Làm giàu từ chứng khóan - những thông tin bổ ích ! (t2)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 03/06/2012.

2869 người đang online, trong đó có 32 thành viên. 03:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
Chủ đề này đã có 31721 lượt đọc và 988 bài trả lời
  1. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Chú ý VNM và các Cổ phiếu ngành thực phẩm !
    Như CAN - SAF - SGC .....[r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
    =========================================
    Cấm buôn bán thực phẩm có thêm nitrit







    Muối nitrit (thuộc nhóm muối công nghiệp) có thể được thêm vào thực phẩm, như xúc xích và thịt hun khói, như là một chất bảo quản và tạo màu.
    Bộ Y tế Trung Quốc đã cấm buôn bán thực phẩm có thêm muối nitrit vào thịt chế biến sẵn. Lệnh cấm này được đưa ra sau khi có một vài trường hợp bị ngộ độc thực phẩm.

    Theo luật pháp Trung Quốc, muối nitrit (thuộc nhóm muối công nghiệp) có thể được thêm vào thực phẩm, như xúc xích và thịt hun khói, như là một chất bảo quản và tạo màu nhưng chỉ với một lượng rất nhỏ và hạn chế. Một số nhà hàng, cửa hàng ăn và quán ăn nhanh đã thêm muối nitrit vào các sản phẩm thịt để chế biến.
    Tháng 4 năm ngoái, một bé gái 1 tuổi đã tử vong do ngộ độc nitrit sau khi ăn gà rán được mua từ một hàng bán dạo trên phố ở Bắc Kinh.
    Sử dụng các chất phụ gia như muối nitrit cần được thực hiện cẩn thận và giám sát chặt chẽ, không được dùng tại các nhà hàng hoặc quán ăn nhanh do làm tăng mối lo ngại về an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, các nhà máy chế biến thực phẩm chuyên nghiệp vẫn được phép sử dụng nhưng phải tuân thủ những quy định.
    Theo T. Mai
    Tiền phong
    ==================================================

    Nấm kim châm bị ngâm trong hóa chất cực độc






    [​IMG]
    Trung Quốc đã phát hiện một khối lượng lớn nấm kim châm ở tỉnh Phúc Kiến bị ngâm hóa chất công nghiệp.
    Các cơ quan chức năng của tỉnh Phúc Kiến, miền đông nam Trung Quốc đã thu giữ 35 tấn nấm đang được xử lý bằng các chất công nghiệp có thể gây ung thư.
    Cơ quan cảnh sát đã bất ngờ đột kích vào một nhà xưởng tồi tàn và thu được 630 bao nấm bốc mùi hôi thối. Họ cũng phát hiện thấy 60 thùng nấm được ngâm trong hóa chất axit citric công nghiệp.
    Những bao nấm kim châm đã bốc mùi hôi thối được nhồi vào bao tải dùng để đựng thức ăn chăn nuôi và bốc mùi chua thiu. Cơ sở sản xuất này lập tức bị buộc phải đóng cửa.
    [​IMG]

    Các chuyên gia cho biết việc cho axit citric vào nấm giúp bảo quản nấm tươi ngon tới 1 năm. Một số người sản xuất đã sử dụng loại hóa chất này để thay cho chất bảo quản không độc hại khác nhằm làm giảm giá thành sản phẩm.
    Các chuyên gia y tế cho biết axit citric công nghiệp này có hại cho hệ thần kinh của con người vì nó có thể gây dị ứng và thậm chí là gây ung thư.
    Theo Ngọc Diệp
    ANTĐ/ Whatsonxiamen
    =============================================
    lại rúng động vì sữa bột trẻ em nhiễm thủy ngân cao






    [​IMG]
    Kể từ sau vụ bê bối sữa nhiễm melamine năm 2008, nhiều người tiêu dùng Trung Quốc vẫn hoài nghi về sữa sản xuất ở trong nước.

    Nhà sản xuất sữa lớn của Trung Quốc Y Lợi cho biết họ bắt đầu thu hồi các túi sữa bột trẻ em sau khi giới chức trách phát hiện chúng chứa hàm lượng thủy ngân cao bất thường.
    Đây là vụ bê bối an toàn thực phẩm mới nhất của Trung Quốc.

    Tập đoàn công nghiệp Y Lợi (Yili) Nội Mông, tập đoàn của nhà nước, ra tuyên bố cho biết họ đã bắt đầu thu hồi vào ngày thứ tư vừa qua, sau khi một cơ quan giám sát an toàn thực phẩm quốc gia phát hiện thấy hàm lượng thủy ngân “bất thường” trong sản phẩm của tập đoàn này.

    Tuyên bố được đăng tải vào ngày thứ năm cho biết sữa bột trẻ em bị thu hồi được sản xuất từ tháng 11/2011 đến tháng 5/2012.

    Công ty này không cho biết bao nhiêu sữa bị ảnh hưởng và làm thế nào thủy ngân lại có trong sữa. Thủy ngân là một chất cực độc, có thể gây tổn thương não, tim, thận, phổi và hệ miễn dịch nếu tiếp xúc với nồng độ cao.

    Cơ quan quản lý chất lượng Trung Quốc hôm qua cho biết họ đã tiến hành “kiểm tra khẩn cấp” 715 mẫu sữa bột công thức của nhiều nhà sản xuất khác nhau sau vụ bê bối của Yili, nhưng cho đến nay không có sản phẩm nào bị phát hiện là không an toàn.

    Tuy nhiên, giới chức trách không thể thu thập mẫu của 20 công ty, bởi họ đã ngừng sản xuất sữa bột trẻ em. Thông tin này được Tổng cục giám sát, kiểm tra và kiểm dịch chất lượng (AQSIQ) ra tuyên bố.

    Hiện chưa rõ họ ngừng sản xuất khi nào và liệu có liên quan đến vụ bê bối nhiễm thủy ngân hay không.

    Hiện có 119 công ty ở Trung Quốc sản xuất sữa bột trẻ em. Thông tin này được báo chí nhà nước Trung Quốc dẫn lời ông Ma Chunliang, quan chức của AQSIQ cho biết vào tháng trước.

    Ngành sữa Trung Quốc đã phải đối mặt với hàng loạt bê bối. Năm 2008 sữa là trung tâm của một trong những vụ bê bối an toàn thực phẩm lớn nhất Trung Quốc, khi hóa chất công nghiệp melamine được phát hiện bị đưa vào trong các sản phẩm sữa để đánh lừa các cuộc kiểm tra về hàm lượng protein.

    Kể từ đó, sau khi 6 trẻ thiệt mạng và 300.000 em bị ốm trong vụ bê bối, nhiều người Trung Quốc vẫn hoài nghi về sữa sản xuất trong nước. Vụ bê bối khi đó cũng liên quan đến sản phẩm của tập đoàn sữa Y Lợi.

    Giới phê bình cho rằng tiêu chuẩn vệ sinh của các trang trại sữa ở Trung Quốc nằm ở diện thấp nhất thế giới, với hàng lượng vi khuẩn cho phép trong sữa cao gấp 4 lần hầu hết các nước phương Tây.

    Đã có cáo buộc cho rằng chính phủ, vì muốn đảm bảo nhu cầu sữa ngày càng lớn của đất nước, nên đã nhân nhượng cho tập đoàn sữa Y Lợi và tập đoàn sữa lớn khác Mengniu, 2 tập đoàn nàyđang chiếm thị phần lớn ở Trung Quốc.

    Theo Vũ Quý
    Dân trí







  2. caominhhuy

    caominhhuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/07/2010
    Đã được thích:
    5
    Đẹp, Nhìn có chiều sâu. [r2)]
  3. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
  4. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Mối lo lạm phát giúp vàng "lấp lánh" hơn





    [​IMG]
    Trong những ngày gần đây, nhu cầu tìm đến vàng như một "nơi trú ẩn an toàn" đã nổi lên trong bối cảnh thị trường tài chính có nguy cơ rơi vào tình trạng hỗn loạn nếu Hy Lạp rời eurozone.
    Ngày 15/6 ghi dấu phiên thứ 6 liên tiếp giá vàng tăng tại thị trường Singapore, khi ngày càng có thêm những dấu hiệu cho thấy sức phục hồi của kinh tế Mỹ đang giảm tốc, mở đường để Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tiếp tục nới lỏng tiền tệ.

    Kịch bản này nếu xảy ra sẽ làm gia tăng sức hấp dẫn của vàng như một công cụ để đối phó với lạm phát.

    Vào lúc 19 giờ 32 giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1.624,86 USD/ounce. Tính chung 6 phiên trở lại đây, giá vàng đã tăng khoảng 2%. Đây cũng là đợt tăng giá dài nhất của kim loại quý này kể từ tháng 8/2011.

    Trong những ngày gần đây, nhu cầu tìm đến vàng như một "nơi trú ẩn an toàn" đã nổi lên trong bối cảnh thị trường tài chính có nguy cơ rơi vào tình trạng hỗn loạn nếu Hy Lạp chia tay Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

    Nhiều nhà đầu tư đã chọn giải pháp đứng ngoài cuộc chơi để chờ đợi kết quả cuộc tuyển cử của Hy Lạp vào ngày 17/6 tới.

    Các nền kinh tế lớn của thế giới đang chuẩn bị phương án ứng phó với một cơn địa chấn trên thị trường nếu phái tả ở Hy Lạp giành thắng lợi.

    Ngoài Hy Lạp, châu Âu đang phải đối phó với các "ổ dịch" mới là Tây Ban Nha và Italy.

    Trong phiên 14/6, lãi suất trái phiếu của Chính phủ Tây Ban Nha đã chạy qua cả mốc nguy hiểm (7%), trong khi phiên đấu giá trái phiếu cùng ngày của Italy phải chứng kiến nhu cầu không được như mong đợi mặc dù chi phí đi vay tăng chóng mặt.

    Theo thống kê, lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới của Mỹ đã tăng lần thứ 5 trong vòng 6 tuần qua và chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2012 giảm 0,3%. Những "tin buồn" này có thể khiến FED dang tay nâng đỡ nền kinh tế.

    Trong một thông tin có liên quan, Ngân hàng trung ương Kazakhstan có kế hoạch nâng tỷ lệ vàng trong kho dự trữ ngoại tệ, làm dấy lên các đồn đoán rằng các nền kinh tế thị trường mới nổi khác sẽ theo gót quốc gia Trung Á này, do những rủi ro đối với các đồng tiền như euro và USD./.

    Theo Hương Giang
    TTXVN
  5. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
  6. Eipiti

    Eipiti Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2010
    Đã được thích:
    112
    Chúc cả nhà có những ngày nghỉ cuối tuần vui vẻ nha.[r2)][r2)][r2)][r2)]
  7. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Nhà này Tèm Nhem ,tôi là nhất.
    Thế nên bộ dạng mới hom hem.~X
    Hậu cung mỹ nữ nhiều vô kể .
    Ai muốn hom hem,đến gặp tôi.:))
  8. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Tình hình này ,sang tuần Gold sẽ dậy sóng đây.
  9. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Bỏ trần lãi suất ?

    16/06/2012 3:00
    [​IMG]

    Thanh khoản của NH đã được cải thiện nên cần xem xét bỏ trần LS huy động - Ảnh: D.Đ.M Nhiều chuyên gia kinh tế ngân hàng đều có chung quan điểm là đã đến lúc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xem xét bỏ quy định về trần lãi suất huy động, trả hệ thống NH trở về cơ chế thị trường.

    Đủ điều kiện
    Sau những động thái hạ lãi suất (LS) liên tục của NHNN vừa qua, hoạt động cho vay của hệ thống NH đã có những tín hiệu nhúc nhích. Tuy nhiên, tính chung 5 tháng đầu năm nay thì tăng trưởng tín dụng vẫn còn âm khoảng 0,89%.
    Trong khi đó, thanh khoản của các NH đã khá dồi dào. Bản thân Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã cho biết từ đầu năm đến nay, NHNN đã đưa ra thị trường một lượng tiền lớn, gồm 180.000 tỉ đồng mua ngoại tệ; bơm 60.000 tỉ đồng để phục vụ các chương trình nông nghiệp và nông thôn… Chính vì vậy, Thống đốc NHNN cũng khẳng định thanh khoản của hệ thống NH đã được cải thiện đáng kể. Với những yếu tố kể trên, theo TS Nguyễn Văn Thuận - Trưởng khoa Tài chính - Ngân hàng (ĐH Mở TP.HCM), NHNN nên xem xét bỏ quy định áp trần LS.
    Thanh khoản của hệ thống NH đã được cải thiện trong khi đầu ra không nhiều thì việc huy động vốn của nhiều NH không còn quá cấp thiết. Điều này cũng được thể hiện khi LS liên NH những tuần qua liên tục xuống thấp. “Quy định áp trần LS chỉ nên áp dụng ngắn hạn vì chính sách đó ép người gửi tiền trong khi bảo vệ lợi ích cho hệ thống NH. Hoạt động của NH phải được đưa trở về theo quy luật của thị trường và NHNN có thể điều tiết bằng các công cụ khác như trước đây”, TS Thuận nói.


    [​IMG] Quy định áp trần LS chỉ nên áp dụng ngắn hạn vì chính sách đó ép người gửi tiền trong khi bảo vệ lợi ích cho hệ thống NH. Hoạt động của NH phải được đưa trở về theo quy luật của thị trường
    [​IMG]


    TS Nguyễn Văn Thuận


    Trong khi đó, TS Lê Thẩm Dương - Trưởng khoa Quản trị kinh doanh (ĐH Ngân hàng TP.HCM), cũng cho rằng với động thái không quy định áp trần LS cho kỳ hạn từ 12 tháng trở lên hiện nay, NHNN có lẽ cũng đang dần dần tiến tới gỡ bỏ mức trần LS cho các kỳ hạn khác.
    Nếu NHNN hoàn tất được quá trình tái cơ cấu và xử lý được những NH yếu kém trong tháng 6 như đã khẳng định trước Quốc hội thì sau đó, việc gỡ bỏ trần LS là hoàn toàn có thể thực hiện được mà không sợ một cuộc đua LS mới sẽ bắt đầu.
    Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư Võ Trí Thành cũng cho rằng với động thái chỉ còn áp dụng trần LS huy động vốn ngắn hạn thì NHNN đang tiến dần tới việc bỏ hẳn quy định áp trần LS đầu vào. Tuy nhiên NHNN chỉ có thể bỏ hoàn toàn quy định trần LS khi nào hệ thống NH có tính thanh khoản hoàn toàn tốt hơn và hoàn thiện tiếp thị trường liên NH. “Có thể những vấn đề trên sẽ được giải quyết vào cuối quý 3 và khi đó cộng với tình hình kinh tế vĩ mô dần dần ổn định thì không lý gì NHNN vẫn còn tiếp tục giữ quy định trần LS cả đầu vào lẫn đầu ra. Tuy nhiên riêng trần LS huy động bằng tiền USD thì sẽ gỡ bỏ chậm hơn vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác”, TS Thành nói.
    "Khoanh vùng" NH yếu kém
    Theo một chuyên gia NH tại TP.HCM, áp trần LS đầu vào hiện nay đã không còn tác dụng nhiều. Tuy nhiên điều quan trọng nhất vẫn là làm thế nào để đầu ra thấp và doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay này. Bởi hiện nay thậm chí nhóm DN thuộc lĩnh vực ưu đãi cũng rất hiếm vay được LS thấp theo quy định là 12%/năm. Vị chuyên gia này cho rằng NHNN có thể đẩy mạnh việc cho DN vay LS thấp thông qua các NH quốc doanh. Những đầu tàu này có thể khơi thông được nguồn vốn đưa vào nền kinh tế và khi đó cũng phần nào sẽ tác động đến các NH thương mại khác tham gia.
    TS Lê Thẩm Dương cũng cho rằng một số NH vẫn chưa thật sự thoát khỏi sự yếu kém về thanh khoản. Thế nhưng NHNN có thể khoanh vùng và nếu cần thiết áp dụng biện pháp hành chính riêng cho nhóm NH yếu kém này. Bên cạnh đó NHNN còn có thể điều tiết gián tiếp thông qua các công cụ như LS cơ bản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và LS tái cấp vốn.
    TS Nguyễn Văn Thuận cũng cho rằng có thể sẽ có một vài xáo trộn sau khi bỏ quy định áp trần LS. Bởi một số NH nhỏ vẫn có thể đẩy LS tăng lên hơn mức 9%/năm để hút vốn. Tuy nhiên theo ông, diễn biến đó chỉ là tác động về mặt tâm lý nên chỉ diễn ra trong ngắn hạn. Điều quan trọng là bản thân các NH lớn phải định vị lại hướng kinh doanh của mình và không thể cứ chạy theo đuôi với các NH nhỏ. TS Thuận trao đổi: Nếu NH lớn tự tin vào mình thì cũng sẽ không sợ khách hàng bỏ đi. Người dân hiện nay đều biết NH nhỏ huy động vốn với LS càng cao thì rủi ro càng lớn. Đó là chưa nói đến việc NHNN cần phải kiểm soát chặt hơn nữa hoạt động của các NH yếu kém để không có tác động rủi ro cho toàn hệ thống.
    Ngày 15.6, NHNN Việt Nam chấp thuận nguyên tắc việc sáp nhập NH TMCP Nhà Hà Nội vào NH TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) theo đề nghị của SHB.
    T.Xuân
    Mai Phương
  10. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Thị trường vàng “nín thở” chờ các sự kiện quan trọng từ Hy Lạp đến Mỹ





    [​IMG]
    Cả thế giới đang chờ đợi xem điều gì sẽ xảy ra với Hy Lạp sau ngày hôm nay, trong khi những mong mỏi về gói kích thích kinh tế mới ở Mỹ cũng có thể được sáng tỏ trong ngày 20/6.
    Sự kiện sẽ chi phối toàn bộ thị trường tài chính ngay ngày mai sẽ là kết quả bầu cử ở Hy Lạp hôm nay 17/6 và cả thế giới đang “nín thở” chờ đợi điều gì sẽ xảy ra.
    Đây là lần thứ hai chỉ trong vòng hơn 1 tháng, công dân Hy Lạp phải đi bỏ phiếu, sau khi cuộc bầu cử tháng 5 không có đảng nào đủ số ghế trong quốc hội để chiến thắng, cũng không có chính phủ liên minh được thành lập.
    Trên thị trường vàng, giá đã tăng 2,3% trong tuần đến ngày 15/6, chốt tại 1.628,1 USD/ounce. Vàng đã có 6 phiên tăng giá liên tiếp bởi các ngân hàng trung ương trên thế giới cho biết đã sẵn sàng hành động nếu cuộc bầu cử ở Hy Lạp khiến nước này phải rời khu vực đồng euro, bên cạnh các dữ liệu kinh tế u ám từ Mỹ làm tăng khả năng một gói kích thích kinh tế mới sẽ được tung ra.
    Khảo sát của Kitco với 23 nhà phân tích, thương nhân và nhà quản lý quỹ về xu hướng giá vàng tuần từ 18 - 22/6, có 18 người dự báo tăng, 3 cho rằng sẽ giảm và 2 người đưa ra ý kiến trung lập. Hai tuần trước, kết quả dự báo đều cho thấy phần đúng thuộc về số đông.
    Ở trường phái dự báo giá lên, một số nhà quan sát thị trường trong đó có Carlos Perez-Santalla, chuyên gia phân tích của Precious Metals Broker PVM Futures cho biết, nếu đảng ủng hộ gói cứu trợ ở Hy Lạp dành chiến thắng thì thị trường sẽ phản ứng một cách tích cực bởi lẽ các nhà lãnh đạo eurozone sẽ có thêm các gói kích thích kinh tế.
    Rich DeFalco, chủ tịch quỹ Bay Ridge Holdings bày tỏ: “Vàng đang bị mắc kẹt giữa một bên là Mỹ và một bên là Hy Lạp. Rất khó để có thể đoán được chuyện gì sẽ xảy ra nhưng tôi nghiêng về xu hướng giá vàng sẽ đi lên, với kháng cự tại 1.640 USD/ounce và rất có thể lên 1.700 USD. Chúng ta sẽ thấy các nhà đầu tư đua nhau mua tài sản trong tuần tới và vàng sẽ có lợi”.
    Trong khi cả thế giới vẫn đang chờ đợi trong lo lắng kết quả bầu cử ở Hy Lạp thì còn nhiều sự kiện khác cũng sẽ xảy ra và chắc chắn tác động không nhỏ lên thị trường. G20 sẽ có cuộc họp trong khi ở Ai Cập và Pháp cũng sẽ diễn ra bầu cử quốc hội trong tuần tới. Ngày thứ Tư, cuộc họp chính sách của Ủy ban thị trường mở của Fed vốn được trông chờ suốt 2 tháng qua sẽ khai mạc.
    Nhiều người cho rằng, Mỹ sẽ tung ra chương trình nới lỏng định lượng lần thứ 3 (QE3) sau khi các dữ liệu trong vòng 1 tháng trở lại đây rất u ám, mới nhất là số việc làm tạo mới thấp, thất nghiệp gia tăng, giá tiêu dùng giảm mạnh, sản lượng công nghiệp sa sút. Trong hai lần thực hiện các gói QE trước (từ 2008 đến 2011), giá vàng đã tăng gấp hơn 2 lần.
    Ở trường phái dự báo giá xuống, các nhà quan sát thị trường lại lo ngại phe phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng ở Hy Lạp sẽ chiến thắng và nước này buộc phải rời bỏ đồng euro, đồng thời sẽ gây nên một "cơn bão" tài chính và không loại thị trường vàng.

    Thêm nữa, trong bối cảnh hiện nay thì USD mới là tài sản đáng mua chứ không phải kim loại quý. George Gero, chiến lược gia kim loại quý kiêm phó chủ tịch quỹ RBC Capital Markets Global Futures cho biết, ông không tin Fed sẽ đưa ra chương trình nới lỏng định lượng lần thứ 3, mà nếu có thì sẽ là một dạng kích thích kinh tế nào đó, chẳng hạn như kéo dài chương trình hoán đổi trái phiếu Operation Twist – vốn không làm giảm giá trị của USD.
    Về kỹ thuật, cả DeFalco và Gero đều cho rằng nếu giá đóng cửa trên vùng 1.640 USD/ounce – mức cao nhất trong 1 tháng qua – thì sẽ hình thành xu hướng đi lên vững chắc. Riêng Gero lo ngại giá đóng cửa dưới 1.580 USD thì sẽ xảy ra làn sóng bán tháo ồ ạt.
    Nguyễn Hằng

    Theo TTVN/Kitco

Chia sẻ trang này