Lãi suất cho vay sắp giảm rồi!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chairman_2010, 28/05/2010.

3181 người đang online, trong đó có 64 thành viên. 06:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2500 lượt đọc và 44 bài trả lời
  1. sieulo

    sieulo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/04/2010
    Đã được thích:
    29
    tháng 6 hạ lscb em xin gửi bác cái thủ cấp của em
    Điều gì sẽ diễn ra với lãi suất cho vay?
    Chuyên mục: Tài chính ngân hàng 5/28/2010 4:31:33 PM
    [​IMG]Mỗi ngày lại có thêm một ngân hàng thông báo tăng lãi suất huy động, lãi suất huy động tăng như thế thì điều gì sẽ diễn ra với lãi suất cho vay

    /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Arial","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Arial; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Arial; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}
    Những lo ngại về việc lãi suất huy động tăng sẽ ảnh hưởng thế nào đến mục tiêu hạ mặt bằng lãi suất huy động xuống 10% một năm và lãi suất cho vay xuống còn 12% một năm lại được đặt ra.
    11,6 ; 11,7; 11,8 và hiện giờ là 11,9%/năm là các mức lãi suất huy động VNĐ đang được các ngân hàng thương mại áp dụng. Tăng không nhiều, nhưng có vẻ các mức lãi suất này đang được nhích dần lên, mức 11,5% thỏa thuận trước đó giữa các ngân hàng thương mại đang dần được vượt qua. Câu hỏi đặt ra là, tại sao lãi suất huy động lại tăng, trong lúc mục tiêu chung là phải hạ mặt bằng lãi suất.
    Theo ông Vũ Đình Ánh, Chuyên gia Kinh tế: “Thiếu nguồn vốn hoạt động để đảm bảo cho sự kinh doanh bình thường của ngân hàng. Hiện các ngân hàng ngoài việc tăng cho vay theo chủ trương, một loạt các hoạt động của ngân hàng cũng cần nguồn vốn hoạt động, do đó các ngân hàng thương mại do tự thân về hoạt động vốn cũng phải điều chỉnh lãi suất”.
    4 tháng đầu năm nay, tăng trưởng tín dụng lại là con số khá khiêm tốn, chỉ 5,5%. Vì vậy, câu hỏi tại sao các ngân hàng tăng vốn huy động cao vẫn đang là câu hỏi mở.
    Ông Phan Đào Vũ, TGĐ ngân hàng Bảo Việt: “Thực tế trong số các ngân hàng đó có các ngân hàng không khó khăn về vốn khả dụng, không khó khăn về thanh khoản, nhưng xuất phát ở chỗ là muốn giữ sự ổn định và có sự tăng trưởng nhất định về nguồn tiền gửi... Khi nguồn vốn không tăng hoặc có dấu hiệu giảm thì họ lo lắng. Trước tình hình đó, giải pháp đầu tiên là họ phải tính tới lãi suất. Điều chỉnh lãi suất cao hơn các ngân hàng khác thì mới có thể thu hút được thêm nguồn vốn cho mình”.
    Thực tế trong đợt tăng lãi suất huy động lần này đã có sự góp mặt không ít của các ngân hàng lớn. Các chuyên gia cho rằng, không hẳn họ tăng lãi suất chỉ là muốn giữ thị phần, mà có thể là một cách buộc các ngân hàng nhỏ phải tăng sự phụ thuộc vào họ nhiều hơn.
    Ông Vũ Đình Ánh, Chuyên gia Kinh tế: “Không phải để giữ thị phần, mà để kìm hãm chuyện ngân hàng thương mại nhỏ áp dụng biện pháp làm thị trường vận động theo hướng không phù hợp với mặt bằng lãi suất. Vì vậy, ngân hàng lớn cũng điều chỉnh lãi suất”.
    Mỗi ngày lại có thêm một ngân hàng thông báo tăng lãi suất huy động. Hôm qua là mức 11,8%, hôm nay là 11,9%, rồi lại khuyến mại, lại cộng thưởng... Dù là bất cứ lý do gì, tăng do nội tại của từng ngân hàng, tăng do lo ngại sự ổn định của luồng vốn vay, hay tăng do cạnh tranh thị phần, thì một câu hỏi vẫn nên đặt ra, đó là lãi suất huy động tăng như thế thì điều gì sẽ diễn ra với lãi suất cho vay?


  2. CGCK

    CGCK Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Nói câu này là bác không hiểu gì về ngân hàng rùi!
  3. papabear

    papabear Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/01/2004
    Đã được thích:
    0
    Trưa hôm qua (28/5) có nghe phong phanh về việc bơm tiền của ngân hàng nhà nước, như mấy bác đã nói ở trên thì tăng trưởng tín dụng tính từ đầu năm đến này mới đạt 5%, còn rất nhiều room. Ngân hàng nhà nước chắc sẽ âm thầm bơm tiền ra và kiểm soát chặt về truyền thông để tránh khả năng rủi ro về tỷ giá (như một số định chế trong/ngoài đã từng ước đoán).
  4. chairman_2010

    chairman_2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2010
    Đã được thích:
    0
    OK man!
    Bác ơi! Cái gọi là bỏ LSCB và cho vay, huy động theo LSTT để cho nó có cái tính thị trường một tý!
    Bác nghe thông tin thì nên để ý phân tích một chút kẻo lại mắc bẫy mị.D đấy ạ!
    1. Đồng ý là bề mặt như bác nói là chuẩn nhưng nội tại em hỏi bác một câu hệ thống các NHTMNN (kể cả CTG và VCB đã CPH nhưng SCIC nắm chi phối và đã chuyển giao cho NHNN) chiếm thị phần bao nhiêu trong thị trường tiền tệ VN? đấy là câu 1
    Tuần nào mà NHNN chẳng họp với 5 ông NHTMNN này!
    2. Các NHTMCP nhỏ lẻ khát vốn đua nhau tăng lãi suất, nếu không có bàn tay sắt thì thị trường loạn à bác?
    3. Bác quên là NHNN còn có rất nhiều công cụ để giảm lãi suất à! trong những tháng đầu năm NHNN đã điều hành CSTT khá tốt, đặc biệt là công cụ tỷ giá!
    4. Các Tập đoàn, TCty lớn còn phải bán USD cho NHTM theo TT 20 đây chính là bàn tay sắt đấy bác. thế các NHTMCP có muốn hoạt động nữa hay là không? yêu cầu các NHTMCP nhỏ lẻ tăng vốn là một công cụ đấy bác, vừa tăng tiềm lực tài chính, an toàn hoạt động hệ thống NH, vửa là hình thức để giảm LSCV và HD.
    5. OMO đang rất ổn!
    6. USD từ việc phát hành TPQT vẫn chưa dùng đến đâu nhé! Cái này mà bơm ra thì quá khủng!
    7. Điểm hòa vốn của các NHTM khi cho vay theo bác nghĩ là LSHD + margin% bao nhiêu? theo em nghĩ USD chỉ là margin 1.5%, còn VND thì khoảng 2,5% thế mà bi giờ toàn tương 3 và 3,5% là tối thiểu! thế có mà thắt cổ!
    8. Điều quan trọng là chúng ta chưa thực sự là nền kinh tế thị trường đâu bác!
    9. còn nhiều lắm!!! continue,,, nếu bác muốn hôm nào đi cafe trao đổi>>>>>>>> :-??
    10. Kênh trái phiếu đang được áp dụng triệt để cho vấn đề huy động và tăng tính thanh khoản cho các NHTM
    11. NHNN buộc các NHTM phải tăng vốn như tôi đã phân tích phần trên!
    " Bàn tay vô hình! ôi bàn tay vô hình..... tăng trưởng GDP là ưu tiên số 1... lạm phát ở mức chấp nhận được!!! muốn vậy tốc độ tăng trưởng TD phải là 25% ... bây h mới có 5% đì đẹt quá..." :)" border=0 alt="" src="/images/smilies/19.gif">:)" border=0 alt="" src="/images/smilies/19.gif">:)" border=0 alt="" src="/images/smilies/19.gif">:)" border=0 alt="" src="/images/smilies/19.gif">
  5. chairman_2010

    chairman_2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Trên góc độ một nhân viên ngân hàng em nghĩ hiện giờ đang có 3 phe đánh nhau vì vụ lãi suất.

    Ngân hàng nhà nước: muốn lãi suất thấp để đẩy vốn ra, kịp chỉ tiêu tín dụng 25%. Lưu ý là tín dụng tăng thấp trong 4 tháng đầu năm, xét tín dụng VND còn thấp hơn nữa.

    Các ngân hàng lớn: Họ thiếu vốn - lầm to. Dư thừa vốn nữa là khác - đặc biệt thằng Á Châu - vốn huy động khủng khiếp lắm. Mặc dù vốn huy động giảm so với quý 1/2009 nhưng thực chất là tăng từ phia dân cư. Vì các doanh nghiệp xoay vốn từ chính sách hỗ trợ lãi suất trong năm 2009 nên phải rút tiền gửi huy động từ quý 1/2010. Các bố này luôn muốn ls giảm để giảm chi phí hoạt động. Do đó các ngân hàng lớn luôn hợp bàn để tìm 1 mặt bằng ls chung cho thị trường.

    Các ngân hàng nhỏ: muốn ls cao để huy động đủ 3000 tỷ vào cuối năm. Nếu không sẽ bị sáp nhập, thâu tóm bởi các ngân hàng lớn. Thực chất đến hết tháng 6, em nào không đủ 3000 tỷ đã được duyệt vào danh sách đen của NHNN rồi.

    Một trận bóng mà đội Brazil đá với Việt Nam mà trọng tài là người Brazil thì thắng - thua chắc đã rõ.

    KL: Lãi suất sẽ giảm.

    Chuẩn!
  6. CGCK

    CGCK Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với bác!
  7. kiki2002

    kiki2002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2006
    Đã được thích:
    0
    Nghe cũng có lý?
  8. TYCHUACHUA

    TYCHUACHUA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2010
    Đã được thích:
    0
    các ngân hàng nhỏ lẻ âm thầm tăng lãi suất đi ngược lại đường lối chủ trương của chính phủ sắp bị trảm, ptt SINH HÙNG đã tuyên bố sẽ kéo lãi suất giảm
    Ngày 27/5, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khẳng định: "Mục tiêu trước mắt của chính sách tiền tệ là lãi suất tín dụng phải hạ xuống để vừa đảm bảo cung ứng vốn cho doanh nghiệp vừa bảo đảm là doanh nghiệp chịu được lãi suất đó". Nhưng, một số ngân hàng cổ phần nhỏ đang "âm thầm" tăng lãi suất huy động ...

    Âm thầm

    Câu chuyện lãi suất đang là đề tài nóng bỏng nhất của kinh tế vĩ mô hiện nay. Có lẽ rằng các nhà điều hành kinh tế đang đối mặt với bài toán hóc búa là "bộ ba bất khả thi" giữa lãi suất, tăng trưởng và lạm phát. Nếu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) muốn dùng chính sách tiền tệ để giảm mặt bằng lãi suất xuống mức như mong muốn thì phải bơm vào nền kinh tế một lượng tiền lưu thông khá lớn, nhưng điều này thì lại đẩy quả bom lạm phát bùng nổ.

    Còn nếu NHNN để cho lãi suất vận hành theo cung cầu vốn thì phải mất một thời gian khá lâu mặt bằng lãi suất mới có thể hạ xuống như mong muốn, điều này sẽ làm trì trệ tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nhưng...

    Từ ngày 20/5/2010, một số ngân hàng cổ phần quy mô nhỏ tăng lãi suất huy động: cao nhất lên đến 13%/năm và phần lớn đã tiệm cận mốc 12%, vượt mức 11,5% đã được xác lập phổ biến thời kỳ đầu tháng. Trong khi đó, mức lãi suất của các ngân hàng do Nhà nước chi phối về vốn chủ sở hữu vẫn ổn định, không có biến động lớn

    Ảnh: tuvanonline.comTheo nghị quyết của Chính phủ trong phiên họp cuối tháng 4 vừa qua thì lãi suất huy động phải được "kéo" xuống 10,5% và lãi suất cho vay nên ở mức 12% là phù hợp với sức chịu đựng của nền kinh tế nói chung và thực hiện mục tiêu ngăn chặn lạm phát cao trở lại. Với việc tăng lãi suất huy động vượt ngưỡng 12%, khả năng thực hiện chỉ đạo trên là không khả thi, lãi suất cho vay của nguồn vốn huy động này sẽ phải ở mức xoay quanh 15%/năm.
    Đáng chú ý, phần lớn các giao dịch tiền gửi theo lãi suất mới này đều diễn ra "âm thầm" trong từng giao dịch, không thể hiện trên các bảng niêm yết của ngân hàng. Theo một lãnh đạo ngân hàng cổ phần thì khách hàng đòi lãi suất cao trước hết là từ phía tiền gửi của các doanh nghiệp và khi không nâng lãi suất theo như yêu cầu của họ, ngân hàng này đã mất nguồn huy động khỏang 4.000 tỷ đồng.

    Nếu được sử dụng nguồn vốn kinh doanh từ thị trường liên ngân hàng với lãi suất thấp (dao động từ 11,19 - 11,43%) thì các ngân hàng có được nguồn vốn huy động với lãi suất thấp hơn thị trường tự do (thị trường 2) để cho vay ở mức lãi suất thấp, thuận chiều xu hướng chỉ đạo lãi suất của các cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên, Ngân hàng NHNN mới đây đã cảnh báo các ngân hàng chỉ được phép sử dụng 20% vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng (thị trường 1) so với tổng nguồn vốn huy động từ dân cư và doanh nghiệp.

    Không thể dùng tối đa nguồn vốn từ thị trường có tổ chức, một số ngân hàng cổ phần đang lao vào cuộc chạy đua lãi suất huy động trên thị trường tự do để có vốn kinh doanh, kỳ vọng đạt lợi mức nhuận và lợi tức đã cam kết với các cổ đông, "đánh bóng" lại hình ảnh trước khi bước vào giai đọan quyết định sự tồn tại của chính mình.

    Trước thời điểm chịu "phán xử"?

    Các chuyên gia ngân hàng và điều hành chính sách chưa có nhận định hoặc chỉ ra được lý do của việc tăng lãi suất huy động kể trên, tuy nhiên, thời điểm các ngân hàng cổ phần quy mô nhỏ đang đứng trước thời điểm chịu "phán xử" từ phía Nhà nước và trước nhà đầu tư tiềm năng là hiện hữu.

    Theo lộ trình được Ngân hàng Nhà nước ban hành từ năm 2006, đến cuối năm nay, tất cả các ngân thương mại buộc phải tăng vốn điều lệ lên ít nhất 3.000 tỷ đồng. Tiếp đó, Dự thảo "Luật các tổ chức tín dụng" đang thảo luận trong kỳ họp Quốc hội lần này tiếp tục đưa ra mức vốn điều lệ tiếp tục tăng lên 5.000 tỷ đồng (2012) và 10.000 tỷ đồng (2015).

    Cũng theo dự thảo Luật trên, mức sở hữu tối đa cho mỗi cá nhân hoặc nhà đầu tư tổ chức cũng được khống chế ở mức từ 5% đến tối đa là 15% nhằm đạt mục tiêu hạn chế sự lũng đọan của một nhóm cá nhân; tổ chức trong một ngân hàng nhưng cũng đặt ra bài tóan khó cho các ngân hàng quy mô nhỏ khi muốn tăng vốn điều lệ đạt mức yêu cầu của luật định.

    Muốn thu hút thêm nhà đầu tư, cổ đông lớn, buộc các ngân hàng cần tăng vốn điều lệ phải "đánh bóng" lại hình ảnh của chính mình trước khi thực hiện phát hành cổ phiếu tăng vốn cho đủ quy định. Mà hình ảnh trước hết phản ảnh qua doanh số kinh doanh, lợi tức, quy mô vốn, hệ thống mạng lưới dịch vụ ...

    Mới đây, Ngân hàng Nhà nước tăng quy mô tỷ lệ an tòan vốn tín dụng từ 8% lên 9% cũng làm cho các ngân hàng quy mô nhỏ mất một lượng tiền huy động phải "ngủ yên" trong quỹ mà không sinh lời. Để bù đắp khỏan lãi phát sinh do lượng tiền huy động phải nằm "bất động", chênh lệch lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng cũng phải tăng thêm để "bù" cho khỏan phải "trả lãi âm" phát sinh hàng ngày.

    Cuộc đua lãi suất, xuất phát trước hết và diễn ra chủ yếu từ các ngân hàng cổ phần quy mô nhỏ trong lúc các ngân hàng Nhà nước chi phối vẫn kiên định mức lãi suất theo chỉ đạo, phải chăng là minh chứng rõ nét cho hiện trạng bất cân xứng quá lớn trong các tổ chức tín dụng hiện nay ?

    Chỉ cần một quyết định cung tiền, với giá rẻ, từ phía Ngân hàng Nhà nước sẽ làm cho các ngân hàng cổ phần quy mô nhỏ phá sản vì chính mức lãi suất huy động mà họ đang chạy đua hiện nay.

    Trong tuần từ 10 đến 14/5, NHNN đã "bơm" ra tổng cộng 14.481 tỉ đồng, gấp đôi tuần trước đó. Có những thông tin trong giới ngân hàng dự báo rằng NHNN sẽ tăng lượng tiền "bơm" ra tới 50.000 tỉ đồng/tháng trong tháng 5 và 6-2010 để đưa mặt bằng lãi suất cho vay về 12%/năm.

    Cuộc chạy đua lãi suất hiện nay có thể làm cho một số ngân hàng tiếp tục duy trì họat động kinh doanh, đưa ra hình ảnh tích cực trước mặt các cổ đông hiện hữu. Nhưng, có thể, đó là một cuộc chạy nước rút... cuối cùng trước khi cùng nhau "xuống đáy" nếu không tìm được thị phần ở khỏan cho vay mua sắm; tiêu dùng hiện còn dư địa lãi suất khá lớn.

    Giám sắt chặt

    Lãi suất huy động và theo đó là cho vay tăng, trước hết sẽ giảm khả năng cung tiền từ ngân hàng thương mại cho nền kinh tế vì vượt quá sức "chịu đựng" của người vay. Theo chuyên gia Bùi Kiến Thành thì đây là một nguy cơ dẫn đến tình trạng "thiểu phát" của nền kinh tế chứ không phải nguy cơ lạm phát tăng cao.

    Không những chỉ khiến lãi suất huy động thực tế cao hơn lãi suất niêm yết, các hình thức khuyến mãi khiến lãi suất huy động tăng cao hiện nay khiến người gửi tiền vẫn tiếp tục kỳ vọng vào việc lãi suất tiền gửi sẽ còn cao, tạo tâm lý không thuận cho việc thực hiện chính sách giảm lãi suất cho vay, ngăn chặn lạm phát tăng cao mà Thủ tướng và NHNN đang chỉ đạo.

    Mức lãi suất cao cùng hình thức huy động không công khai còn làm cho thị trường tín dụng họat động không minh bạch, sự cạnh tranh không công bằng; đi chệch hướng thay vì chú trọng chất lượng dịch vụ lại tập trung vào "phá giá vốn" giữa các ngân hàng thương mại.

    Không lọai trừ một mục tiêu "ẩn' sau việc huy động lãi suất cao của những ngân hàng cổ phần đang chịu sức ép phải tăng vốn điều lệ đạt mức quy định yêu cầu. Khỏan huy động này sẽ được vận hành thế nào, được sử dụng vào mục tiêu gì và có thể được chuyển hóa từ bản chất từ nguồn vốn kinh doanh sang vốn chủ sở hữu hãy không, thông qua một vài hình thức chuyển hóa hợp pháp như trái phiếu công ty, cần được giám sát kỹ từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước.

    Thái độ kiên quyết, nhất quán của Chính phủ và NHNN đối với các tổ chức tín dụng có khả năng không đạt mức vốn điều lệ trước cuối năm nay đang được thử thách.
  9. TYCHUACHUA

    TYCHUACHUA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2010
    Đã được thích:
    0
    kiểu gì cũng sẽ giảm
  10. MOCS

    MOCS Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/03/2010
    Đã được thích:
    0
    CP còn vay cao thế này mà pak đòi giảm thì!!!
    "Có 12 thành viên tham gia đấu thầu. Mức lãi suất mà các thành viên tham gia đấu thầu đưa ra là từ 11,29%/năm-12,5%/năm, trong khi lãi suất trần và lãi suất trúng thầu ở mức 11,20%/năm".

Chia sẻ trang này