Kỳ lân mới của ngành FMCG gọi tên VLC

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi EIG, 25/08/2022.

3546 người đang online, trong đó có 229 thành viên. 23:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 143699 lượt đọc và 718 bài trả lời
  1. Hoangngabn

    Hoangngabn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2019
    Đã được thích:
    543
    Lãi suất ngân hàng nào cao nhất hiện nay?
    14-01-2023 - 14:29 PM|Tài chính - ngân hàng

    ĐỌC BÀI-1:51

    Lãi suất tiết kiệm hiện nay cao nhất là 9,5% cho kỳ hạn 1 năm (12 tháng) và thấp nhất là 7,3%/năm.


    Đầu năm 2023, lãi suất tiết kiệm tại nhiều ngân hàng có xu hướng giảm. Nếu cuối năm 2022, mức lãi suất có thể lên tới hơn 10%/năm thì hiện thị trường lãi suất đã bớt nóng.

    Với kỳ hạn 1 năm, 4 ngân hàng là Kienlongbank, HDBank, Techcombank và Ngân hàng Đông Á hiện đang có mức lãi suất cao nhất lên tới 9,5%.

    [​IMG]
    Gửi tiết kiệm ngân hàng nào ưu đãi nhất hiện nay?

    Đứng thứ hai là ngân hàng Saigonbank với mức lãi suất là 9,4%/năm. So với tháng trước, Saigonbank đã điều chỉnh giảm lãi suất tiết kiệm tới 0,6 điểm %.

    Tiếp theo là các ngân hàng VietBank, Ngân hàng Bắc Á, VPBank, Ngân hàng Quốc dân (NCB), OceanBank, PVcomBank, Ngân hàng Việt Á đều đang huy động tiền gửi kỳ hạn 1 năm với lãi suất từ 9%/năm đến 9,3%/năm.

    Nhiều ngân hàng có xu hướng điều chỉnh giảm lãi suất tiết kiệm so với tháng trước như: Ngân hàng Đông Á (giảm 0,35 điểm %), Ngân hàng Bắc Á (giảm 0,3 điểm %), Saigonbank (giảm 0,5 điểm %), ABBank (giảm 2,5 điểm %) và Ngân hàng Bản Việt (giảm 0,4 điểm %).


    Sau các chỉ đạo quyết liệt từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), lãi suất tiền gửi và cho vay ngân hàng đã chững lại và hạ nhiệt. Tín hiệu đáng mừng là lãi suất liên ngân hàng trong thời gian qua đã giảm mạnh.

    Đây được coi là một trong những thông điệp tích cực dự báo mặt bằng lãi suất chung có thể hạ nhiệt, tạo động lực tốt cho kinh tế.

    Đến nay, lãi suất cho vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng chỉ còn 3,49%/năm, thấp hơn khá nhiều so với mức lãi suất qua đêm thời điểm đầu tháng 11 có lúc đã lên tới 6,36%.

    Tương tự, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1 tuần đã giảm thấp xuống chỉ còn 4,24%, thấp hơn nhiều so với mức đỉnh lên tới trên 7% vào đầu tháng 11/2022.
  2. Trungthanhhcm

    Trungthanhhcm Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2019
    Đã được thích:
    368
  3. DIU789

    DIU789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2019
    Đã được thích:
    2.871
    :)):))
  4. hoalai

    hoalai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2019
    Đã được thích:
    225
    chưa thấy có điểm vào
  5. Haichoi

    Haichoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2020
    Đã được thích:
    271
  6. Hungssi234

    Hungssi234 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2019
    Đã được thích:
    437
    chọn ngành sữa cho 2023 cũng không tệ
  7. Hoangngabn

    Hoangngabn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2019
    Đã được thích:
    543
    Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, CPI năm 2022 tăng 3,15%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra. Theo ông, đâu là lý do quan trọng nhất giúp Việt Nam kiểm soát tốt lạm phát trong khi lạm phát ở nhiều quốc gia đạt đến con số kỷ lục trong nhiều năm?

    Tốc độ tăng lạm phát thấp hơn của Việt Nam có được nhờ vào những chính sách của Chính phủ, như chính sách kiểm soát giá một số dịch vụ như y tế, giáo dục, giá điện. Việc tập trung vào các yếu tố chi phí đẩy chính là điểm khác biệt dẫn đến thành công của chính sách kiểm soát lạm phát tại Việt Nam so với nhiều nước khác trên thế giới trong năm 2022.

    Ngoài ra, nền kinh tế Việt Nam chưa phục hồi hoàn toàn. Mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP năm 2022 đạt 8,02% nhưng tính trung bình giai đoạn 2020 - 2022 chỉ ở mức 4,5%, thấp hơn nhiều so với mức tiềm năng 6 - 6,5%. Điều này có nghĩa là nền kinh tế Việt Nam hiện nay còn nhiều công suất dư thừa. Do vậy, các doanh nghiệp không thể tăng giá mạnh, khi cung hàng hóa vẫn khá dồi dào.

    Một điểm khác đáng lưu ý là lạm phát tại các nước phát triển như Mỹ trên thực tế đã bắt đầu tăng tốc từ đầu năm 2021 khi các biện pháp giãn cách xã hội được gỡ bỏ và nền kinh tế phục hồi mạnh trở lại. Trong khi đó, năm 2021 dịch bệnh Covid-19 cùng các biện pháp giãn cách xã hội khiến kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm và lạm phát cũng ở mức thấp. Cụ thể, lạm phát so với cùng kỳ vào tháng 12/2021 tại Việt Nam chỉ ở mức 1,81%, còn tại Mỹ đã là 7,1%.

    Trong năm 2022, lạm phát tại Mỹ đã đạt đỉnh ở mức 9% và hiện đang có xu hướng giảm. Còn tại Việt Nam, lạm phát so với cùng kỳ, mặc dù thấp hơn so với Mỹ nhưng vẫn đang trong xu hướng tăng. Hơn nữa, lạm phát cơ bản so với cùng kỳ đang tăng khá nhanh, trung bình khoảng 0,41%/tháng tương đương 4,99%/năm và cao hơn so với lạm phát CPI tổng thể.

    [​IMG]
    TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính

    Năm 2022 cũng là một năm giá xăng dầu trong nước có rất nhiều biến động. Ông đánh giá tác động của giá xăng dầu đối với lạm phát trong năm như thế nào?

    Giá xăng dầu biến động cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát tăng. Từ năm 2020 đến nay, giá xăng dầu thế giới chịu nhiều tác động bởi dịch Covid-19 và xung đột giữa Nga với Ukraine. Từ đó, giá bán lẻ trong nước biến động mạnh.

    Mặc dù mặt bằng giá cả trong nền kinh tế năm 2022 chịu tác động tiêu cực từ xu hướng giá xăng dầu, giá nguyên vật liệu trên thế giới tăng cao nhưng Việt Nam đã thực hiện một số biện pháp kiểm soát lạm phát nhập khẩu, bao gồm ổn định tỷ giá USD/VND (chính sách tiền tệ) và giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu (chính sách tài khóa).

    Tuy vậy, sự biến động này đã làm bộc lộ một số điểm yếu của chính sách điều hành giá. Các kết quả đạt được từ quỹ bình ổn giá xăng dầu đến nay vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của người dân và doanh nghiệp.

    Điển hình là trong nhiều giai đoạn giá xăng dầu tăng mạnh, quỹ bình ổn lại không có đủ nguồn lực, mặc dù đây là lúc nền kinh tế cần quỹ nhất. Ngược lại, khi giá xăng dầu giảm, việc trích quỹ nhiều khi lại được thực hiện quá sớm, khiến người dân và doanh nghiệp không được hưởng lợi ngay.

    Những bất cập trên chủ yếu do việc dự báo giá xăng dầu rất khó. Nếu dự báo thiếu chính xác, sẽ dẫn đến việc xác định thời điểm và mức độ trích/xả quỹ trở nên không sát so với thực tế. Bên cạnh đó, các quyết định về trích/xả quỹ nhiều khi mang nặng tính chủ quan của cơ quan quản lý Nhà nước.

    Có ý kiến cho rằng, năm 2022 chủ yếu là lạm phát từ chi phí đẩy. Vậy trong năm tới, ông nghĩ lạm phát sẽ chịu tác động chủ yếu từ những yếu tố nào?

    Nói chung trong năm tới, cả yếu tố chi phí đẩy lẫn cầu kéo có thể không lớn. Với yếu tố cầu kéo, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng chậm lại hoặc có thể rơi vào suy thoái nên sức cầu của kinh tế thế giới nhìn chung sẽ thấp. Còn về chi phí đẩy, khi kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, giá hàng hóa cơ bản sẽ không tăng mạnh, thậm chí còn giảm. Điều này sẽ làm cho chi phí cũng giảm theo.

    Bên cạnh đó, đồng USD có thể đã đạt đỉnh và đang trong xu hướng đi xuống. Theo tôi, tỷ giá của Việt Nam trong năm 2023 khả năng sẽ ổn định nhưng cũng không loại trừ khả năng có thể lên giá nhẹ. Nếu xu hướng đó xảy ra thì áp lực chi phí đẩy cũng không quá lớn.


    Tuy nhiên, áp lực chi phí đẩy lớn nhất sẽ đến từ việc Nhà nước điều chỉnh giá dịch vụ như y tế, giáo dục, giá điện... Hiện tại, chúng ta chưa biết thời điểm áp dụng hay mức độ điều chỉnh là bao nhiêu nhưng Nhà nước sẽ phải tính toán để quá trình điều chỉnh này không ảnh hưởng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2023.

    [​IMG]
    Quang cảnh hội thảo

    Với mục tiêu kiểm soát CPI bình quân khoảng 4,5% Quốc hội đã đề ra cho năm 2023, theo ông, đâu là áp lực lớn nhất tác động lên CPI trong năm tới?

    Về tổng thể, có thể nhận định rằng áp lực lạm phát tại Việt Nam trong năm 2023 sẽ không quá lớn. Mục tiêu 4,5% là hoàn toàn khả thi, thậm chí còn thấp hơn mục tiêu này.

    Thứ nhất, trước áp lực lạm phát cơ bản gia tăng bền vững từ giữa năm 2022, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chủ động thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng trong nửa sau năm 2022. Đồng thời, mặt bằng lãi suất năm 2022 đã tăng khoảng 2-2,5% so với năm 2021. Đây sẽ là những nhân tố tác động đến kiềm chế lạm phát trong năm 2023.

    Thứ hai, áp lực về tỷ giá cũng giảm đáng kể từ cuối năm 2022. Trên thị trường quốc tế, nhiều khả năng chỉ số đồng USD đã đạt đỉnh vào tháng 9/2022 và đang trong xu hướng giảm giá, mặc dù sẽ có những giai đoạn phục hồi trong năm 2023. Nếu xu hướng giảm giá của đồng USD tiếp tục được duy trì, tỷ giá USD/VND trong năm 2023 sẽ được NHNN giữ ổn định để kiểm soát lạm phát và hạ lãi suất nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

    Ngoài ra, còn có yếu tố từ bên ngoài là nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu đang gia tăng cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ tại các nước phát triển. Xu hướng tăng lãi suất tại Mỹ và châu Âu nhiều khả năng vẫn tiếp tục trong giai đoạn đầu năm 2023.

    Quỹ Tiền tệ Thế giới IMF dự báo kinh tế thế giới trong năm 2023 chỉ tăng trưởng 2,7%, thậm chí rơi vào suy thoái. Điều này có thể tác động đến lạm phát tại Việt Nam theo 2 kênh. Một mặt, tổng cầu đối với hàng hóa của Việt Nam sẽ tăng trưởng chậm lại do nền kinh tế có độ mở lớn. Mặt khác, nguy cơ suy thoái toàn cầu sẽ gây áp lực giảm giá hàng hóa cơ bản trên thế giới.

    Giá xăng dầu và các loại nguyên vật liệu trong năm 2023 sẽ khó tăng mạnh ngay cả khi Trung Quốc mở cửa lại nền kinh tế hay các rủi ro liên quan đến xung đột địa chính trị ở châu Âu gia tăng.

    Như vậy, các áp lực đối với lạm phát từ các biến số như tiền tệ, tỷ giá hay giá nhiên, nguyên vật liệu nhiều khả năng đã đạt đỉnh trong năm 2022 và sẽ giảm trong năm 2023. Trên thực tế, lạm phát đã có dấu hiệu hạ nhiệt trong tháng 12/2022, khi lạm phát cơ bản chỉ tăng 0,33% so với tháng trước.

    Tuy nhiên, áp lực tăng giá điện, giá một số dịch vụ do Nhà nước kiểm soát trong năm 2023 sẽ lớn hơn so với năm 2022, nhưng tác động cụ thể còn phụ thuộc vào thời điểm và mức độ điều chỉnh giá của cơ quan quản lý.

    Vì vậy, theo tôi, lạm phát so với cùng kỳ có khả năng sẽ đạt đỉnh vào quý 1/2023, sau đó giảm dần về mức 3% vào cuối năm 2023. Lạm phát trung bình trong năm tới được dự báo sẽ nằm trong khoảng 3-4%.

    Áp lực lạm phát trong năm 2023 có thể đến từ việc Nhà nước điều chỉnh giá dịch vụ y tế, giáo dục cũng như giá điện. Mặc dù vậy, nếu việc điều chỉnh giá được thực hiện trong nửa cuối năm 2023 với mức điều chỉnh không quá lớn, mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4,5% hay thậm chí dưới 4%, là hoàn toàn khả thi.
  8. Hoangngabn

    Hoangngabn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2019
    Đã được thích:
    543
  9. Hoaixinhdep

    Hoaixinhdep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/02/2019
    Đã được thích:
    129
  10. Congnhac

    Congnhac Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2020
    Đã được thích:
    1.304
    đầu tư vào doanh nghiệp
    Năm 2023 được dự báo sẽ có nhiều khó khăn, thách thức khi nền kinh tế tiếp tục đối diện với khủng hoảng về tài chính và tiền tệ; thêm vào đó, tiềm lực và thể trạng của số đông doanh nghiệp đều chưa có sự phục hồi tích cực sau biến cố của dịch COVID-19 nên ngoài sự kỳ vọng các chính sách linh hoạt, kịp thời và hiệu quả từ phía Chính phủ để ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, cộng đồng doanh nghiệp còn mong đợi chủ trương bảo vệ và "nuôi dưỡng" các doanh nghiệp.

    Chính phủ cũng triển khai nhiều giải pháp động viên doanh nghiệp; thúc đẩy các doanh nghiệp cống hiến hết mình cho sự phát triển quốc gia. Qua đó, xây dựng Việt Nam tiếp tục xứng đáng là điểm đến an toàn, tin cậy cho các nhà đầu tư.

    Năm 2023, Chính phủ sẽ tập trung cải cách thị trường vốn, thị trường tài chính và theo VCCI thì không có gì tốt bằng việc cải thiện các yếu tố nền tảng của thị trường như minh bạch thông tin, bảo vệ cổ đông thiểu số, chống gian lận, lừa đảo, giao dịch nội gián, tăng cường các hệ số an toàn ngân hàng, chống sở hữu chéo, giảm nợ công…

    Việc kiên định cải thiện thị trường tài chính chắc chắn sẽ giúp hạ lãi suất của tiền đồng Việt Nam và tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước trên trường quốc tế.


    Thêm nữa, đầu tư hạ tầng cũng là lĩnh vực được tập trung cải thiện trong năm nay. VCCI kỳ vọng Chính phủ sẽ tiếp tục có những chính sách thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa; đồng thời, sớm ban hành được Quy hoạch điện VIII và triển khai các dự án giao thông lớn như cao tốc Bắc-Nam, sân bay Long Thành... Cùng với đó, tập trung đầu tư cho khu vực kinh tế phía Nam để khắc phục tình trạng hạ tầng xuống cấp. Thực tế, nguồn vốn tư nhân đầu tư vào hạ tầng, vào các dự án công nghiệp là không thiếu. Vấn đề quan trọng là sự ổn định chính sách để các doanh nghiệp kể cả trong và ngoài nước yên tâm đầu tư.

    Theo người đứng đầu VCCI, cải cách môi trường kinh doanh hiện đang có dấu hiệu chững lại do sự ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 thời gian qua. Mặc dù, nhiều bộ, ngành đã có chương trình đơn giản hoá thủ tục, cải thiện môi trường kinh doanh. Nhưng mới chỉ dừng lại ở việc sửa đổi nhỏ; chứ chưa có nhiều thay đổi lớn, mang tính cách mạng và thực chất. Đây sẽ là vấn đề cần tiếp tục được thúc đẩy để tiến trình cải cách đạt được bước tiến xa hơn trong giai đoạn tới.

    Hiện đại hoá hạ tầng viễn thông, cung cấp dịch vụ công trực tuyến và mở các cơ sở dữ liệu của quốc gia cũng sẽ là chìa khoá quan trọng để phát triển kinh tế. VCCI kỳ vọng, 2 năm tới đây, Việt Nam sẽ có những chuyển biến mạnh mẽ nhờ vào sự quyết liệt, đồng hành của Chính phủ và mọi cấp chính quyền cùng với doanh nghiệp để nền kinh tế không chỉ phục hồi mà còn phát triển vững, mạnh và vươn xa.
    EIG thích bài này.

Chia sẻ trang này