Làm giàu từ chứng khóan - những thông tin bổ ích ! (t3)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 19/06/2012.

2818 người đang online, trong đó có 42 thành viên. 05:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 35088 lượt đọc và 1012 bài trả lời
  1. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Ám ảnh kết quả kinh doanh quý II/2012

    27-06-2012 15:50:04 ​

    [​IMG]






    Khi những lo ngại về tình trạng sản xuất kinh doanh trì trệ nói chung còn chưa phai nhạt, TTCK lại phải đối diện với những rủi ro đặc thù của mùa báo cáo bán niên chuẩn bị tới hạn công bố.

    • Bức tranh của hoạt động kinh doanh của DN niêm yết trên hai sàn trong quý I/2012 phủ một màu ảm đạm, trong đó đôi khi lóe sáng con số lãi của một vài DN tốt cũng không thể tạo một niềm tin đủ vững chắc cho cộng đồng đầu tư về triển vọng quý II.
      Không lỗ là may
      Giám đốc tài chính của một doanh nghiệp niêm yết trên HNX hoạt động trong lĩnh vực thương mại, phân phối cho biết, DN cảm nhận rất rõ ràng về sự suy giảm sức cầu của nền kinh tế trong thời điểm hiện tại. Hoạt động cầm chừng là định hướng chính của DN vì theo ý kiến này “không lỗ đã là may mắn lắm” khi hàng loạt DN khác phải đối diện với áp lực hàng tồn kho quá lớn trong khi lãi vay chưa thể giảm được gánh nặng. “Thế chấp NH bằng hàng tồn kho lúc này cũng khó khăn, lãi vay phải thương lượng nhiều lần mà vẫn còn cao. Trừ những DN thực sự bị sức ép về vốn mới dám vay, còn chừng nào cầm cự được, đành nín thở, hạn chế “vận động” cho đỡ tốn “năng lượng”.
      Con số hàng trăm DN niêm yết báo cáo lỗ trong quý I/2012 là điều không lạ. Tuy nhiên mối lo ngại sẽ được làm mới trở lại trong quý II vì hoạt động kinh doanh không thể thay đổi quá nhanh chỉ trong vài tháng khi nền kinh tế sụt giảm tăng trưởng thấy rõ. Giám đốc phân tích của một CTCK cho biết, thường từ thời điểm đầu tháng 6, để phục vụ công tác tư vấn đầu tư, các CTCK đã bắt đầu dò hỏi, tham vấn DN về triển vọng kết quả kinh doanh. “Trừ một số ít DN vẫn duy trì được hoạt động công bố thông tin kinh doanh hằng tháng bằng con số ước tính, các DN còn lại đều ngần ngại chia sẻ thông tin. Điều này cũng dễ hiểu vì có thể DN chưa muốn đưa ra con số ước tính trước khi có soát xét báo cáo bán niên, nhưng đa số là vì cố gắng cân đối sổ sách để có được một kết quả kinh doanh “hồng” hơn một chút” - vị giám đốc phân tích này chia sẻ.
      Nhóm các CTCK niêm yết trong quý I vừa qua được xem là hưởng lợi khá nhiều trong đợt thị trường tăng trưởng đầu năm. Hoàn nhập dự phòng, tranh thủ xả kho hàng để thu về tiền mặt là hoạt động diễn ra phổ biến. Điều này đã giúp bức tranh kết quả kinh doanh quý I sáng bất ngờ. Không có gì lạ khi các CP thuộc ngành này đã tăng trưởng rất khá thời gian qua.
      Từ lâu, hoạt động tự doanh của các CTCK có hiệu quả hay không là điều bị nghi ngờ. Kỳ vọng với giá CP CTCK phần lớn không đến từ nguồn tự doanh hay doanh thu môi giới, mà từ hoàn nhập dự phòng. Xu hướng đi ngang và giảm là chủ đạo trong quý II chắc chắn sẽ làm nguội đi đáng kể kỳ vọng này.
      “Một con số lợi nhuận bình bình là dễ hiện thực với các CTCK vì trong quý II cũng có thời gian ngắn thị trường tăng trưởng và doanh số giao dịch hàng ngày lớn. Tuy nhiên trông chờ vào môi giới chỉ bó hẹp trong một số công ty có thị phần lớn, còn đa số vẫn rất khó khăn, không đủ bù đắp chi phí thường xuyên”, vị giám đốc phân tích nói trên thừa nhận. “Nhưng vấn đề lúc này là NĐT không chấp nhận một sự bình bình, mà ngược lại, họ đánh giá triển vọng kém tích cực thì cũng đánh giá CP kém hơn”.
      Thị trường đang trả giá cho sự bốc đồng?
      Hiện tượng sụt giảm gần đây của thị trường niêm yết được cho là khó hiểu khi hàng loạt tin tốt xuất hiện, nhưng thực ra lại là hợp lý khi trước đó đã kỳ vọng thái quá. Khi mà những số liệu vĩ mô và kết quả kinh doanh thực tế của DN làm sáng rõ hơn thực trạng kinh tế cũng như năng lực kinh doanh thì NĐT có cơ sở để đánh giá triển vọng. Với giá cả hàng hóa sụt giảm, tăng trưởng kinh tế thấp, vốn đưa vào kinh doanh co hẹp thì không thể trông mong gì một tình trạng sản xuất tích cực.
      Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, việc chỉ số giá tiêu dùng giảm là do sức mua giảm. Đối với thị trường tài chính, đây lại là tín hiệu xấu chứ không phải tốt, nhất là khi đi kèm với mức tăng trưởng yếu. Mới đây hãng tin Bloomberg cũng đăng tải nhận định của Ngân hàng ANZ cho rằng đà giảm của lạm phát ở Việt Nam hiện nay chủ yếu do giảm giá nguyên - nhiên liệu, giá thực phẩm trên thị trường thế giới, đặc biệt là cầu tiêu dùng nội địa thấp hơn nhiều so với dự báo. Ngoài ra, những lo ngại về tình trạng sức khỏe NH cũng có thể ảnh hưởng tới niềm tin của NĐT và tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay.
      Điều này không phải là mới, chẳng hạn vấn đề nợ xấu, tồn kho, chỉ số tăng trưởng sản xuất công nghiệp sụt giảm, nhưng đã bị bỏ qua trong những tháng đầu năm. Ngay cả tháng đầu quý II, TTCK vẫn tràn đầy hi vọng và tăng giá tốt. Thị trường đã quá hào hứng với xu hướng nới lỏng tín dụng mà quên đi điều gì đã gây ra sức ép phải nới lỏng tín dụng. Kết quả kinh doanh quý II chắc chắn sẽ là những con số rõ ràng nhất để thị trường bình tĩnh trở lại. Không phải đợt sụt giảm 2 tháng trở lại đây thị trường “đánh đố” NĐT, mà là đang trả giá lại cho hợp lý sau quãng thời gian tăng quá bốc đồng.

    Theo LĐ
  2. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334


    Mời các bạn nghe để cười trước khi vào phiên giao dịch mới !
    Chúc các bạn thành công và may mắn !


    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  3. Eipiti

    Eipiti Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2010
    Đã được thích:
    112
  4. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Cao su tự nhiên: Định giá thấp chưa hẳn đã hấp dẫn

    28-06-2012 07:38:37 ​

    (ĐTCK) Chỉ tiêu giá trên thu nhập dự phóng mỗi cổ phần (P/E) năm 2012 đều dưới 5 lần, nhưng giá cổ phiếu ngành cao su tự nhiên chưa hẳn đã rẻ.

    • Nguyên nhân chính là việc diễn biến giá cao su tự nhiên thời gian gần đây đang sụt giảm mạnh và chưa thể dự báo chính xác diễn biến này trong nửa cuối năm 2012.

      [​IMG]

      Lợi nhuận dự phóng lớn
      Đầu năm 2012, các DN ngành cao su tự nhiên đều đặt kế hoạch kinh doanh khá thận trọng so với kết quả thực hiện năm 2011. Cụ thể, CTCP Cao su Đồng Phú (DPR) chỉ đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế 397 tỷ đồng, trong khi con số thực hiện năm 2011 là 802 tỷ đồng; CTCP Cao su Thống nhất đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế 28 tỷ đồng, chỉ bằng gần 39% so với cùng kỳ năm 2011.
      Nguyên nhân của việc sụt giảm mạnh kế hoạch kinh doanh năm 2012 so với thực hiện năm 2011 là việc Tập đoàn Công nghiệp Cao su đưa mức giá áp xây dựng kế hoạch là xấp xỉ 67 triệu đồng/tấn mủ cao su, trong khi mức giá bình quân cả năm 2011 là xấp xỉ 95 triệu đồng/tấn.
      Mặc dù vậy, ước chỉ tiêu thu nhập trên mỗi cổ phần của các DN niêm yết ngành cao su tự nhiên vẫn ở mức rất cao so với mặt bằng chung các DN niêm yết. Trong đó, TRC có EPS dự phóng năm 2012 là 10.133 đồng, DPR là 9.227 đồng, HRC là 6.251 đồng. Mức giá các cổ phiếu này ghi nhận kết thúc ngày 26/6 tương ứng là: 37.500, 51.500 và 36.000 đồng/CP. Với mức giá này, chỉ số P/E năm 2012 các cổ phiếu này ở mức rất thấp so với thị trường.

      [​IMG]

      Chưa hẳn đã hấp dẫn
      Kế hoạch kinh doanh cao và đến thời điểm này vẫn đang trong giai đoạn thực hiện kế hoạch, nhưng ngoài yếu tố thị trường, vì sao định giá các cổ phiếu ngành cao su tự nhiên vẫn ở mức thấp?
      Điều đầu tiên có thể thấy là diễn biến giá đầu ra của các DN trong ngành. Cuối năm 2011, giá bán mủ cao su vẫn đạt mức xấp xỉ trên 100 triệu đồng/tấn, nhưng đến thời điểm hiện tại, mức giá này chỉ còn gần 65 triệu đồng/tấn, tức giảm khoảng 35%. Giá mủ cao su phụ thuộc khá nhiều vào nhu cầu tiêu thụ săm lốp và diễn biến giá dầu mỏ (nguyên liệu thay thế để tổng hợp cao su nhân tạo). Phó Tổng giám đốc phụ trách tài chính của một DN ngành cao su niêm yết cho biết: Công tác lập kế hoạch kinh doanh của các DN thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su chủ yếu phải căn cứ vào khối lượng khai thác, tiêu thụ, còn mức giá thì chủ yếu theo chỉ đạo của Tập đoàn. Từ 3 năm nay, hầu như công tác xây dựng kế hoạch doanh thu, lợi nhuận của DN không chuẩn, bởi diễn biến thất thường của giá bán mủ cao su.
      Điểm thứ hai đáng quan tâm là thanh khoản các cổ phiếu trong nhóm này không cao, mức độ biến động theo diễn biến thị trường không quá lớn, nên không phải là cổ phiếu phù hợp để những NĐT quen lướt sóng đầu tư. Đây được coi là một lý do quan trọng khiến định giá cổ phiếu nhóm này ở mức thấp so với mặt bằng chung.
      Điểm cuối cùng được cho là lý do khiến các cổ phiếu này chưa hấp dẫn nhiều NĐT, đó là mức chia cổ tức. Trong số 5 DN niêm yết, chỉ có DPR có tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2011 lên tới 5.000 đồng/CP (trong khi thu nhập trên mỗi cổ phần năm 2011 là 18.663 đồng), nhưng cũng có giá 51.500 đồng, tương đương tỷ lệ lợi tức chưa đến 10%. Các cổ phiếu khác có giá thấp hơn, nhưng tỷ lệ lợi tức cũng chỉ ở mức xấp xỉ 10%.
      Cổ phiếu cao su có đặc tính khó ước tính doanh thu, lợi nhuận, giá không biến động nhiều và tỷ lệ lợi tức không cao, nên dù có định giá thấp, cũng chưa hẳn đã hấp dẫn, dù NĐT là người ưa lướt sóng hay nắm giữ lâu dài.

    Uyên Phạm
  5. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Chứng khoán “rùng mình” khi giảm phát

    28-06-2012 07:58:39 ​

    Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lần đầu tiên giảm trong hơn 3 năm qua được cho là tín hiệu tích cực. Nhưng ở một góc độ nào đó, nó lại có thể là một điều đáng lo ngại với nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán (TTCK) nói riêng trong trung hạn.


    • Giảm mà lo

      Trong 1 báo cáo vừa ra, Ngân hàng JPMorgan Chase của Mỹ cho rằng, CPI của Việt Nam trong tháng 6 vừa qua là thấp hơn dự kiến và "đáng ngạc nhiên theo hướng tích cực". Mặc dù vậy, với nhiều chuyên gia, nhà đầu tư và các công ty chứng khoán (CTCK) trong nước, thì hiện tượng giảm phát này ẩn chứa nhiều điều đáng lo ngại. CPI sẽ còn giảm nữa và có thể đạt đáy (dự báo từ 4,2-5% so với cùng kỳ, so với mức hiện tại là 6,9%) vào tháng 9 hoặc tháng 10 tới trước khi quay đầu tăng trở lại và dự báo đạt 6-7% vào cuối năm 2012.

      Trong phiên giao dịch 25/6, ngay sau khi có thông tin về CPI, cả 2 chỉ số chứng khoán VN-Index và HNX-Index đều giảm ngay từ đầu phiên. Thanh khoản ở mức quá thấp đã khiến bên nắm giữ cổ phiếu mệt mỏi và đẩy mạnh bán ra khiến đa số cổ phiếu trên hai sàn lao dốc trong buổi chiều.

      Chốt phiên, chỉ số VN-Index giảm hơn 3 điểm và lùi gần về 424, chỉ số HNX-Index đóng cửa giảm 1,51 điểm (-2,06%) xuống 71,80 điểm. Như vậy, 2 chỉ số này đã giảm khoảng 12% trong hơn 1 tháng qua. Sáng 26/6, cả 2 chỉ số VN-Index và HNX-Index đều giảm mạnh trên 1% với rất nhiều mã giảm sàn.

      Vì thế, hầu hết các nhà đầu tư nhỏ lẻ tỏ ra thực sự mất kiên nhẫn với sự lình xình, ảm đạm và suy giảm kéo dài của thị trường.

      "Thị trường đã "hết vị". Mọi thông tin được cho là tốt đã phản tác dụng hoàn toàn. Giao dịch quá thấp cho thấy đa số đang dè chừng với thị trường. Trên thực tế, nền kinh tế đang đối mặt với tình trạng giảm phát. Nếu sức cầu còn tiếp tục suy yếu, doanh nghiệp sẽ còn lao đao với hàng tồn kho tăng cao. Sắp tới, không loại trừ khả năng nhiều công ty sẽ tuyên bố phá sản, hủy niêm yết.

      Trên sàn đã có thể điểm ra một vài gương mặt đang vật lộn với muôn vàn khó khăn như THV, SHN... Không chừng, từ nay tới Tết, trên bảng điện tử mã nào giá xấp xỉ 10.000 đồng là xa xỉ. Hàng loạt cổ phiếu sẽ lại về mức giá trà đá như cuối năm trước", một nhà đầu tư chứng khoán kỳ cựu chia sẻ.

      Thậm chí, một số người cho rằng, giảm phát còn đáng lo ngại hơn lạm phát cao hồi cuối năm 2011 khi mà chứng khoán rớt triền miên và giao dịch gần như đóng băng ở nhiều cổ phiếu. Với lý thuyết cho rằng, CPI tạo đỉnh chứng khoán tạo đáy và ngược lại, họ đang lo ngại một điều không hay có thể xảy ra nếu kết quả kinh doanh quý II/2012 của các doanh nghiệp niêm yết tiếp tục xấu đi.

      CTCK FPT (FPTS), cho rằng, dòng tiền vẫn tiếp tục đứng ngoài thị trường và duy trì sự thận trọng với những thông tin được công bố trong thời gian gần đây mặc dù không ít thông tin có thể được coi là khá tốt. FPTS tiếp tục bảo lưu quan điểm về rủi ro của một nhịp giảm sâu đang tăng dần theo diễn biến lình xình của thị trường. Trong khi đó, CTCK Bảo Việt (BVSC) thậm chí còn đánh giá, thông tin CPI cả nước trong tháng 6 giảm -0,26% xuất hiện vào cuối tuần qua khiến nhà đầu tư thêm phần lo ngại về sự sụt giảm tổng cầu trong nền kinh tế.

      CTCK MB (MBS) thì cho rằng, thông tin chỉ số CPI tháng 6 giảm 0,26% dường như đã bị các nhà đầu tư diễn giải theo nghĩa tiêu cực, phản ánh sức cầu trong nền kinh tế đang suy giảm. Tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư nhìn chung đã làm cho lực cầu suy giảm đáng kể trong khoảng 3 tuần qua và thị trường có xu hướng giảm dần mặc dù mức giảm là không mạnh. Các thông tin tốt mang tính hỗ trợ thị trường cao như lãi suất hạ, giá xăng dầu hạ, lạm phát ở mức thấp và các CTCK đồng loạt hạ lãi suất cho vay dịch vụ ký quỹ cũng không kéo nổi dòng tiền vào thị trường. Điều này cho thấy tâm lý chủ đạo của các nhà đầu tư trên thị trường đã có sự thay đổi đáng kể từ mức lạc quan sang bi quan.

      Rõ ràng, sự chuyển biến từ lạm phát cao sang giảm phát đã không thực sự mang lại cho các nhà đầu tư hình dung về một viễn cảnh tốt đẹp trước mắt. Điều mà nhiều người chờ đón là kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp sẽ ra sao. Sức cầu suy kiệt như nhiều chuyên gia đánh giá liệu sẽ ảnh hưởng tới các doanh nghiệp niêm yết như thế nào? Và lãi suất liệu có được giảm thực chất và dòng tiền từ ngân hàng có được bơm vào sản xuất và kinh doanh hay không?

      Sự lo ngại không phải không có cơ sở khi mà số lượng doanh nghiệp giải thể trong Quý I tiếp tục ở mức cao, tăng trưởng GDP suy giảm và đi kèm theo đó là các vấn đề về xã hội như thất nghiệp tăng, đời sống của đại bộ phận người dân gặp khó khăn...
      [​IMG]

      Ngóng kích cầu và lãi suất giảm tiếp

      Trong báo cáo vừa đưa ra, Hãng J.P. Morgan nhận định, tình hình giảm phát sẽ đưa đến 2 hiệu ứng tích cực. Thứ nhất, giảm phát sẽ tạo điều kiện cho Chính phủ tung ra các gói nới lỏng mới. Điều này sẽ giúp vực dậy tăng trưởng năm nay vốn đã và đang trong tình trạng rất yếu. Thứ hai, giảm phát sẽ giúp ổn định tình hình kinh tế vĩ mô và cán cân thanh toán.

      Đây cũng là kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư. Theo đó, họ đang hy vọng về chính sách mở rộng tiền tệ nhanh. Một số nhà đầu tư cho rằng, trên thực tế, giá cả hàng hóa vẫn ở mức cao và hiện tượng giảm phát là không có vấn đề gì. Đó là tín hiệu tốt của nền kinh tế.

      "CPI giảm là giảm trong tháng 6. Còn so với năm trước, vẫn tăng 2,54%. Hàng hóa trong đó có lương thực thực phẩm như thịt cá vẫn chả rẻ mấy. Không nên quá lo lắng về sự chính xác của các số liệu. Vĩ mô đang tốt, lãi suất tiếp tục giảm, tiền rời bỏ ngân hàng, không trước sau thì cũng vào chứng khoán thôi", ông Miên - một nhà đầu tư tại Đống Đa, Hà Nội khẳng định.

      Chia sẻ về vấn đề giảm phát, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cũng cho rằng, CPI ở mức thấp và giảm nhẹ trong tháng 6 vừa qua là điều bình thường. Chỉ số giá có thể giảm tiếp trong 3 tháng tiếp theo.

      Không chỉ kỳ vọng vào kích cầu, nhiều nhà đầu tư đang chờ đợi với việc CPI tháng 6 giảm, NHNN sẽ tiếp tục giảm trần lãi suất huy động để từ đó kéo lãi suất cho vay giảm xuống.

      "Mọi lần NHNN cứ phải đợi công bố CPI thì mới giảm lãi suất. Đợt này chắc cũng vậy. Lần đầu tiên CPI giảm sau 38 tháng tăng. Lãi suất huy động đang là 9% nhưng các tháng trước đó gửi toàn từ 11% trở lên. Như vậy, năm nay người gửi tiền được lãi suất thực dương cao quá. Dù muốn hay không thì biện pháp hạ lãi suất xuống dưới 9% vẫn phải tính đến trong vòng vài ngày tới", ông Trung - một nhà đầu tư chứng khoán - nhận định.

      "Đây được coi là biện pháp hạ sốt cuối cùng. Bệnh nhân đã được uống thuốc trước đó nhưng chưa đủ liều. Ngân hàng thì cứ phải chắc cú, phải có con tin thì mới ra tiền cho doanh nghiệp", ông Trung cho biết.

      Tuy nhiên, nhà đầu tư này cũng lo ngại, doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản để thế chấp thì đã mang đến ngân hàng hết. Khi đó, ngân hàng có đưa ra lãi suất thấp, doanh nghiệp cũng không có tài sản thế chấp để vay. Đây chính là nguyên nhân là tắc nghẽn dòng tiền trong hệ thống.

      Về chiến lược chơi chứng khoán, nhiều nhà đầu tư cho rằng, giảm phát ở mức độ thấp là một tín hiệu tốt và trong thời gian qua có nhiều dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư lớn đã âm thầm gom hàng và rất có thể sẽ đánh lên tổng lực trong thời gian tới. Hơn thế, những người trót short-sell vừa qua sẽ là một nhân tố đẩy thị trường đi lên trong đợt này.

      Mặc dù vậy, đa số các chuyên gia và những nhà đầu tư có kinh nghiệm lo ngại rằng, những giải pháp mở rộng tiền tệ quá nhanh và quá mức sẽ đẩy nền kinh tế trở lại vòng xoáy bong bóng tài sản và khi đó lạm phát sẽ lại là vấn đề nhức nhối. Cái vòng luẩn quẩn cứ như vậy mà lặp đi lặp lại.

    Theo VEF
  6. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    "Vấn đề lớn nhất của chính sách tiền tệ hiện nay là nợ xấu"

    28-06-2012 07:50:06 ​

    [​IMG]



    (ĐTCK) Ý kiến của TS. Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia.

    • Ông Lịch nói:
      Chính sách tiền tệ trong 6 tháng đầu năm 2012 về cơ bản đã giải quyết được vấn đề thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Đáng chú ý là trong đề án tái cơ cấu ngành, Ngân hàng Nhà nước sẽ xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém, để đảm bảo tính ổn định cho cả hệ thống. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của chính sách tiền tệ hiện nay chính là nợ xấu. Nợ xấu đang trở thành rào cản trong việc phát triển tín dụng. Nhưng để giải quyết vấn đề nợ xấu và lưu thông dòng vốn giữa ngân hàng - doanh nghiệp lại là bài toán không dễ giải quyết trong năm nay, thậm chí là trong một vài năm tới.
      Nếu không giải quyết được vấn đề nợ xấu, dù lãi suất có giảm, doanh nghiệp cũng không thể tiếp cận được vốn của ngân hàng. Nợ cho vay ra không thu về được, ngân hàng sẽ không dám cho vay thêm, nên vốn không bơm được vào nền kinh tế.

    V.Linh ghi
  7. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334

    Hạ thủy giàn khoan công nghệ lớn nhất Việt Nam
    TT - Sau 25 tháng thi công, sáng 27-6 tại cảng hạ lưu PTSC (TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Công ty cổ phần Dịch vụ cơ khí hàng hải (PTSC M&C thuộc Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí VN - PTSC) đã hạ thủy thành công chân đế của giàn công nghệ trung tâm Hải Thạch thuộc dự án Biển Đông 1.
    Đây là dự án dầu khí ngoài khơi lớn nhất lần đầu tiên được các nhà thầu VN thực hiện, hoạt động ở vùng mỏ có độ nước sâu lên tới 133m. Để hoàn thành chân đế, nhà thầu đã huy động hơn 3.300 người làm việc cật lực mà không xảy ra sự cố về an toàn lao động nào.
    Phát biểu tại lễ hạ thủy, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao việc hạ thủy chân đế giàn công nghệ trung tâm Hải Thạch về tính phức tạp, đi đầu về công nghệ và quy mô của ngành cơ khí dầu khí VN. “Việc chế tạo thành công giàn công nghệ trung tâm Hải Thạch là một sự kiện hết sức quan trọng, mang tính chiến lược để đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước trong thời gian dài. Đây cũng là “viên gạch” đầu tiên cho việc ngành cơ khí chế tạo giàn khoan dầu khí VN tiến ra thế giới” - Phó thủ tướng khẳng định.
    Ông Bùi Hoàng Điệp (34 tuổi) - phó giám đốc PTSC M&C, trưởng ban quản lý dự án Biển Đông 1 - cho biết khi đảm nhận làm tổng thầu của dự án Biển Đông 1, PTSC M&C gặp nhiều khó khăn: không có nhân lực, vật lực, chưa có kinh nghiệm, thậm chí cả đường trượt để đặt chân đế, khối thượng tầng cũng không có. Nhưng bằng sức trẻ, sự quyết tâm và dám nghĩ, dám làm, đến nay PTSC M&C gần như đã hoàn tất dự án. Cũng theo ông Điệp, từ khi thành lập đến nay, PTSC M&C cũng như một số đơn vị khác chỉ chế tạo được các chân đế hoạt động ở vùng dưới 100m nước nên việc chế tạo thành công chân đế hoạt động ở vùng 133m là một bước ngoặt lớn. Trước hết, đó là sự khẳng định tay nghề cơ khí trong việc chế tạo các giàn khoan lớn của kỹ sư, công nhân VN - một công việc trước đây phải thuê nước ngoài. Ông Điệp tâm sự: “Thành công trong việc chế tạo giàn công nghệ trung tâm Hải Thạch không chỉ chứng minh được sự trưởng thành vượt bậc của kỹ sư trẻ VN, mà còn chứng tỏ khí thế của người trẻ. Chúng ta đặt niềm tin vào họ, giao cho họ trọng trách thì họ sẽ làm được những việc không ai nghĩ đến”.
    ĐÔNG HÀ
  8. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334

    Trung Quốc mời thầu 9 lô dầu khí trên biển Việt Nam
    * Chỉ cách đảo Phú Quý 55km
    TT - Chiều 27-6, Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN (PVN) đã họp báo về việc Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) ngày 23-6 công bố mời thầu quốc tế với chín lô dầu khí nằm sâu vào thềm lục địa của VN.

    [​IMG]
    Tổng giám đốc Đỗ Văn Hậu giới thiệu các lô dầu khí mà PVN đang hợp tác với đối tác nước ngoài, nằm trong khu vực chín lô mà Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc vừa trắng trợn mời thầu - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
    Trao công hàm phản đối
    Ngày 27-6, đại diện Bộ Ngoại giao VN đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối việc Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc mở thầu quốc tế tại chín lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của VN.
    TTXVN
    Ông Đỗ Văn Hậu, tổng giám đốc PVN, cho biết qua kiểm tra tọa độ, PVN nhận thấy chín lô mà phía Trung Quốc mời thầu quốc tế, tổng diện tích lên đến 160.129km2, nằm sâu vào thềm lục địa của VN, chồng lên các lô từ 128 đến 132 và từ 145 đến 156 mà PVN đã và đang tiến hành các hoạt động dầu khí cùng đối tác của mình.
    Cụ thể, giới hạn phía tây của các lô mà Trung Quốc mời thầu cách khu vực bờ biển Quảng Ngãi chỉ 76 hải lý (hơn 140km), cách bờ biển phía bắc Nha Trang 60 hải lý (110km), điểm gần nhất cách Nha Trang và Phan Thiết có 57 hải lý (105km) và điểm gần nhất cách đảo Phú Quý hơn 30 hải lý (55km). “Các vùng này đã được PVN và các đối tác tiến hành hoạt động dầu khí từ lâu” - ông Hậu nói.
    “PVN khẳng định CNOOC đã thông báo chào thầu quốc tế tại chín lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của VN và đây không phải là vùng có tranh chấp. Đây là việc làm sai trái, không có giá trị, trái với Công ước Liên Hiệp Quốc năm 1982 về Luật biển và đặc biệt không phù hợp với thông lệ quốc tế về hoạt động dầu khí. Hành động này đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích quốc gia của VN, làm phức tạp thêm và gây căng thẳng tình hình trên biển Đông” - ông Hậu khẳng định quan điểm chính thức của PVN, đồng thời cho biết PVN yêu cầu CNOOC hủy bỏ ngay hoạt động mời thầu sai trái nói trên, nghiêm túc tuân thủ Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Luật biển 1982 và tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên về biển Đông (DOC).
    Ông Hậu cho biết thực tế PVN và CNOOC đã ký và triển khai một số thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực dầu khí, trong đó hai bên đang thực hiện công tác thăm dò chung tại khu vực vùng cấu tạo bắc ngang vùng vịnh Bắc bộ, và PVN đã ký thỏa thuận hợp tác hai bên trong các hoạt động dầu khí giữa CNOOC và PVN. “PVN hoan nghênh CNOOC và các công ty dầu khí Trung Quốc tham gia hợp tác cùng PVN, đầu tư vào các hoạt động dầu khí trên thềm lục địa của VN như các công ty dầu khí khác, đương nhiên trên cơ sở tôn trọng luật pháp, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của VN” - ông Hậu nói. Ông cho biết PVN sẽ có thư chính thức gửi CNOOC để phản đối và yêu cầu hủy kế hoạch mời thầu này.

    PVN tiếp tục triển khai các hoạt động dầu khí
    Tại buổi họp báo, ông Đỗ Văn Hậu đã trả lời câu hỏi của nhiều cơ quan báo chí trong và ngoài nước.
    * Việc CNOOC thông báo chào thầu quốc tế chín lô này có ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động của PVN với các đối tác?
    - Chín lô này nằm trọn trong vùng đặc quyền kinh tế của VN, vì vậy PVN cùng các đối tác của mình sẽ không bị ảnh hưởng mà tiếp tục triển khai các hoạt động dầu khí phù hợp với các hợp đồng đã ký và luật pháp của VN. Chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động dầu khí tại đây.
    * PVN có những hợp đồng hợp tác với các đối tác nào trong khu vực mà CNOOC đang mời thầu?
    - Có bốn hợp đồng dầu khí đang được triển khai giữa PVN và các đối tác. Thứ nhất là hợp đồng với Gazprom từ lô 129 đến 132, thứ hai là hợp đồng tại lô 128 với Công ty Dầu khí quốc gia của Ấn Độ, thứ ba là hợp đồng tại các lô 156-159 (mà phần phía bắc dính vào chín lô Trung Quốc đang mời thầu) với Exxon Mobil của Mỹ. Cuối cùng là lô 148-149 mà PVN đã ký hợp đồng với Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí của VN. Hoạt động dầu khí tại các khu vực này đã được tiến hành từ nhiều năm nay và vẫn đang được tiếp tục.
    * Các công ty nước ngoài hợp tác với PVN cần tuân thủ những điều kiện gì?
    - Hiện có trên 60 tổ hợp các công ty quốc tế và quốc gia đã ký hợp đồng và hợp tác chặt chẽ với PVN. Để các công ty dầu khí nước ngoài hợp tác với PVN, ngoài kinh nghiệm và nguồn lực, điều kiện tiên quyết là tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của VN trên biển, phù hợp với luật pháp VN, luật pháp quốc tế và thông lệ dầu khí quốc tế.
    * Trong những lô dầu khí VN hiện nay mà PVN đang hợp tác với công ty nước ngoài, mức độ triển khai dự án như thế nào? PVN có kế hoạch thực hiện biện pháp gì để làm yên lòng các nhà đầu tư này?
    - Các hoạt động dầu khí tại khu vực này với bốn hợp đồng đã nói ở trên thì chúng tôi đã và đang triển khai nhiều hoạt động dầu khí bình thường, nhiều hoạt động từ khoan đến khảo sát địa chấn hai chiều, ba chiều... Một số lần, các công ty dầu khí nước ngoài nhận được một vài ý kiến từ phía Trung Quốc, ví dụ như Công ty Dầu khí quốc gia của Ấn Độ tại lô 128, nhưng tôi khẳng định rằng các nhà thầu dầu khí khi đã ký hợp đồng với PVN đều khẳng định rằng chúng ta hoàn toàn hợp pháp, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế nên các hoạt động sẽ tiến hành bình thường. Chúng tôi đã làm việc với các nhà thầu dầu khí để thống nhất chương trình công tác từ nay đến một vài năm tới.
    * PVN dự kiến tổ chức hội thảo vào tháng 7 để mời nhà thầu Nhật Bản. Liệu PVN còn giữ kế hoạch đó?
    - Không có kế hoạch nào trong các hoạt động của PVN bị ảnh hưởng bởi cái gọi là mời thầu này của Trung Quốc. Vì vậy mọi hội thảo, hội nghị... với các đối tác Nhật Bản và các đối tác khác vẫn diễn ra bình thường.
    HƯƠNG GIANG ghi
  9. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334

    Thứ Tư, 27/06/2012, 09:47 (GMT+7)
    Gia đình Phùng Kiến Mai “phản bội tổ quốc”
    TTO - Gia đình Phùng Kiến Mai - thai phụ 7 tháng bị cưỡng chế phá thai tại tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc - đã bị gán là “phản bội tổ quốc” vì trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài về vụ việc trên.
    >> Chồng của sản phụ bị ép phá thai mất tích
    >> Trung Quốc ngưng chức quan cưỡng chế phá thai
    >> Thảm kịch từ chính sách một con ở Trung Quốc

    [​IMG]
    Thai phụ Phùng Kiến Mai - người vừa mất đi đứa con của mình nay lại bị gắn thêm mác “phản bội tổ quốc” - Ảnh: Rex Features Một người thân của gia đình Phùng Kiến Mai cho biết thêm cũng vì việc này mà chồng Phùng Kiến Mai - ông Đặng Cát Nguyên đã phải lẩn trốn từ ngày 24-6.
    “Kể từ ngày 14-6, rất nhiều quan chức ở các cấp khác nhau đã tuyên bố rằng họ đang điều tra vụ án. Khi chị Kiến Mai đang còn nằm viện họ liên tục thẩm tra chị ấy hết lần này đến lần khác", Đặng Cát Sắc - em gái Đặng Cát Nguyên - kể lại.
    Cũng theo Cát Sắc, ông Cát Nguyên dự định tới Bắc Kinh để tìm gặp luật sư nhân quyền Zhang Kia nhưng khoảng vài chục chiếc xe cảnh sát và 100 quan chức đã chặn anh lại. Cát Nguyên bị đánh trong khi ôtô của anh bị bắn thủng lốp. Hiện Cát Nguyên đang “ở một nơi an toàn”.
    Sự việc càng phức tạp sau khi Đặng Cát Nguyên đồng ý trả lời phỏng vấn của một nhà báo Đức về việc vợ anh bị các quan chức địa phương ép phá thai. Khi Phùng Kiến Mai từ bệnh viện trở về nhà ngày 24-6, đông đảo người dân thị trấn Tăng Gia đã tập trung bên ngoài cửa nhà họ và giăng những biểu ngữ có ghi: “Đánh đuổi bọn phản bội tổ quốc, hãy đuổi chúng ra khỏi thị trấn”.
    Trong một diễn biến liên quan, nhà chức trách Trung Quốc vừa sa thải một quan chức kế hoạch hóa gia đình địa phương và trừng phạt nhiều quan chức khác vì buộc Phùng Kiến Mai phá thai.
    “Theo điều tra, trong khi thuyết phục thai phụ Phùng Kiến Mai phá thai, một số quan chức thị trấn Zhenping (thành phố An Khang, tỉnh Thiểm Tây) đã dùng biện pháp thô bạo xâm phạm đến ý nguyện của cô ấy”, Tân Hoa xã viết trong bản tin cuối ngày 26-6.
    “Không có cơ sở pháp lý cho chính quyền thị trấn Zhenping yêu cầu cô Phùng và gia đình trả khoản tiền 40.000 nhân dân tệ (6.300 USD) để được cấp phép có con thứ hai”, theo bản tin của Tân Hoa xã.
    Cũng theo Tân Hoa xã, chính quyền thành phố An Khang đã quyết định sa thải Jiang Nenghai, trưởng Phòng Kế hoạch hóa gia đình huyện Zhenping, và “khiển trách hành chính” đối với Yu Yanmei, phó Phòng Tư pháp Zhenping chịu trách nhiệm theo dõi kế hoạch hóa gia đình.
    Nhiều quan chức địa phương khác cùng các quan chức bệnh viện nơi diễn ra vụ phá thai cũng bị trừng phạt với nhiều mức khác nhau.
    Tân Hoa xã cũng nói chính quyền huyện Zhenping đã đề nghị bồi thường cho gia đình cô Phùng, tuy nhiên không cung cấp thông tin chi tiết.
    Cặp vợ chồng Đặng Cát Nguyên và Phùng Kiến Mai tại thị trấn Tăng Gia, thành phố An Khang, tỉnh Thiểm Tây “bỗng dưng nổi tiếng” sau khi bức ảnh cho thấy Kiến Mai bị cưỡng chế phá thai vì “lỡ” mang thai lần thứ hai mà không có đủ điều kiện đóng tiền phạt.


    NGUYÊN PHẠM - MINH ANH (Theo BBC, Telegraph)


    Những tội danh lạ đời ở thiên đường Trung Hoa !
    Không biết thai nhi vô tội ấy có được chôn đàng hoàng hay lại thành món tẩm bổ cho vị đại gia nào đó ?

    :-w:-w:-w:-w:-w
  10. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334

    Thảm kịch từ chính sách một con ở Trung Quốc
    TT - Dư luận Trung Quốc đang phẫn nộ với vụ một thai phụ bảy tháng ở tỉnh Thiểm Tây bị quan chức địa phương ép phá thai. Nhưng đó chỉ là một trong vô vàn bi kịch khủng khiếp do chính sách một con gây ra.
    >> Xôn xao nghi án ép phá thai ở Trung Quốc

    [​IMG]
    Người mẹ Phùng Kiến Mai và thai nhi bảy tháng đã tử vong - Ảnh: Weibo.com Theo Thời Báo Hoàn Cầu, thai phụ Phùng Kiến Mai, 27 tuổi, sống ở thôn Ngư Bình, thị trấn Tăng Gia, đã bị các quan chức địa phương bắt giữ và đưa vào bệnh viện buộc phá thai hôm 30-5. Cô đang mang thai đứa con thứ hai, nhưng lại không thể trả được khoản tiền phạt 40.000 NDT (6.320 USD). Ngày 2-6, các quan chức địa phương đã nhẫn tâm ra lệnh cho tiêm thuốc giết chết cái sinh linh bé bỏng trong bụng mẹ.
    Bức ảnh chụp cảnh người mẹ rũ rượi nằm bên cạnh thi thể đứa bé đã không được cất tiếng khóc chào đời hôm 4-6 được tung lên mạng Weibo một tuần sau đó. Nhiều người dân Trung Quốc đã tỏ rõ sự phẫn nộ của mình trước hành động vi phạm nhân quyền tàn nhẫn này. Thời Báo Hoàn Cầu cho biết trước sức ép từ phía dư luận, Ủy ban Kế hoạch hóa gia đình và dân số quốc gia Trung Quốc (NPFPC) đã tuyên bố mở cuộc điều tra “nghiêm chỉnh” đối với vụ việc này.
    Hành vi tàn bạo
    Cục Kế hoạch hóa gia đình thị trấn Tăng Gia khẳng định là họ làm đúng luật do vợ chồng này đã có một con gái 6 tuổi và thai phụ đồng ý phá thai. Tuy nhiên, người chồng thai phụ là Đặng Cát Nguyên lại tố cáo chính quyền địa phương đã đến nhà đòi họ phải nộp phạt “không được thiếu một xu” hoặc phải phá thai. Do quá nghèo, gia đình thai phụ chẳng đào đâu ra tiền để nộp khoản tiền phạt này! Ngày 30-5, khoảng 20-30 quan chức địa phương đã ập đến nhà, bắt giam thai phụ suốt ba ngày, lại còn trói chân tay và bịt mắt. Sau đó, họ ép thai phụ phải ký vào giấy cam kết đồng ý phá thai, rồi tiêm thuốc giết chết đứa bé vô tội trong bụng mẹ.
    NPFPC khẳng định nếu lời khai của anh Đặng là sự thật thì các quan chức Tăng Gia sẽ bị trừng trị nghiêm khắc. Bởi luật pháp Trung Quốc cấm phụ nữ mang thai trên sáu tháng phá thai.
    Thời Báo Hoàn Cầu dẫn lời luật sư Trương Khải ở Bắc Kinh mô tả hành vi của chính quyền Tăng Gia là “vô nhân đạo” và “vi phạm nghiêm trọng nhân quyền”.
    Theo chính sách một con của Trung Quốc, các gia đình sống ở thành phố chỉ được phép sinh một con. Gia đình ở nông thôn được phép sinh hai con nếu con đầu là nữ. Người vi phạm sẽ bị phạt tiền rất nặng. Mức phạt được chính quyền các địa phương tự định ra tính theo thu nhập của gia đình vi phạm và nhiều yếu tố khác.
    Theo báo Telegraph, hồi tháng 1-2012 một cặp vợ chồng giàu có ở thành phố Thụy An (tỉnh Chiết Giang) đã phải nộp phạt tới 1,3 triệu NDT (hơn 200.000 USD) do sinh con thứ hai. Thời Báo Hoàn Cầu dẫn lời chuyên gia dân số Hà Á Phúc khẳng định “phí gánh nặng xã hội” này lại đã trở thành nguồn lợi nhuận khổng lồ của chính quyền các địa phương. Truyền thông Trung Quốc hồi tháng 5 tiết lộ mỗi năm các cơ quan kế hoạch hóa gia đình ở Trung Quốc thu được 3,1 tỉ USD từ “phí gánh nặng xã hội” này, nhưng không ai biết số tiền khổng lồ này được chi tiêu ra sao.
    Hậu quả nghiêm trọng
    Nhà giàu đương nhiên là có tiền đóng phạt. Quan chức có thể cũng chẳng bị phạt. Trung Quốc Nhật Báo cho biết năm 2005, Ủy ban kế hoạch hóa gia đình tỉnh Hồ Nam đã thừa nhận khoảng 2.000 quan chức tỉnh, trong đó có nhiều vị là đại biểu quốc hội, có từ 2-4 con, nhiều vị còn có đến bốn vợ. Chính quyền địa phương lại không dám phạt các quan chức này.
    Ngược lại, dân thường và nhà nghèo thì phải cắn răng chịu. Các tổ chức xã hội ước tính mỗi năm hàng ngàn thai phụ bị ép phải phá thai, đặc biệt là các trường hợp phá thai trên sáu tháng. Hồi năm 2005, luật sư khiếm thị Trần Quang Thành, người đã vào tòa đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh xin cứu giúp và vừa sang Mỹ du học mới đây, từng gây chấn động dư luận khi tố cáo các quan chức tỉnh Sơn Đông đã phá thai hàng ngàn phụ nữ địa phương bằng cách cưỡng ép, khủng bố.
    Trung Quốc đã thực hiện chính sách một con từ năm 1979 nhằm hạn chế tốc độ tăng dân số. Nhờ chính sách này, như Tân Hoa xã cho biết, Trung Quốc đã ngăn chặn được 400 triệu người ra đời kể từ đó đến nay, giúp Trung Quốc kiềm chế dân số ở mức 1,3 tỉ người. Năm 2008, NPFPC khẳng định sẽ duy trì chính sách này thêm ít nhất 10 năm nữa. Năm 2010, giám đốc NPFPC cho biết sẽ không thay đổi chính sách này trước năm 2015.
    Tuy nhiên, hậu quả xã hội của chính sách này là nghiêm trọng. Theo Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, thói trọng nam khinh nữ kết hợp với chính sách một con đã dẫn đến tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng về tỉ lệ nam - nữ. Ở thành phố, tỉ lệ này hiện là 120 nam - 100 nữ, còn ở nông thôn là 130 nam - 100 nữ. Do đó, trong 10 năm tới, Trung Quốc sẽ “thừa” 30-40 triệu nam giới, có nghĩa là cứ 5 trai thì có 1 sẽ không kiếm được vợ.
    Ở Trung Quốc, nhiều chuyên gia xã hội đã lên tiếng kêu gọi chính phủ hủy bỏ chính sách một con và kiềm chế tốc độ tăng dân số bằng các biện pháp giáo dục.
    SƠN HÀ - MỸ LOAN


    Quá tàn bạo dã man ! [r23)][r23)][r23)]

    Ngày nào vợ con @Dukichxom , @hongkyonline gặp cảnh như thế thì hết ca ngợi cuộc sống đẹp tươi ở Trung Quốc nhé !

Chia sẻ trang này