Làm giàu từ chứng khóan - những thông tin bổ ích ! (t2)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 03/06/2012.

6396 người đang online, trong đó có 630 thành viên. 21:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 31794 lượt đọc và 988 bài trả lời
  1. trongvcbs

    trongvcbs Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    73
    Đây là người thật việc thật đây...

    LÝ THƯỜNG KIỆT

    Chiến tranh với Tống
    [sửa]Tiên phát chế nhân
    Bài chi tiết: Chiến dịch đánh Tống, 1075-1076
    Năm 1075, Vương An Thạch cầm quyền chính nhà Tống, tâu với vua Tống là Đại Việt bị Chiêm Thành đánh phá, quân còn sót lại không đầy vạn người, có thể dùng kế chiếm lấy được. Vua Tống sai Thẩm Khởi, và Lưu Di làm tri Quế Châu ngầm dấy binh người Man động, đóng thuyền bè, tập thủy chiến, cấm các châu huyện không được mua bán với Đại Việt.
    Vua Lý biết tin, sai ông và Tôn Đản đem hơn 10 vạn binh đi đánh. Quân bộ gồm 60.000 người do các tướng Tôn Đản, Thân Cảnh Phúc[6], Lưu Kỷ, Hoàng Kim Mãn, Vi Thủ An chỉ huy, tổng chỉ huy là Tôn Đản. Bộ binh tập trung ngay ở các châu Quảng Nguyên, Môn (Đông Khê), Quang Lang, Tô Mậu rồi tràn sang đánh các trại Vĩnh Bình, Thái Bình, Hoành Sơn, châu Tây Bình, Lộc Châu. Một cánh quân khác đóng gần biên giới Khâm châu cũng kéo tới đánh các trại Như Hồng, Như Tích và Đề Trạo, "quân ta tới đâu như vào nhà trống không người"[7].
    Lý Thường Kiệt chỉ huy 40.000 quân thủy cùng voi chiến đi đường biển từ châu Vĩnh An (Quảng Ninh) đổ bộ lên đánh các châu Khâm, Liêm; Tông Đản vây châu Ung. Ngày 30 tháng 12 năm 1075, quân Nam tiến chiếm thành Khâm Châu, bắt toàn bộ quan quân mà không phải giao chiến một trận nào. Ba ngày sau, 2 tháng 1 năm 1076, Liêm Châu cũng thất thủ[8].
    Khi được tin hai châu Khâm, Liêm đã mất, nhà Tống rất hoang mang, lo ngại, các tướng ở địa phương bối rối. Ti kinh lược Quảng Nam tây lộ vội vã xin viện binh: 20.000 quân, 3.000 con ngựa, xin thêm khí giới, đồ dùng và một tháng lương, và xin được điều động các dân khê động, tất cả lấy dọc đường từ Kinh đến Quảng Tây. Để điều khiển quân được mau chóng, ti ấy cũng xin dời đến thành Tượng, gần phía bắc Ung Châu[9].
    Trong lúc bối rối, triều đình Tống đối phó rất lúng túng. Vua Tống cách chức Lưu Di và sai Thạch Giám thay coi Quế Châu và làm kinh lược sứ Quảng Tây.
    Trên các mặt trận, quân Lý hoàn toàn làm chủ. Lý Thường Kiệt cho đạo quân ở Khâm và Liêm Châu tiến lên phía Bắc. Đạo đổ bộ ở Khâm Châu kéo thẳng lên Ung Châu. Đường thẳng dài chừng 120 cây số, nhưng phải qua dãy núi Thập Vạn. Còn đạo đổ bộ ở Liêm Châu tiến sang phía đông bắc, chiếm lấy Bạch Châu, dường như để chặn quân tiếp viện của Tống từ phía đông tới. Hẹn ngày 18 tháng 1 năm 1076, hai đạo quân sẽ cùng hội lại vây chặt lấy Ung Châu.
    Ung Châu là một thành lũy kiên cố, do tướng Tô Giám cùng với 2.800 quân cương quyết cố thủ.
    Đô giám Quảng Tây nhà Tống là Trương Thủ Tiết đem quân đến cứu. Lý Thường Kiệt đón đánh ở cửa ải Côn Lôn (nay thuộc thành phố Nam Ninh, khu tự trị Quảng Tây) phá tan được, chém Trương Thủ Tiết tại trận.
    Tri Ung Châu là Tô Giám cố thủ không hàng. Quân Đại Việt đánh đến hơn 40 ngày. Sau cùng quân Việt dùng hỏa công, bắn các chất cháy như nhựa thông vào thành, trong thành thiếu nước, không thể chữa được cháy. Cuối cùng quân Nam bắt dân Tống chồng bao đất cao đến hàng trượng để họ trèo lên thành. Ngày thứ 42, thành bị hạ, tướng chỉ huy Tô Giám tự thiêu để khỏi rơi vào tay quân Lý[10]. Người trong thành không chịu hàng, nên bị giết hết hơn 58.000 người, cộng với số người chết ở các châu Khâm, Liêm thì đến hơn 100.000[10], tuy nhiên quân Lý cũng tổn thất đến một vạn người và nhiều voi chiến[9].
    Lý Thường Kiệt làm cỏ xong thành Ung, lại lấy đá lấp sông ngăn cứu viện rồi đem quân lên phía Bắc lấy Tân Châu. Viên quan coi Tân Châu, nghe thấy quân Nam kéo gần đến thành, liền bỏ thành chạy trốn[11]. Mục tiêu hoàn thành, Lý Thường Kiệt cho rút quân về.
    Lý Thường Kiệt bắt sống người ba châu ấy đem về nước. Nhà Lý cho những người phương bắc đó vào khai phá vùng Hoan - Ái (Thanh - Nghệ).
    [sửa]Phòng thủ sông Như Nguyệt
    Bài chi tiết: Trận Như Nguyệt và Phòng tuyến sông Như Nguyệt
    Do tiền đồn ở Ung châu là căn cứ tập trung quân để nam tiến bị phá tan, nhà Tống phải điều động thêm nhân lực và lương thảo để thực hiện chiến tranh với Đại Việt.
    Tháng 3 năm 1076, nhà Tống sai tuyên phủ sứ Quảng Nam là Quách Quỳ làm chiêu thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, đem quân 9 tướng, hẹn với Chiêm Thành và Chân Lạp sang xâm lấn Đại Việt, nhưng quân Chiêm Thành và Chân Lạp không dám tiến vào Đại Việt[12]. Quân Tống viễn chinh lên đến 10 vạn quân, một vạn ngựa và hai mươi vạn dân phu, khí thế rất mạnh mẽ, nhất là kỵ binh Tống, nhưng quân Tống muốn phát huy kỵ binh thì phải làm sao qua khỏi vùng hiểm trở, tới chỗ bằng, thì ngựa mới tung hoành được.
    Tuyến phòng thủ của quân Nam, Lý Thường Kiệt dựa vào sông núi, các đèo hiểm trở, các sông rộng và sâu. Từ trại Vĩnh Bình vào châu Lạng, phải qua dãy núi rậm, có đèo Quyết Lý, ở trên đường từ tỉnh Lạng Sơn đến Đông Mô ngày nay, vào khoảng làng Nhân Lý, ở phía bắc châu Ôn. Rồi lại phải qua dãy núi lèn (đá không phá đất), đá đứng như tường, ở giữa có đường đi rất hiểm: đó là ải Giáp Khẩu, tức là ải Chi Lăng, ở phía bắc huyện Hữu Lũng thuộc Lạng Sơn ngày nay. Về đường thủy, để chặn địch qua sông, quân Nam chỉ cần đóng thuyền ở bến Lục Đầu thì đi đường nào cũng rất tiện và chóng[9].
    Các tướng lĩnh thuộc Man Động như: Nùng Quang Lãm, Nùng Thịnh Đức coi ải Hà Nội, Hoàng Kim Mãn và Sầm Khánh Tân giữ châu Môn, Vi Thủ An giữ châu Tô Mậu, Lưu Kỷ coi Quảng Nguyên khi quân Tống sang đã đầu hàng[9]. Duy có phò mã Thân Cảnh Phúc giữ châu Quang Lang (Lạng Sơn) không những không chịu hàng mà còn rút vào rừng đánh du kích, giết rất nhiều quân Tống. Những tướng lĩnh này trước kéo quân qua đất Tống, đánh rất giỏi. Nhưng sau quân Tống tràn sang đánh báo thù, lúc đầu họ cự chiến, sau vì thất trận và vì sự dụ dỗ, nên đã đầu hàng, thậm chí như Hoàng Kim Mẫn còn chỉ đường bày mưu cho Tống. Sách Quế Hải Chí kể: "Viên tri châu Quang Lang là phò mã, bị thua, bèn trốn vào trong rừng Động Giáp, rồi du kích hậu phương quân Tống. Rình lúc bất ngờ đánh úp quân địch làm chúng rất sợ hãi"[9].
    Quân Tống tràn xuống, theo đường tắt qua dãy núi Đâu Đỉnh, tới phía tây bờ sông Phú Lương; trong khi đó, một cánh quân tách ra, vòng sang phía đông đánh bọc hậu quân Nam ở Giáp Khẩu (Chi Lăng) và thẳng tới sông Cầu.
    Vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đem quân đón đánh, lập chiến lũy sông Như Nguyệt để chặn quân Tống. Sông Cầu từ địa phận Cao Bằng chảy đến Lục Đầu, hợp với sông Bạch Đằng. Từ Lục Đầu ra đến biển, là một cái hào tự nhiên sâu và rộng, che chở cho đồng bằng nước Việt để chống lại tất cả mọi cuộc ngoại xâm đường bộ từ Lưỡng Quảng kéo vào. Đối với đường sá từ châu Ung tới Thăng Long, thì sông Bạch Đằng không can hệ, vì đã có sông Lục Đầu, là cái hào ngăn trước rồi. Trái lại, sông Cầu rất quan trọng. Thượng lưu sông Cầu qua vùng rừng núi rất hiểm. Chỉ có khoảng từ Thái Nguyên trở xuống là có thể qua dễ dàng, và qua rồi thì có đường xuôi. Nhưng sau sông, ở về phía tây có dãy núi Tam Đảo, là một cái thành không thể vượt. Chỉ có khoảng từ huyện Đa Phúc đến Lục Đầu là phải phòng ngự bờ nam mà thôi. Trong khoảng ấy, lại chỉ khúc giữa, từ đò Như Nguyệt đến chân núi Nham Biền, là có bến, có đường qua sông để tiến xuống miền nam một cách dễ dàng thẳng và gần[9].
    Lý Thường Kiệt đem chủ lực chặn con đường từ trại Vĩnh Bình đến sông Nam Định (sông Cầu) bằng cách đặt những doanh đồn và phục binh ở hai ải tiếp nhau: ải Quyết Lý ở phía bắc châu Quang Lang và ải Giáp Khẩu (Chi Lăng) ở phía nam châu ấy. Nếu hai phòng tuyến ấy bị tan, thì phải cố thủ ở phòng tuyến thứ ba, tức là nam ngạn sông Nam Định. Để cản quân Tống qua sông, Lý Thường Kiệt sai đắp đê nam ngạc cao như bức thành. Trên thành, đóng tre làm giậu, dày đến mấy từng. Thành đất lũy tre, nối với dãy núi Tam Đảo, đã đổi thế sông Nam Định và bờ nam ngạn ra một dãy thành hào, che chở cả vùng đồng bằng Giao Chỉ. Thành hào ấy dài gần trăm cây số, khó vượt qua và nhưng lại dễ phòng thủ hơn là một thành lẻ như thành Thăng Long.
    Cùng lúc đó thuỷ binh Tống do Hòa Mân và Dương Tùng Tiểu chỉ huy đã bị thủy quân Nam do Lý Kế Nguyên điều động, chặn đánh ngoài khơi lối vào Vĩnh An. Quân Tống có kỵ binh mở đường tiến công quyết liệt, có lúc đã chọc thủng chiến tuyến quân Nam tràn qua sông Như Nguyệt, nhưng quân Nam đều kịp thời phản kích, đẩy lùi quân Tống. Lý Thường Kiệt còn dùng chiến tranh tâm lý để khích lệ tinh thần quân Nam chiến đấu. "Đang đêm, nghe tiếng vang trong đền đọc bài thơ ấy, quân ta đều phấn khởi. Quân Tống sợ, táng đảm, không đánh đã tan"[13].
    Quân Tống tiến không được, thoái không xong, hao mòn vì chiến sự và khí hậu, không được thủy quân tiếp viện. Quân Nam lại tập kích, doanh trại của phó tướng Triệu Tiết bị phá, dù quân Tống cũng giết được hoàng tử quân Nam là Hoàng Chân và Chiêu Văn[10]. Quân Tống 10 phần chết đến 6, 7 phần.
    Lý Thường Kiệt biết tình thế quân Tống đã lâm vào thế bí, mà người Nam bị chiến tranh liên miên cũng nhiều tổn thất, nên sai sứ sang xin "nghị hoà" để quân Tống rút về. Quách Quỳ vội chấp nhận giảng hòa và rút quân. Sách Việt Sử kỷ yếu của Trần Xuân Sinh dẫn cổ sử nói về nội tình của nhà Tống về sự kiện này: Triều thần nhà Tống cho rằng "Cũng may mà lúc đó địch lại xin giảng hoà, không thì chưa biết làm thế nào".
    Hoàng Xuân Hãn, tác giả sách Lý Thường Kiệt đã bình phẩm: "Giả như các mặt trận đầu có quân trung châu, thì thế thủ xếp theo trận đồ của Lý Thường Kiệt đã dàn ra, có lẽ đánh bại Tống từ đầu.
  2. trongvcbs

    trongvcbs Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    73
    Chú Dích ....
    Chưa ngủ nghiên cứu làm công tác tâm lý anh à....Hiii...
    Cố lên nhé chú DÍCH.....
    kakakka
  3. trongvcbs

    trongvcbs Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    73
    Những tấm gương tiết tháo tiêu biểu thời Trần
    10/25/2009 8:45:00 PM | LƯỢT XEM: 1423
    VietnamDefence - Trong ba cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại thời Trần, còn có hàng loạt những tấm gương anh hùng tiết tháo, đã lập được không ít kì công, làm rạng rỡ truyền thống ngoan cường và bất khuất của cả dân tộc.


    Trong ba cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra dưới thời Trần, sử sách đã trân trọng ghi chép tên tuổi lừng lẫy của nhiều vị danh tướng. Nhưng, cũng trong ba cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại này, bên cạnh các vị danh tướng và gắn bó chặt chẽ với các vị danh tướng còn có hàng loạt những tấm gương anh hùng tiết tháo. Họ chưa bao giờ là tướng, nhưng chính họ cũng lập được không ít kỳ công, làm rạng rỡ truyền thống ngoan cường và bất khuất của cả dân tộc. Tên tuổi của họ sống mãi trong ký ức bất diệt của nhân dân.

    YẾT KIÊU VÀ DÃ TƯỢNG

    Nguyên nghĩa, Yết Kiêu là chó ngắn mõm, Dã Tượng là voi rừng. Nhưng, đây lại là tên người. Cả hai đều là gia nô và với thân phận đó, việc họ phải mang những cái tên như đã kể trên cũng là điều dễ hiểu. Khi vận nước lâm nguy, từ dưới đáy của xã hội, họ đã hiên ngang ra trận với dũng khí bừng bừng. Sách Đại Việt sử ký toàn thư (Bản kỷ, quyển 5, tờ 45-a) đã viết về Yết Kiêu và Dã Tượng như sau:

    “Hưng Đạo Vương (Trần Quốc Tuấn) có người gia nô là Yết Kiêu và Dã Tượng, từng được đối đãi rất hậu. Khi quân Nguyên tới, Yết Kiêu giữ thuyền ở Bãi Tân (tên một địa điểm ở sông Lục Nam - NKT ), còn Dã Tượng thì đi theo hầu (Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn). Đến lúc quan quân thua trận, thủy quân tan cả (Đây chỉ những trận đánh đầy khó khăn của quân đội nhà Trần trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh chống quân Mông-Nguyên xâm lược lần thứ hai (1285). (Hưng Đạo) Vương (Trần Quốc Tuấn) định theo đường núi để rút lui. Dã Tượng liền nói:

    - Yết Kiêu mà chưa thấy Đại Vương thì nhất định không chịu dời thuyền.

    (Hưng Đạo) Vương (Trần Quốc Tuấn) liền trở lại Bãi Tân thì chỉ thấy còn mỗi mình Yết Kiêu cắm thuyền chờ ở đó. (Hưng Đạo) Vương (Trần Quốc Tuấn) vui mừng mà nói rằng:

    - Ôi! Chim Hồng, chim Hộc sở dĩ có thể bay cao, bay xa là nhờ ở sáu trụ xương cánh. Nếu như không có sáu trụ xương cánh ấy thì chim Hồng, chim Hộc cũng chỉ như chim thường thôi.

    Nói xong, bèn hạ lệnh cho chèo thuyền đi, kỵ binh giặc đuổi theo mà không kịp”.

    Yết Kiêu và Dã Tượng đã nêu một tấm gương sáng ngời về lòng trung thành đối với chủ, về dũng khí của người lính và về ý thức kỷ luật chiến đấu rất cao. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã đánh giá rất đúng về vai trò của họ. Những danh tướng như Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn sở dĩ có thể ví được với chim Hồng, chim Hộc, bởi vì chính những người như Yết Kiêu, như Dã Tượng, thực sự là chỗ dựa tin cậy, là “sáu trụ xương cánh” của chim Hồng, chim Hộc đó thôi!

    NGUYỄN ĐỊA LÔ

    Tuy cũng đều là gia nô của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, nhưng khác với Yết Kiêu và Dã Tượng, Nguyễn Địa Lô có tên họ đầy đủ hơn. Năm 1285, khi đạo quân của Toa Đô vừa từ Chiếm Thành tiến ra đến Nghệ An, tướng chỉ huy quân đội của nhà Trần ở đấy là Trần Kiện (Con của Tĩnh Vương Trần Quốc Khang, tức là anh em con chú con bác với vua Trần Nhân Tông) đã hèn nhát bỏ đi đầu hàng. Sự kiện này đã gây cho cuộc kháng chiến lúc bấy giờ những tổn thất rất lớn.

    Toa Đô lập tức sai người dẫn Trần Kiện về Yên Kinh (Trung Quốc ). Nhưng khi bọn Trần Kiện vừa đến biên giới phía Bắc, các đội dân binh ở đây, dưới sự chỉ huy của một số thủ lĩnh kiệt xuất như Nguyễn Thế Lộc, Nguyễn Lĩnh đã đón đánh cho tơi bời. Gia nô của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là Nguyễn Địa Lô cũng có mặt trong cuộc tập kích này. Và chính Nguyễn Địa Lô đã bắn chết Trần Kiện.

    HÀ BỔNG, HÀ ĐẶC VÀ HÀ CHƯƠNG

    Hà Bổng, Hà Đặc và Hà Chương đều là thủ lĩnh của các đội dân binh ở vùng Việt Bắc ngày nay. Hà Bổng nguyên là chu trại Quy Hóa (mạn phía Bắc của Phú Thọ ngày nay). Năm 1258, Uriangkhadai đem quân sang cướp nước ta. Giặc bị ta đánh cho tơi bời ở Đông Bộ Đầu (dốc Hàng Than, đầu cầu Long Biên, Hà Nội ngày nay) nên đã tháo chạy tán loạn. Khi chúng chạy qua vùng Quy Hóa, lập tức bị Hà Bổng đem đội dân binh của mình ra đánh quyết liệt. Giặc đã hốt hoảng lại càng thêm hốt hoảng, chúng chạy thục mạng, không dám cướp lương ăn, vì thế, bị nhân dân đương thời mỉa mai gọi là “giặc Phật”. Sau chiến thắng, Hà Bổng được phong tới tước Hầu.

    Hà Đặc và Hà Chương là hai anh em. Năm 1285, khi quân Nguyên thua trận phải tháo chạy, hai ông đã đem đội dân binh của mình ở huyện Phù Ninh ra đánh quyết liệt. Hà Đặc chẳng may bị trúng tên mà mất, em ông là Hà Chương không chút nản chí, vẫn tiếp tục chỉ huy dân binh đánh giặc đến cùng. Ông bị giặc bắt, nhưng nhân lúc giặc canh gác sơ hở, ông đã trốn thoát được, đã thế, còn lấy được không ít quân trang của chúng, ông dùng quân trang đó cho quân sĩ của mình, khiến giặc bị bất ngờ nên đã bị đánh rất đau.

    CÔNG CHÚA AN TƯ

    Công chúa An Tư là con út của Trần Thái Tông, em út của Trần Thánh Tông và là cô ruột của Trần Nhân Tông. Năm 1285, quân Nguyên tràn sang xâm lược nước ta lần thứ hai, vận nước bị đe dọa một cách nghiêm trọng. Giặc có quân số áp đảo, lại đã tạo được thế tấn công từ hai phía Nam và Bắc, nên rất hung hăng.

    Khi Trần Kiện bỏ đi đầu hàng, tình hình càng trở nên căng thẳng hơn nữa. Bấy giờ, vua Trần Nhân Tông và Thượng Hoàng Trần Thánh Tông đã có hai quyết định rất đặc biệt. Một là cử sứ giả đến doanh trại của Ô Mã Nhi để dò xét thực lực cụ thể của giặc và hai là tìm cách hạn chế bớt sự hung hăng của chủ tướng giặc là Thoát Hoan. Việc đi dò xét thực lực cụ thể của Ô Mã Nhi được trao phó cho Đỗ Khắc Chung, còn việc tìm cách hạn chế bớt sự hung hăng của chủ tướng giặc là Thoát Hoan thì được trao phó cho Công Chúa An Tư.

    Tháng 2 năm 1285, Công chúa An Tư được vua Trần sai người mang đến cho Thoát Hoan. Công Chúa An Tư ra đi với nhiệm vụ kết hợp giữa do thám tình hình với việc làm sao cho Thoát Hoan say đắm, để rồi sao lãng bớt việc đánh phá ta. Sử cũ chép rằng:

    “Sai người đem Công chúa An Tư (em gái út của Thánh Tông đến cho Thoát Hoan là muốn làm thư giãn nạn nước vậy” (Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ, quyển 5, tờ 47-a).

    Thoát Hoan là một tên cáo già, không có gì có thể làm cho hắn mê muội được, nhưng việc Công Chúa An Tư dám vì nước mà ra đi, quả là đáng cho đời đời trân trọng. Trong chiến tranh, có những người đánh giặc bằng đại dũng, có những người đánh giặc bằng đại trí, có những người đánh giặc bằng đại nghĩa, nhưng cũng có những người đánh giặc bằng tấm thân ngàn vàng của mình. Công chúa An Tư quả là đã đánh giặc bằng tấm thân ngàn vàng của chính mình vậy

    Sau, tung tích của Công Chúa An Tư không rõ ra sao.

    Nguồn: Danh tướng Việt Nam - Tập 1 / Nguyễn Khắc Thuần.-H.: Giáo dục, 1996.
  4. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
  5. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Anh @Shapphire5 ; anh @namson67
    Út vẫn khỏe , út chúc 2 anh vui khỏe ạ.[};-[};-[};-[};-[};-
    :((:((:((
  6. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Cám ơn út nhé , nhớ về nhà thường xuyên nha em , các anh chị nhớ út cưng lắm đó...[};-:x
  7. HoangLan88

    HoangLan88 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/05/2012
    Đã được thích:
    3.255

    Giỏi lắm!
    Có mỗi hòn đảo Đài Loan bé tí mà từ khi CH NDTH thành lập năm 1949 đến nay không dám thu hồi !
    Chưa 1 lần nào dám động binh !

    Hèn !
  8. HoangLan88

    HoangLan88 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/05/2012
    Đã được thích:
    3.255
    Đa phần người Hoa tại Việt Nam cũng như nhân dân lao động Trung Quốc là tốt , nhưng tư tưởng sô vanh Đại Háng trong giới cầm quyền Bắc Kinh đã khiến 1 bộ phận người Hoa làm gián điệp và phá hoại kinh tế Việt Nam
    .
    Đuổi bọn đó đi là đúng, không cần mất thời gian thuyết phục bọn ăn cháo đá bát, phản bội lại nơi đã cưu mang đùm bọc chúng.
    Ngay những lời mày nói đây cũng cho biết mày là tên phá hoại chứ không phải là bạn.
    Mày đừng mơ chuyện giao lưu và làm quen với bất kỳ ai trong nhóm bạn ở nhà này!
  9. HoangLan88

    HoangLan88 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/05/2012
    Đã được thích:
    3.255
    Làn sóng chống Tàu đang diễn ra ở khắp thế giới, bất kỳ nơi nào có người Tàu sinh sống.
    Điều đó là hệ quả của chính sách xâm lăng tranh giành lãnh thổ của bọn cầm quyền Bắc Kinh và cả lối làm ăn gian manh lừa đảo của người Tàu.

    Đừng hỏi tại sao người ta chống Tàu mà hãy hỏi người Tàu đã làm gì để bị khinh ghét trên toàn thế giới.
    Cứ nói đến hàng gian , hàng nhái , hàng độc hại là y như rằng lòi ra Made in China.
  10. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    @hoanglan88 , @hoanglansv @TraMY686 , @ptkh , @talatoi , @namson67 , @caominhhuy ,@Shapphire5 , @thangbomnhat , @stock_banking , @byeshowbye , @hoatimbanglang , @Golgotha @Prince_Dalat , @ndl_70 , @MAYRUI.COM , @f999 , @solomong , @hocaptrung , @yht267 , @oliu201105 , @giaoluu1980 , @trongvcbs , @magicsword , @kimngoc66 , @SINH-TU , @HDVN6868 , @hocchoick2010 , @luuphucco , @thamlathang , @an-nhien , @meoluoi8104 , @uyen186 , @batdongsanhp , @thuypb , @boyfox , @cavoimap , @Hoanghontim2011 , @a_violet_poem , @songbien.1900 , @linhmoitotee , @hailua7777 , @F999 , @letanh , @lefan_1 , @nhieutiennhat , @hongbach09 ,
    .....@lanlan , .....@Quang-Trung ...@lucky.chandai , @baoan0104 , @skeleton2012 , @khongyeu , @hamtien2009 , @pigo.vn , @SuPerSic , @ilovemynickname , @chaiens , @xo_1010 , @longphan89 , @choiphaithang , @hoasua82 , @night.storm.01 , @baovu1985 , @gocanda , @tuancapo , @trucquynh_07 , @tapchoick10 , @overstock , @daigiabaclieu , @BloodWar , @daithanhung , @hamtien2009 , @miketqd , @donso23 , @boomer111103 , @xauzai77 , @huyenhana , @nathanmr_84 , @vietmy68 , @phu.sa , @chungkhoandamme , @hoamotminh , @N_D123 , @hoanghacuti , @hoailinhbtt , @kimlongtu , @smallcats , @BangLangTim68 , @thatnhudem , @Eipiti , @hangdoc319 ., @
    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]

Chia sẻ trang này