KTS - Đường Kontum - Tìm lại tương lai tươi sáng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Thanhtu1818, 23/04/2021.

4562 người đang online, trong đó có 475 thành viên. 19:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 21741 lượt đọc và 99 bài trả lời
  1. Thanhtu1818

    Thanhtu1818 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2016
    Đã được thích:
    2.080
    Đường Thái Lan vào Việt Nam giảm mạnh sau khi bị áp thuế CBPG, CTC
    13:39 | 07/05/2021

    [​IMG]
    Nguồn: Hải quan Thái Lan. (Biểu đồ: Ngọc Bảo)

    Dù đã giảm trong tháng 3/2021, nhưng do khối lượng đường nhập khẩu trước thời điểm áp thuế tăng cao, nên tính chung 3 tháng đầu năm 2021 khối lượng đường (HS: 1701) của Thái Lan xuất khẩu vào Việt Nam chỉ giảm nhẹ không đáng kể 0,8% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 199,8 nghìn tấn.

    Mặc dù vậy, tình hình xuất khẩu chung của Thái Lan đang giảm sút. Cụ thể, sau khi giảm trong năm 2020, xuất khẩu đường (HS: 1701) của Thái Lan trong 3 tháng đầu năm 2021 tiếp tục giảm 58,1% so với cùng kỳ năm 2020, xuống còn 842,5 nghìn tấn.

    Đường của Thái Lan chủ yếu được xuất khẩu sang các nước ASEAN. Trong đó, ngoại trừ thị trường Lào, xuất khẩu đường của Thái Lan sang các thị trường khác như Indonesia, Campuchia, Malaysia... đều giảm mạnh trong 3 tháng đầu năm 2021.
    --- Gộp bài viết, 08/05/2021, Bài cũ: 08/05/2021 ---
    vẫn chờ giá đường thế giới break 20 cent, cho một siêu sóng nghành
  2. Thanhtu1818

    Thanhtu1818 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2016
    Đã được thích:
    2.080
    Sắp tham vấn điều tra chống bán phá giá đường mía xuất xứ Thái Lan
    Theo Cục Phòng vệ thương mại cho biết phiên tham vấn công khai được tổ chức nhằm tạo điều kiện cho các bên liên quan theo luật định trình bày thông tin và ý kiến liên quan đến vụ việc điều tra.
    Uyên Hương (TTXVN/Vietnam+) 07/05/2021 11:41 GMT+7

    TIN LIÊN QUAN
    Vực dậy ngành mía đường trong nước: Khi cây mía không còn ngọt
    01/04/2021 05:00
    Vực dậy ngành mía đường trong nước: Sản xuất đang bị thu hẹp
    31/03/2021 16:11
    Trà Vinh: Giá mía tăng cao nhất trong 5 năm giúp người trồng có lãi
    27/03/2021 10:54
    Vì sao cổ phiếu ngành đường được định giá mức cao trong lịch sử?[/paste:font]
    15/03/2021 16:24
    Thách thức và cơ hội cho ngành mía đường trong niên vụ mới[/paste:font]
    10/01/2021 10:31
    [​IMG]Thu hoạch mía. (Ảnh: Quang Cường/TTXVN)
    Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: Ngày 12/5 tới, Cục này sẽ tổ chức phiên tham vấn trong vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan theo hình thức trực tuyến.

    Trước đó, ngày 12/4/2021, Cơ quan điều tra đã ban hành Thông báo số 09/TB-PVTM về việc tổ chức tham vấn trong vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan theo quy định tại Điều 70 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 và Điều 13 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP.

    Tuy nhiên, do diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 và thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tạo Công điện số 541/CĐ-TTg ngày 23/4/2021 về tăng cường thực hiện phòng, chống dịch bệnh COVID-19, với mục tiêu bảo đảm các quy định về phòng, chống dịch, Cơ quan điều tra xin thông báo về việc thay đổi hình thức tổ chức phiên tham vấn công khai sang hình thức trực tuyến.

    Thành phần đăng ký tham gia gồm các bên liên quan theo quy định tại Điều 74 Luật Quản lý ngoại thương. Ngôn ngữ sử dụng tiếng nói và chữ viết dùng trong buổi tham vấn là tiếng Việt.

    [Vực ngành mía đường: Cạnh tranh công bằng và giải pháp liên kết chuỗi]

    Đáng lưu ý, các bên liên quan có quyền dùng tiếng nói và chữ viết khác, tuy nhiên phải có phiên dịch từ ngôn ngữ đó sang tiếng Việt. Các thông tin, tài liệu không phải bằng tiếng Việt do các bên liên quan cung cấp phải được dịch ra tiếng Việt.

    Các Bên liên quan phải đảm bảo tính trung thực, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung được dịch thuật.

    Theo Cục Phòng vệ thương mại cho biết, phiên tham vấn công khai được tổ chức nhằm tạo điều kiện cho các bên liên quan theo luật định trình bày thông tin và ý kiến liên quan đến vụ việc điều tra.

    Ngoài ra, các bên khác có ý kiến về vụ việc có thể gửi ý kiến bằng văn bản trực tiếp tới cơ quan điều tra trước và sau phiên tham vấn, cơ quan điều tra sẽ phản hồi, tổng hợp trong báo cáo kết luận điều tra cuối cùng của vụ việc./.

    Uyên Hương (TTXVN/Vietnam+)
    NhocSim thích bài này.
  3. Thanhtu1818

    Thanhtu1818 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2016
    Đã được thích:
    2.080
    Dammecotuong thích bài này.
  4. Thanhtu1818

    Thanhtu1818 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2016
    Đã được thích:
    2.080
  5. Thanhtu1818

    Thanhtu1818 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2016
    Đã được thích:
    2.080
    Cổ phiếu đường có dấu hiệu chạy rồi ae nhé, SBT SLS mở màn
  6. Thanhtu1818

    Thanhtu1818 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2016
    Đã được thích:
    2.080
  7. Thanhtu1818

    Thanhtu1818 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2016
    Đã được thích:
    2.080
    Điểm qua các doanh nghiệp nghành đường khi giá đường tăng và áp thuế tự vệ:
    1. SBT: hưởng lợi cỡ 50%, do bản chất 2 mặt, thấy đường Thái rẻ thì nhập nên có khi doanh thu lại giảm hoặc lợi nhuận ko tăng đột biến, nhìn lợi nhuận gộp quý vừa rồi sẽ thấy
    2. QNS: hưởng lợi cỡ 50-60% do cơ cấu sữa đậu nành nhiều nên giá tăng thì giá vốn sữa tăng, bonus giá đậu nành đang tăng phi mã
    4. SLS: hưởng lợi 100% do chỉ sản xuất đường từ mía nhà trồng ( điểm yếu là định giá ko còn thấp, mặc dù chưa quá cao) (điểm mạnh ko phải nộp thuế TNDN) => tóm lại giá đường tăng 1k ông này bỏ túi thêm 80 tỷ
    5. LSS: hưởng lợi 50-60%, ko rõ ông này còn bao nhiêu ha mía, trên báo cáo agrimotor thấy nhập đường thô Thái khá nhiều, cơ cấu doanh thu khá lằng nhằng, kinh doanh phức tạp, ko phải doanh nghiệp mía đơn thuần nữa
    6. KTS: hưởng lợi 100% do chỉ sản xuất mía đường (điểm mạnh định giá quá rẻ cả công ty với công suất máy móc 60% SLS mà giá chỉ 90 tỷ = 1/15 SLS) (Điểm yếu: vùng nguyên liệu nhỏ nên công suất mới đạt 15k tấn đường, tuy nhiên nếu full có thể đạt 50k tấn, lãnh đạo đang quyết liệt mở rộng VNL) => tóm lại đơn giản giá đường tăng 1k thì KTS bỏ túi 15 tỷ, EPS thêm 3k
    --- Gộp bài viết, 11/05/2021, Bài cũ: 11/05/2021 ---
    Cho ae cái nhìn tổng quan nếu sóng đường thì con nào chạy xa nhất
    XmarKien, NhocSimUrani_235 thích bài này.
  8. Thanhtu1818

    Thanhtu1818 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2016
    Đã được thích:
    2.080
    XmarKien, NhocSimThuphap thích bài này.
  9. Thanhtu1818

    Thanhtu1818 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2016
    Đã được thích:
    2.080
    80 đại diện dự tham vấn công khai điều tra chống bán phá giá đường mía Thái Lan
    18:45 | 12/05/2021

    Tất cả các ý kiến, quan điểm của các bên liên quan sẽ được Cơ quan điều tra tổng hợp, xem xét và đánh giá kỹ lưỡng trong kết luận điều tra cuối cùng vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.

    Ngày 12/5, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) đã tổ chức buổi tham vấn công khai dưới hình thức trực tuyến liên quan đến vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.

    Buổi tham vấn công khai được thực hiện theo quy định tại Điều 70 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 và Điều 13 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm tạo cơ hội cho các bên liên quan đến vụ việc trình bày ý kiến, quan điểm cũng như cung cấp các thông tin có liên quan đến vụ việc.

    Buổi tham vấn đã diễn ra với sự tham dự của hơn 80 đại biểu đại diện cho các nhóm bên liên quan đến vụ việc.

    Cụ thể gồm đại diện phía Thái Lan (Chính phủ Thái Lan và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Thái Lan); đại diện các Bộ ngành có liên quan; đại diện Hiệp hội Mía đường Việt Nam; đại diện các doanh nghiệp sản xuất trong nước; đại diện các doanh nghiệp nhập khẩu và các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm thuộc đối tượng điều tra; đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

    Cục Phòng vệ thương mại cho biết, tại buổi tham vấn, Cơ quan điều tra đã lắng nghe ý kiến của đại diện tất cả các nhóm bên liên quan về vụ việc.

    "Tất cả các ý kiến, quan điểm của các bên liên quan sẽ được Cơ quan điều tra tổng hợp, xem xét và đánh giá kỹ lưỡng trong kết luận điều tra cuối cùng của vụ việc và đảm bảo việc điều tra được thực hiện một cách công bằng, minh bạch theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và WTO", Cục Phòng vệ thương mại cho biết.

    Trước đó, ngày 20/8/2020, Bộ Công Thương nhận được Hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp của 6 doanh nghiệp đại diện cho ngành sản xuất trong nước.

    Ngày 21/9/2020, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2466/QĐ-BCT về điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan.

    Ngày 9/2/2021, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 477/QĐ-BTC về việc áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.

    Theo đó, các sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Thái Lan, bao gồm đường tinh luyện và đường thô, đã được trợ cấp, bán phá giá ở mức 48,88%. Do đó, mức thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời với các sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Thái Lan là 48,88%.

    Tuy nhiên, sau khi cân nhắc tác động kinh tế - xã hội theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương, nhằm đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của người nông dân, ngành sản xuất, chế biến đường trong nước (gồm cả tạo điều kiện về nguyên liệu cho sản xuất), người tiêu dùng, Bộ Công Thương quyết định tạm thời thu thuế CBPG, CTC đối với đường thô có xuất xứ Thái Lan ở mức 33,88%.

    “Mức thuế này sẽ được rà soát thường xuyên để bảo đảm môi trường cạnh tranh công bằng nếu có biểu hiện chuyển mạnh từ nhập khẩu đường tinh luyện, đường trắng sang nhập khẩu đường thô để lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp ở mức cao hơn”, đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương khẳng định.
    XmarKien thích bài này.
  10. Thanhtu1818

    Thanhtu1818 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2016
    Đã được thích:
    2.080
    Tháng 6 sẽ có kết luận điều tra chống bán phá giá đường mía Thái Lan
    Huy Hoàng-Thứ năm, ngày 13/05/2021 06:26 GMT+7

    Muôn kiểu buôn lậu đường cát qua biên giới đẩy ngành mía đường vào thế khó
    Liên quan đến vụ việc ngày 9/2 vừa qua Bộ Công Thương ban hành Quyết định về việc áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan, ngày 12/5, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) đã tổ chức buổi tham vấn công khai (dưới hình thức trực tuyến) với sự tham gia của 80 đại biểu đại diện cho các nhóm bên liên quan gồm: Chính phủ, doanh nghiệp, hiệp hội của Thái Lan và Việt Nam.

    Tại buổi tham vấn, đại diện ngành sản xuất trong nước cho rằng ngành mía đường Thái Lan được Chính phủ hỗ trợ từ kiểm soát thị trường nội địa (hỗ trợ mức giá cố định, phân chia thị phần), kiểm soát nhập khẩu, trợ cấp xuất khẩu, hỗ trợ tài chính trực tiếp 1,3 tỷ USD/năm, tài trợ nợ vay, trợ cấp vốn đầu vào nên khi vào Việt Nam đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến ngành nên kiến nghị việc áp thuế.

    Ở chiều ngược lại, đại diện Chính phủ, các doanh nghiệp Thái Lan cung cấp các thông tin về vấn đề giá bán, năng lực của ngành sản xuất Thái Lan và các tác động kinh tế - xã hội của việc áp thuế.

    Tại buổi tham vấn, đại diện các bên liên quan như: bên sử dụng sản phẩm mía đường, bên nhập khẩu, đại diện người trồng mía cũng đưa ra các quan điểm.

    Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước sản xuất và tiêu thụ đường lớn trên thế giới và trong khối ASEAN, nhu cầu tiêu dùng trực tiếp sử dụng và sản xuất chế biến khoảng 2 triệu tấn/năm.

    Bộ Công Thương cho biết đang hoàn tất các bước điều tra tiếp theo để đưa ra kết luận điều tra cuối cùng, dự kiến trong tháng 6/2021.
    --- Gộp bài viết, 13/05/2021, Bài cũ: 13/05/2021 ---
    Tại buổi tham vấn, đại diện ngành sản xuất trong nước cho rằng ngành mía đường Thái Lan được Chính phủ hỗ trợ từ kiểm soát thị trường nội địa (hỗ trợ mức giá cố định, phân chia thị phần), kiểm soát nhập khẩu, trợ cấp xuất khẩu, hỗ trợ tài chính trực tiếp 1,3 tỷ USD/năm, tài trợ nợ vay, trợ cấp vốn đầu vào nên khi vào Việt Nam đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến ngành nên kiến nghị việc áp thuế.
    XmarKien thích bài này.

Chia sẻ trang này