Làm giàu từ chứng khóan - những thông tin bổ ích ! (t3)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 19/06/2012.

5363 người đang online, trong đó có 524 thành viên. 20:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 34928 lượt đọc và 1012 bài trả lời
  1. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    [-)[-)[-)[-)[-)[-)[-)[-)
  2. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334
    Đem bài này tặng chủ thớt @tridunghtvc đi bạn !

    :-ss:-ss:-ss:-ss:-ss
  3. MAYRUI.COM

    MAYRUI.COM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2010
    Đã được thích:
    3
    Bác can thiệp vào việc này hơi sâu hehehe ...:))
  4. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Xem chừng mình phải ra tay
    Vung gươm lên đạn vô ngay nhà này
    Lùng ngay ra bác Rui May
    Xử sao cho đẹp họa may mới... yên .....lòng.
    ;));));));));));));));))
  5. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334
    Tin từ trang web của thủ tướng :

    http://nguyentandung.org/an-ninh-qu...an-bay-thi-lang-khi-truc-chien-bien-dong.html
    Tử huyệt tàu sân bay Thi Lang khi trực chiến biển



    Tàu sân bay (TSB) vốn được xem là biểu tượng sức mạnh trên biển của bất kỳ quốc gia nào sở hữu nó. Tàu sân bay là phương tiện vũ khí chỉ dành cho các quốc gia tác chiến xa ngoài lãnh hải, lãnh thổ của mình.
    Việc Trung Quốc sở hữu tàu sân bay sẽ làm thay đổi hình thức tác chiến trên biển của họ và nếu vậy, phương án tác chiến của các quốc gia mà Trung Quốc nhắm tới cũng phải thay đổi để đối phó.
    Gần đây liên tục có những thông tin cho rằng Trung Quốc sắp đưa tàu sân bay đầu tiên vào hoạt động, dự kiến sẽ đưa tàu sân bay Thi Lang vào biên chế chính thức của lực lượng hải quân trong đầu tháng 8 tới và con tàu này sẽ trực chiến ở biển Đông… khiến cho nhiều nước trong khu vực lo ngại và bất an.
    Tàu sân bay Thi Lang hoạt động ở biển Đông lúc nào chỉ là vấn đề thời gian. Điều ta cần quan tâm là Thi Lang dùng để huấn luyện hay để tác chiến? Nếu tác chiến thì sự lợi hại của nó như thế nào? Khả năng nó đến đâu?.

    [​IMG]Tàu sân bay Thi Lang

    Chỉ là để huấn luyện?
    10 quốc gia sở hữu tàu sân bay là: Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Brasil, Italia, Ấn Độ, Thái Lan và Trung Quốc. Chúng ta chỉ lưu ý đến Trung Quốc và Mỹ (vì Trung Quốc đang có ý tưởng tranh giành ngôi vị bá chủ thế giới với Mỹ).
    Chẳng ai rỗi công đi so sánh chất lượng, số lượng tàu sân bay của Mỹ và Trung Quốc làm gì. Cái chúng ta cần là hiểu xem Trung Quốc có khả năng gì với tàu sân bay.
    Về kinh nghiệm sử dụng, hoạt động TSB thì Trung Quốc là một con số “0” tròn trĩnh. Đương nhiên, muốn bay cao thì phải từ mặt đất, nhưng thấy 11 TSB Mỹ hoạt động tạo nên một sức mạnh khủng khiếp như vậy trên đại dương mà ham muốn có ngay được như Mỹ, dù chỉ bằng 1/11 chiếc của họ là “mơ giữa ban ngày”.
    Thiếu tướng Doãn Trác – Chủ nhiệm sở nghiên cứu chiến lược Hải quân Trung Quốc, ông Tống Hiểu Quân – Chuyên gia nghiên cứu quân sự Bắc Kinh và Thủy Quân Ích – người dẫn chương trình của CCTV trong một lần cùng nhau đã tính toán:
    “Trung Quốc có nguồn dự trữ ngoại tệ 3.200 tỷ USD, nếu mỗi lần nhân dân tệ tăng giá, một đô la Mỹ dự trữ ngoại tệ mất đi 1 xu Mỹ thì con số đó có thể mua được một chiếc TSB Geroge Washington”…Điều này ám chỉ rằng Trung Quốc giàu có, không những 11 chiếc như của Mỹ mà Trung Quốc muốn thì 50 chiếc như vậy cũng có.
    Tất nhiên, bạn có thể dùng tiền để mua một đội bóng đá vô địch thế giới, nhưng để có một đội bóng đá quốc gia vô địch thế giới thì không thể. Có những thứ không phải có nhiều tiền, có đông dân…là được.
    Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả, xin mời các vị tướng “thơm nước hoa” và các học giả Trung Quốc lưu ý đến điều này:
    Chỉ riêng trong năm 1954 – đúng 8 năm sau khi chiếc máy bay chiến đấu đầu tiên hạ cánh trên tàu sân bay USS Franklin D. Roosevelt, và, bất chấp việc phát triển các khái niệm âm thanh cho máy bay bay từ boong tàu sân bay, hải quân và đơn vị lính thủy đánh bộ Mỹ đã mất 776 máy bay và 535 phi công.
    Đây là con số tổn thất không thể tưởng tượng nổi. Một cái giá phải trả cho việc bá chủ biển cả.
    Trung Quốc, ngày nay, dù khoa học công nghệ phát triển hơn nhưng trình độ công nghệ TSB hiện tại vẫn không thể bằng Mỹ lúc đó. Vả lại, không ai có thể san sẻ kinh nghiệm này cho Trung Quốc, vì đây là bí mật quốc gia của họ. Bởi vậy, Trung Quốc dù có tài “copy and paste” cũng không có nghĩa “miễn nhiễm” với mối nguy hiểm này.
    Chỉ huy TSB Geroge Washington là David Lausman nói: “Tàu thường huấn luyện trên 100 chuyến máy bay cất, hạ cánh mỗi ngày. Có như vậy mới gọi là TSB, chứ nếu chỉ ngồi không trên chiếc tàu trôi nổi ra biển thì không phải là trọng điểm của sản xuất TSB”.
    Trong khi đó, chỉ thiếu cáp hãm đà trên TSB Thi Lang, dư luận, giới quan sát um xùm cả lên, vậy sao chúng ta, đến giờ vẫn chưa nghe, chưa thấy chiếc máy bay nào cất cánh, hạ cánh đầu tiên an toàn từ TSB Thi Lang?
    Phải chăng, chiếc TSB của Trung Quốc được phát triển bởi một công nghệ tiên tiến vượt trội so với Mỹ hiện tại, hay Trung Quốc đã chế tạo thành công loại máy bay đặc biệt nào đó mà việc cất cánh, hạ cánh trên TSB đã trở nên thành không vấn đề?
    Tướng Doãn Trác, một trong những vị thiếu tướng “diều hâu” trên biển Đông mà đã thừa nhận “cái gọi là TSB của Trung Quốc đương nhiên là TSB dùng để huấn luyện, là mặt bằng nghiên cứu khoa học”…thì có lẽ là thật, là hợp lý.
    Khi đã là vấn đề khoa học thì phải đối xử với nó cũng phải khoa học. Nếu đối xử với vấn đề khoa học bằng ý chí, chủ quan thì chắc chắn thảm bại, gây nên hậu quả nghiêm trọng.
    Như vậy, tin tức cho rằng TSB Trung Quốc sẽ “trực chiến” ở biển Đông trong tương lai gần khi tình hình tranh chấp trên biển Đông đang nóng lên nghe có vẻ hù dọa hơn là thực tế.

    [​IMG]Tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc

    Tác chiến trên biển Đông?
    Khi tàu sân bay Thi Lang dùng để trực chiến trên biển Đông là sự thật thì có nghĩa là nó đã sẵn sàng tác chiến.
    Tàu sân bay là một sân bay di động trên mặt biển, và nhiệm vụ chủ yếu của nó là để cho máy bay cất cánh và hạ cánh.
    TSB là phương tiện chỉ dành cho các quốc gia tác chiến xa ngoài lãnh hải, lãnh thổ của mình. Mỹ nhiều nhất, 11 chiếc đang hoạt động, còn lại Anh đứng thứ 2 nhưng cũng rất khiêm tốn: 2 chiếc.
    Nêu lên con số như thế này để chứng tỏ quốc gia nào ham muốn chế tạo sản xuất TSB thì tham vọng của họ không giấu được ai và luôn là mối đe dọa hòa bình, ổn định cho khu vực trong tương lai.
    Một sân bay quân sự trên đất liền hoạt động khi chiến tranh xảy ra luôn phải hứng chịu các đòn tấn công của không quân, tên lửa và pháo tầm xa đối phương. Vì vậy dứt khoát sân bay phải có hệ thống bảo vệ tương xứng.
    Tàu sân bay, ngoài phần “sân bay” cũng phải như vậy thì phần “tàu” phải đối phó thêm tình huống tấn công của tàu mặt nước và tàu ngầm.
    Có thể nói lực lượng bảo vệ cho TSB hùng hậu hơn rất nhiều lần sân bay trên đất liền và đương nhiên sẽ rất khó khăn, tốn kém.
    Trực chiến ở biển Đông, vai trò, vị trí của TSB Thi Lang sẽ như thế nào?
    Nếu tranh chấp trên bên Đông gần Trường Sa thì vị trí an toàn cho TSB chỉ là phía Đông, Đông Bắc của quần đảo. Phía Tây Bắc, Tây, Tây Nam và Đông Nam là không an toàn.
    Nếu tranh chấp với các nước có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông thì phạm vi hoạt động của TSB Thi Lang còn hạn chế hơn nữa.
    Nguyên tắc hoạt động sống còn của TSB là phải ngoài tầm hỏa lực của lực lượng phòng thủ bờ, càng xa càng tốt. Trong khi biển Đông chỉ như một “cái ao” thì không phải là nơi cho bất cứ TSB nào của bất cứ ai, dù là Mỹ hay Trung Quốc vùng vẫy. Một cây trường kiếm có thể là một sức mạnh hủy diệt trên thảo nguyên bao la nhưng lại là dễ bị tiêu diệt nhất khi ở trong hang hẹp hay trong rừng rậm.
    Với vũ khí công nghệ cao, sức hủy diệt lớn như hiện nay thì TSB hoạt động tác chiến càng gần bờ thì chỉ là con mồi béo bở không những cho hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển hiện đại như Bastion-P của đối phương mà thậm chí với lối đánh tập kích nhiều hướng, nhiều tầng, nhiều lực lượng, liên tục dồn dập cũng có thể làm cho TSB mất sức chiến đấu.
    Khi TSB Thi Lang hoạt động tác chiến, Trung Quốc tạo ra được một lực lượng không quân tấn công tập trung, liên tục vào mục tiêu nhưng sức hủy diệt không lớn. Bởi vì máy bay trên TSB sức mang vũ khí rất hạn chế và với số lượng 30 chiếc trên TSB Thi Lang, dù hoạt động cùng một lúc, cũng không thể đạt được “một đòn chết ngay”.
    Trong khi đó, nếu gặp phải một đối thủ sẵn sàng quyết tử để xóa sổ TSB thì Trung Quốc phải cần một lực lượng lớn tàu hộ vệ mặt nước, tàu ngầm…căng ra để bảo vệ.
    Nói chung TSB Thi Lang của Trung Quốc chỉ giúp họ có thêm một lực lượng không quân 30 chiếc thì họ cũng bị mất đi một số tàu ngầm, khu trục, hộ vệ…làm nhiệm vụ bảo vệ cho TSB.
    Do vậy, có TSB tham gia tác chiến nhưng ưu thế về lực lượng chưa hẳn là tập trung, vượt trội so với đối phương. Vì vậy, hiệu quả tác chiến không cao.
    TSB lại còn dễ bị tổn thương, thậm chí dễ bị tiêu diệt, cho nên trong tình hình hiện nay với TSB Thi Lang trực chiến hay không ở biển Đông là không quan trọng. Tàu sân bay Thi Lang, trọng lượng để răn đe đang còn rất khiêm tốn. Nó là thứ dùng “giải quyết khâu oai” hơn là tác chiến. :)):)):))

    Nếu nó vẫn được “trực chiến” theo ý chí, quyết tâm thì cũng chẳng sao vì chẳng ai làm gì nó cả. Nhưng coi chừng, sự nóng vội sẽ khiến cho chính ngay “biểu tượng sức mạnh” tự làm mất mặt mình.
    Các nước trong khu vực không việc gì phải lo ngại bất an.
    Lê Ngọc Thống (PNTD)

    :p:p:p:p:p:p:p
  6. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334

    Người cắm cờ trên dinh Độc Lập qua đời
    25/06/2012 15:58



    Ngày 24-6-2012, đại tá Bùi Quang Thận, người cắm cờ trên dinh Độc Lập vào ngày 30-4-1975 lịch sử, đã đột ngột qua đời tại quê nhà xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.


    [​IMG]
    Đại tá Bùi Quang Thận - Ảnh: thaibinhtv.vn
    Đại tá Bùi Quang Thận sinh năm 1948 tại Thái Bình. Ông chính thức tham gia quân đội năm 1966 khi bước sang tuổi 18 thuộc Trung đoàn Tăng thiết giáp.

    Tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ông giữ vai trò đại đội trưởng đại đội 4, tiểu đoàn 1, Lữ đoàn Tăng thiết giáp trong Quân đoàn 2, là đơn vị trực tiếp đảm nhiệm việc đánh chiếm dinh Độc Lập.


    Có mặt trên chiếc xe tăng T54 mang số hiệu 843 đi đầu đội hình tiến vào dinh Độc Lập trong buổi trưa 30-4-1975, ông đã cầm lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam chạy bộ vào trong dinh và yêu cầu được dẫn lên chỗ cắm cờ.


    [​IMG]
    Bùi Quang Thận trong ngày 30-4-1975. - Ảnh tư liệu
    Hạ lá cờ của chính quyền Dương Văn Minh xuống, ông Bùi Quang Thận đã thận trọng viết tên mình vào 1 góc lá cờ cùng thời gian chính thức lá cờ được kéo lên nóc dinh Độc Lập là 11g30.

    Và giây phút 11g30 ngày 30-4-1975 ấy đã trở thành mốc lịch sử trong sự nghiệp chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.


    Năm 1999, ông Bùi Quang Thận được phong hàm đại tá, năm 2000 ông nghỉ hưu và trở về quê chăm sóc gia đình, chăn nuôi và trồng cấy.


    Theo ông Hà Minh Thắng - phó bí thư Đảng ủy xã Thụy Xuân, trưởng ban tang lễ của đại tá Bùi Quang Thận, đại tá Bùi Quang Thận bị đột tử tại nhà riêng hồi 15g30 ngày 24-6-2012.


    Lễ viếng đại tá Bùi Quang Thận diễn ra hôm nay 25-6, lễ an táng và truy điệu diễn ra lúc 8g ngày 26-6-2012 tại nghĩa trang quê nhà xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.



    Theo Tuổi trẻ


    Xin thắp nén nhang tưởng nhớ một nhân chứng lịch sử mà tên tuổi của ông đã trở nên bất tử !
    Là một cựu chiến binh và cũng từng tham gia chống xâm lược Mỹ , tôi xin gửi đến tang quyến của ông lời chia buồn của một đồng chí đồng đội năm xưa !


    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  7. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    CafeF chính thức ra mắt bảng giá điện tử với hàng loạt tính năng ưu việt





    [​IMG]
    Từ lâu nay, việc tìm kiếm một bảng giá chứng khoán tốc độ nhanh, nhiều tính năng, dễ dùng là vấn đề đau đầu của phần lớn các nhà đầu tư chứng khoán.
    Đáp ứng mong mỏi đó, chuyên trang thông tin – dữ liệu tài chính CafeF đã chính thức ra mắt bảng giá chứng khoán tại địa chỉ http://liveboard.cafef.vn/
    Ngoài những tính năng cơ bản thường thấy ở các bảng giá chứng khoán, trên bảng giá CafeF còn có những tính năng vượt trội như:
    Các giao dịch được hiển thị nhanh nhất thị trường
    Đồ thị real time các chỉ số thị trường (Vn-Index, HNX-Index, VN30) : Giúp nhà đầu tư nắm được tổng quan thị trường ngay mọi lúc.

    [​IMG]

    Tạo danh sách theo dõi riêng

    [​IMG]

    Đặc biệt, ngay khi có tin tức mới liên quan đến cổ phiếu, bảng giá sẽ tự động cảnh báo, qua đó giúp nhà đầu tư có thể vừa theo dõi giao dịch cổ phiếu, vừa không bỏ qua những thông tin mới nhất về cổ phiếu đó.
    [​IMG]
    Click vào biểu tượng bên cạnh mã cổ phiếu để ra thông tin chi tiết


    [​IMG]
    Theo dõi lịch sử giá cổ phiếu ngay trên bảng giá: Đầy đủ các dữ liệu về giao dịch của cổ phiếu để nhà đầu tư có thể ra quyết định.
    Được tính hợp rất nhiều tính năng nhưng bảng giá của CafeF chạy rất nhẹ và ổn định.
  8. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Quý III, TTCK đi vào quỹ đạo "xanh"





    [​IMG]
    TTCK đang rơi vào điểm “đứt gãy” cả về niềm tin và triển vọng sinh lời của DN. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ được cải thiện vào cuối quý III/2012.
    st1\:-*{behavior:url(#ieooui) } Đó là nhận định của TS. Alan T.Pham, Kinh tế trưởng Tập đoàn VinaCapital.

    Ông có thể phân tích cụ thể hơn lý do chính khiến TTCK liên tục mất điểm trong những phiên gần đây, mặc dù diễn biến vĩ mô có không ít điểm sáng?
    Nền kinh tế Việt Nam có một đặc trưng cơ bản là tăng trưởng GDP phụ thuộc rất lớn vào tăng trưởng tín dụng. Điều này có nghĩa là ngay cả khi ưu tiên kiềm chế lạm phát thì cũng không nên siết tín dụng quá chặt như thời gian qua, bởi làm cho nền kinh tế rơi vào đình trệ như hiện tại.
    Bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm nay cho thấy, vì kiềm chế lạm phát đã đạt được kết quả có phần vượt quá mục tiêu đề ra, nên gây ra phản ứng phụ là nền kinh tế rơi vào đình trệ. Đây là lý do chính khiến TTCK không mấy khả quan sau 2 quý đầu năm.
    Một nguyên nhân quan trọng khác khiến TTCK liên tục mất điểm trong thời gian gần đây là do thị trường phản ánh trước kết quả kinh doanh quý II/2012 của các DN. Do các DN vẫn khó tiếp cận vốn, nên dự kiến kết quả kinh doanh trong quý này không mấy khả quan.


    Thưa ông, tiến trình cổ phần hóa DNNN chậm có là lý do khiến TTCK không mấy sôi động trong thời gian qua?
    NĐT, nhất là NĐT nước ngoài nhìn diễn biến tiến trình cổ phần hóa không chỉ ở tiến độ triển khai, mà điều quan trọng không kém là họ quan tâm đến mức độ thực hiện cam kết cổ phần hóa của các cấp quản lý, cũng như DNNN, đặc biệt là các DNNN lớn ra sao.
    Lộ trình cổ phần hóa các DNNN thời gian qua vừa kém minh bạch, vừa thường xuyên thay đổi, điển hình như trường hợp của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), đã tác động tiêu cực đến niềm tin của NĐT, cũng như thị trường.
    Nếu vì lý do TTCK không thuận lợi cho việc tiến hành các đợt bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), mà tiến trình cổ phần hóa chậm lại như thời gian qua, thì đó là điều NĐT khó chấp nhận. Dòng tiền của khối ngoại không thể chờ đợi cơ hội đầu tư vào các đợt IPO có nhiều yếu tố chưa rõ ràng và bất định.


    Đây có phải là nguyên nhân khiến dòng tiền mới, nhất là từ NĐT nước ngoài chưa tham gia thị trường, thưa ông?
    Đúng vậy, bởi đây là một trong hai lý do chính khiến khối ngoại không mấy mặn mà tham gia thị trường suốt từ đầu năm đến nay. Trong khi điều lo ngại thứ nhất của họ là tình trạng kinh tế đình trệ đang được giải quyết khá rốt ráo, thì tiến trình cổ phần hóa vẫn chưa có dấu hiệu rõ rệt được “làm nóng” trở lại. Vietnam Airlines là một mặt hàng đáng giá, sẽ thu hút được sự tham gia của khối ngoại. Qua đó, hứa hẹn mang lại sinh khí mới cho thị trường sau một thời gian dài lình xình.

    Dẫu vậy, thị trường sẽ có triển vọng khả quan hơn từ quý III/2012, nhờ các giải pháp tài khóa và tiền tệ đang được triển khai khá đều tay, thưa ông?
    Có một điểm không khó nhận ra là sau một số lần Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động, thì đã không mang lại hiệu ứng tích cực đáng kể cho TTCK. Nguyên nhân của tình trạng này là lãi suất huy động giảm, nhưng khả năng tiếp cận vốn của DN vẫn chưa được cải thiện, do các khoản nợ quá hạn, trong đó có cả nợ xấu chưa được giải quyết. Tuy nhiên, cùng với nỗ lực của cả cơ quan quản lý lẫn các ngân hàng và DN, thì từ quý III/2012, DN sẽ dần tiếp cận được vốn.
    Trong khi giải pháp tiền tệ cần có thêm thời gian để phát huy tác dụng, thì chính sách tài khóa đang được triển khai khá rốt ráo, nên sẽ hỗ trợ tích cực cho TTCK. Thủ tướng Chính phủ vừa có Công văn số 806 yêu cầu các bộ, UBND các tỉnh tập trung vốn bố trí cho các gói thầu áp dụng chỉ định thầu, đã ký hợp đồng, đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng trước ngày 31/12/2011, nhưng chưa bố trí đủ vốn để thanh toán dứt điểm trong năm 2012, không để nợ đọng trong xây dựng cơ bản. Một loạt chính sách miễn, giảm thuế cho DN và người lao động vừa được Quốc hội thông qua cũng sẽ góp phần kích thích cho cả khâu sản xuất lẫn tiêu thụ.
    Những giải pháp nêu trên sẽ dần tháo gỡ hai khó khăn lớn nhất cho DN hiện tại là khó tiếp cận vốn và hàng tồn kho cao. Điều này có thể đưa GDP quý III/2012 đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 6% so với mức khoảng 4,5% trong quý II này. Bởi vậy, TTCK sẽ khởi sắc khá rõ nét vào cuối quý III/2012.
    Theo Hữu Hòe
    ĐTCK
  9. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Làm giàu, và giấc mơ hạn điền


    SGTT.VN - Nông nghiệp Việt Nam, phổ biến canh tác trên diện tích nhỏ, và nông dân gần như không thể làm giàu. Dù thực tế đã có những người làm giàu được nhờ lách luật để tích tụ ruộng đất, nhưng chính sách hạn điền đã và đang cản trở rất nhiều quá trình làm giàu của người nông dân, hay nói cách khác là cản trở một nền nông nghiệp sản xuất lớn.
    [​IMG]
    Việc cơ giới hoá chỉ thực hiện hiệu quả trên những cánh đồng lớn. Trong ảnh: thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp. Ảnh: Ngọc Tùng
    Theo điều tra mới đây của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT), cả nước có 60% thửa ruộng có quy mô từ 0,1 – 0,5ha. Riêng vùng đồng bằng sông Cửu Long, diện tích đất canh tác bình quân trên nông hộ có lớn hơn so với cả nước, khoảng 0,2 – 0,5ha, nhưng theo các chuyên gia nông nghiệp, quy mô trên cũng không đủ để áp dụng cơ giới, giống, quy trình kỹ thuật vào đồng ruộng. Điều đó đồng nghĩa không thể nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Hệ quả là nông dân không thể làm giàu dù họ đang sinh sống ở vùng đất trù phú nhất Việt Nam.
    Tại khu vực Tây Nguyên, diện tích đất bình quân của những hộ nông dân mà chúng tôi có dịp tiếp xúc, xấp xỉ 1ha. Ông Nguyễn Văn Sinh, phó giám đốc sở NN&PTNT Dăk Lăk cho biết, 160.000ha càphê của tỉnh này là tài sản của gần 200.000 hộ. “Bình quân, mỗi hộ sản xuất càphê của tỉnh này chỉ có 0,8ha. Với năng suất khoảng 5 tấn/ha, giá 40.000 đồng/kg, mỗi năm họ chỉ thu được 160 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí sản xuất, họ vừa đạt tiêu chuẩn... thoát nghèo”, ông Sinh phân tích.
    Khi có nhiều đất
    Ông Sáu Đức (Nguyễn Lợi Đức) ở xã Lương An Trà, (Tri Tôn) đang canh tác 70ha đất từ nguồn mua và thuê. Vụ mùa tiêu năm 2012, ông Nguyễn Văn Luyến (thôn 4, xã Ia Blang, Chư Sê, Gia Lai) thu được 28 tấn tiêu khô từ 5ha. Vừa rồi, ông phải qua xã Ia H’Lốp và Ia Ko cách nhà gần 20km để mua đất với mục đích mở rộng diện tích tiêu. Ông cười: “Muốn làm giàu từ nghề nông phải có nhiều đất. Có đất trong tay mình mới tính toán để sản xuất. Còn chỉ có vài ba sào may ra chỉ đủ sống qua ngày”.
    Ông Huỳnh Thế Năng, phó chủ tịch tỉnh An Giang cho biết, ở An Giang và nhiều địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long, nhu cầu thị trường tạo ra hiện tượng tích tụ ruộng đất rất tự nhiên. Một nông dân làm giỏi có thể thuê 10ha, 20ha. Tiền thuê tối đa 2 – 4 triệu đồng/công đất làm lúa, còn muốn đào ao nuôi tôm, cá tra giá thuê là 12 triệu đồng/công. Không ít hộ nông dân đã là tỉ phú nhờ sử dụng diện tích đất khá lớn, từ 5ha trở lên, ngoài những yếu tố như được mùa, được giá...
    Ông Mai Xuân Nhương, năm nay mới ngoài 30 tuổi, nhưng làm chủ trại nuôi cá tra giống rộng hàng chục hecta, có thể xem là người giàu. Ông Nhương không có số đất quá lớn như vậy, nhưng ở xã Vĩnh Thành Trung (Châu Phú, An Giang) ông dễ dàng thuê đất, vay thêm ngân hàng, gọi bạn bè hùn vốn làm ăn.
    Theo luật Đất đai 2003, hạn điền của một hộ nông dân với đất trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, làm muối thuộc khu vực ĐBSCL và Đông Nam bộ không quá 3ha, các khu vực còn lại là 2ha. Theo nghị quyết 1126/2007 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, đối với đất trồng cây hàng năm, mỗi hộ gia đình thuộc khu vực Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long được mua thêm không quá 6ha, các tỉnh thành còn lại không quá 4ha. Không chỉ thuê đất nuôi cá, khu vực Châu Phú, Thoại Sơn và Tri Tôn (An Giang) còn có người thuê, thậm chí là mua hàng chục, hàng trăm hecta đất để trồng lúa. Ở thôn 7 của xã Đức Liễu (Bù Đăng, Bình Phước), trong khi nhiều hộ nông dân lay lắt qua ngày thì những “địa chủ” như ông Nguyễn Xuân Ngọc, bà Út Cải có cuộc sống ổn định vì trong tay họ hiện có trên 10ha trồng cao su, tiêu, càphê…
    Xem lại chính sách hạn điền
    Vấn đề quan trọng nhất hiện nay trong việc tích tụ ruộng đất là còn vướng chính sách hạn điền. Muốn sở hữu diện tích đất vượt mức hạn điền, người dân phải nhờ người khác hoặc chính người bán đất đứng tên. Có trường hợp như ông Sáu Đức (An Giang) có gần trăm hecta đất phải nhờ người khác đứng tên. Việc người dân lách luật trong việc sử dụng đất vượt hạn điền thoả mãn nhu cầu sản xuất với quy mô lớn, nhưng đã có nhiều trường hợp tranh chấp pháp lý chủ quyền, cũng như những khó khăn trong việc muốn thế chấp đất khi vay vốn đầu tư sản xuất tại các ngân hàng.
    Việc bỏ chính sách hạn điền hay duy trì chính sách hạn điền theo luật Đất đai năm 2003 hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Nhưng qua thực tế, việc tích tụ ruộng đất vẫn đang diễn ra giữa người cần bán và người cần mua. “Đã đến lúc cho phép nông dân tích tụ ruộng đất để tiến tới mô hình sản xuất lớn. Còn sản xuất hiện nay, không thể có một nền nông nghiệp sản xuất hiện đại, nâng cao giá trị nông sản Việt Nam, nâng cao đời sống của nông dân được”, ông Nguyễn Văn Sinh nói.
    Nhiều ý kiến cho rằng, việc tích tụ ruộng đất sẽ sinh ra địa chủ mới và tầng lớp nông dân không có đất, điều không thể chấp nhận tại Việt Nam. Nhưng ông Sinh thẳng thắn nói: “Phải có nông dân làm chủ và nông dân làm thuê. Khái niệm “làm thuê, làm ông chủ” còn quá nặng nề trong tư duy quản lý xã hội của nhiều cán bộ lãnh đạo”.
    Ông Trần Ngọc Kinh, chi cục trưởng chi cục Bảo vệ thực vật Bình Phước, chia sẻ: “Tôi ủng hộ nông dân làm giàu. Mà muốn làm giàu thì phải có nhiều đất”.
    Hoàng Bảy – Minh Phúc
  10. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Truyền thống ăn nhau thai ngàn năm ở Trung Quốc

    Sau khi sinh nở, Wang Lan trở về nhà với một bé gái sơ sinh và nhau thai của cô, thứ mà cô sẽ ăn cùng với súp, một việc chẳng hề lạ lẫm trong y học cổ truyền Trung Quốc.
    > Phát hiện thuốc làm từ xác thai nhi
    > Việt Nam truy tìm thuốc từ xác thai nhi


    [​IMG]
    Nhưng viên thuốc nhau thai ở Trung Quốc. Ảnh: Bussinessinsider/Flickr Nhau thai được cho là có lợi cho sức khỏe và những lời truyền miệng về tác dụng của nó đang bắt đầu râm ran ở những nước phương Tây, nơi cũng đã có người tin rằng nó có thể giúp tránh được sự suy nhược sau khi sinh nở, cải thiện nguồn sữa và tăng cường sinh lực.
    Việc ăn nhau thai của một đứa trẻ sau khi được sinh ra thực ra khá phổ biến suốt hơn 2.000 năm qua ở Trung Quốc, nơi mà nhiều người nghĩ rằng nó có thể giúp chống lão hóa.
    "Nó giờ đang ở trong tủ lạnh còn tôi thì đang chờ mẹ đến và nấu ăn. Sau khi rửa sạch, nó có thể được ninh nhừ để làm súp mà không còn mùi như mùi cá nữa", Wang nói, và cho biết thêm rằng cô tin nó có thể giúp cô hồi phục sau sinh.
    Tần Thủy Hoàng, hoàng đế đầu tiên của một nước Trung Hoa thống nhất, được cho là đã coi nhau thai là thứ có tác dụng đối với sức khỏe từ 2.200 năm trước. Dưới thời nhà Thanh, triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Trung Quốc, Từ Hy thái hậu cũng được cho là ăn nhau thai để duy trì sự thanh xuân.
    Một bài thuốc cổ truyền từ thời nhà Minh (1368-1644) cho rằng nhau thai, cơ quan nối bào tử đang phát triển với thành tử cung và có ý nghĩa quan trọng với sự sống của thai nhi, là thứ "vô cùng bổ dưỡng" và "nếu được ăn trong thời gian dài thì có thể giúp đạt được sự trường sinh".
    Truyền thông Trung Quốc cho rằng thói quen ăn nhau thai bắt đầu trở lại với đời sống của người dân nước này hơn một thập kỷ qua. Một bệnh viện phụ sản ở thành phố Nam Kinh, thủ phủ tỉnh Giang Tô, cho hay khoảng 10% cặp vợ chồng mới có con nhận lại nhau thai để mang về sau khi sinh.
    Các công thức được trao đổi trên mạng Internet nói về cách làm thế nào để nấu nhau thai. Một trang web nổi tiếng về sức khỏe khuyên rằng nên ăn kèm với món súp, bánh hấp, thịt viên hay trộn với các vị thuốc cổ truyền khác của Trung Quốc.
    Trong khi việc bán các cơ quan nội tạng bị cấm từ năm 2005, các viên thuốc có chứa nhau thai được xay thành bột lại được bán hợp pháp tại các nhà thuốc ở Trung Quốc. Điều này cho thấy những nhau thai được bỏ lại các bệnh viện bằng cách nào đó đã tự tìm được đường để tới các công ty dược phẩm.
    "Đó là một vị thuốc bổ để củng cố 'khí' và tăng lượng máu trong người", một thầy thuốc y học cổ truyền ở nhà thuốc Lei Yun Shang ở Thượng Hải nói, với ý nhắc tới "sức sống" mà nhiều người tin rằng luôn chảy trong cơ thể con người.
    "Doanh số bán rất tốt. Về cơ bản, mỗi khi chúng tôi có nguồn hàng, chúng đều được bán hết rất nhanh", một nhân viên bán hàng của nhà thuốc nói trên cho biết.
    Và không chỉ có những bà mẹ mới sinh mới có nhu cầu ăn nhau thai.
    Một người đàn ông giấu tên mới lên chức bố ở Thượng Hải kể rằng những người thân của anh ta rất háo hức để thử thứ dược phẩm khan hiếm này. "Vợ tôi và tôi khi đó vẫn còn ở trong bệnh viên, nên họ đã ăn hết nó", người này nói.
    Tuy nhiên, nhu cầu quá lớn cũng tạo nên một thị trường đen ngày một phát triển với các bệnh viện, các nhân viên bệnh viện và thậm chí cả các bà mẹ bán nhau thai theo cách vi phạm pháp luật hiện hành ở Trung Quốc.
    Năm ngoái, các nhà chức trách Trung Quốc đã điều tra một bệnh viện ở thành phố miền nam Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh Quảng Đông, vì việc bán nhau thai với giá 20 Nhân dân tệ (khoảng 2 USD) mỗi cái. "Họ (các y tá) nhận tiền và dùng số tiền này để mua bữa sáng", báo địa phương Xin Kuai dẫn một nguồn tin.
    Nhau thai còn được bán với giá cao hơn ở các vùng khác của Trung Quốc, ví dụ như thành phố miền đông Tế Nam, thủ phủ của tỉnh Sơn Đông, nơi những người bán đòi tới 300 Nhân dân tệ (khoảng gần 50 USD) cho mỗi nhau thai. Hầu hết nguồn cung nhau thai là các bệnh viện, tờ Jinan Times năm ngoái cho biết.
    Tháng trước, hải quan Hàn Quốc cho hay họ phát hiện những nỗ lực nhập khẩu trái phép khoảng 17.000 viên thuốc dạng bao con nhộng được cho là có chứa thịt đã được nghiền thành bột của các thai nhi đã chết.
    Các chuyên gia cho rằng những viên thuốc này có thể thực sự được làm từ nhau thai người, làm dấy lên những lo ngại rằng việc buôn bán các cơ quan người ở Trung Quốc đã bắt đầu vươn ra ngoài biên giới nước này.
    Tuy nhiên, ngay tại Trung Quốc, có không ít người phản đối việc ăn nhau thai. "Tôi biết nó có lợi cho sức khỏe, nhưng ý tưởng ăn thịt người thì thật đáng ghê tởm. Tôi không thể làm việc đó", kế toán Grace Jiang ở Thượng Hải nói. Jiang đã bỏ lại nhau thai ở bệnh viện sau khi sinh hạ một cậu con trai.
    Hà Giang (theo AFP

Chia sẻ trang này