Lại một chỉ thị 03 nữa của NHNN - Thanh tra các ngân hàng thương mại về khối lượng cầm cố chứng khoá

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi sieuthiotc, 05/05/2008.

7636 người đang online, trong đó có 884 thành viên. 09:02 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2065 lượt đọc và 13 bài trả lời
  1. sieuthiotc

    sieuthiotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/12/2006
    Đã được thích:
    10
    Theo ông Nghĩa, hậu quả của "bong bóng" nhà đất là vô cùng nghiêm trọng.

    Tại Mỹ, Chính phủ Mỹ đã phải chi đến 1.000 tỷ USD để cứu thị trường tài chính khi "bong bóng" BĐS vượt giá trị thực 10-11%. Còn tại Việt Nam, theo tính toán của chuyên gia này, "bong bóng" BĐS không chỉ tăng vài chục % mà đã tăng ảo lên gấp đôi, gấp ba giá trị thực. Trong khi mấy năm gần đây, các NHTM đã lại mở rộng cho vay cho vay BĐS.

    Theo số liệu các của các ngân hàng thương mại, tính đến hết tháng 6/2005, dư nợ cho vay mua sắm nhà ở và kinh doanh BĐS có thể chiếm khoảng 10% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.

    Tuy nhiên, theo ông Nghĩa dư nợ tín dụng cho vay BĐS chỉ là "bề nổi của tảng băng chìm", thực chất việc dùng BĐS để thế chấp vay đã chiếm tới 50% tài sản ngân hàng.

    ?oMà 50% tổng tài sản ngân hàng đã bằng cả GDP của cả Việt Nam, không Nhà nước nào có thể cứu vãn được. Còn để sụp đổ thì tiêu tan toàn bộ hệ thống tài chính?- ông Nghĩa cảnh báo.
  2. sieuthiotc

    sieuthiotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/12/2006
    Đã được thích:
    10
    Kinh tế Việt Nam có hai ngân hàng Trung ương?!
    Dường như nền kinh tế Việt Nam chúng ta có đến hai ngân hàng trung ương ?" một chính thức và một bán chính thức?


    Có thể nói, công văn số 319/TTg-KTTH ngày 3.3.2008 được phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng ký đã xác nhận điều này
    Tại điều 6 của công văn số 319/TTg-KTTH ngày 3.3.2008 được phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng ký có một phần nội dung như sau: ?o? bộ Tài chính sớm chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số dư tiền gửi của kho bạc tại các ngân hàng thương mại hiện nay về ngân hàng Nhà nước để bảo đảm tạo điều kiện thực hiện tốt việc điều hành chính sách tiền tệ?.

    Khoản số dư tiền gửi này hơn 52 nghìn tỉ đồng tương đương 3,25 tỉ USD, đó là một phần ngân sách nhà nước do kho bạc Nhà nước trực thuộc bộ Tài chính quản lý. Như vậy, theo khái niệm và hoạt động của ngân hàng Trung ương, đây là một hình thức xác nhận nền kinh tế chúng ta đang có hai dạng ngân hàng Trung ương. Ngân hàng Nhà nước là chính thức và kho bạc Nhà nước là bán chính thức.

    Điều gì và tại sao lại có sự việc như thế này? Thế nào là CHUYỂN và thế nào là ĐỔI số dư tiền gửi? CHUYỀN về nguồn tiền đồng? ĐỔI sang nguồn ngoại tệ?

    Đối chiếu khoản tiền hơn 52 nghìn tỉ đồng này với dự toán ngân sách 2008 chúng ta thấy và cảm nhận được những độ lệch và ?orối? của việc điều hành và quản lý chính sách kinh tế hiện nay: (I) tương đương tổng khoản chi xây dựng cơ bản 52 nghìn tỉ đồng; (II) gần bằng khoản chi trả nợ trong và ngoài nước 50 nghìn tỉ đồng; (III) gấp 4,8 lần khoản chi tiêu giáo dục - đào tạo 10 nghìn 8 trăm tỉ đồng; (VI) gần 1,8 lần khoản chi quốc phòng 28 nghìn tỉ đồng.

    Cái ?orối? 52 nghìn tỉ đồng này là một méo mó đã được cho phép cấy vào trong nền kinh tế từ hơn 10 năm trước đây và mỗi năm kế tiếp số tiền này được tích luỹ và lớn thêm, làm méo mó tổng lưu lượng tiền tệ trong nền kinh tế.

    Có thể nói rằng mức độ méo mó đó đã lớn đến cỡ mà ngân hàng Nhà nước có biết (đã biết từ lâu?) cũng đã bó tay! Cũng như câu chuyện 10 triệu tấn than (trữ lượng và dung lượng lớn hơn số gạo xuất khẩu chính ngạch năm 2007) chuyển lậu mà tập đoàn Than và khoáng sản và nhiều cơ quan quản lý khác đã biết mà cũng bó tay.
    Suốt 10 năm qua, kho bạc Nhà nước dưới sự quản lý của bộ Tài chính đã gửi (kinh doanh) một phần ngân sách nhà nước tại hệ thống các ngân hàng thương mại quốc doanh (và hệ thống NHTM cổ phần qua hoạt động liên ngân hàng) với những mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất cơ bản của ngân hàng Nhà nước cho vay với toàn hệ thống ngân hàng.

    Từ cái ?orối? tiền tệ đầu nguồn này cộng hưởng với quá trình phát triển kinh tế và thị trường chứng khoán (thị trường vốn) còn nhiều khập khễnh đã sản sinh ra nhiều loại ?orối? lớn nhỏ khác. Ở đây chỉ tạm nhận định và tách ra 3 cái ?orối? đại sự và ít nhiều đã góp phần vào cái rối bời lạm phát hiện nay.

    (I) Cái rối đại sự đầu tiên là đã làm nghèo ngân sách vốn đã nghèo èo ọp ?" nghèo ngân sách vì bị cho phép kinh doanh cái ?ovốn? không được kinh doanh và được có quyền kinh doanh theo kiểu vừa bán vừa cho và vừa cho vừa bán.

    (II) Cái rối đại sự kế tiếp là làm lệch sức cạnh tranh và kênh chi trả (thanh toán) của hệ thống ngân hàng thương mại ?" lệch sức vì ?ovừa bán vừa cho? ngân hàng này nhưng không đối với ngân hàng kia và lệch kênh vì kho bạc cũng làm thanh toán như ngân hàng.

    (III) Cái rối đại sự sau cùng là làm phiền chính sách kinh tế quốc gia ?" nôm na là làm méo mó việc quản lý ?" điều hành chính sách tiền tệ. Chẳng mấy ai có được, biết được và làm được số có của tổng số cung tiền tệ và độ bành trướng tín dụng từ khoản 52 nghìn tỉ này để ngân hàng Nhà nước còn đong đo đếm được cái lưu lượng tiền tệ của chính mình (nền kinh tế).

    Như vậy, không gì quá đáng nếu phải nghi ngờ những điều chỉnh của ngân hàng Nhà nước trong 6 tháng vừa qua có thể đã bị sai lệch trong phần định lượng. Khi phần định lượng vĩ mô có sai số vượt mức cho phép thì những quyết định chính sách sẽ dễ gây ra tổn thương không đáng có cho hệ thống tiền tệ và ngân hàng như đã thấy.

    Cụ thể, để kiềm chế lạm phát, ngân hàng Nhà nước muốn hút vào lại 20.300 tỉ trong tháng 4 thì một thời gian dài trước đây kho bạc Nhà nước đã lặng lẽ âm thầm rót vào và tích luỹ lên 52 nghìn tỉ. Và các hậu quả tạo ra do 52 nghìn tỉ tín dụng này phình ra là việc tính toán của ngân hàng Nhà nước gặp sai số lớn trong điều hành chính sách tiền tệ. Thật là rối!
    Chắc cũng không quá lắm khi ai đó nói đây cũng là một hệ quả ?oquýt làm cam chịu?. Quýt là ai? Cam là ai? Bây giờ họ đang ở đâu? Quýt đi đường quýt? Cam đi đường cam? Bây giờ chỉ còn lại đại đa số người dân bình thường vẫn phải ngụp lặn từ chơi vơi này qua chơi vơi khác trong nền kinh tế vừa mới khởi sắc.

    Chắc rằng đại số người dân bình thường vẫn không, khó, chưa biết và chưa hiểu được những cái rối đầu nguồn đó cho nên người dân vẫn chỉ cam chịu. Dù thế nào, cần bình tâm hiệu chỉnh: ngân hàng trung ương là ngân hàng trung ương. Bộ Tài chính (kho bạc Nhà nước) là bộ Tài chính (kho bạc Nhà nước). Có như thế, nền kinh tế mới không phải cam chịu của một nền kinh tế có 2 ngân hàng trung ương.
  3. sieuthiotc

    sieuthiotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/12/2006
    Đã được thích:
    10
    SCIC không phải là ''biệt dược'' cho chứng khoán
    Thứ ba, 06/05/2008

    SCIC cũng lừa bà con thế này thì tiêu rồi


    Các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ nhiều lần thất vọng với diễn biến của TTCK. Ảnh: Hoàng Hà.

    Ông Nguyễn Văn Quân, Giám đốc một dự án bất động sản, ví von: "Nhà nước có lý khi lựa chọn cứu 80 triệu dân thay vì cứu 300 nghìn tài khoản chứng khoán".

    Từ thời điểm thị trường chứng khoán Việt Nam giảm mạnh sau Tết Nguyên Đán, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã tuyên bố sẽ bỏ ra nhiều nghìn tỷ để mua vào một số mã chứng khoán nhằm hỗ trợ thị trường.

    Gần hai tháng sau khi tuyên bố trên được đưa ra, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục, thậm chí còn giảm sâu và lâu hơn. Có nhà đầu tư cho rằng, chính những tuyên bố trên của SCIC đã tạo ra một Bull Trap (bẫy tăng giá) khiến nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ mua theo xu hướng "tăng giả" này chịu thiệt hại nặng nề.

    Những thông tin về thời điểm mua, mã chứng khoán được chọn, và lượng tiền bỏ ra để mua chứng khoán đều được giữ kín. Chính những yêu tố này đã khiến giới đầu tư "đoán già đoán non" về việc liệu SCIC có dùng tiền hỗ trợ thị trường như đã cam kết hay không.

    Anh Sơn, một nhà đầu tư tại công ty chứng khoán Thăng Long nghi ngờ rằng, thực chất SCIC chưa mua vào như đã tuyên bố mà chỉ phát biểu nhằm ổn định tâm lý cho nhà đầu tư. Theo dự tính của anh, để giải cứu thị trường SCIC cần chi khoảng 5.000 đến 15.000 tỷ đồng.

    Từ tháng 3/2008 đến nay, thị trường có giá trị giao dịch trung bình khoảng 500 tỷ đồng một phiên. Nếu thực sự có việc mua vào của SCIC, khối lượng giao dịch và lượng cầu đương nhiên sẽ phải tăng mạnh. Qua quan sát của anh Sơn, không có nhiều đột biến về khối lượng giao dịch từ thời điểm 10/3 khi tuyên bố của SCIC được đưa ra.

    Nhân viên môi giới tại một công ty chứng khoán giải thích, việc mua vào của SCIC có lẽ được thực hiện dưới hình thức giao dịch thỏa thuận (GDTT). Nhưng nếu làm như vậy thì việc cứu giá sẽ thành nửa vời, không hiệu quả. Hơn nữa, giá trị giao dịch thỏa thuận trong thời gian vừa qua cũng không lớn đủ lớn để thuyết phục các nhà đầu tư tin vào nỗ lực của SCIC.

    Một chuyên gia phân tích tại một công ty chứng khoán tỏ ra không ngạc nhiên trước tin đồn về việc SCIC đã không mua lại cổ phiếu. Theo anh, việc SCIC không "mạnh tay" mua lại cổ phiếu như các nhà đầu tư mong đợi nếu có cũng là điều dễ hiểu. Không như nhiều người lầm tưởng, việc mua lại cổ phiếu của các công ty không tác động lên lợi nhuận của công ty - yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới giá cổ phiếu.

    Thứ hai, mua và giữ lại cổ phiếu với số lượng lớn sẽ làm giảm tính thanh khoản của thị trường Việt Nam vốn đã suy giảm nhiều trong thời gian gần đây.

    Thứ ba, bản chất của việc mua lại cổ phiếu của SCIC là chuyển dịch vốn từ khu vực tư nhân sang khu vực nhà nước. Điều này đi ngược lại với xu thế cổ phần hóa chung của kinh tế Việt Nam hiện nay.

    Thứ tư, việc phải giữ kín thông tin về cổ phiếu được mua lại làm dấy lên mối nghi ngờ về việc công ty nào "quan hệ" tốt với SCIC thì sẽ được mua. Điều này nếu có sẽ rất ảnh hưởng tới uy tín của siêu tổng công ty.

    Thứ năm, giá cổ phiếu biến động không chỉ theo quy luật cung cầu mà còn phản ánh niềm tin của nhà đầu tư về triển vọng của nền kinh tế nói chung và chứng khoán nói riêng. Nhìn chung kinh tế Việt Nam và thị trường chứng khoán thế giới đang trong giai đoạn khó khăn, vậy nên thị trường chứng khoán Việt Nam chịu ảnh hưởng của các nhân tố bất lợi trên và sụt giảm cũng là chuyện bình thường. Vì thế tăng cầu trên thị trường chỉ là giải pháp tâm lý ngắn hạn chứ không giải quyết tận gốc vấn đề.

    Cuối cùng, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát khá nghiêm trọng. Chính phủ cần cân nhắc thật kỹ lưỡng việc bỏ một lượng tiền lớn để cứu thị trường chứng khoán hay dành để giải quyết bài toán lạm phát. Ông Nguyễn Văn Quân, Giám đốc dự án công ty cổ phần bất động sản Ba Đình, ví von: "Chính phủ có lý khi chọn cứu 80 triệu dân thay vì cứu 300 nghìn tài khoản chứng khoán".

    Theo bà Lê Thị Băng Tâm, nguyên chủ tịch SCIC, Tổng công ty này về bản chất không phải là một quỹ được thành lập điều hòa thị trường chứng khoán như mọi người lầm tưởng.

    SCIC là một tổ chức tài chính đặc biệt, hoạt động như một tập đoàn đầu tư tài chính trong nền kinh tế thị trường. Nó có trách nhiệm đảm bảo đồng vốn Nhà nước được đầu tư, quản lý, và kinh doanh có hiệu quả nhằm bảo toàn và phát triển. Bên cạnh đó, mục tiêu của SCIC là giúp doanh nghiệp cải thiện mô hình quản trị, tạo lòng tin cho thị trường thông qua việc tạo ra hàng hóa có chất lượng (phản ảnh đúng giá trị thực của doanh nghiệp) giúp thị trường chứng khoán phát triển lâu dài. Không nên làm tổn hại uy tín và mục tiêu cải cách và quản lý vốn Nhà nước đặt ra khi thành lập SCIC.

    Hơn nữa, theo bà Tâm, tài sản của SCIC là rất lớn nhưng chủ yếu là cổ phiếu của các doanh nghiệp, còn lượng tiền mặt lại khá hạn chế. Cổ phiếu giải chấp và Repo có giá trị tới hàng chục nghìn tỷ, việc các nhà đầu tư đòi hỏi SCIC tung tiền ra mua hết là không khả thi. Giả sử, nếu SCIC được Chính phủ "bơm" tiền để thực hiện việc mua lại hết cổ phiếu giải chấp và Repo thì chắc chắn rủi ro lỗ và mất vốn Nhà nước rất lớn. Những khoản lỗ và rủi ro này lẽ ra các nhà đầu tư phải chịu theo đúng thông lệ và bản chất của thị trường.
  4. sieuthiotc

    sieuthiotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/12/2006
    Đã được thích:
    10
    Khắt khe việc mở chi nhánh ngân hàng mới



    Muốn mở rộng mạng lưới, quy mô hoạt động, áp lực tăng vốn điều lệ của các ngân hàng là không nhỏ.
    (ĐTCK-online) Kể từ ngày 14/5, các ngân hàng khi có nhu cầu mở chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện phải tuân thủ Quyết định số 13/2008/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại với những điều kiện khắt khe hơn trước.




    Cụ thể, sau 1 năm kể từ ngày khai trương hoạt động, ngân hàng thương mại được mở sở giao dịch, chi nhánh nếu đáp ứng các điều kiện chính như: hoạt động kinh doanh có lãi trong năm trước liền kề năm đề nghị mở sở giao dịch, chi nhánh; đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng; phân loại nợ, trích lập đủ dự phòng rủi ro theo quy định; tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ dưới 3% tại thời điểm đề nghị mở sở giao dịch, chi nhánh?

    Ngân hàng được mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài khi đáp ứng các điều kiện: có thời gian hoạt động tối thiểu là 5 năm; hoạt động kinh doanh có lãi 3 năm liền kề năm đề nghị mở chi nhánh, văn phòng đại diện; không bị thanh tra Ngân hàng Nhà nước xử phạt hành chính tổng cộng từ 30 triệu đồng trở lên trong thời hạn 1 năm tính đến thời điểm đề nghị mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài; cơ quan thanh tra, giám sát của nước sở tại nơi mở chi nhánh, văn phòng đại diện có thoả tuận hợp tác thanh tra, giám sát với cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng Việt Nam.

    Đáng chú ý, tổng số chi nhánh ngân hàng thương mại đã mở và đề nghị mở phải đảm bảo vốn điều lệ của ngân hàng đáp ứng trên mức 100 tỷ đồng/chi nhánh nếu chi nhánh được mở tại TP. HCM và Hà Nội (trước đây là 20 tỷ đồng/chi nhánh); trên mức 50 tỷ đồng/chi nhánh nếu chi nhánh được mở tại các đơn vị hành chính khác (trước đây là 10 tỷ đồng/chi nhánh).

    Nhìn chung, so với Quyết định 888/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 1090/2003/QĐ-NHNN trước đây, Quyết định 13/2008/QĐ-NHNN quy định cụ thể và rõ ràng hơn về quy trình, thủ tục, điều kiện đối với mạng lưới hoạt động của các ngân hàng. Đồng thời, quyết định này cũng xử lý một số bất cập của các văn bản trước, đối xử bình đẳng giữa ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh và ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Qua đó, các ngân hàng có thể phát triển mạng lưới hoạt động an toàn, hiệu quả và đảm bảo cạnh tranh bình đẳng.

    Thế nhưng, bên cạnh những thuận lợi lại có những khó khăn nhất định cho các ngân hàng, do vốn tối thiểu để mở chi nhánh, phòng giao dịch được nâng cao. Do đó, muốn mở rộng mạng lưới, quy mô hoạt động, áp lực tăng vốn điều lệ của các ngân hàng là không nhỏ. Đại diện Eximbank cho biết, kế hoạch đến cuối năm 2008, Eximbank sẽ có từ 110 - 120 chi nhánh và phòng giao dịch tại 20 tỉnh, thành trên cả nước. Chính vì vậy, Eximbank đã xây dựng kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 2.800 tỷ đồng lên 7.380 tỷ đồng trong năm nay.

    Với Sacombank, chiến lược mở rộng mạng lưới hoạt động đã được xác lập trong định hướng phát triển ngân hàng đến năm 2010, nhằm mở rộng thị trường, phát triển thị phần và nâng cao năng lực cạnh tranh. Dự kiến, trong năm nay Sacombank sẽ có thêm 6 chi nhánh (tại Hà Nội 2 chi nhánh; miền Bắc 2 chi nhánh, TP. HCM 2 chi nhánh). Ngoài ra, Sacombank còn xây dựng kế hoạch thành lập chi nhánh tại Lào, Campuchia.

    ACB cũng có tham vọng lớn trong việc mở rộng mạng lưới hoạt động, với kế hoạch khai trương thêm 93 chi nhánh và phòng giao dịch để kết thúc năm tài chính 2008, toàn hệ thống ACB sẽ có 204 đơn vị giao dịch. Thế nhưng, với những điều kiện quy định tại Quyết định 13 có phần khắt khe hơn trước, các ngân hàng gặp phải khó khăn và tỏ ra e ngại.

    Đặc biệt là trong bối cảnh hoạt động của ngành tài chính đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi chính sách tiền tệ thắt chặt, kiềm chế lạm phát của Ngân hàng Nhà nước, nhiều ngân hàng cho biết, mở chi nhánh, phòng giao dịch trong giai đoạn hiện nay chưa hẳn đã đem lại hiệu quả, ngược lại có thể thua lỗ. Hiện hoạt động huy động và cho vay đang gặp khó khăn, nguồn vốn huy động ngày một cạn kiệt, ngân hàng không thể đẩy mạnh cho vay. Trong khi đó, chi phí thuê mặt bằng, nhân công? luôn trên đà tăng, khó giảm.

Chia sẻ trang này