KTS - Đường Kontum - Tìm lại tương lai tươi sáng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Thanhtu1818, 23/04/2021.

4599 người đang online, trong đó có 512 thành viên. 20:10 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 21741 lượt đọc và 99 bài trả lời
  1. Thanhtu1818

    Thanhtu1818 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2016
    Đã được thích:
    2.080
    TIN SỞ NGÀNH - ĐỊA PHƯƠNG
    [​IMG]
    Quang cảnh Hội thảo



    Dự Hội thảo có lãnh đạo Sở NN&PTNT, Công ty Cổ phần Đường Kon Tum, UBND huyện Đăk Tô, đại diện phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các huyện; phòng Kinh tế thành phố Kon Tum; đại diện một số xã, phường của các huyện, thành phố và nông dân trồng mía tiêu biểu.



    [​IMG]
    Các đại biểu tham quan mô hình trồng mía tại xã Ngọc Tụ



    Sau khi tham quan mô hình trồng mía năng suất chất lượng cao của Hợp tác xã Nông nghiệp - Dịch vụ Ngọc Tụ liên kết sản xuất với Công ty Cổ phần Đường Kon Tum, các đại biểu tham dự và nông dân trồng mía đã trao đổi kinh nghiệm trồng, chăm sóc, thu hoạch mía theo 2 phương pháp đang được áp dụng phổ biến hiện nay, đó là là phương pháp trồng truyền thống (rạch hàng) và trồng khoan hố của Ấn Độ; Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất để vừa tiết kiệm chi phí vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng mía; lợi ích của việc liên kết sản xuất phát triển vùng nguyên liệu mía giữa người nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp...



    [​IMG]
    Đại diện lãnh đạo Công ty Cổ phần Đường Kon Tum ký kết hợp tác với nông dân



    Với phương châm tiếp tục đồng hành cùng người nông dân mở rộng vùng nguyên liệu mía, tại Hội thảo Công ty Cổ phần Đường Kon Tum, Hợp tác xã Nông nghiệp - Dịch vụ Ngọc Tụ (Đăk Tô) và nông dân Đỗ Văn Thảo (phường Lê Lợi, thành phố Kon Tum) ký kết hợp đồng đầu tư chăm sóc và mua bán mía nguyên liệu niên vụ 2021 - 2022./.
    --- Gộp bài viết, 03/05/2021, Bài cũ: 03/05/2021 ---
    Vấn đề của KTS hiện nay chỉ là vùng nguyên liệu, trong khi lãnh đạo công ty đang rất nỗ lực về vấn đề này
    XmarKienchauvo thích bài này.
  2. Thanhtu1818

    Thanhtu1818 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2016
    Đã được thích:
    2.080
    chu kỳ nghành đường sẽ kéo dài ít nhất 2 năm nữa theo siêu sóng hàng hóa thế giới, song đường giai đoạn tới sẽ còn mạnh hơn cả song thép nhé, ae xem lại gd 2016-2017 rồi nhân biên độ ít nhất 1.5 lần lên nhé.
    XmarKien thích bài này.
  3. Thanhtu1818

    Thanhtu1818 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2016
    Đã được thích:
    2.080
    need a comment with grey cells bạn ơi
    --- Gộp bài viết, 03/05/2021, Bài cũ: 03/05/2021 ---
    định giá = 1/2 giá sổ sách, bằng 1/3 doanh thu thì đọt cái gì
    XmarKien thích bài này.
  4. Thanhtu1818

    Thanhtu1818 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2016
    Đã được thích:
    2.080
    TIN TỨC SỰ KIỆN
    [​IMG]
    Quang cảnh buổi làm việc



    Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tổng diện tích trồng mía niên vụ 2019-2020 trên địa bàn tỉnh khoảng 1.172,0 ha, chủ chủ yếu tập trung tại khu vực thành phố Kon Tum (chiếm khoảng 85,1%) và đây là vùng nguyên liệu chính cung cấp cho nhà máy Đường Kon Tum; năng suất bình quân 71,37 tấn/ha; tổng sản lượng 67.041,70 tấn; giá mía trung bình thu mua tại ruộng 800.000 đồng/tấn, giá mía thu mua vận chuyển về đến nhà máy 910.000 đồng/tấn.



    Toàn bộ sản lượng mía nguyên liệu trên địa bàn tỉnh đã được Công ty Cổ phần Đường Kon Tum thu mua; ngoài ra, Công ty còn thu mua thêm mía từ các hộ dân trồng mía tại một số huyện của tỉnh Gia Lai. Công ty ký hợp đồng đầu tư với bà con nông dân và cam kết sẽ thu mua hết sản lượng mía đầu tư theo chất lượng chữ đường (CCS) và tạp chất thực tế theo Tiêu chuẩn kỹ thuật Quốc gia chất lượng mía nguyên liệu; bảo hiểm giá mua mía tại ruộng cho bà con nông dân.



    Theo Kế hoạch mía niên vụ 2020-2021, tổng diện tích theo kế hoạch ngành Nông nghiệp 1.102,4 ha; năng suất dự kiến bình quân 70 tấn/ha; tổng sản lượng mía 46.088, tấn.



    Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được thì việc phát triển mía đường trên địa bàn tỉnh còn một số hạn chế, khó khăn vướng mắc, như: Vùng nguyên liệu chưa đảm bảo để Nhà máy đường hoạt động đảm bảo công suất; diện tích trồng mía còn nhỏ lẻ, không tập trung; việc ứng dụng khoa học và công nghệ và cơ giới hóa sản xuất còn hạn chế, việc phát triển và nhân rộng các hợp tác xã để liên kết trồng và tiêu thụ mía chưa nhiều…



    Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo Công ty Cổ phần Đường Kon Tum đề xuất UBND tỉnh và các ngành địa phương tiếp tục quan tâm, chỉ đạo việc phát triển vùng nguyên liệu mía đướng để nhà máy của Công ty có thể hoạt động theo công suất thiết kế; chỉ đạo các huyện thành phố rà soát giới thiệu quỹ đất để công ty trồng mía tập trung, áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất, nâng cao năng suất, sản lượng, tạo mô hình mẫu để người dân thấy được hiệu quả và tích cực tham gia trồng mía. Công ty sẽ xây dựng các chính sách thu mua, hỗ trợ người dân đảm bảo có lợi nhuận cao khi tham gia liên kết trồng mía với công ty.



    Kết luận buổi làm việc, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của các sở ngành, địa phương và Công ty Cổ phần Đường Kon Tum trong việc xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu, tổ chức sản xuất, hỗ trợ thu mua, đầu tư công nghệ chế biến mía đường trong thời gian qua, đã góp phần nâng cao đời sống của người dân tham gia trồng mía.



    Để giải quyết các hạn chế khó khăn, vướng mắc trong phát triển vùng nghiên liệu, đồng chí yêu cầu các cơ quan liên quan và các địa phương tiếp tục tổ chức triển khai nghiêm túc, có hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh về triển khai các giải pháp phát triển ngành Mía đường Việt Nam trong tình hình mới. Trong đó, tập trung rà soát, đánh giá các diện tích đất đang sản xuất một số loại cây trồng kém hiệu quả, đất trống… nhằm tạo nguồn quỹ đất phù hợp, có khả năng trồng mía hiệu quả để phát triển vùng nguyên liệu tại địa phương, giới thiệu để các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất tập trung, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất mía, tạo vùng nguyên liệu ổn định đảm bảo phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mía đường trên địa bàn tỉnh; xây dựng, hỗ trợ phát triển các mô hình hợp tác, liên kết chuỗi trong sản xuất mía ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, phương pháp canh tác hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường; xây dựng Kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu mía trên địa bàn tỉnh phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp mía đường đảm bảo ổn định theo giai đoạn từ 05 năm trở lên.



    Đồng chí đề nghị Công ty Cổ phần Đường Kon Tum chủ động phối hợp với các địa phương trong việc khảo sát đất đai, lập dự án đầu tư và thực hiện các chính sách hiện hành liên quan để đầu tư quy hoạch đồng bộ hạ tầng phục vụ phát triển vùng nguyên liệu ứng dụng công nghệ cao; liên kết sản xuất xây dựng cánh đồng lớn ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao năng suất, chất lượng; minh bạch về chữ đường, giá mía nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân trồng mía, duy trì nguồn nguyên liệu ổn định.../.


    Lãnh đạo tỉnh Kontum cũng đang rất quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển vùng nguyên liệu.
    Thanhtu1818 đã loan bài này
  5. Thanhtu1818

    Thanhtu1818 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2016
    Đã được thích:
    2.080
    Tìm tương lai sáng cho mía đường - Kỳ IV: Thách thức và cơ hội
    19/04/2021 13:12

    Dù gặp nhiều gian khó, nhưng với sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền các cấp, nỗ lực của doanh nghiệp, và sự đồng hành của bà con nông dân, cây mía và ngành công nghiệp mía đường vẫn tồn tại một cách gan góc, bản lĩnh, để hôm nay đứng trước cơ hội “vàng” tiếp tục hành trình đến một tương lai sáng.
    Dĩ nhiên là, hành trình đến tương lai sáng của mía đường Kon Tum không hề dễ dàng, nếu không muốn nói là hết sức khó khăn.

    Theo một cựu lãnh đạo Công ty Cổ phần Đường Kon Tum đã chuyển công tác, niên vụ 2020-2021, ngành mía đường vẫn phải tiếp tục đương đầu với khó khăn thách thức từ nhiều phía. Xu hướng phục hồi của giá đường đang bị đánh giá là thiếu bền vững; lượng tiêu thụ đường suy giảm và áp lực cạnh tranh với đường nhập khẩu theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA); sản lượng và diện tích trồng mía giảm mạnh.

    Chưa kể khí hậu, thời tiết phức tạp, diễn biến khó lường của dịch bệnh Covid-19 tiếp tục tác động trực tiếp và gián tiếp tới năng suất, sản lượng, chất lượng mía nguyên liệu cũng như nhu cầu tiêu thụ đường và giá đường.

    Tuy vậy, ông Lê Đức Duy - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đường Kon Tum nhìn nhận một cách lạc quan rằng, dù doanh nghiệp đường đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, nhưng vẫn có những cơ hội phía trước.

    Trong hành trình vươn lên đầy gian khó, doanh nghiệp có sự hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất của tỉnh và các ngành, địa phương, từ chủ trương, chính sách đến các giải pháp cụ thể. Đây chính là nền tảng, và động lực lớn lao để chúng tôi tự tin trên chặng đường mới - Phó Tổng giám đốc Duy nhấn mạnh.

    Theo ông Duy, trong những năm gần đây, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và địa phương luôn quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi để ngành mía đường phát triển. Đáng chú ý là tháng 7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 28/CT-TTg về việc triển khai các giải pháp phát triển ngành mía đường Việt Nam. Tại tỉnh Kon Tum, ngày 31/8/2020, UBND tỉnh ban hành văn bản số 3248/UBND-NNTN chỉ đạo các cơ quan liên quan và các địa phương triển khai các giải pháp phát triển ngành mía đường.

    [​IMG]
    Tích tụ ruộng đất, hình thành cánh đồng lớn là một trong những giải pháp phát triển mía đường bền vững. Ảnh: H.L


    Một ngành kinh tế mía đường phát triển bền vững không chỉ xuất phát từ nhu cầu sống của bản thân những người nông dân từng gắn bó lâu dài với cây mía, mà còn là cơ hội khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, phù hợp với xu hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương.

    Nhìn nhận về thực trạng mía đường hiện nay, ông Nguyễn Tiến Cường, Trưởng phòng Nguyên liệu (Công ty Cổ phần Đường Kon Tum) cho rằng, rào cản lớn nhất mà mía đường Kon Tum gặp phải chính là diện tích mía manh mún, nhỏ lẻ, lại chịu sự cạnh tranh của các loại cây ngắn ngày khác. Bên cạnh đó, điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết phức tạp, hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu không đáp ứng yêu cầu, trình độ canh tác của bà con còn hạn chế cũng có tác động không nhỏ.

    Để tháo gỡ những rào cản ấy, yếu tố hàng đầu là áp dụng cơ giới hóa để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, tăng năng suất, sản lượng, chất lượng cây mía. Muốn làm được điều này, trước hết cần thúc đẩy tích tụ ruộng đất, hình thành cánh đồng mía lớn; đầu tư hệ thống thủy lợi đảm bảo chủ động tưới tiêu. Muốn vậy, cần có sự quan tâm, chỉ đạo của chính quyền địa phương và sự phối hợp của người dân - ông Nguyễn Tiến Cường cho hay.

    Ông Nguyễn Thanh Mân - Chủ tịch UBND thành phố Kon Tum cũng đồng tình với ý kiến trên, khi nói rằng, cần phải có cánh đồng mẫu lớn để áp dụng cơ giới hóa và xây dựng chuỗi giá trị cho cây mía.

    Ở thành phố Kon Tum, diện tích mía hiện có chỉ hơn 720ha nhưng lại trải đều ở nhiều xã, phường; mỗi nhà vài mảnh đất nằm riêng rẽ, nên khả năng đầu tư chăm sóc và áp dụng cơ giới hóa là rất thấp. Vì vậy, cần rà soát quy hoạch vùng nguyên liệu mía; tăng cường thực hiện công tác dồn điền đổi thửa để tạo điều kiện áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, tránh tình trạng sản xuất manh mún. Để thực hiện được điều này, phải có sự phối hợp chặt chẽ từ 3 phía: Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

    [​IMG]
    Hướng dẫn người dân thành phố Kon Tum trồng mía ở vùng đất đồi theo phương pháp canh tác mới. Ảnh: H.L


    Về phía tỉnh, theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Tháp, để giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong phát triển vùng mía nguyên liệu, cần tập trung rà soát, đánh giá các diện tích đất đang sản xuất một số loại cây trồng kém hiệu quả, đất trống, phù hợp với cây mía để phát triển vùng nguyên liệu ổn định, phục vụ sản xuất ổn định cho doanh nghiệp mía đường.

    Tỉnh cũng như các địa phương sẵn sàng phối hợp với doanh nghiệp trong việc khảo sát đất đai, lập dự án đầu tư và thực hiện các chính sách hiện hành liên quan để đầu tư quy hoạch đồng bộ hạ tầng phục vụ phát triển vùng nguyên liệu ứng dụng công nghệ cao; liên kết sản xuất xây dựng cánh đồng lớn ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, duy trì nguồn nguyên liệu ổn định - Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Tháp nhấn mạnh.

    Theo Phó Tổng giám đốc Lê Đức Duy, với định hướng phát triển bền vững trong những năm tiếp theo, Công ty Cổ phần Đường đã xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu mía hết sức cụ thể và bài bản.

    Trong đó, tiếp tục thực hiện các chính sách đầu tư phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân gắn bó lâu dài với cây mía, như ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với giá bảo hiểm; hỗ trợ làm đất, công khai hoang (20 triệu đồng/ha), vận chuyển mía, phân bón; áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến để tăng năng suất và chữ đường; tổ chức thu mua, đốn chặt và đánh giá chữ đường một cách công khai, minh bạch, tạo niềm tin cho người trồng mía.

    Hiện nay chúng tôi đang thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân áp dụng cơ giới hóa các khâu trồng, chăm sóc và thu hoạch, triển khai các mô hình thâm canh, sử dụng các giống mía có năng suất và chất lượng cao... Trên cơ sở đó, hình thành hệ thống chế biến sản phẩm, cũng như tận dụng phụ phẩm từ cây mía, để sản xuất ra các sản phẩm khác nhằm giảm giá thành sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế- ông Trịnh Quốc Đạt, Phó phòng Nguyên liệu cho biết.

    Trở lại với câu chuyện của ông Nguyễn Văn Minh. Những năm qua, ông luôn cố giữ lấy cái nghề trồng mía, giữ lấy hơn 1ha đất bãi. Và bây giờ, ông muốn để cho Tuấn - người con trai út đang sống với ông bà.

    Mấy anh chị nó không muốn theo nghề nông, đứa giáo viên, đứa buôn bán. Chỉ còn thằng út, từ nhỏ đã thích ruộng rẫy hơn thích học - ông nói.

    Thật ra, Tuấn không thích trồng mía nữa. Vì trồng mía quá vất vả, giá cả lại bấp bênh, không ổn định. "Cả ngày người dính đầy đất, mùa thu hoạch thì lá mía cứa rách da rách thịt" - anh lầm rầm. Theo ý anh, cứ chuyển sang trồng rau là nhẹ nhàng nhất. Nhưng rồi anh hiểu mình là người phù hợp nhất trong số mấy anh chị em để tiếp tục mối duyên nợ với cây mía của cha mình.

    Con trồng mía là vì không muốn ba buồn đó - Tuấn thủ thỉ với ông.

    Nhưng bây giờ anh không còn nghĩ đến chuyện trồng rau nữa. Ba anh truyền cho con trai niềm tin, cây mía sẽ sống được, sống khỏe. Ông già phấn khởi khi gần đây, tỉnh rất quan tâm đến phát triển mía đường, còn tính sẽ đầu tư trồng mía theo hướng ứng dụng công nghệ cao nữa.

    Tôi tính áp dụng canh tác theo hướng thâm canh, có kỹ thuật tiên tiến, từ làm đất, xuống giống, bón phân đến phòng trừ sâu bệnh; xây một bể xi măng đủ lớn để bơm nước từ sông lên, lắp đặt hệ thống tưới nước nhỏ giọt tự động… Nói chung là có nhiều việc phải tính- một tay chống cuốc, một tay Tuấn vẽ đường vòng cung bao hết khoảnh bãi và nói, mắt lấp lánh niềm tin.

    Tất nhiên, cũng như mục tiêu phát triển cánh đồng mía lớn, ứng dụng công nghệ cao của Công ty Cổ phần Đường Kon Tum, ý tưởng của Tuấn vẫn còn gặp không ít khó khăn, trắc trở. Nhưng ít nhất, với những người như Tuấn, hành trình mía đường trên vùng đất cực Bắc Tây Nguyên cũng đang tiếp tục.

    Một tương lai sáng cho mía đường đang ở phía trước, khi mà Nhà nước, doanh nghiệp và nông dân cùng chung ý tưởng và hành động.

    Hồng Lam
    --- Gộp bài viết, 03/05/2021, Bài cũ: 03/05/2021 ---
    Vùng tây nguyên có đất đỏ bazan cực kỳ màu mỡ, 1 gốc mía có thể chăm và thu hoạch đến 2 năm, không cần thay gốc.
    Hiện tượng thời tiêt La Nina hoạt đong mạnh trong năm tới sẽ khiến khu vực trồng mía tại Brasil khô hạn hơn, trong khi ở Viêt Nam sẽ có lượng mưa tốt hơn, giúp tăng năng suất
  6. Thanhtu1818

    Thanhtu1818 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2016
    Đã được thích:
    2.080
    Giá đường thế giới mở cửa phiên đầu tuần hiện đang tăng gần 2% lên 17.25 cent. Diễn biến covid căng thẳng khiến VN thắt chặt an ninh biên giới giúp hạn chế cả đường nhập lậu sẽ hỗ trợ giá đường trong nước
    --- Gộp bài viết, 03/05/2021, Bài cũ: 03/05/2021 ---
    http://www.investing.com/commoditie...dium=share_link&utm_campaign=share_instrument
  7. Thanhtu1818

    Thanhtu1818 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2016
    Đã được thích:
    2.080
    XmarKienchauvo thích bài này.
  8. Thanhtu1818

    Thanhtu1818 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2016
    Đã được thích:
    2.080
    Cổ phiếu nghành mía đường đang trở lại nhé ae KTS SBT SLS
    XmarKienchauvo thích bài này.
  9. Thanhtu1818

    Thanhtu1818 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2016
    Đã được thích:
    2.080
    Giá hàng hóa lên cao, thế giới đang thực sự bước vào 'siêu chu kỳ'?

    'Siêu chu kỳ' chỉ mới ở giai đoạn khởi đầu?

    Nhu cầu mạnh mẽ từ Trung Quốc, sự bùng nổ trong chi tiêu của chính phủ cho các kế hoạch phục hồi sau đại dịch và những đặt cược vào nền kinh tế thế giới “xanh” là những yếu tố đẩy giá của nhiều nguyên liệu thô quan trọng lên cao. Chỉ số S&P GSCI giao ngay, theo dõi biến động giá của 24 vật liệu thô, tăng 24% trong năm nay.

    [​IMG]
    Giá nguyên liệu thô tăng mạnh trong năm 2021. Ảnh: Bloomberg.

    Quặng sắt (thành phần quan trọng cần thiết để sản xuất thép), palladium (nguyên liệu được các hãng ôtô sử dụng để hạn chế khí thải độc hại) và gỗ xẻ đều lên cao kỷ lục trong tuần trước. Những mặt hàng nông sản chủ chốt như ngũ cốc, dầu hạt, đường và sữa cũng tăng mạnh, trong đó giá ngô vượt 7 USD/bushel lần đầu tiên sau 8 năm.

    Đồng, kim loại công nghiệp quan trọng nhất của thế giới, cũng vượt 10.000 USD lần đầu tiên kể từ năm 2011. Giá đậu nành chạm đỉnh 8 năm.

    [​IMG]
    Giá đồng lần đầu tiên vượt 10.000 USD lần đầu tiên trong 10 năm qua. Ảnh: Refinitv.

    “Tôi không rõ chúng ta từng trải qua điều gì như thế này trước đây hay chưa. Nhưng giờ chúng ta đang ở trong một cơn bão hoàn hảo”, ông Ulf Larsson, CEO của công ty gỗ và bột giấy SCA (Thụy Điển), nói. SCA vừa báo cáo lợi nhuận ròng quý I tăng 66% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Đà phục hồi nhanh chóng ở châu Âu và Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ vật liệu thô lớn nhất thế giới, cùng với những dấu hiệu kinh tế tăng tốc rõ rệt ở Mỹ, nơi thị trường bất động sản đang bùng nổ, đã kích thích kỳ vọng về nhu cầu. Sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng do dịch Covid-19 và tồn kho một số vật liệu thô ở mức thấp càng khiến giá lên cao, theo giới phân tích.

    Giới đầu tư gần đây bị thu hút bởi những dự đoán của một số nhà giao dịch, chuyên gia phân tích và lãnh đạo doanh nghiệp về một siêu chu kỳ mới, tức là giá cả sẽ ở mức cao trong một thời gian dài do cầu vượt cung.

    Saad Rahim, giám đốc kinh tế tại Trafigura, một trong những công ty giao dịch hàng hóa độc lập lớn nhất thế giới, cho biết chương trình chi tiêu quy mô lớn nhằm kích thích kinh tế do Mỹ triển khai được cho là sẽ kéo nhu cầu hàng hóa tại đây tăng lên.

    “Tổng thống Joe Biden đang đề xuất hai kế hoạch kích thích bổ sung ngoài chương trình ông phê duyệt trước đó. Nếu bất kỳ kế hoạch mới nào tiếp tục được phê duyệt, giá cả sẽ được đẩy lên cao hơn nữa. Đây mới chỉ là khởi đầu”, ông dự đoán.

    Thị trường hàng hóa cũng trở thành tâm điểm của giới quản lý quỹ, những người đang tìm kiếm tài sản được hưởng lợi từ sự phục hồi của kinh tế thế giới sau đại dịch. Họ có thể đầu tư vào hàng hóa như một cách để bảo vệ tài sản khỏi tình trạng lạm phát lên cao.

    “Nếu tìm ra được một giải pháp tương đối nhanh gọn với tình hình dịch ở Ấn Độ thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ thấy được diễn biến vĩ mô nào như thế này. Chúng ta đã đi từ thời kỳ Trung Quốc là tâm điểm duy nhất về hàng hóa suốt 10 năm qua, tới thời kỳ hiện nay, khi phần còn lại của thế giới đang là những người nắm trọng trách và đóng góp thực sự về mặt nhu cầu”, theo Rahim.

    'Siêu chu kỳ' của ngành ôtô, xe điện

    Mọi loạt vật liệu thô cần thiết cho hoạt động sản xuất pin và động cơ xe điện, từ lithium tới đất hiếm, cũng tham gia vào làn sóng tăng giá này.

    Sau gần 3 năm giảm liên tục, giá lithium carbonate ở Trung Quốc tăng hơn 100% kể từ đầu năm đến nay nhờ nhu cầu mạnh mẽ tại thị trường trong nước, theo Benchmark Mineral Intelligence. Giá NdPr, nguyên liệu được sử dụng để sản xuất động cơ điện, và cobalt, kim loại dùng để sản xuất pin, đều tăng gần 40%.

    Theo Simon Moores, giám đốc điều hành tại Benchmark Mineral Intelligence, ngành xe điện đang bước vào một siêu chu kỳ vì các vật liệu chủ chốt cũng đang ở siêu chu kỳ.

    “Đây là cuộc chơi dành cho những nhà khai khoáng”, ông nói.

    Những mặt hàng liên quan tới xe chạy xăng cũng trên đà tăng. Giá palladium, một kim loại được sử dụng trong bộ chuyển đổi để lọc khí thải, lên kỷ lục hơn 3.000 USD/ounce vào cuối tuần trước. Nguyên nhân là châu Âu và Trung Quốc bắt đầu áp dụng tiêu chuẩn khí thải khắt khe hơn. Điều này có thể làm thay đổi tình hình bán xe động cơ đốt trong trên toàn cầu vốn đang chậm lại, giới phân tích tại Jefferies nhận định.

    [​IMG]
    Giá palladium lên cao kỷ lục. Ảnh: Refinitiv.

    Giá dầu cũng đang cao, phục hồi về mức trước đại dịch là hơn 65 USD/thùng từ đầu năm nay. Nhu cầu tiêu thụ đang quay trở lại khi các nền kinh tế tái mở cửa, dù mức tăng bị hạn chế do người dân hạn chế đi lại trên phạm vi quốc tế. OPEC và các đồng minh đang tiếp tục hạn chế nguồn cung ra thị trường để kích thích giá.

    Tuần trước, Goldman Sachs dự đoán giá dầu có thể đạt 80 USD/thùng trong 6 tháng cuối năm nay. Ngân hàng này cảnh báo thị trường sẽ rơi vào tình trạng thâm hụt nguồn cung lớn vào mùa hè này khi tốc độ tiêm chủng vắc-xin được đẩy nhanh và người dân đổ xô đi chơi dịp lễ. Nhu cầu dầu toàn cầu theo đó có thể tăng hơn 5%.

    Tất nhiên, OPEC và các đồng minh có thể khôi phục sản xuất nếu giá lên quá cao. Nhưng một số nhà phân tích lo ngại về triển vọng nguồn cung trong dài hạn khi các quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn có xu hướng tránh xa nhiên liệu hóa thạch.

    Theo Christyan Malek, chuyên gia phân tích tại JPMorgan, nguồn cung dầu có thể bị thâm hụt nghiêm trọng trong những năm tới do chi phí vào tài sản cố định trong giai đoạn 2021 – 2030 được dự đoán thiếu hụt khoảng 600 tỷ USD.

    “Giá dầu có nguy cơ tăng vọt khi nguồn cung từ các nước ngoài OPEC bị thiếu”, ông Makek nói.

    Giá cả hàng hóa còn tăng trong bao lâu?

    Tuy nhiên, tình trạng tăng giá điên cuồng của thị trường hàng hóa sẽ diễn ra trong bao lâu vẫn còn là một vấn đề cần bàn luận.

    “Đây là một siêu chu kỳ nhỏ. Tôi nghĩ là sẽ không kéo dài như siêu chu kỳ gần nhất. Hiện nay, các bên cung - cầu phản ứng nhanh hơn”, Alex Sanfeliu, giám đốc mảng giao dịch hàng hóa tại Cargill, nhận định về sự tăng giá của hàng nông sản.

    Còn với A Shekhar tại Olam International, ông không cho rằng giá thực phẩm sẽ tiếp tục tăng. Tuy nhiên, nhu cầu vẫn lớn trong 6 – 12 tháng tới vì người tiêu dùng có xu hướng đi ăn ngoài sau khi lệnh phong tỏa được gỡ bỏ. “Điều này có thể khiến giá cao lên cao hơn”.

    Trong khi đó, một số người lại nghi ngờ quan điểm thế giới đang bước vào một siêu chu kỳ. “Chúng tôi cho rằng giá cả sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, nhưng đây giống như là thời kỳ đi lên trong một chu kỳ kinh doanh hơn là một siêu chu kỳ”, theo Jumana Saleheen, giám đốc kinh tế tại CRU.
  10. Thanhtu1818

    Thanhtu1818 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2016
    Đã được thích:
    2.080
    Đường tăng tiếp

    Giá đường tăng do lo ngai về nguồn cung trong bối cảnh giá dầu tăng khiến ngành chế biến mía Brazil có thể chuyển một phần mía nguyên liệu sang sản xuất ethanol.

    Kết thúc phiên giao dịch, giá đường thô kỳ hạn tháng 7 tăng 0,41 US cent, tương đương 2,4%, lên 17,53 cent/lb.

    "Mặc dù chúng tôi không mong đợi giá sẽ tăng bền vững như hồi tháng 2, nhưng chúng tôi đang nâng dự báo về giá (đường thô) trong quý 4 lên 16 US cent/lb", bởi: "Rủi ro (về nguồn cung) đã tăng lên và giá dầu cao có thể dẫn tới sự chuyển đổi tỷ lệ lớm mía sang (sản xuất) ethanol. Ngoài ra, dự báo (về sản lượng) mía đường của Brazil đã bị điều chỉnh giảm do thời tiết khô hạn kéo dài", ngân hàng Commerzbank cho biết.

    Tuy nhiên, Công ty tư vấn về đường và ethanol, Datagro, cho rằng cán cân cung đường toàn cầu đang đổi chiều từ thiếu hụt trong niên vụ 2020/21 sang dư trong niên vụ 2011/12, bất chấp sản lượng của Brazil sụt giảm. Lý do bởi sản lượng hồi phục ở Thái Lan và bội thu ở Ấn Độ.

    Phiên vừa qua, giá đường trắng kỳ hạn tháng 8 tăng 11 USD (2,4%) lên 460,80 USD/tấn.
    XmarKienNhocSim thích bài này.

Chia sẻ trang này