Lãi suất cho vay sắp giảm rồi!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chairman_2010, 28/05/2010.

3181 người đang online, trong đó có 64 thành viên. 06:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2500 lượt đọc và 44 bài trả lời
  1. chairman_2010

    chairman_2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2010
    Đã được thích:
    0
    NHNN ra tay rồi các bác ới: =D>
    “Sẽ làm nghiêm với huy động 12%/năm!”

    [​IMG] E-mail [​IMG] Bản để in [​IMG] Cỡ chữ [​IMG] Chia sẻ: [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] Ý kiến (0)


    NGUYỄN HOÀI
    31/05/2010 09:16 (GMT+7)

    [​IMG] Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu.
    Thị trường gần đây đón nhận thông tin một số ngân hàng thương mại nâng lãi suất huy động trên mức 12%/năm
    Thị trường gần đây đón nhận thông tin một số ngân hàng thương mại nâng lãi suất huy động trên mức 12%/năm, bằng nhiều cách khác nhau. Điều này đang đi ngược với định hướng “vào 10 ra 12” của Chính phủ.

    Xung quanh vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu.

    Dư luận đang cho rằng, vì Ngân hàng Nhà nước “thắt chặt” nên một số ngân hàng thương mại mới tăng lãi suất huy động lên 12%/năm. Thống đốc lý giải như thế nào?

    Tôi khẳng định, hoạt động của Ngân hàng Trung ương vẫn nhịp nhàng, giữ vững khả năng điều tiết dòng tiền vào ra một cách hợp lý. Kể cả thời điểm khó khăn nhất là cận kề Tết Nguyên đán, các tổ chức rút ra 70 nghìn tỷ đồng (trong đó: tổ chức kinh tế rút 40 nghìn tỷ đồng, kho bạc rút 20 nghìn tỷ đồng, bảo hiểm rút 10 nghìn tỷ đồng), chúng tôi vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản cho nền kinh tế.

    Và bây giờ, tăng trưởng tín dụng đã lấy lại nhịp độ bình thường: tháng 1 tăng 0,26%; tháng 2 tăng 2,09%, tháng 3 tăng 2,26%, tháng 4 tăng 1,64%, tháng 5 tăng cao nhất là 1,7%, cộng dồn lại mức tăng khoảng 8%.

    So với chỉ tiêu định hướng tăng trưởng tín dụng cả năm là 25% có vẻ hơi thấp nhưng Ngân hàng Trung ương luôn có những biện pháp kỹ thuật để đảm bảo ổn định vốn cho sản xuất kinh doanh.

    Điều hành chính sách tiền tệ đang đúng hướng và góp phần lớn vào việc ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô. Cụ thể, trong khi tăng trưởng kinh tế quý 1 đạt 5,83% (dự báo 6 tháng tăng trưởng trên 6%) thì so 5 tháng đầu năm với cùng kỳ, CPI tăng 8,76% còn so với 31/12/2009 thì CPI 5 tháng tăng 4,55%.

    Nhưng một thực tế là có ngân hàng đang nhích lãi suất huy động quá 12%/năm, trái với định hướng “vào 10, ra 12” của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ xử lý như thế nào?

    Khi mới bắt đầu triển khai Nghị quyết 18, tôi đã yêu cầu các ngân hàng thương mại nhà nước không được cho vay quá 14%/năm, sau đó, Chính phủ có chủ trương hạ thấp hơn, tôi đã động viên các ngân hàng thương mại cho vay ở mức 13%/năm.

    Lúc đó, khá nhiều phản ứng từ phía họ rằng, nếu hạ nữa, khách hàng tốt đi hết, chỉ còn khách hàng xấu thì sẽ rất nguy hiểm nhưng tôi vẫn động viên họ tiếp tục hạ, nếu cần Ngân hàng Nhà nước sẽ hỗ trợ và Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ thật.

    Đến giữa tháng 5/2010, chúng tôi tổng hợp lãi suất bình quân của 12 ngân hàng lớn chỉ còn 13,3%/năm. Nhưng mới đây, Chính phủ ra Nghị quyết 23, định hướng lãi suất tiếp tục xuống đến mức “vào 10, ra 12”, với mức này, chúng ta phải chấp nhận một thời gian mới hạ được.

    Hiện tại, đã có khá nhiều khách hàng vay được với mức lãi suất này, tương đương 1%/tháng, bằng năm 2007. Khi các ngân hàng thương mại lớn cho vay 12%/năm thì dần dần, họ sẽ lấy lại được khách hàng tốt, còn ngân hàng nhỏ nếu còn tăng một chút thì vì họ còn yếu, cũng nên để cho họ duy trì hoạt động.

    Vấn đề ở đây là làm sao kiềm chế chỉ số tăng giá tiêu dùng giảm xuống thì lãi suất tiền gửi sẽ giảm theo và nhờ đó, lãi suất cho vay sẽ giảm. Vĩ mô tốt lên thì người gửi sẽ yên tâm.

    Nhưng có một điều tôi muốn nói thêm là sự lộn xộn trên thị trường lãi suất chủ yếu xuất phát từ một số ngân hàng thương mại nhỏ, trước đây từ mô hình nông thôn chuyển đổi lên đô thị.

    Xin Thống đốc nói rõ hơn về kế hoạch Ngân hàng Nhà nước sẽ làm gì để thực hiện chủ trương tiếp tục giảm lãi suất của Chính phủ?

    Trong Nghị quyết 18, Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phải đảm bảo an toàn hệ thống. Hiện nay, Hiệp hội ngân hàng đang tích cực vận động các ngân hàng thương mại giữ ổn định mặt bằng lãi suất, còn tôi đã ra lệnh yêu cầu kiểm tra tất cả những ngân hàng nào huy động 12%/năm.

    Vì đó là chống lại chỉ đạo của Chính phủ.

    Mới đây thôi, tổng giám đốc một ngân hàng phân bua với tôi rằng “báo chí đưa tin làm anh hiểu nhầm em”. Theo giải trình của ngân hàng này thì họ có tăng lãi suất một số kỳ hạn và việc báo chí thông tin nhầm lẫn. Nhưng “nhầm” hay không “nhầm” tôi cũng cho thanh tra “lội” vào sổ sách và kiểm tra tận nơi.

    Vấn đề ở đây, Ngân hàng Nhà nước không chỉ kiểm tra lãi suất mà còn phải xem xét kỹ “họ làm cái gì trong đấy”, hay là làm mất hết tiền rồi nên mới vậy.

    Như vậy, phải chăng làm mất ổn định lãi suất chính là do các ngân hàng thương mại nhỏ?

    Nói vậy cũng không sai. Ngân hàng Nhà nước hiện gặp rất nhiều khó khăn trong điều hành vì thực tế này. Khi chuyển đổi 13 ngân hàng nông thôn thành đô thị, cho đến nay quy mô hoạt động của họ vẫn còn nhỏ, định hình chưa rõ nét.

    Nếu tính chung cả hệ thống hiện nay, Việt Nam có 37 ngân hàng thương mại cổ phần, 5 ngân hàng thương mại nhà nước, 50 ngân hàng nước ngoài, 2 ngân hàng chính sách, 22 công ty tài chính, 5 ngân hàng liên doanh.

    Trong khi đó, nhìn qua một số nước sẽ thấy có sự khác biệt rất lớn đối với Việt Nam. Malaysia có 43 ngân hàng nhưng có 21 ngân hàng hồi giáo hoạt động không lãi thì coi như không có. Còn 22 ngân hàng thương mại thì trong nước chỉ có 9, phần còn lại là ngân hàng nước ngoài.

    Nền kinh tế Thái Lan lớn hơn Việt Nam nhưng chỉ có 32 ngân hàng, ngân hàng trong nước chiếm 16, còn lại là nước ngoài.

    Đặc biệt, chiến lược phát triển ngân hàng Trung Quốc lại rất thận trọng. Cả nước có cả trăm ngân hàng nhưng họ cho phép có 5 ngân hàng lớn được hoạt động mở rộng trong ngoài nước, 12 ngân hàng được hoạt động toàn quốc, 136 ngân hàng chỉ được hoạt động thành phố và 22 ngân hàng hoạt động ở nông thôn.

    Một người bạn ở quê tôi hỏi rằng: “Sao hệ thống ngân hàng của ông nhiều cá lòng tong đến vậy?” Cá lòng tong là loại cá thường xuyên quẫy đục nước, làm cho cá lớn không thể bơi. Mặc dù quy luật cạnh tranh cá lớn nuốt cá bé nhưng đến giờ đã có ngân hàng lớn nào thâu tóm được ngân hàng nhỏ?

    Chính các ngân hàng nhỏ này do tiềm lực tài chính yếu, dự trữ “lương khô” thấp nên hoạt động chủ yếu dựa vào huy động - cho vay trên thị trường 1. Gặp khi thị trường khó khăn, họ phải đẩy lãi suất huy động lên, làm rối loạn thị trường.

    Đó là một bất cập mà Ngân hàng Nhà nước không thể giải quyết trong một sớm, một chiều. Tôi cũng rất mong xã hội chia sẻ khó khăn này với chúng tôi.

    Gần đây, có ý kiến rằng, tăng trưởng tín dụng khu vực phi sản xuất chiếm tỷ trọng khá lớn, Thống đốc nói gì về vấn đề này?

    Điều này là võ đoán, tăng trưởng tín dụng hiện đang đi đúng quy luật. Tính đến hết tháng 5/2010, mức tăng trưởng tín dụng khu vực phi sản xuất (bao gồm cho vay kinh doanh chứng khoán, cho vay bất động sản, cho vay tiêu dùng…) chỉ tăng 1,89% và chiếm 17 – 18% tổng dư nợ. Đó là điều hoàn toàn bình thường.

    Trong đó, dư nợ cho vay bất động sản là 192 nghìn tỷ đồng, tăng so với đầu năm là 4,54%; cho vay kinh doanh chứng khoán đến nay là 14 nghìn tỷ đồng, tăng 13,6%.

    Tôi xin nói thêm, có một báo cáo của một cơ quan cho rằng dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán từ đầu năm đến nay tăng 14 nghìn tỷ đồng là không chính xác.

    Khi tôi mới tiếp nhận chức vụ Thống đốc, dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán là 26 nghìn tỷ đồng, sau đó tôi kéo xuống còn 10,3 nghìn tỷ đồng, có lúc xuống còn 6,9 nghìn tỷ đồng và bây giờ nhích lên 14 nghìn tỷ đồng. Và điều quan trọng là bây giờ, các ngân hàng thương mại cho vay kinh doanh chứng khoán không còn làm ăn bậy bạ như trước.

    Còn cho vay tiêu dùng đến nay dư nợ là 122 nghìn tỷ đồng, so với đầu năm không tăng. Lý do không tăng là tiền gửi dân cư đã tăng 17% thì họ sẽ hạn chế tiêu dùng để phòng xa. Tiết kiệm là quốc sách mà! Như vậy, có phải cơ cấu tăng trưởng tín dụng đang bất bình thường?
  2. chairman_2010

    chairman_2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Chính phủ chỉ đạo tiếp tục hạ lãi suất

    [​IMG] E-mail [​IMG] Bản để in [​IMG] Cỡ chữ [​IMG] Chia sẻ: [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] Ý kiến (0)


    TỪ NGUYÊN
    02/06/2010 07:54 (GMT+7)

    [​IMG] Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi họp báo chiều 1/6.
    Thủ tướng Chính phủ cho rằng lãi suất cho vay hiện vẫn còn ở mức cao nên cần thiết phải tiếp tục giảm xuống
    Nợ công vẫn đảm bảo an toàn, lãi suất cho vay còn ở mức cao, đường sắt cao tốc cần phải được xem xét kỹ... là những kết luận của Thủ tướng tại phiên họp Chính phủ thường kỳ, ngày 1/6.

    Tại buổi họp báo Chính phủ vào cuối chiều 1/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã truyền đạt và làm rõ thêm những kết luận trên, đồng thời giải đáp thắc mắc của báo giới liên quan đến những vấn đề của nền kinh tế đang được công luận quan tâm.

    Lãi suất vẫn còn cao

    Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc, sau khi thảo luận, các thành viên Chính phủ đã thống nhất với đánh giá nền kinh tế trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm. Cụ thể, nền kinh tế tiếp tục có những chuyển biến tích cực, kim ngạch xuất khẩu tăng 14,4% trong tháng 5, nhập siêu đã giảm, giá cả tiêu dùng đã tăng chậm lại và dần đi vào ổn định.

    Tuy nhiên, tại phiên họp trên, Thủ tướng cũng lưu ý, nền kinh tế nhìn chung vẫn còn một số tồn tại cần phải được khắc phục như lãi suất cho vay của các ngân hàng vẫn còn cao đã gây khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; nhập siêu tuy giảm nhưng còn lớn, trên mức 20%/tổng kim ngạch xuất khẩu.

    Bên cạnh đó, trong thời gian qua, tính từ đầu năm đến nay, nền kinh tế đã xuất hiện thêm một vấn đề, đó là thị trường bất động sản đang diễn biến bất thường, cộng với tình trạng thiếu điện đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất; dịch bệch thiên tai đã ảnh hương tiêu cực đến kinh tế - xã hội và cuộc sống nhân dân...

    Với thực tế đó, Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới các bộ, ngành liên quan phải đẩy mạnh một số giải pháp thông qua việc thực thi các cơ chế chính sách sẵn có hoặc ban hành mới như: thực hiện các giải pháp nhằm tiếp tục hạ lãi suất cho vay, đảm bảo cung cầu và dự trữ ngoại tệ, tiến hành niêm yết và giám sát chặt chẽ giá cả, cung ứng điện ở mức tối đa cho sản xuất và sinh hoạt.

    Trước đó, tại phiên họp thường kỳ tháng trước cũng như trong nghị quyết của phiên họp, Chính phủ cũng đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước xem xét các biện pháp để hạ lãi suất huy động VND xuống 10%/năm, lãi suất cho vay xuống 12%/năm...

    Liên quan đến vấn đề nợ công, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, các thành viên Chính phủ cũng đã thảo luận rất kỹ vấn đề này, đồng thời Thủ tướng đã khẳng định rằng, với mức nợ của Việt Nam hiện nay, trên cơ sở dự tính sự tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 200 tỷ USD đến năm 2020, thì nợ công vẫn trong tầm kiểm soát.

    Đặc biệt, Chính phủ lưu ý sẽ sử dụng nợ một cách tiết kiệm, có hiệu quả đối với các công trình thiết thực cho đời sống dân sinh, hạ tầng bức thiết của xã hội.

    “Theo tính toán một cách cụ thể, chi tiết thì nợ công của chúng ta là an toàn, trong tầm kiểm soát. Không thể và không có tình trạng vỡ nợ xảy ra. An toàn về nợ của chúng ta không những đảm bảo trước mắt mà còn cả lâu dài”, Thủ tướng nhấn mạnh tại phiên họp.

    Sẽ “mổ xẻ”đường sắt cao tốc

    Trả lời câu hỏi về những vấn đề liên quan đến dự án đường sắt cao tốc, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, ngay trong hôm nay (2/6), Thủ tướng sẽ chủ trì cuộc họp với Bộ Giao thông Vận tải và các cơ quan liên quan về dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, nhằm chuẩn bị báo cáo bổ sung gửi Quốc hội.

    Theo Bộ trưởng Phúc, quan điểm của Chính phủ là thực hiện dự án phải đạt hiệu quả, áp dụng công nghệ hiện đại, có tính lâu dài và phải rút kinh nghiệm từ các nước đi trước, đặc biệt là Nhật Bản. Do đó, trong cuộc họp tới, Chính phủ sẽ làm rõ những vấn đề đặt ra đối với dự án đang được dư luận quan tâm này.

    Cũng theo ông Phúc, hiện đang có nhiều ý kiến trái chiều về nguồn vốn đầu tư cho dự án. Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định đây mới là kinh phí dự trù tổng thể với đơn giá dự kiến. Nếu được Quốc hội thông qua, Chính phủ sẽ tiến hành xem xét các dự án thành phần và đưa ra con số cụ thể.

    Về đối tác triển khai, đại diện Chính phủ cho biết đã nhận được cam kết từ phía Nhật Bản về việc hỗ trợ vốn, công nghệ nếu dự án được Quốc hội và Chính phủ thông qua. Tuy nhiên, Bộ trưởng Phúc cũng nhấn mạnh, Chính phủ vẫn để ngỏ nhiều phương án trước khi đưa ra quyết định chính thức.

    Cũng theo Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Nhật Bản sẽ là một trong các đối tác quan trọng trong cung cấp nguồn vốn cho dự án. Tuy nhiên, vay như thế nào và vay bao nhiêu sẽ được làm rõ sau khi Quốc hội đồng ý chủ trương.

    “Mặc dù chúng ta đề cập, thảo luận đến dự án này ngay từ bây giờ nhưng phải đến 2035 chúng ta mới có đường sắt cao tốc. Trong khi đó, năm 2020, GDP của Việt Nam sẽ tăng gấp đôi, khoảng trên 200 tỷ USD nên vấn đề về vốn và trả nợ cũng không phải là vấn đề quá quan trọng”, Bộ trưởng Phúc khẳng định.
  3. chairman_2010

    chairman_2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Lãi suất đã hạ rồi đấy! vay mà đánh chứng đi các bác!
  4. FSSI

    FSSI Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    20/03/2010
    Đã được thích:
    1.537
    Lãi suất giảm,

    BDS thì đóng băng, tiền ngân hàng sẽ thừa. Vì vậy ko giảm lãi suất thì toi à?? Để tiền làm mắm à???

    Chuẩn bị đón sóng chứng khoán nhé.
  5. chairman_2010

    chairman_2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2010
    Đã được thích:
    0
    (Dân trí) - 5 tổng giám đốc khối NHTM Nhà nước và một số NHTM cổ phần có quy mô đã đồng thuận giảm mặt bằng lãi suất (LS) huy động và cho vay VND theo chủ trương của Chính phủ, nhằm tiệm cận mục tiêu LS cho vay khoảng 12%/năm và huy động trong khoảng 10%/năm. Mặt bằng lãi suất VND sẽ giảm.Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Giàu vừa chủ trì cuộc họp bàn về lãi suất với 5 tổng giám đốc các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước và một số NHTM cổ phần có quy mô lớn như: Á Châu, Sài Gòn Thương tín, Xuất nhập khẩu, Kỹ Thương, Quân đội, Quốc tế, Ngoài quốc doanh
    .Theo ý kiến bày tỏ của tổng giám đốc các NHTM, hạ lãi suất không chỉ là mục tiêu và quyết tâm của Chính phủ, NHNN mà còn là yêu cầu tự thân của các tổ chức tín dụng để đẩy mạnh sử dụng nguồn vốn đã huy động và tìm kiếm lợi nhuận kinh doanh
    .
    Trong điều kiện diễn biến kinh tế vĩ mô thuận lợi và sự hỗ trợ của NHNN, các NHTM cho biết trong những tháng qua đã cố gắng khắc phục khó khăn, tích cực thực hiện các biện pháp giảm dần lãi suất.Hiện tại, ở các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, tất cả các NHTM đều đã giảm lãi suất cho vay thấp hơn các đối tượng khác, đặc biệt NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã cho các đối tượng trên vay trong khoảng 12%/năm. Bên cạnh đó, NHTM cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng Sông Cửu Long cho vay trong khoảng 12,5%, còn các NHTM cổ phần khác trong khoảng 13%. Mặt bằng lãi suất cho vay đối với các đối tượng khách hàng khác hiện cũng đã giảm từ 0,5% - 1%/năm so mức lãi suất tháng 5/2010
    .Trước yêu cầu hạ lãi suất của Chính phủ, NHNN và xuất phát từ chính thực tế, tổng giám đốc các NHTM cho biết, họ sẽ cùng giảm tiếp lãi suất VND ngay từ những ngày đầu tháng 7
    tới.
    Trước mắt, các NHTM quy mô lớn sẽ giảm ngay lãi suất cho vay VND cho 3 đối tượng khách hàng ưu tiên theo đúng mức khoảng 12% - 12,5%/năm, các NHTM khác sẽ cố gắng trong thời gian ngắn tiến tới mục tiêu này
    . Về lãi suất huy động VND, ngay từ đầu tháng 7, các thành viên trong Hiệp hội ngân hàng sẽ đồng thuận hạ dần theo lộ trình trong khoảng 3 tháng, từ mặt bằng phổ biến hiện nay quanh mức 11,5%/năm xuống 11%/năm và phấn đấu vào cuối tháng 9 xuống mức khoảng 10,2%/năm - 10,5
    %.Tại cuộc họp, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết: NHNN sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp (thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ) để điều tiết mặt bằng lãi suất thị trường theo hướng giảm dần. Thống đốc yêu cầu các NHTM không thực hiện thêm các khoản khuyến mãi làm tăng mức lãi suất huy động thực tế, để đảm bảo sự đồng thuận cao của các thành viên hiệp hội.

Chia sẻ trang này