạng hóa nguồn cung kim loại đất hiếm để tránh phụ thuộc vào Trung Quốc, nước xuất khẩu kim loại đất hiếm lớn nhất thế giới và hiện đang cung cấp tới 97% nhu cầu kim loại đất hiếm của Nhật Bản.

    Trong các loại đất hiếm, ít nhất có 96% loại quan trọng nhất hiện đang được khai thác và sản xuất tại Trung Quốc. Bắc Kinh đã thông qua công tác quản lý, kiểm soát để hạn chế xuất khẩu sản lượng đất hiếm, tạo điều kiện cho ngành chế tạo của họ.

    Bản báo cáo kể trên đã phản ánh một quan điểm mới, đó là Mỹ cần sở hữu nguồn đất hiếm để đảm bảo khả năng sống còn của ngành chế tạo năng lượng xanh của Mỹ. Bản báo cáo này đã đánh giá khá bi quan về khả năng Mỹ thoát khỏi sự phụ thuộc vào đất hiếm của Trung Quốc.

    Trung Quốc nắm 99,8% của 5 loại đất hiếm lớn. Kể từ năm 2006 trở đi, Trung Quốc đánh thuế suất 15% đối với các loại đất hiếm nhẹ như La, Ce, và 25% đối với các loại đất hiếm nặng như Dy, Tb.

    Trên thế giới hầu như chỉ miền nam Trung Quốc mới khai thác Dy, loại đất hiếm này ở Trung Quốc có giá bán là 95 USD/kg, nhưng sau khi đánh thuế thì giá lên tới 135 USD/kg.

    Không chỉ vậy, ngày 14/12, Trung Quốc công bố năm 2011 họ sẽ còn tăng thuế xuất khẩu đối với một số đất hiếm. Hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc, cộng với lao động giá rẻ, trợ cấp lớn của chính phủ, làm cho Trung Quốc ngày càng có khả năng chi phối trong ngành năng lượng xanh cần đất hiếm, chẳng hạn như sản xuất tuabin gió.

    Việc Trung Quốc tăng cường kiểm soát xuất khẩu đất hiếm có thể thúc đẩy các công ty nước ngoài như Công ty Molycorp của Mỹ và Tập đoàn Lynas của Australia đi vào hoặc quay trở lại khai thác đất hiếm, nhưng đất hiếm khai thác theo kế hoạch của hai công ty này chủ yếu là đất hiếm nhẹ, còn sản lượng rất nhiều loại đất hiếm vừa và nặng rất quan trọng cho năng lượng xanh thì lại tương đối ít.
    typhuCKVN đã loan bài này
  5. typhuCKVN

    typhuCKVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Đã được thích:
    464
    Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền khai thác hơn 900 ngàn tấn quặng
    ( 28/05/2019 - 16:47 )
    Tính đến cuối tháng 5/2019, Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền Lào Cai – VIMICO thuộc Tổng công ty Khoáng sản – TKV đã khai thác đạt 938 ngàn tấn quặng, bằng gần 43% kế hoạch năm.

    [​IMG]

    Khai thác quặng tại Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai (VIMICO) thuộc Tổng công ty Khoáng sản – TKV

    Để đạt kết quả trên, Chi nhánh đã tổ chức bóc đất đá 5,7 triệu mét khối, bằng 46% kế hoạch năm; tổ chức vận tải 36 triệu Tkm đất đá; khối lượng sản phẩm tinh quặng đồng sau tuyển đạt 33 ngàn tấn quy 25%Cu, trong đó nhà máy số 1 gần 20 ngàn tấn, nhà máy số 2 đạt trên 13 ngàn tấn; khối lượng sản phẩm tinh quặng sau tuyển đạt trên 46 ngàn tấn quy 60%Fe, trong đó nhà máy số 1 đạt trên 25 ngàn tấn, nhà máy số 2 đạt trên 21 ngàn tấn.

    Theo kế hoạch năm 2019, Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền Lào Cai khai thác trên 2,2 triệu tấn quặng. Chi nhánh xây dựng chi tiết kế hoạch hàng tháng, quý trên cơ sở kế hoạch điều hành Tổng công ty giao. Chi nhánh định hướng và chỉ đạo quyết liệt các phòng ban, phân xưởng bám sát kế hoạch sản xuất để có những giải pháp thực hiện cụ thể, tăng cường phối hợp giữa các đơn vị để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Các giải pháp chính được Chi nhánh quan tâm chỉ đạo như: Tổ chức giám sát, đánh giá chất lượng khoan nổ mìn của Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Tây Bắc nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nổ mìn phá đất đá; chuyên môn hóa công tác làm đường cũng như nâng cao chất lượng đường công trường để giảm tiêu hao nhiên liệu và lốp xe; tăng cường quản lý có hiệu quả hệ thống GPS, camera giám sát nhằm điều hành sản xuất hiệu quả, an toàn…
    http://vimico.vn/chi-nhanh-mo-tuyen-dong-sin-quyen-khai-thac-hon-900-ngan-tan-quang/
    Hùng Hải
    --- Gộp bài viết, 06/06/2019, Bài cũ: 06/06/2019 ---
    Mua Vàng chính là mua KSV - Tổng công ty Khoáng sản Vimico, sở hữu trên 48% CTCP Đá quý và Vàng Hà Nội, đồng thời sở hữu trên 46% CTCP Vàng Lào Cai, cổ phiếu KSV siêu cô đặc, Tập Đoàn Than Khoáng Sản VN nắm giữ trên 98% cổ phần, cổ phiếu trôi nổi bên ngoài rất ít, giá cực kỳ hạt dẻ!
    http://f319.com/threads/vang-vang-v...-mua-vang-chien-tranh-tm-fed-giam-ls.1307717/
    --- Gộp bài viết, 06/06/2019 ---
    KSV sở hữu 55% CTCP Đất hiếm Lai Châu chủ mỏ Đất hiếm Đông Pao, Đất hiếm Tăng giá từng ngày!
    KSV sở hữu 52,67% CTCP Kim loại màu Thái Nguyên - Vimico (UpCOM)
    , mã TMG, cổ phiếu Tăng giá từng ngày, hôm nay trần 40.300 đồng/cổ phiếu!
    http://kimloaimau.com.vn/default.aspx
    typhuCKVN đã loan bài này
  6. badstock

    badstock Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    31/05/2015
    Đã được thích:
    11.090
    cụ pr kiểu gì mà toàn thấy sàn thế
  7. typhuCKVN

    typhuCKVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Đã được thích:
    464
    Sàn tốt chứ sao, tôi đang cần mua thêm số lượng lớn KSV, ai có hàng mà bán, cổ phiếu siêu cô đặc giá trị!
    typhuCKVN đã loan bài này
  8. typhuCKVN

    typhuCKVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Đã được thích:
    464
    Giá đất hiếm Trung Quốc tăng mạnh
    Giá đất hiếm của Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm và được dự báo sẽ còn tăng thêm...
    [​IMG]
    Đất hiếm chờ lên tàu xuất khẩu tại một cảng biển ở Giang Tô, Trung Quốc, tháng 10/2010 - Ảnh: Reuters.


    AN HUY

    06/06/2019 17:11

    Giá đất hiếm của Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm và được dự báo sẽ còn tăng thêm sau khi Bắc Kinh phát tín hiệu có thể dùng khoáng sản này làm "vũ khí" trong cuộc chiến thương mại với Washington.

    Theo hãng tin Reuters, Trung Quốc là nguồn cung cấp 80% lượng đất hiếm nhập khẩu của Mỹ trong thời gian 2014-2017. Đất hiếm là một nhóm khoáng sản gồm 17 loại khác nhau có mật độ tập trung thấp trong lòng đất, được sử dụng trong nhiều sản phẩm từ hàng điện tử tiêu dùng cho tới thiết bị quân sự.

    Gần đây, truyền thông nhà nước Trung Quốc cảnh báo rằng nước này có thể sử dụng vai trò nhà cung cấp đất hiếm chính cho Mỹ để trả đũa các hành vi thương mại của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

    "Đất hiếm dùng để làm nam châm là loại lý tưởng nhất để sử dụng làm ‘vũ khí’ chiến tranh thương mại. Những loại đất hiếm này có vai trò rất quan trọng đối với những ngày công nghiệp có nhu cầu lớn, mức độ cạnh tranh lớn và nhạy cảm về giá cả", ông Ryan Castilloux, Giám đốc công ty tư vấn thị trường đất hiếm Adamas Intelligence, phát biểu với Reuters.

    "Những loại đất hiếm như vậy chiếm hơn 90% giá trị của nhu cầu đất hiếm trên toàn cầu mỗi năm, nên việc nhằm vào những loại đó sẽ có ảnh hưởng lớn hơn cả", ông Castilloux nhấn mạnh.

    Giá đất hiếm dysprosium, một loại đất hiếm dùng cho nam châm, đèn cao áp, và thanh điều khiển hạt nhân hiện có giá khoảng 293 USD/kg, mức cao nhất kể từ tháng 6/2015, theo dữ liệu từ Asian Metal.

    Mức giá này đã tăng 14% so với thời điểm ngày 20/5 - hôm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới thăm một nhà máy chế biến đất hiếm, làm dấy lên những đồn đoán về việc Bắc Kinh sẽ dùng đất hiếm làm "vũ khí" chiến tranh thương mại.

    Giá đất hiếm neodymium, vật liệu quan trọng để sản xuất nam châm dùng trong động cơ, tăng lên mức hơn 63 USD/kg, cao nhất kể từ tháng 7 năm ngoái, và đã tăng 30% kể từ hôm 20/5.

    Giá gadolinium oxide, đất hiếm dùng trong các thiết bị chẩn đoán hình ảnh y khoa và pin nhiên liệu, tăng 12,6% kể từ hôm 20/5, đạt 27,5 USD/kg, mức cao nhất 5 năm.

    Theo nhà phân tích Helen Lau thuộc Argonaut Securities, giá đất hiếm Trung Quốc bắt đầu biến động ngay sau khi Trung Quốc công bố cấm nhập khẩu đất hiếm từ Myanmar.

    Hôm 13/5, tờ Thời báo Chứng khoán Trung Quốc nói rằng hải quan ở tỉnh Vân Nam của nước này sẽ cấm việc nhập khẩu đất hiếm từ Myanmar từ ngày 15/5. Myanmar là một nguồn cung quan trọng các loại đất hiếm có độ nặng trung bình.

    Tuy nhiên, vài ngày sau đó, giá đất hiếm càng tăng mạnh hơn, và nguyên nhân được cho là khả năng Trung Quốc dùng khoáng sản này làm "vũ khí" trả đũa Mỹ về thương mại.

    "Nếu Trung Quốc dùng đất hiếm làm vũ khí, Mỹ sẽ không có đủ nguồn cung vì họ cần phải có một khoảng thời gian nhất định để xây dựng năng lực chế biến đất hiếm từ chỗ là con số 0 hiện nay", bà Lau phát biểu.

    Một nhà phân tích đề nghị giấu tên nói rằng có 6 nhà sản xuất đất hiếm Trung Quốc nắm giữ phần lớn lượng đất hiếm tồn kho trên thị trường giao ngay hiện nay, nên nhóm này có khả năng gây ảnh hưởng lớn lên giá cả.

    6 nhà sản xuất bao gồm China Minmetals Rare Earth Co, Chinalco Rare Earth & Metals Co, Guangdong Rising Nonferrous, China Northern Rare Earth Group, China Southern Rare Earth Group và Xiamen Tungsten.
    http://vneconomy.vn/gia-dat-hiem-trung-quoc-tang-manh-20190606170916731.htm
    typhuCKVN đã loan bài này
  9. typhuCKVN

    typhuCKVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Đã được thích:
    464
    Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu đất hiếm lớn nhất thế giới (20/04/2019)
    [​IMG]
    Ảnh minh họa
    Theo các nhà phân tích, Trung Quốc đã trở thành nước nhập khẩu lớn nhất nhóm các khoáng sản được sử dụng để chế tạo ra đồ gốm đến linh kiện điện tử.



    Được biết, Trung Quốc đã trải qua những năm là nhà xuất khẩu đất hiếm hàng đầu thế giới, với lượng xuất khẩu có mức tăng 4% mỗi năm, lên trên 53 ngàn tấn vào năm 2018. Tuy nhiên, hiện nước này lại phải nhập khẩu trở lại nguồn nguyên liệu này. Cũng trong năm 2018, Trung Quốc đã nhập khẩu 41.400 tấn oxit đất hiếm quy đổi, tăng 167% so với cùng kỳ năm trước do xóa bỏ nạn khai thác trái phép khiến cho sản lượng trong nước giảm mạnh. Khối lượng nhập khẩu trong năm 2018 gấp 10 lần so với thời gian trước năm 2015.

    Hiện nay, Trung Quốc đang tiến hành nhập khẩu bauxit từ Mỹ và Myanmar. Từ một thị trường chính về đất hiếm của Trung Quốc thì nay Mỹ vận chuyển quặng giàu lanthanum, sử dụng trong lọc dầu, tới Trung Quốc và chở về Mỹ oxit và hóa chất. Trong khi đó, từ năm ngoái, Myanmar đã trở thành nguồn cung cấp sống còn dysprosium, terbium và gadolinium cho các nhà sản xuất nam châm và hợp kim của Trung Quốc.

    Nếu Trung Quốc chấm dứt lệnh cấm nhập khẩu đất hiếm từ Myanmar trong năm nay - do lo sợ quốc gia đông nam Á này đang được sử dụng để “rửa” nguồn nguyên liệu của Trung Quốc được khai thác bất hợp pháp – thì Trung Quốc có thể trở lại là nhà xuất khẩu hàng đầu bảy nguyên tố đất hiếm hàng đầu vào năm 2019.

    Tuy nhiên, việc nhập khẩu của Trung Quốc dường như là một xu hướng lâu dài. Đây là nhận xét của công ty Lynas Corp, một công ty khai thác đất hiếm đang hoạt động tại Maylaysia và Australia./.

    Trung Nguyễn

    Nguồn: MINING.COM.Online, ngày 7/4/2019
    http://www.vinamin.vn/modules.php?name=Content&op=details&mid=9314
    typhuCKVN đã loan bài này
  10. typhuCKVN

    typhuCKVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Đã được thích:
    464
    TQ dùng đất hiếm làm con bài chủ trong thương chiến với Mỹ?


    [​IMG]Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
    Image captionTrung Quốc là nhà khai thác và sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới
    Trung Quốc đã báo hiệu rằng họ có thể hạn chế xuất khẩu khoáng sản đất hiếm sang Hoa Kỳ khi xung đột thương mại giữa hai nước leo thang.

    Cho đến nay, Trung Quốc là nhà sản xuất lớn nhất của các nguyên liệu thô có tính sống còn đối với nhiều ngành công nghiệp của Mỹ bao gồm các ngành tăng trưởng cao như xe điện và sản xuất tuabin gió.

    Năm ngoái, Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ đã xác định các khoáng sản này rất quan trọng đối với nền kinh tế và quốc phòng nước này.

    Mỹ tăng nhập hàng từ VN vì thương chiến với TQ

    TQ giận dữ về cuộc họp an ninh cao cấp Mỹ-Đài

    TQ tố Mỹ 'xâm phạm' chủ quyền kinh tế

    "Trung Quốc đang nghiêm túc xem xét việc hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ", biên tập viên Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc viết trên Twitter.

    Đất hiếm là gì?
    [​IMG]Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
    Đất hiếm là một nhóm gồm 17 nguyên tố được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm công nghệ năng lượng tái tạo, nhà máy lọc dầu, điện tử và công nghiệp thủy tinh.

    Mặc dù được gọi là "hiếm", chúng thực sự được tìm thấy tương đối nhiều trong lớp vỏ Trái đất, theo Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ.

    Tuy nhiên, có rất ít nơi trên thế giới khai thác hoặc sản xuất chúng.

    Khai thác đất hiếm vừa khó khăn vừa có khả năng gây hại cho môi trường.

    Các mỏ của Trung Quốc chiếm khoảng 70% sản lượng toàn cầu.

    Myanmar, Úc, Hoa Kỳ và với một số quốc gia khác chỉ khai thác một lượng nhỏ, chiếm phần còn lại.

    Sự thống trị của TQ về khai thác đất hiếm
    [​IMG]Bản quyền hình ảnhUS GEOLOGICAL SURVEY
    Image captionSản lượng đất hiếm khai thác hàng năm
    Ở lĩnh vực tinh chế quặng đất hiếm, Trung Quốc thậm chí còn chiếm ưu thế hơn.

    Năm ngoái, gần 90% việc tinh chế đất hiếm thành các oxit có thể sử dụng được thực hiện ở Trung Quốc.

    Một công ty Úc hoạt động tại Malaysia sản xuất gần như tất cả phần còn lại.

    Trong năm năm qua, xuất khẩu oxit đất hiếm của Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi, theo thống kê chính thức của Trung Quốc.

    Mỹ phụ thuộc vào đất hiếm TQ ra sao?
    [​IMG]Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
    Image captionCá mỏ khai thác đất hiếm ở Trung Quốc
    Khoảng 80% đất hiếm nhập khẩu của Hoa Kỳ đến từ Trung Quốc, theo dữ liệu của chính phủ Hoa Kỳ.

    Estonia, Pháp và Nhật Bản cũng cung cấp đất hiếm đã qua xử lý cho Mỹ, nhưng quặng gốc đến từ Trung Quốc.

    Một mỏ đất hiếm hoạt động tại Hoa Kỳ gửi quặng đến Trung Quốc để xử lý - và bị Trung Quốc áp thuế nhập khẩu 25%.

    Hoa Kỳ có thể nhập khẩu đất hiếm từ Malaysia, nhưng không phải với số lượng mong muốn.

    Ngoài ra, chính phủ Malaysia đã đe dọa ngừng sản xuất đất hiếm vì những lo ngại về môi trường.

    Mỹ có thể bắt đầu công nghiệp tinh chế đất hiếm của riêng mình?

    Chắc chắn là có thể, nhưng điều này sẽ mất thời gian và nguồn quặng có thể bị hạn chế nếu Trung Quốc bị loại ra.

    Cho đến những năm 1980, Mỹ thực tế là nhà sản xuất đất hiếm lớn nhất.

    Trung Quốc trước đây từng hạn chế xuất khẩu đất hiếm.

    Năm 2010, Trung Quốc làm vậy để chống lại Nhật Bản, liên quan đến tranh chấp lãnh thổ.

    Việc hạn chế xuất khẩu sang Hoa Kỳ, nếu được thực hiện, có thể có tác động lớn đến các ngành công nghiệp lớn của Mỹ trị giá hàng nghìn tỷ đô la dựa vào khoáng sản đất hiếm.
    typhuCKVN đã loan bài này

Chia sẻ trang này