Làm giàu từ chứng khóan - những thông tin bổ ích ! (t3)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 19/06/2012.

6509 người đang online, trong đó có 858 thành viên. 12:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 34872 lượt đọc và 1012 bài trả lời
  1. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    STT: Cổ phiếu vào diện cảnh báo





    [​IMG]
    Công ty thường xuyên vi phạm quy định về công bố thông tin định kỳ.
    Ngày 19/06/2012, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã có thông báo số 603/2012/TB-SGDHCM về việc đưa cổ phiếu của CTCP Vận chuyển Sài Gòn Tourist (mã CK: STT) vào diện cảnh báo như sau:
    Cổ phiếu STT bị đưa vào diện cảnh báo kể từ ngày 22/06/2012 theo Quyết định số 81/2012/QĐ-SGDHCM ngày 19/06/2012 của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
    Lý do: thường xuyên vi phạm quy định về công bố thông tin định kỳ tại khoản 1.2.4 mục II và khoản 1.2 mục IV Thông tư 09/2010/TT-BTC ngày 15/01/2010.

    Theo TTVN/HSX
  2. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Lý giải tại sao lãi suất giảm dòng tiền vẫn không vào chứng khoán





    [​IMG]
    Theo các chuyên gia, nhà đầu tư hiện nay sẽ quan tâm nhiều hơn đến chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hơn là CPI hay GDP. NĐT sẽ quay trở lại chỉ khi nào nguồn vốn giá rẻ thực sự được đưa tới tay DN.
    Trần lãi suất hiện tại đã giảm 5% trong 3 tháng, từ 14%/năm xuống 9%/năm. Khi lãi suất giảm, kênh tiết kiệm sẽ trở nên kém hấp dẫn và dòng tiền thông minh có thể tìm sang các kênh đầu tư khác. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại TTCK vẫn chưa thực sự cảm nhận được dòng tiền mới tham gia vào thị trường, vậy việc giảm lãi suất có thực sự khiến dòng tiền tập trung vào TTCK hay không, chúng tôi đã có trao đổi với các chuyên gia tại các CTCK.
    Ông Lê Đức Khánh – Trưởng phòng Tư vấn đầu tư CTCK MSBS: Tiền sẽ đổ về chứng khoán
    [​IMG]

    Ông Lê Đức Khánh
    Trần LS giảm xuống 9% trước sau gì cũng sẽ có tác động kéo dòng tiền vào kênh đầu tư chứng khoán. Một nền kinh tế phát triển với tình hình vĩ mô sáng sủa sẽ là bước khởi đầu của sự lạnh mạnh và sự phát triển của TTCK. Do vậy, tôi đồng ý với quan điểm CK là kênh đầu tư hấp dẫn nhất hiện nay.
    Ông Đào Hồng Dương – Chuyên viên phân tích CTCK Dầu khí (PSI): Cảnh giác tín dụng đen
    Việc giảm lãi suất sẽ giúp giảm bớt gánh nặng chi phí cho các doanh nghiệ, qua đó phần nào sẽ làm giảm giá thành đầu ra và theo một cách dài hạn thì việc này sẽ dần làm giảm giá thành các sản phẩm tiêu dùng tiến tới giảm lạm phát. Ngoài ra, giảm lãi suất sẽ giúp các ngân hàng tái cơ cấu các khoản vay tới hạn, phần nào sẽ làm giảm nợ xấu năm 2012, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, thúc đẩy các kênh đầu tư…
    Tuy nhiên, việc giảm chi phí cho các doanh nghiệp sẽ chỉ duy trì được trong thời gian ngắn, đặc biệt tại các doanh nghiệp có tỷ lệ vốn vay cao. Đối với các khoản vay tín dụng lãi suất “khủng” ẩn dưới các hình thức ủy thác đầu tư chẳng hạn, hoặc với các khoản vay kì hạn ngắn, theo như tìm hiểu thì các nội dung này hầu như lãi suất không giảm theo mặt bằng. Điều này cho thấy các DN nếu năm ngoái đã phải sử dụng nguồn vốn vay kiểu này để có thể vay được tiền từ ngân hàng thì năm nay sẽ không được lợi từ việc giảm lãi suất.
    [​IMG]

    Ông Đào Hồng Dương
    Thứ hai, tăng trưởng tín dụng tính đến tháng 5 vẫn -0,6% cho thấy các ngân hàng chưa thực hiện đảo nợ hoặc đẩy mạnh cho vay mà chỉ có thể thu hồi nợ cũ mà thôi. Việc giảm lãi suất cũng có những mặt trái, nếu không quản lý chặt chẽ có thể tác động xấu tới lạm phát, tỷ giá và tín dụng đen.
    Quay trở lại giảm lãi suất sẽ tác động thế nào đến TTCK. Hiện tại thông tin giảm lãi suất không tác động nhiều đến tâm lý NĐT. Việc thị trường tăng hay giảm còn phụ thuộc vào thị trường thế giới và động thái bán ròng của khối ngoại. Nếu khối ngoại tiếp tục đổ hàng ra bán thì thị trường sẽ có một nhịp giảm tương đối nữa.
    Đối với thị trường trong nước, CPI tăng thấp không có tính chất tác động đến thị trường mà NĐT hiện nay quan tâm đến chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, khi nào nguồn vốn giá rẻ được đẩy ra thị trường và ngấm vào doanh nghiệp, tỷ lệ nợ giảm mới tác động tổng quát đến thị trường và lôi kéo NĐT trở lại.
    Trên thực tế tiền trong dân ko đổ vào NH thì nó đổ đi đâu, chưa chắc nó đổ vào TTCK. Trong tổng thể ngân hàng là trung gian vay tiền tiết kiệm trong dân đổ vào DN, khi lãi suất hạ nhanh và mạnh thì trong điều kiện nếu không quản lý chặt chẽ thì tín dụng chợ đen sẽ bùng phát trở lại. Người dân có tiền không biết đầu tư vào đâu, các kênh đầu tư ít kì vọng, thì rất có thể người dân sẽ đưa tiền cho chợ đen, tình trạng đó nếu như diễn ra giống năm 2010-2011 thì đó là điều rất là xấu.
    Ông Lê Tuấn Hưng – Chuyên viên phân tích CTCK IVS: Dòng tiền có thể chuyển sang vàng

    [​IMG]
    Ông Lê Tuấn Hưng Việc những tin tức Vĩ mô tốt được công bố song không giúp thị trường bứt phá mà chỉ hình thành những đợt hồi phục nhỏ theo chúng tôi nguyên nhân xuất phát từ tâm lý đầu tư và yếu tố cung cầu - dòng tiền tham gia thị trường. Yếu tố tâm lý chi phối khi những quan ngại trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng cũng như nền kinh tế có vẻ thực thi một cách chậm chạp, trong khi đó nợ xấu của hệ thống Ngân hàng tăng cao gây ách tắc dòng chảy vốn làm lãi suất thực tế chưa giảm khiến khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp bị hạn chế.
    Tuy NHNN đề cập đến việc thành lập công ty mua bán nợ với quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng, nhưng giải pháp này mới chỉ được đề xuất trong khi cách thức tiến hành nghiệp vụ mua bán nợ vẫn chưa được đề cập. Trong khi đó sự trì trệ trong sản xuất và sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp niêm yết chưa được cải thiện khiến lượng hàng tồn kho lớn gây ảnh hưởng lớn tới Kết quả sản xuất kinh doanh.

    Bên cạnh đó khủng hoảng nợ nợ công Châu Âu, bong bóng tăng trưởng của Trung Quốc và tăng trưởng chậm lại của kinh tế Mỹ tác động tiêu cực tới lĩnh vực xuất khẩu, dòng tiền FDI, FII sẽ phải cân nhắc hơn khi đầu tư vào Việt Nam, không loại trừ một số khoản đã đầu tư chịu áp lực rút vốn. Do vậy tâm lý NĐT chuyển dần sang hướng thận trọng và có chiều hướng bi quan hơn.
    Yếu tố dòng tiền trong thời gian qua bị phân tán khi số lượng cổ phiếu niêm yết mới và niêm yết bổ sung tăng tạo lượng cung lớn. Bên cạnh đó Các blue chips chưa thu hút được sự quan tâm và tích luỹ dòng tiền khi chỉ số hồi phục, trong khi cổ phiếu đầu cơ luôn là ưu tiên lựa chọn của nhà đầu tư. Sự lên ngôi của các dòng tiền đầu cơ khiến thị trường biến động không ổn định, có biên độ rất lớn trong khoảng thời gian ngắn.
    Lãi suất tuy hạ nhưng lãi suất magin của các công ty chứng khoán không hạ theo, trong khi đó việc giảm lãi suất cũng làm kém sự hấp dẫn của VND cộng với kinh tế thế giới có chuyển biến phức tạp khiến dòng tiền có thể chuyển sang Vàng với vai trò là kênh trú ẩn an toàn.

    Phương Mai


    Theo TTVN
  3. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    SCR: 26/6 GDKHQ nhận cổ tức bằng cổ phiếu năm 2010 tỷ lệ 30%





    [​IMG]
    Cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 30 cổ phiếu mới.
    Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh (CNVSD) thông báo về ngày đăng ký cuối cùng như sau: - Tổ chức đăng ký: CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (SCR)
    - Ngày giao dịch không hưởng quyền: 26/6/2012
    - Ngày đăng ký cuối cùng: 28/06/2012
    Lý do và mục đích: Trả cổ tức bằng cổ phiếu năm 2010
    Tỷ lệ thực hiện: 30%/Vốn điều lệ hiện tại (Cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 30 cổ phiếu mới)
    Địa điểm thực hiện:
    + Đối với chứng khoán lưu ký: Người sở hữu làm thủ tục nhận cổ tức bằng cổ phiếu tại các Thành viên lưu ký (TVLK) nơi mở tài khoản lưu ký.
    + Đối với chứng khoán chưa lưu ký: Người sở hữu làm thủ tục nhận cổ tức bằng cổ phiếu tại trụ sở Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín và xuất trình chứng minh nhân dân.

    Theo TTVN/VSD
  4. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Vì sao TTF chọn phát hành dưới mệnh giá?





    [​IMG]
    Dư nợ nhiều khiến chi phí lãi vay tăng cao và lợi nhuận sụt giảm. Nếu đợt phát hành thành công, dù phải thiệt đi chút ít của để dành thặng dư vốn nhưng bù lại, công ty có tiền mặt.
    Dù luật không cấm nhưng năm 2012 là năm đầu tiên phong trào phát hành cổ phiếu dưới mệnh giá được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Nguyên nhân thì nhiều nhưng có thể thấy một điểm chung nhất là thị giá xuống quá thấp khiến việc phát hành tăng vốn trên mệnh giá khó khăn. Nhiều doanh nghiệp đã thất bại trong những đợt chào bán bởi đơn thuần giá phát hành trên mệnh giá không đủ hấp dẫn nhà đầu tư. Trước quyết định của TTF, mùa ĐHCĐ năm 2012 đã ghi nhận một số trường hợp được ĐHCĐ thông qua phát hành dưới mệnh giá như VDS, DTA...Bài viết này tôi phân tích về hoạt động kinh doanh của TTF để thử tìm câu trả lời vì sao TTF có lựa chọn bất ngờ đó.
    Nợ/tổng tài sản tăng mạnh
    D/A tại thời điểm kết thúc quý I/2012 của TTF ở mức 75%. Từ hệ số nợ dưới 55% hồi đầu năm 2008, TTF đã tăng mức đòn bẩy vốn lên 75%. Cùng với nợ nhiều, chi phí lãi vay của TTF cũng nằm trên đường xu hướng tăng. Đến quý I/2012, chi phí lãi vay của công ty là hơn 56,5 tỷ đồng.
    Bí vốn ở hàng tồn kho
    Trong nhiều quý trở lại đây, giá trị hàng tồn kho của TTF luôn ở mức hơn 1.200 tỷ đồng. Từ lâu nay, giá trị hàng tồn kho của TTF vẫn luôn xoay từ 40-55% tổng tài sản. Như vậy, dù cuối quý I/2012, giá trị hàng tồn kho của TTF đạt mức gần 1.750 tỷ đồng nhưng vẫn kiểm soát dưới 55% tổng tài sản. Tuy nhiên, vấn đề hàng tồn kho nhiều khiến nguồn tiền lưu động của công ty khá eo hẹp. Tại thời điểm kết thúc quý I/2012, TTF có 14 tỷ đồng tiền và tương đương tiền.

    [​IMG]

    Giá trị sổ sách cao gấp 4 lần giá dự kiến chào bán
    Tính tại thời điểm kết thúc quý I/2012, TTF có quỹ thặng dư vốn 338 tỷ đồng (nhiều hơn cả vốn điều lệ) và LNST chưa phân phối 25 tỷ đồng. Giá trị sổ sách cuối quý I/2012 đạt hơn 21.000 đồng/CP. Tại sao TTF lại chào bán giá rẻ 5.000 đồng và chấp nhận ghi âm thặng dư vốn khi phát hành?
    Thị giá xuống thấp là một nguyên nhân khiến TTF khó có thể lựa chọn khác nếu muốn phát hành thành công. Thị giá kết thúc phiên giao dịch tuần trước, TTF đạt 9.500 đồng/CP, thấp hơn mệnh giá.
    Hoạt động kinh doanh vẫn gặp khó ngắn hạn do nhu cầu thị trường xuất khẩu bị thu hẹp. Dù đã cơ cấu toàn diện doanh nghiệp, cắt giảm, sáp nhập một số chi nhánh để tiết giảm chi phí nhưng đầu ra hẹp đi kéo theo việc thiếu hụt nguồn lưu động. Trong báo cáo thường niên năm qua, Chủ tịch HĐQT công ty cũng đã có tâm thư gửi cổ đông về khó khăn này.
    Cần tiền cơ cấu lại nguồn vốn có lẽ là nguyên nhân chính khiến TTF đi đến quyết định bất ngờ đó. Như phân tích ở trên, dư nợ của TTF đã tăng mạnh so với những năm trước. Vấn đề này khiến chi phí lãi vay tăng cao và lợi nhuận sụt giảm. Nếu đợt phát hành thành công, dù phải thiệt đi chút ít của để dành thặng dư vốn nhưng bù lại, công ty có tiền mặt cơ cấu lại nguồn vốn.
    Qua phân tích ở trên, có thể thấy, dù gặp khó nhưng trong 4 năm qua, TTF chưa quý nào bị lỗ. Đây là một thành quả đáng ghi nhận trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp lỗ, phá sản...Việc phát hành dưới mệnh giá của TTF chưa có thông tin cụ thể và cũng chỉ là chủ trương mà HĐQT đề đạt với ĐHCĐ. Tuy nhiên, theo chủ quan của người viết, đây là một bước đi chiến lược giúp công ty tăng ngân lưu, giữ vững hoạt động kinh doanh khi thị trường xuất khẩu gặp khó.

    Hải An


    Theo TTVN
  5. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    19 cổ phiếu dầu khí dưới mệnh giá





    [​IMG]
    Tính đến ngày 15/6, trên sàn HOSE, HNX và UPCoM có tổng cộng 35 cổ phiếu thuộc ngành dầu khí, trong đó tại HNX có 19 công ty, HOSE có 11 công ty và UPCoM có 5 công ty.
    Giá cổ phiếu của các đại gia dầu khí hoạt động chính ngành tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2012, từ 30-50% do làm ăn hiệu quả trong năm 2011 và có triển vọng tốt trong năm 2012, đặc biệt là các doanh nghiệp có mức vốn hóa lớn. Trong khi đó, có tới 19 công ty dầu khí hoạt động trái ngành có giá sụt giảm, xuống thấp kỷ lục, chỉ còn 4.000-6.000 đồng/cổ phiếu.
    Tính đến ngày 15/6, trên sàn HOSE, HNX và UPCoM có tổng cộng 35 cổ phiếu thuộc ngành dầu khí, trong đó tại HNX có 19 công ty, HOSE có 11 công ty và UPCoM có 5 công ty.
    Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/6, có tới 19 cổ phiếu “họ” dầu khí có giá đóng cửa dưới 10.000 đồng/cổ phiếu, phổ biến ở mức 4.000-6.000 đồng/cổ phiếu, thấp nhất là cổ phiếu của Công ty Cổ phần Vận tải dầu khí Đông Dương (mã PTT-UPCoM) với giá chỉ 1.700 đồng/cổ phiếu.
    Tất cả những công ty họ dầu khí mà giá cổ phiếu đang giao dịch dưới mệnh giá hầu hết đều là công ty kinh doanh trái ngành, chiếm số lượng đông nhất là các công ty bất động sản dầu khí, tiếp đến là các công ty xây dựng dầu khí, vận tải dầu khí, du lịch dầu khí, dịch vụ cảng và chứng khoán. Năm 2011 và 5 tháng đầu năm 2012, các công ty này gặp rất nhiều khó khăn và không hoàn thành kế hoạch kinh doanh do nền kinh tế suy giảm, chính sách thắt chặt tiền tệ, chi phí huy động vốn cao và tăng trưởng tín dụng thấp.
    Nguyên nhân khiến cho giá của cổ phiếu dầu khí hoạt động trái ngành sụt giảm mạnh được xác định là do hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, lãi ròng sụt mạnh hoặc lãi rất ít hay thua lỗ liên tục. Trong ngành bất động sản, điển hình là Công ty Cổ phần Địa ốc Dầu khí (mã PVL-HNX) lỗ 3 quý liên tiếp, quý 1/2012 lỗ 6,15 tỷ đồng, trong khi cả năm 2011 lãi chỉ có hơn 1,5 tỷ đồng và năm 2010 lỗ 8,32 tỷ đồng.
    Trong ngành xây dựng, điển hình là Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng dầu khí Sài Gòn (mã PSG-HNX), giá đóng cửa phiên ngày 15/6 chỉ còn 3.500 đồng/cổ phiếu), quý 4/2011 lỗ gần 12 tỷ đồng, quý 1/2012 lỗ tiếp 32 tỷ đồng, nâng tổng số lỗ cả năm 2011 lên tới 87 tỷ đồng.
    Ngay cả những công ty liên kết liên doanh của ngành dầu khí với những công ty xây dựng, bất động sản lớn có tên tuổi, thương hiệu uy tín tại Việt Nam cũng hoạt động kém hiệu quả, cụ thể: Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Vinaconex-PVC (mã PVV-HNX) lỗ 2 quý liên tiếp, quý 4/2011 lỗ 17 tỷ đồng và quý 1/2012 lỗ tiếp 11 tỷ đồng, lãi ròng năm 2010 là 19,7 tỷ đồng, sụt mạnh xuống 3 tỷ đồng trong năm 2011.
    Tương tự, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng thương mại dầu khí-Indico (mã PXL-HOSE), có lãi ròng quý 1/2012 chỉ có 23 triệu đồng, sau khi lỗ tới 12,278 tỷ đồng trong quý 4/2011 và lãi ròng sụt mạnh, từ 39,3 tỷ đồng năm 2010 xuống còn 11,2 tỷ trong năm 2011.
    Trong ngành vận tải, 2 công ty điển hình của ngành dầu khí hoạt động hiệu quả rất kém. Công ty Cổ phần vận tải dầu khí Cửu Long (mã PCT-HNX) có giá giao dịch ngày 15/6 là 3.900 đồng/cổ phiếu. Công ty Cổ phần Vận tải dầu khí Đông Dương (mã PTT-UPCoM) năm 2011 lỗ 7,833 tỷ đồng, do đó, giá cổ phiếu này chỉ có 1.700 đồng/cổ phiếu. Trong ngành du lịch, Công ty Cổ phần du lịch dầu khí Phương Đông (mã PPC-HNX) năm 2009 lỗ tới 59,7 tỷ, 2101 lã 1,87 tỷ đồng, năm 2011 lãi 3 tỷ đồng và quý 1/2012 chỉ lãi... 83 triệu đồng.
    Nguyên nhân sâu xa của tình trạng trên là do làn sóng ồ ạt lập ra những công ty “sân sau” của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), hoạt động đầu tư kinh doanh trái ngành. Với vốn “mồi” của PVN và những công ty lớn thuộc PVN, hàng loạt những công ty dầu khí trái ngành nhanh chóng được đẻ ra với mệnh giá lúc thành lập là 10.000 đồng/cổ phiếu, nhưng chỉ vài tháng đến 1 năm sau, giá trên thị trường OTC được “thổi” lên gấp 1,5 lần, lúc lên sàn nhiều cổ phiếu có giá gấp tới hơn 2 lần.
    Khi thị trường chứng khoán bắt đầu suy giảm kéo dài, hàng loạt cổ đông lớn thoái vốn, kiếm lời lớn trước khi giá những cổ phiếu này xuống thấp kỷ lục. Nhà nước cũng thiệt hại lớn khi PVN thoái vốn tại các công ty trái ngành này.
    Cũng do ào ạt lập công ty trái ngành nên việc quản trị công ty quá lỏng lẻo, không thể cạnh tranh nổi với những công ty hoạt động lâu năm và đang có uy tín trên thị trường, mặc dù họ cũng đang gặp không ít khó khăn do kinh tế suy giảm.
    Nhiều nhà đầu tư đang sở hữu cổ phiếu của các công ty dầu khí hoạt động trái ngành đang lo “nơm nớp”, cuối năm 2012 và 2013, PVN sẽ tiếp tục thoái vốn mạnh ở nhiều công ty thành viên theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành liên quan.
    Những ngành nghề kinh doanh chính và những lĩnh vực, dịch vụ xoay quanh các ngành nghề kinh doanh chính nhưng không cần nắm giữ cổ phần lớn, PetroVietnam cũng sẽ giảm tỷ lệ nắm giữ xuống 51%. Đối với những đơn vị không cần nắm cổ phần chi phối thì PVN cũng sẽ giảm tỷ lệ nắm giữ.
    Việc thoái vốn của PetroVietnam sẽ được thực hiện theo lộ trình. Tuy nhiên, thị trường sẽ cần một lượng tiền khá lớn để hấp thụ lượng cổ phiếu được bán ra. Do đó, trong ngắn hạn, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực lên thị trường và nhóm cổ phiếu dầu khí.
    Theo nhận định của chuyên gia, năm 2012, các công ty dầu khí hoạt động trong lĩnh vực tài chính, bất động sản tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn, sẽ không có nhiều khởi sắc so với năm 2011 do việc thắt chặt tiền tệ, chi phí huy động vốn cao và tăng trưởng tín dụng thấp.
    Theo Hoàng Lộc
    VNEconomy
  6. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    'Thời gian có thể ngừng trôi'

    Vũ trụ sẽ ngừng giãn nở vào một ngày nào đó trong tương lai và khi ấy thời gian cũng ngừng trôi, các nhà khoa học Tây Ban Nha khẳng định.

    [​IMG]
    Quá trình [​IMG]trôi chậm dần của thời gian là hiện tượng mà con người không thể cảm nhận. Ảnh: Tetra Image. Trên phương diện lý thuyết, tốc độ của ánh sáng là hằng số không đổi trong môi trường chân không. Song khi quan sát vụ nổ của những ngôi sao, các nhà thiên văn nhận thấy vụ nổ diễn ra càng gần trung tâm của vũ trụ thì ánh sáng phát ra từ chúng di chuyển càng chậm. Điều đó cho thấy tốc độ giãn nở của vũ trụ đang giảm dần, và tốc độ di chuyển của ánh sáng không phải là hằng số cố định.
    Giới khoa học nhất trí rằng thời gian bắt đầu xuất hiện sau Vụ nổ lớn (Big Bang) - sự kiện khai sinh vũ trụ. Từ đó tới nay vũ trụ giãn nở với tốc độ ngày càng tăng do tác động của năng lượng tối, một dạng năng lượng chiếm đa số vũ trụ. Tuy nhiên, tới nay con người chưa có bằng chứng cụ thể về sự tồn tại của năng lượng tối.
    Các nhà nghiên cứu của Đại học Basque Country và Đại học Salamanca tại Tây Ban Nha cho rằng năng lượng tối không hề tồn tại. Vì thế, theo họ, trên thực tế tốc độ giãn nở của vũ trụ đang giảm dần. Do vũ trụ giãn nở với nhịp độ chậm dần nên tốc độ trôi của thời gian cũng giảm. Tuy nhiên, đây là quá trình mà con người không thể cảm nhận được, Telegraph cho biết.
    "Sự chậm lại cùa thời gian khiến con người cảm thấy mọi hiện tượng diễn ra nhanh hơn. Cuối cùng, tới một thời điểm nào đó, mọi hiện tượng xảy ra nhanh đến nỗi chúng ta không cảm nhận được nữa. Chúng biến mất trong nhận thức của con người. Đó là lúc vũ trụ ngừng giãn nở và thời gian dừng lại", nhóm nghiên cứu tuyên bố.
    Giáo sư Jose Senovilla, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, nói rằng nếu thời gian ngừng trôi, mọi thứ trong vũ trụ sẽ ngừng chuyển động và phát triển mãi mãi.
    Gary Gibbons, một nhà thiên văn học của Đại học Cambridge tại Anh, nói với trang Russia Today rằng ý tưởng của các nhà khoa học Tây Ban Nha không hề hài hước như một số người tưởng. "Chúng tôi tin rằng thời gian bắt đầu xuất hiện sau Vụ nổ lớn. Nếu thời gian có thể xuất hiện thì đương nhiên nó cũng có thể biến mất", Gibbons nói.
    Minh Long
  7. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Thành lập công ty mua bán nợ quốc gia
    “Mục tiêu không phải là có lãi”


    SGTT.VN - Công ty mua bán nợ quốc gia do ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề xuất thành lập sẽ có nhiệm vụ xử lý nợ xấu cho các ngân hàng thương mại (NHTM), khơi thông dòng tín dụng và hỗ trợ doanh nghiệp. Nhưng công ty này sẽ hoạt động bằng nguồn vốn nào và mô hình hoạt động ra sao? Ông Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính – ngân hàng trao đổi về vấn đề này.
    Thưa ông, NHNN cho biết sẽ thành lập công ty mua bán nợ quốc gia để xử lý khoảng 100.000 tỉ đồng nợ xấu của NHTM. Vậy theo ông lượng vốn lớn như vậy sẽ được huy động ở đâu?
    Với quy mô công ty như vậy, theo tôi, việc huy động vốn sẽ được tiến hành qua ba kênh. Một là nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp ban đầu, nhưng lượng ít thôi, và chỉ mang tính chất “xúc tác”. Hai là huy động từ phát hành trái phiếu. Ở đây có hai loại: trái phiếu do Chính phủ hoặc NHNN phát hành và trái phiếu do công ty trực tiếp phát hành có bảo lãnh của Chính phủ. Ba là một phần vốn nhỏ do các NHTM đóng góp.
    Có ý kiến cho rằng, phương án Nhà nước cấp vốn hay phát hành trái phiếu cho công ty mua bán nợ là quá ưu ái và dường như, NHNN bỏ tiền ra mua lại khoản nợ của mình?
    Không phải. Việc Chính phủ, NHNN hay công ty phát hành trái phiếu là việc hết sức bình thường. Ở đây, NHNN sẽ phát hành trái phiếu, sau đó chuyển lại cho công ty mua bán nợ. Tất nhiên là phải kèm theo những điều kiện cụ thể. Nhất là điều kiện: ai trả lãi, ai trả gốc, mức lãi suất...
    Về cơ chế hoạt động, theo ông, công ty này sẽ được tổ chức và tiến hành mua bán nợ như thế nào?
    Ở Indonesia, Chính phủ thành lập uỷ ban về tái cơ cấu; ở Thái Lan, công ty mua bán nợ là trực thuộc ngân hàng trung ương; còn ở Mỹ, công ty mua bán nợ do bộ Tài chính quản lý và họ thành lập một định chế tài chính độc lập để xử lý việc này.
    Khi đã là một định chế độc lập thì công ty phải chịu trách nhiệm về hoạt động của mình. Đương nhiên, cần phải có một bộ luật quy định rõ về công việc của công ty này. Trong đó, có ban hành cho nó đặc quyền, chẳng hạn: quyền được phép mua bán nợ với các NHTM mà không phải xin ý kiến các bên cho vay, quyền xử lý các công việc mà không có can thiệp bằng biện pháp hành chính…
    Hơn nữa, phải đảm bảo tính minh bạch, công khai trong hoạt động và có kiểm toán thường xuyên, thậm chí có kiểm toán quốc tế.
    Về xác định giá mua, giá bán nợ, theo tôi nên thực hiện theo cơ chế thị trường. Nhưng mục tiêu của công ty này là mua lại nợ của NHTM với giá bao nhiêu để sau khi bán đi không bị lỗ, chứ không kinh doanh có lời. Vì mục tiêu thành lập công ty này không phải là lợi nhuận, mà là hỗ trợ xử lý nợ xấu cho NHTM, qua đó giúp xử lý nợ xấu cho cả doanh nghiệp và nền kinh tế. Mục đích chính là không bị mất mát vốn, thua lỗ nhiều tiền của Nhà nước.
    Như vậy, mô hình công ty này sẽ hoạt động lâu dài hay chỉ mang tính giai đoạn thôi?
    Hiện nay, mô hình công ty này tồn tại ở mấy hình thức: một là công ty mua bán nợ tồn tại lâu dài nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp xử lý nợ, cơ cấu lại (như công ty Kamco Hàn Quốc). Hai là được thành lập với mục đích ngắn hạn là hỗ trợ xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng (như ở Malaysia).
    Còn ở Thái Lan và Indonesia, họ áp dụng cả hai mô hình và giờ đã khơi thông được dòng vốn. Ở Mỹ, công ty mua bán nợ được thành lập năm 2008 và trong vòng hai năm, họ đã xử lý xong các khoản nợ xấu cho ngân hàng.
    NHNN đang xới xáo vấn đề xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề thành lập công ty mua bán nợ xấu phải xây dựng thành đề án và có giải trình cụ thể trước Chính phủ, Quốc hội cho thấy tính khả thi phải làm sao cho việc sử dụng vốn hiệu quả, không đem lại tai tiếng.
    Thu Hằng (thực hiện
  8. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
  9. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Cám ưn bác chủ thớt nhé , he he...:))
  10. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427

Chia sẻ trang này