Làm giàu từ chứng khóan - những thông tin bổ ích ! (t3)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 19/06/2012.

7890 người đang online, trong đó có 1089 thành viên. 14:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 34884 lượt đọc và 1012 bài trả lời
  1. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Xử lý nợ xấu: Ngân hàng quốc doanh tính sao?





    [​IMG]
    Các ngân hàng quốc doanh đều là ngân hàng lớn, kỳ vọng sẽ tham gia vào xử lý nợ xấu hệ thống cũng đang khó khăn trong xử lý nợ xấu chính mình nếu không có cơ chế phù hợp
    Tại văn bản trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh, xử lý nợ xấu là một trong những nội dung quan trọng trong đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng.
    Cơ chế xử lý nợ xấu triển khai tùy theo từng loại nợ xấu. Nợ xấu có thể được bán cho DATC, bù đắp bằng khoản dự phòng hay xóa nợ từ ngân sách nhà nước với dư nợ cho vay theo chỉ đạo, chủ trương Chính phủ. Một phần khác cũng có thể được bán cho doanh nghiệp không phải TCTD, công ty mua bán nợ tư nhân, công ty mua bán nợ của NHTM.
    Cơ chế phác thảo đã có nhưng đi sâu vào thực hiện vẫn còn nhiều băn khoăn bỏ ngỏ, cơ chế nào cho mua nợ xấu tại các ngân hàng mà Nhà nước đóng vai trò chi phối.
    Nợ xấu hơn 45 ngàn tỷ đồng tại 5 ngân hàng quốc doanh
    Theo tính toán của người viết, thống kê từ báo cáo tài chính tại 4 ngân hàng thương mại Nhà nước chi phối thì tổng nợ xấu ước khoảng 45.249 tỷ đồng. Trong đó tính đến quý I thì nợ xấu tại 3 ngân hàng thương mại cổ phần là BIDV, Vietinbank và Vietcombank là 9005 tỷ đồng, 5276 tỷ đồng và 5968 tỷ đồng.
    Còn Agribank tỷ lệ nợ xấu tại thời cuối quý II/2011 là 6% trên tổng dư nợ 428 ngàn tỷ, xấp xỉ 25 ngàn tỷ. Theo báo cáo thường niên 2011 của MHB thì tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tính đến 31/12/2011 là 2,31% với dư nợ cho vay là 22.954 tỷ đồng, tương đương 530 tỷ đồng.
    Tổng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của 4 ngân hàng là 31.523 tỷ đồng trong đó Agribank là 15.300 tỷ đồng, BIDV là 5.879 tỷ đồng, Vietinbank là 4.318 tỷ đồng ,Vietcombank là 5954 tỷ đồng và MHB vỏn vẹn 72 tỷ đồng. Như vậy nếu sử dụng nguồn dự phòng thì cũng chỉ bù đắp được 70% nợ xấu.
    Hơn nữa tỷ lệ trích lập cũng không đều giữa các TCTD. Nếu như dự phòng rủi ro tín dụng tại Vietcombank xấp xỉ 100% nợ xấu thì với Agribank, BIDV tỷ lệ trích lập chỉ đạt 61% và 65%. Còn tại Vietinbank là 81%. Với MHB trích lập dự phòng vỏn vẹn 72 tỷ đồng.
    Cơ chế nào với nợ xấu ngân hàng quốc doanh
    Xử lý nợ xấu không chỉ ở việc bù đắp rủi ro tín dụng từ nguồn trích lập dự phòng mà còn cần xét hiệu quả quá trình xử lý.
    Tại các quốc gia khác, để giải quyết khủng hoảng nợ xấu do ngân hàng gây ra thường Chính phủ sẽ thực hiện quốc hữu hóa các ngân hàng tư nhân, thực hiện giám sát hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên tại Việt Nam do chủ sở hữu ở đây là Nhà nước nên cơ chế như vậy thiếu khả thi.
    Hơn nữa với 2 ngân hàng Agribank và MHB chủ yếu thực hiện cho vay theo chủ trương, chính sách của Nhà nước thì khó yêu cầu các ngân hàng này thực hiện theo cơ chế thị trường. Do vậy để xử lý nợ xấu cần có cơ chế riêng với sự hỗ trợ từ Nhà nước xóa nợ bằng ngân sách.
    Còn với 3 NHTMCP còn lại là VCB, BIDV, Vietinbank xử lý nợ xáu cần tuân thủ quy định cũng như cơ chế thị trường, và đây là bài toán khó trong thời điểm hiện tại khi mà nợ xấu tăng khá mạnh từ đầu năm. Ví dụ VCB là ngân hàng phân loại trích lập nợ xấu theo điều 7 quyết định 493/QĐ-NHNN thì nợ xấu đã tăng từ 2,03% cuối 2011 lên 2,87% vào cuối quý I/2012.
    Xử lý nợ xấu bằng cách nào thì tổng nợ xấu cũng sẽ không thay đổi, vẫn tồn tại như vậy trong nền kinh tế. Việc tái cơ cấu nợ chỉ giúp phân bố lại nợ xấu từ ngân hàng yếu sang ngân hàng khỏe để đảm bảo không xảy ra đổ vỡ tại bất cứ khâu nào hệ thống.
    Trong đó các ngân hàng lớn của quốc doanh được kỳ vọng sẽ tham gia vào quá trình xử lý nợ xấu thông qua việc mua nợ, nhận nợ từ các ngân hàng yếu kém này cũng gặp khó khăn trong xử lý nợ của chính mình. Câu hỏi được đặt ra là nợ xấu tại ngân hàng lớn sẽ chuyển cho ai?
    Có ý kiến cho rằng các ngân hàng lớn sẽ tự giải quyết, và có cơ chế cho phép khi nhận nợ xấu các ngân hàng sẽ không phải trích lập dự phòng rủi ro ngay lập tức. Tuy nhiên cơ chế như vậy nếu không được kiểm soát cẩn thận sẽ dẫn tới tình trạng ngân hàng hoán đổi nợ xấu để giảm tỷ lệ nhưng bản chất nợ xấu không thay đổi, không được tái cơ cấu xử lý.
    Có lẽ với khoản nợ xấu tại 3 ngân hàng quốc doanh lớn này thì cơ chế “tự xử lý” được coi là hợp lý hơn cả. Trước hết yêu cầu các ngân hàng trích lập đầy đủ hơn với khoản nợ xấu theo phương pháp định tính. Tiếp đó để ngân hàng hoạt động nhưng chỉ tiêu kinh doanh cần phù hợp hơn để ngân hàng có thể sử dụng lợi nhuận kinh doanh bù đắp dần khoản nợ xấu còn tồn tại.
    Với điều kiện kinh doanh hiện tại mà vẫn yêu cầu mức lợi nhuận kinh doanh cao thì sẽ ép các ngân hàng phân loại nợ xấu theo hướng trích lập thấp để đảm bảo chỉ tiêu. Như vậy nợ xấu sẽ không giảm mà còn lớn dần theo thời gian.
    Thanh Hải
  2. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Quỹ đầu tư đang thắng lớn tại TTCK Việt Nam





    [​IMG]
    So với thời điểm đầu năm 2012, nhiều quỹ đầu tư đã có mức tăng trưởng giá trị tài sản ròng (NAV) lớn: VF4 tăng 36%, MAFPF1 tăng 32,7%, VFMVF1 tăng 29,1%...
    Dù các quỹ vẫn chưa lấy lại được toàn bộ những gì đã mất trong năm 2011, nhưng tương quan so sánh mức tăng trưởng NAV bình quân của nhóm các quỹ đầu tư đại chúng niêm yết vào các thị trường mới nổi khác cho thấy, TTCK Việt Nam đang ngày một hấp dẫn hơn. Tăng ấn tượng
    Theo báo cáo tổng hợp các quỹ đầu tư vào các thị trường mới nổi của Rothschild, tính đến ngày 8/6/2012, rất nhiều quỹ đầu tư đại chúng trên thị trường Việt Nam đã có mức tăng trưởng giá trị tài sản ròng ấn tượng. Điều đáng nói là, quỹ có mức độ tăng NAV lớn nhất lại rơi vào nhóm quỹ đầu tư trong nước.
    NAV của Quỹ đầu tư doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam (VFMVF4) có mức tăng trưởng lớn nhất, đạt 36,5% (mức tăng giá trị tài sản ròng tính theo đơn vị USD, cao so với mức tăng NAV tính theo VND do tỷ giá chính thức USD/VND từ đầu năm 2012 tới nay đã giảm nhẹ).
    Các quỹ đại chúng có mức tăng trưởng NAV lớn tiếp theo, tính theo dữ liệu của Rothschild là Quỹ đầu tư tăng trưởng Manulife (MAFPF1), với mức tăng 32,7%; Vietnam Emerging Equity Fund tăng 30,1%, Quỹ Đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VFMVF1) tăng 29,1%... Đối với nhóm quỹ đầu tư đại chúng nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam, mức tăng NAV dao động chủ yếu từ 20 - 30%.
    Hai quỹ đầu tư vào sản phẩm có thu nhập cố định của Dragon Capital là Dragon Capital Vietnam Debt “A’ class và ‘B’ class cũng có mức tăng trưởng khá so với lịch sử của hai quỹ kể từ khi thành lập, với mức độ tăng trưởng lần lượt là 8,2% và 9,5%. Với mức giảm lãi suất mạnh như thời gian vừa qua, việc các quỹ đầu tư vào chứng khoán nợ có mức tăng trưởng mạnh là một điều dễ hiểu.
    Tuy nhiên, trong nhóm này, các quỹ đầu tư vào lĩnh vực bất động sản có mức tăng trưởng chậm chạp nhất. Thậm chí, quỹ Vietnam Property Holding giảm 21% giá trị sản ròng trong khoảng thời gian nói trên, quỹ VinaLand giảm 3,3%.
    Sức hấp dẫn của TTCK Việt Nam đang tăng lên
    Mặc dù có sự phân hạng giữa các nhóm quỹ đầu tư khác nhau, nhưng nhìn chung, các quỹ đại chúng đầu tư tại Việt Nam vẫn có mức tăng trưởng tính từ đầu năm đến nay lớn hơn so với mặt bằng chung các thị trường mới nổi khác.
    Tại Úc, các quỹ này hầu như có mức tăng trưởng âm, với tỷ lệ giảm nhẹ NAV từ đầu năm tới ngày 8/6, khoảng dưới 7%. Tại Campuchia, chỉ có 1 quỹ có NAV tăng, với mức 0,8%. Ở Trung Quốc, ngoại trừ quỹ FTSE/Xinhua China 25 Index Fund có mức tăng NAV tới 50,8%, thì các quỹ còn lại chủ yếu giảm hoặc tăng rất nhẹ.
    Ấn Độ, một thị trường chứng khoán mới nổi, có sức cạnh tranh lớn đối với Việt Nam, cũng ghi nhận mức tăng trưởng NAV trong cùng thời gian âm hoặc rất thấp (chủ yếu khoảng 3 - 4%). Trong khi đó, năm 2011, các quỹ tại Ấn Độ cũng có mức giảm NAV dao động khoảng 40%, cao hơn so với mức giảm NAV năm 2011 của các quỹ đầu tư vào Việt Nam.
    Thêm vào đó, một điểm khá tích cực là tỷ lệ chiết khấu giá trên giá trị tài sản ròng của các quỹ có sự phân nhóm rõ ràng, theo chiều hướng giảm. Một số quỹ có tỷ lệ chiết khấu giá trên giá trị tài sản ròng cao như Quỹ hạ tầng Vietnam Infrastucture Ltd của VinaCapital (58,3%), Quỹ DWS Vietnam Fund (48,7%), VinaCapital Vietnam Opportunity (VOF) của VinaCapital (37,9%), trong khi các quỹ còn lại có tỷ lệ chiết khấu giá trên giá trị tài sản ròng rất thấp, chỉ trên dưới 10%.
    Ví dụ, Vietnam Emerging Equity Fund có mức chiết khấu 6,7%, DB X-Tracker FTSE Vietnam ETF 0,9%, Vietnam Growth Fund 14,5%... Cá biệt, quỹ Market Vectors Vietnam ETF còn có thị giá cao hơn 1,3% so với giá trị tài sản ròng tại ngày 8/6.
    Giai đoạn 2008 - 2009, rất nhiều quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng nước ngoài tại Việt Nam có mức chiết khấu thị giá lên tới 60 - 70% giá trị tài sản ròng do NĐT quan ngại những diễn biến tiếp tục xấu của TTCK Việt Nam.

    Sự việc quỹ Indochina Capital Vietnam (ICV) do Công ty Quản lý quỹ Indochina chịu cảnh phải tách quỹ một phần bởi NĐT đòi chia tài sản, cũng là hệ quả của việc chứng chỉ quỹ niêm yết có mức chiết khấu giá trên giá trị tài sản ròng quá lớn. Vì thế, việc tỷ lệ chiết khấu giá trên tài sản ròng đang giảm mạnh ở đa số các quỹ cho thấy, NĐT nước ngoài đã có cái nhìn tích cực hơn đối với TTCK Việt Nam.
    Theo Bùi Sưởng
    ĐTCK
  3. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    FMC: "HVG, SSI có dự tính làm đối tác chiến lược của FMC"





    [​IMG]
    SSI và HVG cho biết dự tính lựa chọn FMC để đầu tư vì quá trình dài cho thấy FMC làm ăn hiệu quả, có chiến lược tốt và đang có tiềm năng.
    Theo tin từ FMC, sáng ngày 21/06/2012 tại TP.HCM, Tổng giám đốc FMC đã có buổi gặp gỡ với Công ty cổ phần Chứng Khoán Sài Gòn (SSI) và Công ty cổ phần Hùng Vương (HVG). Ông Nguyễn Hồng Nam – Phó TGĐ SSI và Ông Dương Ngọc Minh – TGĐ HVG đã phát biểu SSI và HVG có mong muốn đầu tư và sẽ trở thành đối tác chiến lược của FMC.
    Qua trao đổi thẳng thắn, SSI và HVG cho biết dự tính lựa chọn FMC để đầu tư vì quá trình dài cho thấy FMC làm ăn hiệu quả, có chiến lược tốt và đang có tiềm năng, đầu tư vào FMC nhằm mục tiêu tạo ra một tập đoàn thực phẩm thủy sản lớn khép kín ở Vn( chuyên kinh doanh cá tra và tôm la hai mặt hàng xuất khẩu thủy sản chủ lực) với chỉ tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD vào năm 2015 và mục đích cuối cùng là.
    + Tăng sức cạnh tranh hàng thủy sản với các tập các nước khác trong khu vực.
    + Thu hút nhà đầu tư lớn đầu tư vốn cho tập đoàn.
    Hiện nay cũng có thông tin bên ngoài là cổ phiếu FMC đã và đang được mua gom, và chính thức FMC đã có thêm hai cổ đông lớn như đã công bố thông tin.
    Kết hợp với thông tin trên cho thấy sắp tới FMC sẽ có nhiều nhà đầu tư quan tâm,. Hy vọn sắp tới những cổ đông lớn mới này sẽ tư vấn hỗ trợ để FMC khơi được hết các thế mạnh của mình, để hoạt động FMC phát triển hơn trong tương lại.
    Toàn văn thư của FMC gửi cổ đông


    Theo TTVN/FMC
  4. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Thương lái Trung Quốc lùng gỗ quý ở miền Trung


    SGTT.VN - Thương lái Trung Quốc hiện đang săn lùng mua gỗ lim và nhiều loại gỗ quý khác tại Quảng Bình với giá cao hơn bình thường. Trước đó, họ cũng đã ráo riết săn tìm gỗ sưa (huê) tại nhiều địa phương ở miền Trung...
    Điều đáng lo là để o bế thương lái gỗ Trung Quốc với mong muốn tiêu thụ được nguồn gỗ quý hiếm, nhiều nậu gỗ tại Quảng Bình cho thương lái Trung Quốc ở ngay trong nhà mình.
    [​IMG]
    Một phách gỗ lim đi qua vườn nhà dân ở miền tây huyện Lệ Thuỷ.
    Lái gỗ Trung Quốc đột nhập rừng Kẻ Bàng?
    Trong vụ ba cây sưa cổ thụ bị triệt hạ tại Hung Trí thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Phong Nha – Kẻ Bàng vừa qua, nhiều người dân địa phương cho biết có cả thương lái Trung Quốc vào tận cội để đặt mua loại gỗ quý này. Một nài gỗ thuê ở vùng Hung Trí, Trại Lá và Động Nước Rỉ tên Nguyễn N., cho hay: “Đầu tháng 5 vừa qua, có khoảng ba người Trung Quốc xuất hiện cùng với một nhóm người Hải Phòng. Họ được bảo vệ bởi những tay giống những tay anh chị nói giọng Bắc, đầu húi cua. Tui nghe mấy người đi theo giới thiệu với nhóm trúng gỗ huê đó là lái từ Trung Quốc sang coi hàng và đặt vấn đề mua”. Một người khác tên Hải còn nhận xét: “Những lái gỗ Trung Quốc tài thiệt, giữa rừng núi hiểm trở, chỉ dân địa phương biết, rứa mà họ vẫn trèo đèo lội suối vô tận nơi để ngã giá”.
    Một trong số 11 nghi can chặt phá sưa là Thái Xuân Tiềm (Thanh Sen, Phúc Trạch) tiếp xúc với chúng tôi, cũng xác nhận có thương lái Trung Quốc vào tận cội để bàn chuyện mua bán. Tiềm nói: “Qua phiên dịch từ người nói giọng Bắc, người Trung Quốc cho biết họ muốn mua toàn bộ gỗ sưa, nhưng lúc đó bị cướp nhiều lại sợ cơ quan kiểm lâm nên chưa bán được. Họ ở trong rừng hai ngày thì về”.
    Lần theo các đầu mối thông tin, chúng tôi được biết, vào đầu tháng 5, những người Trung Quốc mang hộ chiếu du lịch đến nghỉ tại ba nhà nghỉ, khách sạn khác nhau ở xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch. Nhân viên lễ tân ở các cơ sở lưu trú cho hay họ không đi tham quan mà đi luôn lên các xã Phúc Trạch, Xuân Trạch. Tại cơ sở lưu trú cuối cùng của ba vị khách Trung Quốc là một khách sạn, chúng tôi đã ghi lại được hình ảnh hộ chiếu của họ nhập cảnh ngày 2.5 ở Lạng Sơn.
    Một nhân viên ở khách sạn tiết lộ, nhóm người này xăm trổ đầy mình, có cả kiếm và súng để lộ khi mang theo người. Tuy nhiên, liên lạc với đồn ******* địa phương về sự việc trên, chúng tôi nhận được câu trả lời của người trực ban: “đang xác minh” từ đầu dây bên kia.
    Rừng Quảng Bình được đánh giá là nơi có mật độ phủ rừng cao nhất cả nước với hơn 60%, có những khu rừng còn nguyên sinh đến 90%. Tuy nhiên, hiện rừng tại địa phương này đang đứng trước các nguy cơ bị tàn phá bởi những đơn đặt hàng lớn của lái gỗ Trung Quốc. Lái gỗ Trung Quốc ở nhà nậu gỗ
    Tại thành phố Đồng Hới, thời gian gần đây người ta thấy ở nhà một số nậu gỗ như P. (Nam Lý), H. (chợ Ga), T. (Nam Lý) xuất hiện một số người Trung Quốc với tần suất khá thường xuyên. Chủ một quán nước cạnh chợ Ga gần nhà nậu gỗ H., nói: “Đấy là người Trung Quốc qua buôn gỗ. Họ nhờ vợ chồng H. đặt hàng gỗ từ Lào và thu gom gỗ lậu tại Quảng Bình rồi cho lên tàu về bên ấy”.
    Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết, H. liên kết với P., T. và cho các lái gỗ Trung Quốc ở ngay trong nhà mình để cùng nhau thu gom, nâng giá các loại gỗ mà phía Trung Quốc đang cần như sưa, lim. Ba nậu gỗ này đang gom một lượng lớn gỗ lim với khoảng gần 1.000 khối từ Lào và các nguồn lim lậu ở miền tây huyện Lệ Thuỷ cho các lái gỗ Trung Quốc. Một thông tin thân cận của giới buôn gỗ còn tiết lộ, gỗ đã được cưa xẻ thành khí (những thanh gỗ nhỏ – PV), áp giấy tờ hợp pháp và chở đi Hải Phòng, sau đó bốc lên tàu để về Trung Quốc. Thời gian gần đây gỗ lim đắt gấp đôi nhưng vẫn được phía lái gỗ Trung Quốc mua và đặt hàng. Trước đây một thanh gỗ lim dài 3m, dày 5cm, rộng 20cm được bán ở Đồng Hới 700.000 đồng thì nay đã lên 1 triệu đồng, có khi thương lái Trung Quốc ra giá mua 2 triệu đồng nếu lim khan hàng.
    [​IMG]
    Gỗ rời rừng về xuôi.
    Do gỗ lim bị ráo riết săn lùng nên trước đây lim gốc, lốc lõi trong rừng còn có để mót lại và khai thác, đến nay gần như đã vắng bóng lim. Hồ V., một thanh niên Vân Kiều ở xã Ngân Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ đi lỉa gỗ cùng trâu nói: “Không biết họ săn lim kiểu chi mà ráo riết hơn mọi năm, ngắn dài chi cũng mua, thậm chí cả rễ cũng mua cả khối, chỉ thiếu nước họ mua theo cân, theo lạng như sưa nữa thôi. Mới mấy tháng đặt hàng lim mà rừng đã khan rồi, cứ kéo dài thì đắt mấy lim rừng cũng hết; nhà mô làm nhà bằng lim mà tháo ra bán chắc giàu to”. Quả thực, một số địa phương ở Quảng Bình từng có nhiều lim nay đã gần như tuyệt diệt như huyện Tuyên Hoá, Minh Hoá, và Bố Trạch. Riêng hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thuỷ còn lim nhưng đang đối mặt với săn lùng ráo riết.
    Trao đổi với chi cục Kiểm lâm và một số lâm trường về việc người Trung Quốc đặt hàng gỗ lim nhiều có thể khiến tuyệt chủng loài gỗ quý này ngoài tự nhiên, chúng tôi đều nhận được trả lời là “sẽ cho kiểm tra làm rõ thông tin”. Khi chúng tôi đi khảo sát thực tế cho bài viết này, còn nhận được thông tin từ một nậu gỗ loại lớn ở Đồng Hới, không chỉ lim, mà táu, hương, gụ... cũng được lái gỗ Trung Quốc đặt hàng. Và gỗ quý không chỉ được chở ra phía Bắc rồi mới lên tàu mà có chuyến gỗ vượt sông Gianh, ra cửa Gianh và bốc lên tàu đi Trung Quốc một cách bí mật.
    [​IMG]
    Hộ chiếu của một người Trung Quốc được cho là tìm mua sưa ở Phong Nha – Kẻ Bàng.
    Ngày 20.6 tại cuộc gặp gỡ báo chí, ông Trần Văn Tuân, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho rằng nếu có giấy tờ thì gọi là gỗ hợp pháp. Đã là gỗ hợp pháp thì có quyền mua bán, dù người mua là ai. Ngay cả người Trung Quốc nếu nhập cư hợp pháp thì cũng có quyền mua bán, còn nhập cư trái pháp luật thì cơ quan ******* phải chịu trách nhiệm. “Khi nhập cư đúng pháp luật thì chuyện mua bán là chuyện bình thường, chứ không phải cứ người Trung Quốc buôn bán gỗ là sai. Bởi vì mở cửa rồi, nên hoạt động buôn bán là bình thường”, ông Tuân nói.
    Trong khi đó, chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Hoài khi tiếp nhận thông tin trên cho biết “sẽ chỉ đạo kiểm tra làm rõ”. Theo đó, nếu mua gỗ lậu, bất hợp pháp sẽ xử lý theo đúng pháp luật, nếu nhập cư bất hợp pháp hoặc phát hiện có người Trung Quốc ở trong nhà người dân không đúng pháp luật sẽ trục xuất.
    bài và ảnh: Quốc Nam
  5. MAYRUI.COM

    MAYRUI.COM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2010
    Đã được thích:
    3
    Chào các bạn

    Như ta đây, gọi tên May Rủi!:-bd
    Nhưng bây giờ trong rủi có may!:-bd
    Ta về, ở tại nhà đây,
    Vote cho các bạn mỏi tay thì dừng ...[};-
    Tà rừng rừng........



    :)):)):)):)):)):))
  6. MAYRUI.COM

    MAYRUI.COM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2010
    Đã được thích:
    3
    Chào bác @Shapphire5 , hôm nay nhà xây nhanh quá nhỉ. Bác đã đọc hết chưa? AE ta cùng đi nhỉ?[};-
  7. hoanglansv

    hoanglansv Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2012
    Đã được thích:
    288

    Hoàng Lan chào bác RỦI văn MAY.[r2)]
    Hôm nay mới gặp bác nơi này.
    Kính bác ly bia quà hối lộ.
    Có vấn đề gì, bác nhẹ tay.



    Hi hi. Hôm nay em mới gặp bác. Bác với em làm quen nhá.[};-
  8. hoanglansv

    hoanglansv Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2012
    Đã được thích:
    288
    Em chào tất cả mọi người. Mấy hôm nay lo học. CK thì không được như ý, nên em giờ này mới vào F319. Thấy các bác iu nhau, và cãi nhau hăng quá. [r2)][};-
  9. Dukichxom

    Dukichxom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    279
    lan pm lại cho anh, anh bảo cái này
  10. hoanglansv

    hoanglansv Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2012
    Đã được thích:
    288
    Bác có thể nói luôn trên này không ạ.

Chia sẻ trang này