KTB cổ phiếu khoáng sản VUA chinh phục đỉnh của đỉnh- tập 3

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi penystock, 04/12/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5433 người đang online, trong đó có 738 thành viên. 17:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 22162 lượt đọc và 603 bài trả lời
  1. hung592

    hung592 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2010
    Đã được thích:
    2.544
    Nếu như bác tinh 14%/tuần sau 8 tuan se là 102%, ăn tết hoành tráng luôn....
  2. hung592

    hung592 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2010
    Đã được thích:
    2.544
    Tin này mới nóng....kế hoạch tăng vốn đã xong....

    CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
    KHOÁNG SẢN TÂY BẮC
    ------------------------------

    Số: 06/2013/TTr-HĐQT
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    --------------------------
    Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2013
    TỜ TRÌNH
    V/v Tăng vốn kinh doanh
    Kính trình: Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2013
    Công ty cổ phần đầu tư khoáng sản Tây Bắc
    Để có nguồn vốn đảm bảo cho việc đầu tư sản xuất khu vực mỏ đồng – vàng tại Sơn La. HĐQT Công ty kính trình Đại hội cổ đông thông qua việc ủy quyền cho HĐQT Công ty lựa chọn các tổ chức, cá nhân có năng lực tài chính để huy động nguồn vốn phục vụ cho việc đầu tư nhà máy luyện đồng – vàng tại Sơn La. Giá trị huy động phục vụ cho dự án giai đoạn 1 là 100.000.000.000 đồng (bằng chữ: một trăm tỷ đồng).
    Kính trình Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2013 chấp thuận thông qua ./.
    TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
    CHỦ TỊCH

    NGUYỄN THỊ HIÊN
    CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
    KHOÁNG SẢN TÂY BẮC
    ---------------------------------

    Số: 07/2013/TTr-HĐQT
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    --------------------------

    Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2013.
    TỜ TRÌNH
    V/v: Phương án chào bán cổ phiếu tăng vốn điều lệ
    Kính trình: Đại hội đồng cổ đông năm 2013
    Công ty CP Đầu tư Khoáng sản Tây Bắc
    Căn cứ:
    - Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005;
    - Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/06/2006;
    - Nghị định số 58/2012/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 20/07/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;
    - Điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty CP Đầu tư Khoáng sản Tây Bắc;
    Nhằm huy động đủ nguồn vốn cho việc đầu tư các Nhà máy cũng như đảm bảo vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư Khoáng sản Tây Bắc kính trình Đại hội đồng cổ đông thông qua Phương án chào bán Cổ phiếu tăng vốn điều lệ với nội dung cụ thể như sau:
    I. Thông qua Phương án chào bán cổ phiếu tăng vốn điều lệ như sau:
    1. Vốn điều lệ hiện tại: 268.000.000.000 đồng
    2. Tổng số cổ phần đang lưu hành: 26.800.000 cổ phần
    3. Tổng số lượng cổ phần chào bán: 13.400.000 cổ phần
    4. Loại chứng khoán chào bán: cổ phần phổ thông
    5. Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phần
    6. Giá chào bán: 10.000 đồng/cổ phần
    7. Tổng giá trị cổ phần chào bán (tính theo mệnh giá): 134.000.000.000 đồng.
    8. Đối tượng chào bán: Cổ đông hiện hữu có tên trong danh sách hưởng quyền mua cổ phiếu tại ngày chốt danh sách để thực hiện quyền.
    9. Thời gian chào bán dự kiến: Năm 2013
    10.Hình thức chào bán:
    Cổ đông hiện hữu có tên trong danh sách hưởng quyền mua cổ phiếu tại ngày chốt danh sách để thực hiện quyền sẽ được mua cổ phiếu chào bán theo tỷ lệ 02:01. Cụ thể mỗi cổ đông sở hữu 01 (một) cổ phần sẽ nhận được nhận 01 (một) quyền, cứ 02 (hai) quyền sẽ được mua thêm 01 (một) cổ phần mới. Số lượng cổ phần chào bán cho mỗi cổ đông sẽ được làm tròn đến hàng đơn vị.
    Ví dụ : Cổ đông A sở hữu 1.001 cổ phần sẽ được nhận 1.001 quyền, 1.001 quyền sẽ được mua 500,5 cổ phần chào bán. Như vậy, cổ đông A sẽ được mua thêm 500 cổ phần mới.
    Quyền mua có thể được chuyển nhượng theo giá thoả thuận và chỉ chuyển nhượng 01 lần.
    Số cổ phần lẻ do làm tròn đến hàng đơn vị và cổ phần cổ đông từ chối mua, Hội đồng quản trị có thể xem xét phân phối cho các đối tượng khác với giá phát hành không thấp hơn giá phát hành cho cổ đông hiện hữu.
    Cổ phần chào bán không bị hạn chế chuyển nhượng.
    II. Thông qua Phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán như sau:
    Đầu tư Nhà máy luyện kim đồng tại Sơn La.
    Đền bù mở rộng mỏ sắt 409, mỏ sắt Cận Còng – Yên Bái.
    Đầu tư xây dựng nhà máy tuyển quặng sắt tại điểm mỏ Cận Còng.
    Bổ sung vốn lưu động.
    III. Thông qua việc niêm yết bổ sung cổ phiếu chào bán tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM.
    IV. Uỷ quyền Hội đồng quản trị các vấn đề sau:

    1. Triển khai và thực hiện phương án phát hành chi tiết.
    2. Xử lý cổ phần lẻ (nếu có).
    3. Lựa chọn đối tượng khác để phân phối chứng khoán với giá phát hành không thấp hơn giá phát hành cho cổ đông hiện hữu trong trường hợp cổ đông hiện hữu không mua.
    4. Thay đổi mức vốn điều lệ trong Điều lệ công ty và đăng ký kinh doanh theo kết quả phát hành cuối cùng.
    5. Hoàn tất các thủ tục liên quan đến việc niêm yết bổ sung cổ phiếu chào bán.
    Hội đồng quản trị Công ty CP Đầu tư Khoáng sản Tây Bắc kính trình Đại hội đồng cổ đông xem xét và thông qua.
    TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CHỦ TỊCH

    NGUYỄN THỊ HIÊN
    CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
    KHOÁNG SẢN TÂY BẮC
    ---------------------------------

    Số: 08/2013/TTr-HĐQT
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    --------------------------

    Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2013.

    TỜ TRÌNH
    V/v: Phương án chào bán Trái phiếu doanh nghiệp chuyển đổi

    Kính trình: Đại hội đồng cổ đông năm 2013
    Công ty CP Đầu tư Khoáng sản Tây Bắc
    Căn cứ:
    - Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005;
    - Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/06/2006;
    - Nghị định số 58/2012/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 20/07/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;
    - Nghị định số 90/2011/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14/10/2011 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp;
    - Điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty cổ phần Đầu tư Khoáng sản Tây Bắc.
    Nhằm huy động đủ nguồn vốn cho việc đầu tư các Nhà máy cũng như đảm bảo vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư Khoáng sản Tây Bắc kính trình Đại hội đồng cổ đông thông qua Phương án chào bán trái phiếu chuyển đổi với nội dung cụ thể như sau:
    I. Thông qua Phương án chào bán trái phiếu chuyển đổi
    1. Tên trái phiếu: Trái phiếu Công ty Cổ phần Đầu tư Khoáng sản Tây Bắc.
    2. Loại trái phiếu: Trái phiếu chuyển đổi.
    3. Kỳ hạn: Trái phiếu có kỳ hạn 12 (mười hai) tháng.
    4. Lãi suất trái phiếu: Lãi suất cố định 12%/năm.
    5. Kỳ hạn trả lãi: Tiền lãi trái phiếu được thanh toán định kỳ 06 tháng vào ngày tròn 06 tháng của ngày phát hành.
    6. Mệnh giá: 100.000 (một trăm ngàn) đồng/trái phiếu
    7. Giá chào bán: Giá chào bán bằng mệnh giá
    8. Tổng số lượng chào bán: 1.500.000 (một triệu năm trăm nghìn) trái phiếu
    9. Tổng giá trị chào bán (theo mệnh giá): 150 (một trăm năm mươi) tỷ đồng
    10.Hình thức chào bán: Chào bán riêng lẻ.
    11.Hình thức trái phiếu: Ghi sổ
    12.Đối tượng chào bán: Nhà đầu tư chiến lược
    13.Thời gian chào bán dự kiến: năm 2013
    14.Ngày chuyển đổi:
    Ngày chuyển đổi là ngày đáo hạn trái phiếu. Toàn bộ trái phiếu bắt buộc phải chuyển đổi thành cổ phiếu.
    Tiền lãi trái phiếu không được tính để chuyển đổi thành cổ phiếu và được Công ty chi trả cho trái chủ bằng tiền mặt.
    15.Tỷ lệ chuyển đổi: 15:100 (15 trái phiếu có quyền chuyển đổi thành 100 cổ phần. Mỗi cổ phần có mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần. Trong trường hợp có sự chia, tách cổ phiếu, gộp cổ phiếu, phát hành cổ phiếu thưởng, chi trả cổ tức bằng cổ phiếu hoặc bất kỳ việc chi trả nào bằng cổ phiếu, tỷ lệ chuyển đổi sẽ được Hội đồng quản trị điều chỉnh tương ứng.
    16.Toàn bộ số cổ phiếu được chuyển đổi sẽ được lưu ký và niêm yết bổ sung tại Sở GDCK TP.HCM theo quy định của pháp luật hiện hành.
    17.Chuyển nhượng trái phiếu: Trái phiếu không được chuyển nhượng.
    18.Chuyển nhượng cổ phiếu sau khi chuyển đổi: Cổ phiếu được chuyển đổi sẽ được tự do chuyển nhượng.
    II. Thông qua Phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán như sau:
    Đầu tư Nhà máy luyện kim đồng tại Sơn La.
    Đền bù mở rộng mỏ sắt 409, mỏ sắt Cận Còng – Yên Bái.
    Đầu tư xây dựng nhà máy tuyển quặng sắt tại điểm mỏ Cận Còng.
    Bổ sung vốn lưu động.
    Phần thặng dư vốn sau khi chuyển đổi Trái phiếu thành cổ phiếu sẽ dùng để bù đắp phần cổ tức đã tạm ứng năm 2010 (khoản phải thu khác).
    III. Thông qua việc niêm yết bổ sung cổ phiếu được chuyển đổi từ trái phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM.
    IV. Uỷ quyền Hội đồng quản trị các vấn đề sau:

    1. Thực hiện các công việc, thủ tục cần thiết về việc phát hành trái phiếu theo phương án phát hành chi tiết đã được thông qua.
    2. Lựa chọn nhà đầu tư chiến lược được quyền mua trái phiếu chuyển đổi (dưới 100 nhà đầu tư).
    3. Quyết định thời điểm phát hành phù hợp điều kiện và tình hình thị trường.
    4. Sau khi phát hành cổ phiếu từ việc chuyển đổi trái phiếu, tiến hành thay đổi mức vốn điều lệ trong Điều lệ công ty, đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, đăng ký lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, đăng ký niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM và thực hiện các công việc khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
    Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Khoáng sản Tây Bắc kính trình Đại hội đồng cổ đông xem xét và thông qua.
    TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
    CHỦ TỊCH
    NGUYỄN THỊ HIÊN
  3. hung592

    hung592 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2010
    Đã được thích:
    2.544
    Khai khoáng Việt Nam bao giờ minh bạch?
    Ngành khai khoáng nước ta đang mù mờ, không minh bạch, nguy cơ tham nhũng xảy ra ở tất cả các khâu. Hệ quả là môi trường ô nhiễm, người dân vùng mỏ nghèo đói, thất thu ngân sách... Các chuyên gia cho rằng, ngành khai khoáng Việt Nam khó minh bạch do có sự chi phối của các nhóm lợi ích.
    http://image.*********.vn/2013/12/07/khaikhoang_opt.jpg
    Nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT Đặng Hùng Võ nhận định, tham nhũng trong ngành khai khoáng có thể còn cao hơn cả lĩnh vực đất đai (ảnh chỉ mang tính minh họa). Ảnh: Hùng Anh.
    Tham nhũng hơn đất đai ?
    Ngày 6/12, tại cuộc đối thoại về Sáng kiến minh bạch công nghiệp khai khoáng (EITI), ông Phạm Quang Tú, Phó Viện trưởng Viện Tư vấn Phát triển (CODE), thành viên Liên minh Khoáng sản Việt Nam cho biết, ngành khai khoáng nước ta còn “khoảng cách rất lớn” giữa văn bản pháp luật và thực tiễn.
    Theo ông Tú, kết quả từ nghiên cứu chỉ số quản trị tài nguyên tại 58 quốc gia trên thế giới, Việt Nam xếp hạng 43, đạt điểm số thấp nhất trong bảng xếp hạng ở phân nhóm thể loại “yếu”. Việt Nam đứng thứ 8/10 quốc gia được đánh giá ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chỉ trên Campuchia và Myanmar.
    Theo ông Tú, do quản trị yếu nên tài nguyên bị thất thoát, lãng phí, gây thất thu ngân sách, gây hậu quả lớn về môi trường (tiếng ồn, bụi, nước, chất lượng kém...). Việc chia sẻ lợi ích còn bất cập nên dân cư ở nhiều vùng mỏ còn nghèo đói.
    Theo nghiên cứu thí điểm của CODE với khai thác quặng ti-tan ở miền Trung, các doanh nghiệp (DN) hưởng 49-53% nguồn thu từ khoáng sản. Nhà nước chỉ hưởng 34% qua thuế, phí nhưng phải tái đầu tư rất nhiều cho hạ tầng, môi trường, an sinh xã hội; trong khi người dân chỉ hưởng 13%, chủ yếu từ công lao động.
    Đáng lo ngại hơn, các khâu trong ngành khai khoáng (từ điều tra địa chất, cung cấp thông tin; thăm dò, công bố trữ lượng; cấp phép, khai thác và nộp ngân sách; sử dụng, xuất khẩu khoáng sản và chi tiêu ngân sách...) đều có nguy cơ xảy ra tham nhũng.
    Lãnh đạo Viện CODE dẫn kết quả điều tra xã hội học về hành vi ẩn chứa tham nhũng trong lĩnh vực khai khoáng mới đây của Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ), cho thấy riêng ở khâu tiếp cận thông tin với chính quyền, DN phải chi trung bình 178 triệu đồng và cao nhất tới 5 tỷ đồng.
    Trong khi đó, chi phí để có quyết định phê duyệt trữ lượng là 110 triệu đồng, cao nhất lên tới 1,2 tỷ đồng. Khoảng 18% DN phải bỏ ra trung bình 14 triệu đồng để có bản thỏa thuận với chính quyền địa phương.
    Theo ông Tú, qua kiểm tra của Cục Kiểm soát hoạt động khoáng sản của 957 giấy phép (cấp từ tháng 10/2011 đến tháng 6/2012), có trên 50% giấy phép do địa phương cấp sai hoặc không đúng quy định.
    GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT cho rằng, ngành khai khoáng nước ta không chỉ chưa minh bạch ở nguồn thu, việc đánh giá trữ lượng cũng chưa đâu vào đâu.
    Chưa kể, việc cấp phép cho DN khai khoáng một loại khoáng sản này, nhưng “miếng ăn” là những loại khoáng sản có giá trị khác không được đưa vào báo cáo.
    Đến nay, sản lượng khai khoáng chủ yếu dựa vào DN báo cáo. “Những người am hiểu về khai thác khoáng sản đều nói, có lẽ tham nhũng về khoáng sản còn vượt trên tham nhũng trong lĩnh vực đất đai”, ông Võ nói.
    Vì sao chậm vào EITI ?
    Theo GS Đặng Hùng Võ, để quyết tâm chống tham nhũng trong khai thác khoáng sản, cách tốt nhất hiện nay là tham gia vào sáng kiến EITI. Sáng kiến này sẽ làm minh bạch được những lợi ích giữa nhà nước và DN, trong đó có một tổ chức đứng ở giữa làm cầu nối.
    “Ai là người đứng ở giữa để làm rõ sự minh bạch ở đây? Ở Việt Nam, thường suy nghĩ ta và nhà đầu tư là minh bạch rồi, khó chấp nhận người đứng giữa. Do vậy, cơ chế “tay ba” là điều phức tạp ở nước ta. Ở đây, rõ ràng còn có sự mù mờ, nhiều đại gia trong lĩnh vực khai khoáng không muốn công bằng, minh bạch để dễ được việc hơn”, ông Võ khẳng định.
    Bà Clare Short, Chủ tịch Hội đồng Quốc tế EITI cho biết, hiện có 41 quốc gia đã tham gia và 10 quốc gia khác đăng ký thành viên EITI. Gần Việt Nam có Indonesia, Myanmar, Philippines chuẩn bị gia nhập.
    Theo bà Clare Short, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình là hai mục tiêu quan trọng của EITI. Qua đó sẽ giúp Việt Nam hỗ trợ phòng chống tham nhũng, tăng lợi ích cho cộng đồng, cải thiện quản trị tài nguyên, thu ngân sách cho nhà nước.
    “Các Cty khoáng sản phải có trách nhiệm giải trình về các khoản thu với chính phủ và người dân. Trong ngành này, tiền có đi đâu, nộp ở đâu, chính phủ người dân không ai biết hết được. Vậy thì, phải ngồi lại với nhau để làm minh bạch, các nguồn thu di chuyển thế nào, DN được bao nhiêu tiền, chính phủ được nhận bao nhiêu. Làm sao để bình đẳng, người dân nghèo vùng khai khoáng cũng được quyền lợi, không để tiền rơi vào thùng không đáy”, bà Clare Short nói.
    Việt Nam bắt đầu tiếp cận với EITI vào năm 2007. Năm 2010, Thủ tướng đã giao Bộ Công Thương tiếp cận nghiên cứu và đánh giá khả năng tham gia EITI của Việt Nam.
    Đến nay đã gần bốn năm, Việt Nam vẫn chưa thực hiện được bước đầu tiên là có văn bản bày tỏ sự quan tâm đến EITI quốc tế. Ông Phạm Quang Tú cho rằng, đó là sự chậm chạp vì với trình độ của Việt Nam hiện nay, những khó khăn để gia nhập EITI có thể giải quyết trong một thời gian ngắn.
    Ông Tú băn khoăn: Tại sao chúng ta vẫn chưa tiếp cận được bước đầu tiên của quá trình EITI khi thấy lợi ích lớn của nó. Có hay không lợi ích nhóm đang chi phối tiến trình gia nhập EITI của Việt Nam ?
    Nguyễn Hoài - Phạm Anh
    Tiền phong
  4. inforstock

    inforstock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2011
    Đã được thích:
    1.538
    Trái phiếu chuyển đổi thành CP bắt buộc giá 15k/cp sau 1 năm, mịa có đùa không đấy giá KTB đang 6,5. Ai mua??
    penystock thích bài này.
  5. hung592

    hung592 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2010
    Đã được thích:
    2.544
    nghiên cứu ktb mình nhận thấy nó rất tiềm năng và tạo đột biến lớn
    các bác nghiên cứu cái nhà máy của TKV và nhà máy của KTB công suất thiết kế như nhau. Nếu vậy KTb quá khủng khiếp đối với một công ty VDL rất nhỏ


    Nhà máy luyện đồng của công ty luyện đồng Lào Cai trực thuộc Tổng công ty khoáng sản (Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam) nằm ở khu công nghiệp Tằng Loỏng (thị trấn Tằng Loỏng , huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai ) có công suất 10.000 tấn đồng katot/năm và các sản phẩm khác đi cùng gồm 340 kg vàng/năm, 150 kg bạc/năm, 40.000 tấn a xít sunfuric/năm.

    Đưa chúng tôi đi thăm dây chuyền công nghệ sản xuất của nhà máy theo sự đồng ý đặc biệt của giám đốc công ty luyện đồng Lào Cai, kỹ sư công nghệ Đoàn Vũ Long, Trưởng phòng Kỹ thuật công nghệ của nhà máy cho biết: Nhà máy luyện đồng Lào Cai là cơ sở luyện đồng công nghiệp lớn nhất và duy nhất của Việt Nam luyện kim theo công nghệ hỏa luyện tiên tiến nhất hiện nay bằng lò Thủy Khẩu Sơn của Trung Quốc chế tạo, chuyển giao.

    Nhà máy đi vào hoạt động từ tháng 8/2008 nhưng do vận hành, sử dụng công nghệ rất mới nên thời gian đầu “chạy rốt đa” là chính. Do đó năm 2009 – 2010 chỉ sản xuất đạt trên dưới 60% công suất thiết kế và đến năm 2011 nhà máy luyện đồng Lào Cai đi vào sản xuất theo công suất thiết kế.




    Theo dõi hoạt động của lò hỏa luyện Thủy Khẩu Sơn ở phân xưởng luyện của nhà máy đồng Lào Cai.
    Kỹ sư Trịnh Văn Tuệ, Giám đốc Công ty Luyện đồng Lào Cai là một trong những giám đốc trẻ nhất khu công nghiệp Tằng Loỏng hồ hởi báo tin vui với chúng tôi: “10 tháng năm 2011 nhà máy đã sản xuất được 7020 tấn đồng katot đạt 87,8% kế hoạch năm 2011. Ngoài ra nhà máy còn thu được các sản phẩm khác đi cùng công nghệ luyện đồng gồm 239 kg vàng, 126 kg bạc, 30.000 tấn a xit sunfurit”.

    Dự kiến, năm nay, Nhà máy đạt kế hoạch sản xuất cao nhất. Bình quân mỗi tháng nhà máy sản xuất và tiêu thụ từ 750 – 780 tấn đồng katot, mang lại nguồn thu đáng kể cho đất nước và cho tập đoàn công nghiệp Than - khoáng sản Việt Nam.

    Toàn bộ sản phẩm đồng tấm katot và các sản phẩm đi cùng của Nhà máy Luyện đồng Lào Cai được tiêu thụ ở trong nước, góp phần giảm một lượng ngoại tệ đáng kể do không phải nhập đồng katot từ nước ngoài về như trước.

    Qua kết quả kiểm nghiệm kỹ thuật và phân tích theo tiêu chuẩn VILAS 182 của Viện cơ khí năng lượng mỏ Việt Nam, sản phẩm đồng katot của Nhà máy đạt tiêu chuẩn quốc tế với hàm lượng 99,97 % đồng, cao hơn so với chỉ tiêu thiết kế là 99,95 Cu.

    Đại diện công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Cơ điện Trần Phú là khách hàng lớn nhất của nhà máy luyện đồng Lào Cai nhiều lần đã khẳng định tại hội nghị khách hàng của tập đoàn công nghiệp Than – khoáng sản Việt Nam, sản phẩm đồng katot Lào Cai so với sản phẩm cùng loại nhập từ nước ngoài về nhiều chỉ tiêu cao hơn.



    [IMG]Trên khai trường khai thác mỏ quặng đồng Sin Quyền có trữ lượng thăm dò hàng chục triệu tấn nằmkhu vực ven sông Hồng ở huyện Bát Xát

    Xin nói thêm sản phẩm đồng Katot của nhà máy đồng Lào Cai được luyện từ tinh quặng đồng Sin Quyền do Công ty mỏ tuyển đồng Sin Quyền trực thuộc tổng công ty khoáng sản Việt Nam (Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam) khai thác và tinh tuyển từ quặng đồng nguyên khai từ mỏ đồng Sin Quyền nằm ở địa bàn huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) trên thượng nguồn sông Hồng có trữ lượng hàng chục triệu tấn được ngành địa chất Việt Nam điều [URL='http://finance.*********.vn/TRA-ctcp-traphaco.htm'][U]tra[/U][/URL], phát hiện cách đây gần 50 năm.

    Đây cũng là mỏ đồng lớn duy nhất của Việt Nam và khu vực Đông Dương.

    Hiện nay tập đoàn công nghiệp Than – khoáng sản Việt Nam đang lập dự án nâng công suất khai thác, chế biến sâu quặng đồng và sản phẩm đồng Lào Cai lên gấp đôi. Đồng thời, tỉnh Lào Cai có dự án mời gọi các nhà đầu tư xây dựng cơ sở chế biến sản phẩm đồng katot Lào Cai thành sản phẩm có giá trị cao hơn tại khu công nghiệp Tằng Loỏng.



    [IMG]Một góc dây truyền nhà máy tuyển quặng đồng Sin Quyền của Công ty Mỏ tuyển đồng Sin Quyền trực thuộc Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam (Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam).
    [IMG]Tinh quặng đồng Sin Quyền sau khi trộn với phối liệu khác đang được chuyển vào lò Thủy Khẩu Sơn qua hệ thống băng tải tự động của nhà máy luyện đồng Lào Cai để hỏa luyện theo công nghệ tiên tiến ra thành sản phẩm đồng nung chảy.
    [IMG]Sản phẩm từ tinh quặng đồng nung chảy hơn 1000 độ C được tự động chuyển tới khu vực đổ khuôn sản phẩm đồng katot.
    [IMG]Sau khi các tấm đồng được đổ khuôn theo kích cỡ các loại sản phẩm thương mại sẽ được ngâm trong hệ thống bể điện phân của phân xưởng điện phân để tạo ra sản phẩm đồng katot có hàm lượng 99,97 % đồng.
    [IMG]Mỗi tháng bình quân nhà máy luyện đồng Lào Cai sản xuất và tiêu thụ từ 750 – 780 tấn đồng katot thương phẩm.
    [IMG]Kỹ sư công nghệ Đoàn Vũ Long , Trưởng phòng Kỹ thuật công nghệ - Công ty Luyện đồng Lào Cai kiểm [URL='http://finance.*********.vn/TRA-ctcp-traphaco.htm'][U]tra[/U][/URL] sản phẩm đồng katot trước khi xuất xưởng tiêu thụ.
    [IMG]Toàn cảnh nhà máy luyện đồng Lào Cai công suất 10.000 tấn/năm của Tập đoàn Công nghiệp Than – khoáng sản Việt Nam xây dựng tại khu công nghiệp Tằng Loỏng
  6. chungkhoanmn

    chungkhoanmn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    02/07/2010
    Đã được thích:
    5.532
  7. penystock

    penystock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/10/2013
    Đã được thích:
    289
    bác tinh lắm
    bác *** bảo ktb x25 lần cơ mà
    mua 15 bán còn lãi nhiều
    giá đồng tăng 1 năm nay vào uptrend
    titan giảm 40% rồi
    KTB vua của vua ks~o)
  8. penystock

    penystock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/10/2013
    Đã được thích:
    289
    lệnh mua gom của tổ chức
    sẽ có thay đổi mạnh về cơ cấu hdqt chăng?
  9. phanvuong2013

    phanvuong2013 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/11/2013
    Đã được thích:
    1.825
    KTB vốn hóa lớn nhưng lợi nhuận tạo ra từ đồng vốn lớn đó chẳng bao nhiêu, lại còn có kế hoạch tăng vốn ầm ầm, 138 tỷ từ việc phát hành thêm cổ phiếu theo tỷ lệ 2:1, và 150 tỷ trái phiều chuyển đổi sau 12 tháng, tổng cộng là tăng vốn hơn gấp đôi, cổ phiếu trước mắt sẽ bị pha loãng một nửa. Quan trọng là ban điều hành và hội đồng quản trị của KTB sẽ làm ra lợi nhuận như thế nào từ nguồn vốn khổng lồ này, vốn điều lệ 268 tỉ đã không hiệu quả rồi, thì sắp tới 288 tỉ từ cổ đông không biết sẽ như thế nào. Nguồn vốn đó HDQT của KTB sẽ dùng hiệu quả không đây, tệ nhất là những công ty dùng vốn lớn để tăng trưởng nhưng lợi nhuận chẳng tới đâu,chẳng bao nhiêu.:-??:-??:-??:-??Đừng kỳ vọng thái quá để làm mồi cho những kẻ đang làm giá
  10. penystock

    penystock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/10/2013
    Đã được thích:
    289
    một dn khai thác ks với hàng trăm điểm mỏ như ktb thì vdl nhẽ ra phải 1000 tỷ là ít nhất rồi
    giờ có tẹo
    với vdl như vậy mà người mua trái phiếu phải đổi lấy cp giá 15k
    chưa kể mỗi năm ktb phải trả cho trái chủ hơn 30 ty, chưa kể cổ tức cho cổ đông
    nhà máy đồng vàng đưa vào thì LN mỗi năm theo web site không dưới 300 tỷ/năm
    chỉ cần ktb lãi 100 tỷ thì nó phải giá 50x rồi
    còn 300 tỷ thì giá tầm 200k
    bảng lệnh không biết nói dối
    nếu nghi nghờ có thể lên nhà máy
    với giá này tổ chức mua hết đến tận giá 20k vì nhận thấy ktb tiềm năng phát triển vô hạn
    đấy là mới tính đến đồng và vàng thôi
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này