Làm giàu từ chứng khóan - những thông tin bổ ích ! (t3)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 19/06/2012.

6060 người đang online, trong đó có 574 thành viên. 20:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 34905 lượt đọc và 1012 bài trả lời
  1. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
  2. HoangLan88

    HoangLan88 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/05/2012
    Đã được thích:
    3.255
    Cái anh này!
    Làm gì mà cười lăn cười lóc thế? :-??
  3. Eipiti

    Eipiti Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2010
    Đã được thích:
    112
    Có em có em, bây h em mới rảnh đây bác. Em và Hoàng Lan đang trông nhà nè.[r32)][r32)][r32)][r32)][r32)][r32)]
  4. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Chao bac may rui, lau qua moi gap. Luc nay ban ron lam sao, ap chung hieu qua kg?

    @yht267 luc nay minh hoi ban nen it ve nha, thinh thoang vao hong hot chut roi di. cac bac vui ve nha, dip khac anh em minh tam su
  5. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Dòng tiền và bí ẩn dòng thứ 20





    [​IMG]
    Nhận xét về dòng thứ 20, ông Hải cho biết: "Một công ty sinh ra phải lấy dòng tiền từ hoạt động kinh doanh để trang trải các khoản vay, thanh toán cho nhà cung cấp.
    Đó là công ty tốt. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh mà âm liên tục trong nhiều quý, chắc chắn công ty đang thiếu tiền".

    Đầu tháng 6, giới đầu tư tỏ ra ngạc nhiên khi tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai bị Fitch cảnh báo có thể bị tụt hạng nếu như lượng tiền mặt của doanh nghiệp này tiếp tục giảm. Khi tập đoàn được tiếng là hùng mạnh này cũng lâm vào cảnh thiếu tiền mặt, vấn đề dòng tiền được chú ý hơn bao giờ hết.

    “Việc thiếu tiền tại các doanh nghiệp là cả một quá trình chứ không phải là sự cố. Đó là hệ quả của hoạt động quản trị doanh nghiệp chứ không chỉ đơn thuần do ảnh hưởng của thị trường”, ông Dương Hải, Phó Giám Đốc Câu lạc bộ Giám đốc Tài chính, cho biết.
    Thiếu tiền là một quá trình, do vậy trước khi doanh nghiệp lâm vào khó khăn do thiếu tiền, thường sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo.
    Những con số biết nói
    Khi muốn biết sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, thông thường người ta sẽ xem xét chỉ số về khả năng thanh toán. Về lý thuyết, chỉ số này lớn hơn 1 là doanh nghiệp có thể yên tâm. Như vậy, nếu nhìn những số liệu trong báo cáo của Công ty Cổ phần Dược Viễn Đông (DVD), ta có thể yên tâm? Vấn đề nằm ở các khoản phải thu, hàng tồn kho có thể nhanh chóng chuyển thành tiền. Nhưng với một thị trường đang đi xuống việc thu hồi nợ hay bán hàng hóa liệu có dễ dàng? Hơn nữa, khả năng thanh toán của DVD giảm dần qua các quý. Nếu DVD còn tồn tại, con số này sẽ giảm tới đâu?
    Bên cạnh đó, doanh thu của DVD tăng khá mạnh qua các quý nhưng các khoản phải thu đã tăng mạnh hơn chứng tỏ hầu hết doanh thu của DVD là bán chịu. Các khoản phải trả cũng tăng mạnh qua các quý, chứng tỏ DVD đã chiếm dụng vốn từ các nhà cung cấp, nhưng mặt khác thể hiện khả năng thanh toán yếu của doanh nghiệp. Trong khoảng thời gian 12 tháng, các khoản phải trả của DVD tăng trung bình 78%/ quý trong khi với Dược Hậu Giang con số này chỉ là 3%.
    Bí ẩn dòng thứ 20
    Một dấu hiệu cảnh báo khác, theo ông Hải là quan trọng nhất trên một báo cáo tài chính, đó là dòng thứ 20 trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh. Dòng này thể hiện khả năng sinh tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
    Nhận xét về dòng thứ 20 này, ông Hải cho biết: ”Một công ty sinh ra phải lấy dòng tiền từ hoạt động kinh doanh để trang trải các khoản vay, thanh toán cho nhà cung cấp. Đó là công ty tốt. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh mà âm liên tục trong nhiều quý, chắc chắn công ty đang thiếu tiền”.
    Xét trường hợp DVD, từ khi lên sàn năm 2006 tới khi phá sản vào năm 2010, doanh nghiệp chưa bao giờ báo lỗ. Nhưng hoạt động kinh doanh của DVD chưa bao giờ tạo ra dòng tiền dương. Lợi nhuận của doanh nghiệp đã dồn hết vào hàng tồn kho. Tiền của DVD do vậy chủ yếu do đi vay.
    Ở chiều ngược lại, Công ty Cổ phần Container Phía Nam (VSG) đang thuộc dạng bị kiểm soát do thua lỗ 2 năm liên tiếp. Nhưng báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Công ty lại cho thấy tình hình chưa quá tệ. Tuy thua lỗ nhưng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh năm 2010 của đơn vị vẫn đạt mức 4 tỉ đồng, năm 2011 là 11 tỉ đồng. Nguyên nhân chính cho khoản lỗ đó là do đơn vị đã chi trả các khoản phí lãi vay.
    Bên cạnh đó, những lời phàn nàn về việc chậm trễ trong thanh toán, hay việc thường xuyên trễ hạn các báo cáo dự báo dòng tiền... cũng là những dấu hiệu định tính có thể mách bảo rằng doanh nghiệp đang có dấu hiệu thiếu tiền mặt.
    Theo ông Hải, tốt nhất doanh nghiệp nên thực hiện việc phân tích và dự báo dòng tiền hàng tháng kết hợp với các phương thức định tính để nhận biết khó khăn từ sớm. Cùng với đó, doanh nghiệp cần triển khai các biện pháp quản lý dòng tiền hiệu quả, giúp doanh nghiệp tránh khỏi tình huống khó khăn do thiếu tiền.

    Theo Hoả Ca
    Nhịp cầu đầu tư
  6. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Nước nào ở châu Á sẽ chịu cú sốc lớn nhất nếu eurozone tan vỡ?





    [​IMG]
    Ấn Độ, Việt Nam và Nhật Bản giờ đây đã yếu hơn để có thể chống đỡ với bão khủng hoảng. Việt Nam còn một rủi ro nữa là phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu sang EU.
    Kết quả bầu cử Hy Lạp có thể làm dịu đi nỗi lo ngại về ảnh hưởng của khủng hoảng châu Âu đối với châu Á, ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, với những vấn đề bùng phát ở Tây Ban Nha, nơi có chi phí đi vay tiếp tục tăng cao và Hy Lạp phải tiếp tục thực hiện thắt chặt chi tiêu để có thể đạt được yêu cầu của gói cứu trợ, rất nhiều người tự hỏi quốc gia nào ở châu Á sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất nếu như hệ thống tài chính và toàn bộ nền kinh tế eurozone cuối cùng cũng sụp đổ.

    Bài học từ khủng hoảng tài chính 2008 cho thấy trong khi hầu hết các nước châu Á đều bị ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng rất khác nhau tùy thuộc vào mức độ giao dịch thương mại và quan hệ tài chính của từng nước đối với phần còn lại thế giới. Đồng thời, nước nào có dự trữ ngoại hối lớn, Chính phủ có nhiều biện pháp hỗ trợ nền kinh tế và các ngân hàng trung ương có nhiều “room” để cắt giảm lãi suất sẽ có cơ hội sống sót.

    Nhìn chung, các quốc gia châu Á có nhiều cơ hội để cắt giảm lãi suất và chi tiêu chính phủ hơn so với châu Âu. Tuy nhiên, với những bất ổn chưa được giải quyết từ thời kỳ khủng hoảng 2008, một số nước như Ấn Độ, Việt Nam và Nhật Bản giờ đây đã yếu hơn để có thể chống đỡ với bão khủng hoảng.

    Các nền kinh tế châu Á phụ thuộc quá nhiều vào thương mại như Singapore, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan và Malaysia được đánh giá là sẽ chịu cú sốc lớn hơn trong trường hợp này. Xuất khẩu xe hơi và smartphone chiếm tới 50% GDP của Hàn Quốc trong khi xuất khẩu chiếm tới 70% hoạt động kinh tế của Đài Loan. EU là thị trường xuất khẩu khổng lồ của châu Á và không thể dễ dàng thay thế được thị trường này, ít nhất là trong ngắn hạn.

    Trong khi đó, các nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư nước ngoài sẽ bị bóp nghẹt. Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) đã ước tính trong thời kỳ khủng hoảng 2008, các khoản nợ dành cho châu Á tại các ngân hàng quốc tế đã sụt giảm 1%, kéo theo các khoản vay tại các ngân hàng nội địa giảm 0,6% khiến các doanh nghiệp nhỏ và các nhà xuất khẩu “đói” tín dụng.

    Với vai trò là các trung tâm tài chính, Singapore và Hồng Kông là những nước phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ sự sụp đổ của các ngân hàng châu Âu và sẽ chứng kiến số lượng lớn việc làm bị cắt giảm tại các ngân hàng lớn. Với tỷ lệ các khoản nợ từ châu Âu tương đương với 20% GDP, Malaysia là nước bị ảnh hưởng lớn nhất trong khu vực trong khi Trung Quốc với hệ thống tài chính khép kín hơn sẽ có sức đề kháng tốt hơn.

    Một số biện pháp củng cố nền kinh tế từ năm 2008 sẽ giúp các nước đối phó với tình hình xấu đi. Sau khi chứng kiến dòng vốn ồ ạt bị rút ra là đồng nội tệ bị giảm giá tới 50% trong thời kỳ khủng hoảng 2008, Hàn Quốc giờ đây đã có lượng dự trữ ngoại tệ tốt hơn đồng thời hệ thống ngân hàng cũng giảm bớt sự lệ thuộc vào nguồn vốn ngắn hạn từ nước ngoài.

    Tuy nhiên, rất nhiều quốc gia châu Á khác chỉ có rất ít sự lựa chọn so với năm 2008 và 2009. Các nước như Ấn Độ, Trung Quốc và Indonesia đã chuyển sang dựa vào các gói kích thích và tiêu dùng nội địa để nâng cao sức mạnh của nền kinh tế. Nhật Bản có nợ chính phủ lên tới 200% GDP, đồng thời chính sách tiền tệ không linh hoạt do lãi suất đã ở mức quá thấp và NHTW cũng đang thực hiện chương trình mua trái phiếu qui mô lớn. Đồng yên quá mạnh kết hợp với thị trường châu Âu ảm đạm cũng khiến xuất khẩu giảm sút.

    Ấn Độ cũng là nước yếu ớt hơn so với 2008. Nước này có thâm hụt cán cân vãng lai gia tăng, do đó hệ thống tài chính cần phải dựa nhiều hơn vào luồng vốn từ nước ngoài. Hơn nữa, nợ chính phủ ở mức cao khiến New Delhi gặp khó trong việc triển khai gói kích thích. NHTW bị kẹt giữa tăng trưởng chậm và lạm phát dai dẳng. Dự trữ ngoại hối cũng thấp hơn so với năm 2008.

    Trong khi đó, Việt Nam cũng đang phải chiến đấu với tăng trưởng chậm và lạm phát cao (mặc dù đã được hạ nhiệt thời gian gần đây). Đồng thời, không giống với Ấn Độ, Việt Nam dựa quá nhiều vào xuất khẩu sang EU (chiếm tới 13% GDP).

    Hơn nữa, kinh tế Trung Quốc chậm lại còn có nghĩa là những nước láng giềng, đặc biệt là các nước xuất khẩu hàng hóa như Australia và Malaysia sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

    Tất nhiên, thảm họa từ đồng euro có thể được ngăn chặn. Đồng euro vẫn sống sót nhưng tiếp tục rơi vào suy thoái và thế giới tránh được thảm họa tài chính. Khi đó, kinh tế châu Á sẽ đứng vững và không phải chịu thảm họa nghiêm trọng nào.


    Anh Thư
    Theo TTVN/WSJ
  7. Eipiti

    Eipiti Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2010
    Đã được thích:
    112
    Cận cảnh công nghệ tái chế dầu bẩn ở Trung Quốc
    20/06/2012 14:57 (GMT +7)
    Hàng ngàn tấn dầu ăn được tập kết tại nhà máy Luneng. Sau một loạt công đoạn tái chế, dầu thải biến thành dầu công nghiệp sạch để bán ra thị trường.
    [​IMG]
    Một công nhân nhà máy đang đi thu gom dầu ăn cặn từ các nhà hàng. Số dầu ăn sau khi thu gom được tập kết và đổ vào bể chế biến.
    Luneng là nhà máy chuyên thu gom các loại dầu ăn cặn, bẩn từ các nhà hàng ở Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc để sản xuất thành các loại dầu sạch như dầu công nghiệp, dầu diesel hoặc các loại nhiên liệu khác.
    Mỗi ngày, khoảng 60 công nhân nhà máy Luneng đổ đi khắp nơi gom dầu thừa từ hơn 2.000 nhà hàng, quán ăn trong tỉnh. Công đoạn thu gom được bắt đầu từ 4 h tới khoảng 10 h; trước khi toàn bộ tập kết về nhà máy. Tại đây, công nhân và các chuyên gia tiến hành 1 loạt các công đoạn xử lý, tái chế để “phù phép” số dầu này thành dầu sạch.
    Hiện nhà máy Luneng có thể tái chế khoảng 78.000 tấn dầu cặn để sản xuất 2.405 tấn dầu công nghiệp mỗi năm.
    Dưới đây là một số hình ảnh cận cảnh về công nghệ biến dầu ăn bẩn thành dầu công nghiệp tại nhà máy Luneng ở Chiết Giang:
    [​IMG]
    Dầu ăn sau khi thu gom được tập kết và đổ vào bể tiền chế ngay tại nhà máy.
    [​IMG]
    Các chất thải thực phẩm khác được đưa vào lò hơi để lọc lấy dầu bay hơi lên.
    [​IMG]
    Công nhân lấy mẫu thử của dầu công nghiệp sau khi được tái chế để kiểm tra.
    [​IMG]
    Sau đó, các mẫu dầu này được chuyển tới phòng thí nghiệm để kiểm tra chất lượng và độ an toàn.
    [​IMG]
    Một công nhân đặt ống dẫn dầu công nghiệp tái chế vào một bể chứa để tiếp tục xử lý.
    Theo Infonet
  8. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Bác sĩ" Trung Quốc lại "tháo chạy" khi bị thanh tra

    20/06/2012 19:50

    (TNO) Đang truyền dịch cho bệnh nhân thì bác sĩ bỏ đi 10 phút trước khi đoàn thanh tra tới, điều dưỡng khóa cửa phòng trị liệu cùng với bệnh nhân bên trong, sử dụng thuốc hết hạn và thậm chí không rõ nguồn gốc...

    Đó là những sai phạm được ghi nhận tại Trung tâm chẩn đoán y khoa Đầm Sen (số 46 đường Hòa Bình, phường 5, Q.11, TP.HCM) vào chiều 20.6 khi Sở Y tế TP.HCM đến thanh tra.
    Tại thời điểm thanh tra, cơ sở vẫn mở cửa hoạt động nhưng không có sự hiện diện của chủ cơ sở.
    Có hai bệnh nhân đang được truyền dịch tại phòng lưu bệnh. Người thứ nhất là chị Đ.N.Q (20 tuổi, ngụ Q.Thủ Đức, TP.HCM), được chẩn đoán viêm âm đạo, kinh nguyệt không đều, điều trị từ ngày 14.6 với chi phí 4 triệu đồng. Người thứ hai là chị C.T.H.G (43 tuổi, ngụ Q.11, TP.HCM), cũng được điều trị từ ngày 14.6, với chẩn đoán viêm lộ tuyến, có chi phí điều trị 13 triệu đồng.
    [​IMG] [​IMG]
    Một số phòng khám trống không, để ngưng hoạt động nhưng bông băng trong thùng rác vẫn còn rất mới
    Theo như lời khai của hai bệnh nhân này thì họ được bác sĩ Trung Quốc điều trị và có người phiên dịch. Thế nhưng khi đang khám chữa thì bác sĩ này đã bỏ đi 10 phút trước khi đoàn thanh tra đến.
    Đồng thời, tại phòng trị liệu có một điều dưỡng cùng bệnh nhân trong phòng nhưng cửa lại bị khóa. Phải đến hơn 20 phút sau khi được yêu cầu, cơ sở mới mở cửa cho thanh tra vào kiểm tra.
    Cơ sở đang triển khai hoạt động gồm khám phụ khoa, phòng lưu bệnh, chụp X-quang, siêu âm, phòng xét nghiệm, phòng khám nội, phòng có máy trị liệu, quầy dược (có hồ sơ pháp lý do một dược sĩ tên Nhung phụ trách).
    Theo như sổ sách thì cơ sở có 8 bác sĩ trực tiếp làm chuyên môn và 5 điều dưỡng.
    Thế nhưng, khi đoàn đến thanh tra thì chỉ có mỗi bác sĩ Nguyễn Thị Thu Loan (khám sản) ở trung tâm. "Giờ ai cũng bỏ chạy hết, bỏ tui một mình ngồi đây", bác sĩ Loan nói.
    Khi được hỏi cơ sở có bao nhiêu bác sĩ Trung Quốc thì bác sĩ Loan chỉ nói là có nhưng không biết bao nhiêu người.
    [​IMG] [​IMG]
    Một số thuốc nhãn hiệu Trung Quốc không rõ nguồn gốc
    Khi thanh tra đến thì một số phòng đóng cửa dán bảng “ngưng hoạt động”. Tuy nhiên, thanh tra viên phát hiện bông băng trong thùng rác tại các phòng này còn rất mới.
    Tại cơ sở này, đoàn thanh tra phát hiện hồ sơ phá thai nội (thai trên 5 tuần tuổi), và đây là hoạt động không được cấp phép thực hiện tại phòng khám tư.
    Cơ sở có nhiều loại máy toàn tiếng Trung Quốc, trong đó có một máy trị liệu mà đoàn thanh tra chưa xác định được tác dụng làm gì.
    Mặt khác, phòng xét nghiệm có một số thuốc nhãn hiệu Trung Quốc không rõ nguồn gốc. Phòng lưu kho có một số thuốc hết hạn sử dụng và được để lẫn lộn với thuốc còn hạn sử dụng.
    Theo nhân viên phòng khám thì số thuốc này đang... chờ tiêu hủy.
    [​IMG] [​IMG]
    Các loại thuốc hết hạn sử dụng bị đoàn thanh tra phát hiện
    [​IMG][​IMG]
    Niêm phong để xử lý
    Trong khi đó, nhà thuốc của phòng khám lại... vắng bóng dược sĩ.
    Bảo quản thuốc tại đây cũng không đảm bảo khi máy lạnh bị hư, nhiệt độ trong phòng khoảng 30 độ C, trong khi có nhiều loại dịch truyền phải bảo quản trong điều kiện không quá 25 độ C. Ngoài ra, máy tính bị hư nên không theo dõi được sổ sách cấp phát thuốc.
    Nhiều vi phạm khác cũng được phát hiện tại đây như sổ khám bệnh và cập nhật theo dõi không đầy đủ, không đúng theo quy định; quảng cáo không đúng nội dung xin phép; hay bảng hiệu thiếu tên người phụ trách.
    Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã đề nghị cơ sở phải chấn chỉnh những thiếu sót, đồng thời yêu cầu cơ sở cung cấp hồ sơ, bằng cấp chuyên môn của các nhân viên phòng khám, nguồn gốc máy trị liệu, chứng từ nguồn gốc thuốc, hồ sơ quảng cáo đến Sở Y tế để làm việc.
    Được biết, trước đây (ngày 21.12.2011), cơ sở này đã từng bị thanh ra Sở Y tế xử phạt hơn 15 triệu đồng, đồng thời đình chỉ hoạt động hành nghề của người nước ngoài lao động chuyên môn trong các cơ sở y học cổ truyền chưa được phép của Bộ Y tế.
    Bài, ảnh: Nguyên Mi
  9. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Đóng tàu có sân đỗ trực thăng cho Cảnh sát biển VN

    20/06/2012 12:30

    (TNO) Sáng 20.6, tại Đà Nẵng, Công ty Sông Thu (thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng - Bộ Quốc phòng) đã làm lễ đặt ky đóng mới tàu Cảnh sát biển đa năng ký hiệu DN 2000 cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.

    Trung tướng Nguyễn Đức Lâm - Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và trung tướng Phạm Đức Lĩnh - Cục trưởng Cục Cảnh sát biển Việt Nam đã đến dự.
    Theo lãnh đạo Công ty Sông Thu, tàu đa năng DN 2000 là con tàu hiện đại nhất của Cảnh sát biển Việt Nam, thiết kế theo tiêu chuẩn châu Âu, phía sau có sân đỗ trực thăng.
    DN 2000 có chức năng và nhiệm vụ tuần tra bảo vệ chủ quyền biển, đảo, tìm kiếm cứu nạn, thực thi pháp luật trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam cũng như trên vùng biển quốc tế khi có yêu cầu... DN 2000 cũng được thiết kế để cứu kéo các tàu bị nạn có lượng giãn nước đến 2.200 tấn.
    [​IMG]
    [​IMG]


    Công nhân Công ty Sông Thu chuẩn bị đóng tàu hiện đại cho Cảnh sát biển Việt Nam
    Tin, ảnh: Hữu Trà
  10. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Điều khó hiểu từ những hoạt động sai phạm ở một phòng khám Trung Quốc

    SGTT.VN - Phải chăng nước ta là chiếc “thùng rác” để “người lạ” tha hồ ném rác vào, từ những loại thuốc không rõ nguồn gốc cho đến những “bác sĩ” không biết xuất xứ? Phải chăng thị trường nước ta là “miếng đất hoang” để “người lạ” tha hồ xâm nhập và thoải mái sử dụng mọi chiêu trò để lừa gạt người tiêu dùng?
    [​IMG]
    Lập biên bản phòng khám Trung Quốc 141 Phan Đăng Lưu. Ảnh: P.S
    1.Lại một lần nữa, những lùm xùm trong hoạt động khám chữa bệnh của các phòng khám Trung Quốc (TQ) được xới lên sau vụ phòng khám y học TQ 141 Phan Đăng Lưu, phường 2, quận Phú Nhuận, bị thanh tra sở Y tế TP.HCM phát hiện hàng loạt sai phạm. Nhưng buồn thay, những sai phạm này đã diễn ra trong thời gian dài, và càng buồn hơn khi cũng như những lần trước, phải đến khi giới truyền thông phanh phui, ngành chức năng mới hay biết và… vào cuộc!

    Trả lời câu hỏi “Ai cho phép phòng khám TQ hoạt động?”, một thanh tra viên sở Y tế TP.HCM cho biết các cơ sở khám chữa bệnh có “yếu tố nước ngoài” đều do bộ Y tế cấp phép, nhưng trách nhiệm quản lý lại thuộc về sở Y tế địa phương. Phân chia rạch ròi như thế, nhưng dù mỗi năm định kỳ hai lần kiểm tra, chưa kể các lần kiểm tra chuyên đề (thí dụ chuyên đề y học cổ truyền), những sai phạm sờ sờ ra đó của phòng khám TQ 141 Phan Đăng Lưu vẫn không bị cơ quan chức năng để mắt đến. Nói thế không sai, bởi từng đến đây nhiều lần để tìm hiểu theo phản ánh của bạn đọc, nhưng khi quay lại đây ngày 18.6 vừa qua, người viết vẫn chứng kiến các sai phạm trước đây còn y nguyên, thậm chí chúng ngang nhiên tồn tại như thách thức nhà quản lý!

    Có gì mà không thấy được ở phòng khám này vì đặt chân đến đây các sai phạm đều đập vào mắt người ta, từ những bảng quảng cáo có nội dung “một tấc đến trời”, cho đến các hoạt động lấn sân tây y dù chưa được cấp phép (xét nghiệm, siêu âm, phẫu thuật). Trao đổi với một bác sĩ trong nước có phòng mạch ngoài giờ, người này nói: “Hàng năm phòng mạch tôi cũng được kiểm tra, nhưng ngành chức năng “soi” từng ly từng tí. Nếu sai phạm gì, đoàn tiếp tục quay lại kiểm tra tiếp cho đến khi chấn chỉnh mọi chuyện mới thôi. Trong khi đó, hàng loạt sai phạm nặng ở các phòng khám TQ tồn tại trong một thời gian dài mà không ai hay biết thì kể cũng lạ!”

    2. Lạ hay không chưa biết, nhưng năm qua sau khi thực hiện một bài viết về phòng khám TQ 141 Phan Đăng Lưu (đọc Ớn lạnh phòng khám TQ: từ vá “cái ngàn vàng” đến “chữa ********* sớm”, Sài Gòn Tiếp Thị ngày 7.9.2011), đến sở Y tế TP.HCM để tìm hiểu trách nhiệm quản lý phòng khám TQ, người viết chỉ nhận được sự đùn đẩy trách nhiệm giữa các phòng ban với nhau. Ở phòng quản lý y học cổ truyền, người đứng đầu nói họ chỉ quản lý chuyên môn. Ở phòng quản lý dịch vụ y tế tư nhân, người ta nói nếu phòng khám có sai phạm, trách nhiệm xem xét thuộc về thanh tra. Còn ở phòng thanh tra, sau một hồi thận trọng và dè dặt, người quản lý mới cho biết phòng khám này từng… sai phạm nhiều lần!
    Cách làm việc của nhà quản lý y tế thật đáng để mọi người suy nghĩ. Có lần làm việc với người đứng đầu phòng quản lý dịch vụ y tế tư nhân về các phòng khám TQ, người viết bất ngờ khi người này không nhớ nổi trên địa bàn TP.HCM có bao nhiêu phòng khám TQ đang hoạt động. Số phòng khám TQ còn không nhớ nổi thì cũng chẳng gì lạ khi việc quản lý các cơ sở này bị thả nổi. Thật ra cuộc thanh tra đột xuất của sở Y tế ở phòng khám TQ 141 Phan Đăng Lưu vào ngày 18.6, cũng bắt nguồn từ phát hiện của giới truyền thông về một bệnh nhân bị phòng khám này “giam lỏng” do không đủ tiền trả chi phí chữa bệnh. Thế nhưng, đây không phải là trường hợp đầu tiên phòng khám thực hiện hành vi này. Cách đây ba tháng, Sài Gòn Tiếp Thị đã lên tiếng một vụ việc tương tự (đọc Phòng khám bệnh y học TQ: “chặt chém” và bất minh, 27.3.2012). Sau khi bài báo xuất hiện, chúng tôi đã tiếp xúc với thanh tra sở Y tế thông báo vụ việc, nhưng sau đó không nhận được bất kỳ phản hồi nào từ phía cơ quan chức năng!

    3. Có mặt cùng đoàn thanh tra sở Y tế tại phòng khám TQ 141 Phan Đăng Lưu, người viết chứng kiến hàng trăm mặt hàng thuốc viên, thuốc chích, dịch truyền có nhãn mác bằng tiếng Hoa nhưng lại không có giấy phép lưu hành và cũng không ai biết đích thực đó là thuốc chữa bệnh gì. Và những năm qua chúng lại được dùng để điều trị trên chính bệnh nhân Việt Nam mà cơ quan chức năng không hề hay biết! Ở phòng khám cũng có 5 – 7 “bác sĩ lạ”, khi thấy đoàn đến tất cả đều cởi áo blouse bỏ chạy. Nếu đàng hoàng là bác sĩ thật, đủ điều kiện làm việc hẳn hoi, tại sao họ phải làm thế? Thế nên, không biết bao nhiêu người dân Việt đã được chẩn trị bởi chính các “bác sĩ lạ” này mà nhà quản lý không hề để mắt đến!

    Phải chăng nước ta là chiếc “thùng rác” để “người lạ” tha hồ ném rác vào, từ những loại thuốc không rõ nguồn gốc cho đến những “bác sĩ” không biết xuất xứ? Phải chăng thị trường nước ta là “miếng đất hoang” để “người lạ” tha hồ xâm nhập và thoải mái sử dụng mọi chiêu trò để lừa gạt người tiêu dùng? Mà nhìn rộng ra, nào chỉ trong khám chữa bệnh, “rác lạ” còn xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác nữa. Cơ quan quản lý nước nhà đang ở đâu khi để cho “rác lạ” gây hại cho người dân mình?
    Phan Sơn
    Bác sĩ nước ngoài phải được sát hạch nghiêm khắc Tôi không hiểu căn cứ vào đâu mà các bác sĩ TQ được hành nghề trên đất Việt Nam. Tại Pháp, một bác sĩ có bằng cấp ngoài châu Âu muốn làm việc phải đạt yêu cầu sau: nói tiếng Pháp thông thạo và trải qua kỳ thi tuyển chọn (tỷ lệ thấp nhất là 1 chọi 20 với bác sĩ chuyên khoa và 1 chọi 200 với bác sĩ tổng quát). Sau khi thắng được cuộc thi này, ứng viên mới được vào làm bác sĩ trợ tá trong ba năm tại bệnh viện, dưới sự giám sát của một giáo sư. Sau ba năm, nếu không phạm lỗi nào thì mới được cấp giấy phép hành nghề. Mỗi người chỉ được thi tối đa ba lần, trước khi đăng ký dự thi phải nộp các bản dịch văn bằng có chứng thực dịch của luật sư đã tuyên thệ, văn bằng sau đó được kiểm tra lại bởi bộ Giáo dục và đào tạo bậc cao, khi được công nhận là bằng thật thì mới được dự thi. Vậy thì các vị bác sĩ TQ đang làm việc ở Việt Nam thông qua phiên dịch kia không biết có đúng là bác sĩ không? Lấy tiêu chuẩn nào để được cấp phép làm công việc liên quan đến sinh mệnh của người Việt Nam? Điều này cần được sở Y tế TP.HCM và cao hơn nữa là bộ Y tế trả lời cho dân biết.
    (trích mail bạn đọc Phạm Chí Kiên)

Chia sẻ trang này