1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Làm giàu từ chứng khóan - những thông tin bổ ích ! (t2)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 03/06/2012.

4175 người đang online, trong đó có 282 thành viên. 08:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 32212 lượt đọc và 988 bài trả lời
  1. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Gỡ nợ xấu ngân hàng từ đâu?





    [​IMG]
    Nợ xấu của ngân hàng vẫn gia tăng và là gánh nặng đè lên việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Nhưng, gỡ nợ xấu của ngân hàng từ đâu và như thế nào thì chính những giới liên quan vẫn đang loay hoay.
    Theo nhiều chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp (DN), ngân hàng có mặt tại Hội thảo “tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” do ĐH Tài chính - Marketing vừa tổ chức cuối tuần qua, hiện đang có rất nhiều vấn đề đáng quan tâm nếu muốn tái cấu trúc hệ thống tài chính, trong đó nổi cộm nhất là nợ xấu.
    Gốc là cho vay sai

    Ông Đặng Đức Thành, Tổng giám đốc Dream House, người từng có 5 năm làm trưởng ban kiểm soát một ngân hàng, nhận định nợ xấu của các ngân hàng phần lớn “mắc” vào bất động sản. Nguồn gốc là năm 2007, những người không biết “tí ti” nào về bất động sản cũng “hè nhau” góp vốn mua bất động sản bán kiếm lời. Vào thời điểm đó, các ngân hàng lại cho vay quá dễ dãi. “Nhiều ngân hàng cho vay sai, đơn vị không được phép vay quá 3 lần vốn điều lệ nhưng có ngân hàng đã cho vay một đơn vị gấp mấy lần vốn điều lệ. Vì lợi ích này, lợi ích kia… nhiều ngân hàng đã bắt tay với DN (kể cả tập đoàn, tổng công ty nhà nước) để vay. Thế nên đã phát sinh nợ xấu”.
    Trong khi đó, ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP HCM, cho rằng, DN vừa và nhỏ vẫn đang loay hoay, không biết làm sao mà vay vốn. Bởi vì ngân hàng không nhìn vào dự án khả thi, vào khả năng trả nợ mà nhìn vào tài sản thế chấp. “Ngân hàng cho vay dựa trên tài sản thế chấp giống như một tiệm cầm đồ thì làm sao mà không phát sinh nợ xấu”, ông Hưng nhìn nhận.
    Giải thích về vấn đề này, đại diện một số ngân hàng cho biết, bản thân các ngân hàng cũng “muốn nhìn vào dòng tiền, vào sự minh bạch, vào dự án khả thi của doanh nghiệp để cho vay. Nhưng tiếc rằng, báo cáo tài chính của DN không đáng tin, dòng tiền cũng khó hiểu nên… ngân hàng phải nắm vào tài sản đảm bảo”.

    Ngân hàng phải thay đổi cách cho vay

    Ông Trần Quốc Mạnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Sadaco, cho rằng, nợ xấu là vấn đề then chốt của tái cấu trúc ngân hàng. Ông này đồng ý với việc giải quyết nợ xấu của ngân hàng và DN bằng việc lập công ty mua lại nợ xấu. “Lập công ty mua bán nợ để giải quyết khó khăn hiện tại, sau đó khi DN, ngân hàng mạnh thêm thì sẽ bán lại nợ cho ngân hàng”. Tuy nhiên, để không biến việc giải quyết nợ xấu này thành việc “đổ tiền vào đất không chân”, ông Đặng Đức Thành cho biết, cần phải kiểm soát chặt chẽ nguồn tiền cho vay ra, các ngân hàng phải thay đổi “cách” cho vay. Chẳng hạn, hiện nay 60% nguồn nợ xấu của ngân hàng là “dính” đến các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, nhưng nếu ngân hàng cho các đơn vị này vay tiếp thì sẽ lại đổ tiền vào mua bất động sản. Hàng loạt tập đoàn, tổng công ty đang làm điện, thủy sản… bỗng bổ sung chức năng đầu tư bất động sản. Cứ mua đi bán lại, thổi giá lên làm thị trường xấu đi, bong bóng và khi mọi thứ đã được đẩy quá cao thì không còn thanh khoản, dẫn đến nợ xấu. Vì thế, để giải quyết vấn đề nợ xấu liên quan đến bất động sản, theo ông Thành là không nên “cho những đơn vị không chuyên nghiệp về lĩnh vực này” vay tiền để kinh doanh, mua, bán.

    Mặt khác, để không hình thành những khoản nợ xấu khổng lồ trong tương lai, ngân hàng phải thay đổi lại cách thẩm định tài sản khi cho vay. “Cần phải chú trọng trước tiên đến mục đích vay, dòng tiền luân chuyển và chỉ cho vay với hạn mức khoảng 3 lần vốn điều lệ để có khả năng trả nợ”.

    Theo Hà Phương
    Đất việt

  2. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Mấy hôm nay ST bận quá, chỉ có ít tg vào đọc thôi, kg nc với mọi người
    ST tự tin cho rằng là đẹp rồi, kg cần phải đi thẩm mỹ >:)>:)>:)
  3. Dukichxom

    Dukichxom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    279
    đúng rồi, chỉ dùng tạm vài ba chục năm thôi, hoặc dùng tạm 100 năm cũng đc =D> =D> =D> chúng ta chỉ dùng tạm thôi mà, chứ có phải là dùng thật đâu :D
  4. Dukichxom

    Dukichxom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    279
    Chán quá, loay hoay mãi ko biết xử lý thế nào, thế này thì làm sao mà ck lên được [r23)]
  5. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Việt Nam có rơi vào bẫy thanh khoản?


    SGTT.VN - Tại kỳ họp Quốc hội tháng 6.2012, thống đốc ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình cho biết, trong thời gian vừa qua, NHNN đã đưa một lượng tiền “khủng khiếp” ra thị trường bao gồm 180.000 tỉ đồng để mua vào 9 tỉ USD, 60.000 tỉ đồng để phục vụ các chương trình nông nghiệp – nông thôn trong tháng 2 và khoảng 30.000 tỉ đồng để cứu các ngân hàng mất khả năng thanh khoản vào cuối năm 2011. Tuy vậy, khối lượng tiền này vẫn chỉ quanh quẩn trong hệ thống ngân hàng mà không thể đưa ra được nền kinh tế. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng năm tháng đầu năm của toàn hệ thống vẫn âm.
    Thực trạng này khiến nhiều chuyên gia cho rằng nền kinh tế Việt Nam đang rơi vào tình trạng bẫy thanh khoản (liquidity trap) tương tự các nước phương Tây hiện nay và đề nghị Chính phủ cần đẩy mạnh đầu tư công cũng như hạ lãi suất chính sách mạnh hơn nữa để cứu nền kinh tế. Liệu có phải vậy?
    Nguồn: GSO
    Sự tương đồng giữa Việt Nam và các nước phương Tây
    Các nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ và Eurozone hiện nay và Nhật Bản trước đây được nhiều nhà kinh tế cho rằng bị rơi vào tình trạng bẫy thanh khoản. Do tổng cầu suy giảm và hệ thống tín dụng suy sụp do suy thoái, ECB và FED đã bơm hàng ngàn tỉ EUR và USD vào hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) với mức lãi suất xấp xỉ 0% nhưng tăng trưởng tín dụng tại các quốc gia này hầu như không được cải thiện. Kể từ suy thoái năm 2008, tín dụng tiêu dùng của Mỹ vẫn ở quanh mức 2,5 ngàn tỉ USD. Lạm phát tại các quốc gia này vẫn ở mức thấp, chỉ trên 2% trong hai năm trở lại đây, bất chấp lượng cung tiền cơ sở tăng khủng khiếp.
    Để giải quyết vấn đề bẫy thanh khoản, chính quyền Obama đã thực hiện các gói kích cầu hàng ngàn tỉ USD trong các năm vừa qua. Các nước thuộc Eurozone không thể làm điều này do tình trạng nợ công tăng cao. Nhưng ngay cả khi có điều kiện như Mỹ thì tình hình vẫn không thực sự được cải thiện. Tỷ lệ thất nghiệp của nước này vẫn ở mức cao, 8,2% tính cho tháng 5.2012.
    Tại Việt Nam, để giải quyết tình trạng mất thanh khoản của hệ thống trong giai đoạn cuối 2011, NHNN đã bơm lượng tiền khổng lồ vào hệ thống. Tuy nhiên, tín dụng vẫn trong tình trạng đóng băng, lãi suất cho vay không hạ ngay cả khi lãi suất liên ngân hàng, lãi suất huy động và lãi suất chính sách giảm mạnh. NHNN đã phải dùng các biện pháp hành chính để ép các NHTM giảm lãi suất cho vay, nhưng tình hình vẫn chưa có những biến chuyển rõ rệt.
    Điểm khác biệt của Việt Nam
    Nhìn diễn biến bề ngoài thì có vẻ Việt Nam cũng rơi vào tình trạng bẫy thanh khoản như của các nước phương Tây. Tuy nhiên, tình trạng ứ đọng tín dụng của Việt Nam và các nước phương Tây khác nhau hoàn toàn. Các nước phương Tây rơi vào tình trạng bẫy thanh khoản là do tiêu dùng của khu vực tư nhân bị giảm mạnh, khiến cho năng lực sản xuất bị dư thừa. Bất chấp gói kích cầu khổng lồ của chính quyền Obama, người dân Mỹ vẫn chi tiêu dè sẻn. Doanh số bán lẻ của Mỹ vẫn tăng chậm ở mức 0,1% tại thời điểm 15.5.2012.
    Bẫy thanh khoản (liquidity trap) là hiện tượng tiền do ngân hàng Trung ương bơm vào hệ thống NHTM không chảy ra được khỏi hệ thống để hạ mặt bằng lãi suất và qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế. Các tác nhân trong nền kinh tế có xu hướng giữ tiền mặt vì lo sợ giảm phát. Một biểu hiện rõ nét của hiện tượng bẫy thanh khoản ở các nước phát triển trong thời gian vừa qua là các mức lãi suất ngắn hạn bị kéo xuống gần 0%. Và bất chấp lượng tiền cơ sở tăng mạnh, các mức giá cả chung không tăng. Vấn đề của Việt Nam chủ yếu lại nằm ở khu vực sản xuất, với đặc trưng là khu vực doanh nghiệp nhà nước và đầu tư công kém hiệu quả, không tạo ra được hàng hoá có mức giá cạnh tranh. Chi tiêu của người dân trong thời gian vừa qua giảm chủ yếu là do lãi suất cao, khiến người dân có xu hướng gửi tiết kiệm nhiều hơn. Tuy nhiên, khi lãi suất huy động có xu hướng giảm thì tốc độ tiêu dùng đã tăng trở lại. Tổng mức hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm tháng đầu năm 2012 tăng 20,8% so với cùng kỳ năm trước (tăng 22,5%), nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 6,6% (năm trước tăng 6,4%).
    Tiêu dùng của Việt Nam đang trở lại xu hướng tăng cho thấy tiềm năng tiêu dùng của Việt Nam rất lớn. Việt Nam có một thị trường tín dụng đen rộng lớn và tỷ lệ sử dụng tiền mặt cao, khoảng 12 – 13% so với tổng huy động. Ngoài ra, nguồn vàng và USD ngoài hệ thống luôn là một ẩn số. Vì thế, nếu như bị kích thích, tiêu dùng có thể bật tăng mạnh bất cứ lúc nào.
    Khi lãi suất tiết kiệm hạ nhanh, sức hút với việc sinh lời từ tiết kiệm không còn, một phần tiền tiết kiệm sẽ nhiều khả năng dành cho các cơ hội chi tiêu khác.
    Đặc biệt, các NHTM Việt Nam do khó khăn trong việc đẩy mạnh cho vay vào lĩnh vực sản xuất đang tìm giải pháp ở phía người tiêu dùng, thậm chí còn khuếch đại sức mua mạnh hơn. Có thể thấy rất nhiều các sản phẩm cho vay tiêu dùng đang được thiết kế để thu hút khách hàng. ACB đang triển khai chương trình “Gắn bó dài lâu” dành cho khách hàng cá nhân sử dụng các bó sản phẩm tín dụng “Hỗ trợ an cư trọn gói” hoặc “Hỗ trợ kinh doanh trọn gói”. Eximbank đẩy mạnh hoạt động thẻ tín dụng Master card ngập tràn ưu đãi. Hay VP với sản phẩm thấu chi tiêu dùng…
    Với những đặc điểm trên, các biểu hiện của nền kinh tế Việt Nam rõ ràng không phải là một quốc gia rơi vào tình trạng bẫy thanh khoản.
    Lạm phát có thể đột ngột quay trở lại
    Nếu như các chính sách của Chính phủ trong thời gian tới quay trở lại các chương trình kích thích chi tiêu công thì tiêu dùng chắc chắn sẽ tăng mạnh. Trong bối cảnh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế vẫn chưa có tiến triển mà tiêu dùng tăng trở lại, thì lạm phát quay trở lại là điều khó tránh khỏi.
    Một nguy cơ khác là do tiêu dùng tăng mạnh trong khi năng suất của nền sản xuất nội địa vẫn chưa được cải thiện, ắt sẽ dẫn đến nhập khẩu tăng. Tỷ giá sẽ bị tác động. Đây là điều mà các nhà làm chính sách cần phải tính đến trong giai đoạn cuối năm 2012 trở đi.
    Nguyên Minh Cường
  6. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    :)):)):)):)):))
  7. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73

    Anh cho rằng mỗi người có quan điểm khác nhau, góc độ nào đó, ý kiến của em có phần hợp lý, nhưng cái cách đặt câu hỏi của em giai thì anh thấy em nhìn phiến diện lắm. Mối quan hệ nào cũng có 2 mặt của nó, vần đề là mình đặt trọng tâm ở đâu thôi
    Anh thấy em nói chuyện rất là khéo léo, em và hoanglan nói chuyện căng thẳng nhưng khó bắt lỗi em lắm, em quả thật là tài năng về đối đáp
    Và anh có thấy một điều quan trọng là em sử dụng tiếng Việt tốt lắm đó nha
  8. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    >:)>:)>:)>:)>:)
    Có môt vài người trong nhà này cứ mãi khen Tím làm tui nóng rồi nha[r37)]. Hãy bảo trọng, tui đang xỉn đó [r24)][r24)][r24)]
  9. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    @Dukichxom
    Em cho anh hỏi vài câu nhá:
    1, Em là ai, em đến từ đâu, gia dình em thế nào, có khỏe kg, quê cha đất tổ em ở nơi nao? .
    2. Em hiện ăn cơm ở đâu, có ngon kg em? Công việc em thế nào, có tốt cho bản thân, gia đình, xã hội và tổ quốc em kg. Cuộc sống em có hạnh phúc kg?
    3. Anh cho rằng em học rộng, hiểu sâu, em cho anh hỏi em đã từng học ở đâu, ngành nghề em học là gì?
  10. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Bớt nóng đi anh , ha ha...:)):)):)):)):))

Chia sẻ trang này