Làm giàu từ chứng khóan - những thông tin bổ ích ! (t3)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 19/06/2012.

6981 người đang online, trong đó có 969 thành viên. 15:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 34962 lượt đọc và 1012 bài trả lời
  1. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334

    Chùm ảnh vui về chủ đề "Made in China"[​IMG]




    Trung Quốc là "nhà máy" sản xuất hàng hóa của cả thế giới từ những mặt hàng in sai tên và biểu tượng đến những thương hiệu toàn cầu rất "mới"...
    [​IMG]
    Những mặt hàng in sai tên và biểu tượng:


    [​IMG]


    Đến những thương hiệu toàn cầu rất "mới":


    [​IMG]


    [​IMG]

    Những "con người mới":


    [​IMG]


    [​IMG]

    Thành phố "mới:


    [​IMG]


    "Đỉnh cao mới":


    [​IMG]


    "Chân trời mới":


    [​IMG]


    Phải chăng chỉ có những chiếc tem dán là được sản xuất tại Trung Quốc?


    [​IMG]


    Theo TrangDT
    Đẹp/9gag

    Nổi tiếng trên toàn thế giới : xứ sở của hàng nhái , giả mạo và ăn cắp sở hữu trí tuệ !
    Hệ lụy kèm theo là người tiêu dùng mua phải hàng kém chất lượng và độc hại , tưởng rẻ nhưng thật ra là quá đắt vì bỏ tiền thật mua hàng giả !


  2. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334

    Trung Quốc
    Tử vong khi hiến... tinh dịch
    TPO – Một người đàn ông tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vừa kiện ngân hàng tinh trùng vì nghi cái chết của con trai ông có liên quan việc hiến tặng tinh dịch tại đây.
    [​IMG]
    Cha của Zheng Gang tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đứng trước cổng trường Đại học, nơi con trai ông từng học. Ảnh: China Times . Tờ báo Chutian Dushi Bao phiên bản tiếng Trung của tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) đưa tin, Zheng Gang, 35 tuổi, sinh viên trường Đại học Khoa học và Công nghệ Vũ Hán đã bất ngờ tử vong trong quá trình anh hiến tặng tinh trùng tại một phòng khám tư nhân. Được biết, đây là phòng khám đầu tiên được ngân hàng tinh trùng tỉnh Hồ Bắc cho phép hoạt động.
    Ngay sau cái chết của Zheng Gang, gia đình đã nhận được khoản tiền 90.000 nhân dân tệ (tức 14.000 USD) coi như khoản tiền bồi thường. Đồng thời, mẹ của Zheng Gang, người đang theo học tiến sĩ tại trường Đại học này được giảm một khoản học phí kể từ khi con trai tử vong.
    Tuy nhiên, cha của Zheng Gang không chấp nhận cách giải quyết của nhà trường cũng như ngân hàng tinh trùng tỉnh. Ông yêu cầu khoản tiền bồi thường bốn triệu nhân dân tệ (tức 630.000 USD) song không được đáp ứng.
    Ông đã thu thập được toàn bộ bằng chứng để chứng minh con trai ông tử vong là do lỗi của phòng khám khi đến đây hiến tinh dịch. Ông cũng đã tự gửi đơn kiện và tham gia điều trần mà không có bất cứ luật sư nào.
    Zheng Gang đã tham gia hiến tặng tinh trùng bốn lần trước đó. Anh cũng tham gia vào các chiến dịch kêu gọi nam giới hiến tặng tinh dịch.
    Cha của Zheng Gang trước đó đã yêu cầu cơ quan y tế khám nghiệm tử để xác định rõ nguyên nhân cái chết của con trai nhưng đã bị từ chối.
    Nguyễn Thủy
    Theo China Times

    Việc đơn giản nhẹ nhàng thế mà còn gây chết người ! ^:)^
    Lại còn thằng cha lợi dụng cái chết của đứa con mà làm tiền nữa !

    Đưa thân đến phòng khám Trung Quốc là phó mặc tính mạng và túi tiền cho bọn lừa đảo vô lương tâm !
    [r23)][r23)][r23)]

    Đó là nơi mà @Dukichxom cần đến khi chán sống !


  3. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334
  4. trongvcbs

    trongvcbs Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    73
  5. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334
    Mấy hôm nay sao chẳng thấy bé Hoàng Lan 88 đâu nhỉ ?
    Hay lại có đại gia nào mời đi du lịch xa chăng ? :-??
  6. trongvcbs

    trongvcbs Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    73
    Ko bik...kệ e ấy đi....:((:((:((:((:((:((:((
  7. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Buồn ròai !!!:)):)):)):)):)):))
    [:p][:p][:p]
  8. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Xử nợ xấu: Bài học từ Mỹ và Trung Quốc




    [​IMG]
    Tuy “nợ xấu” không còn là vấn đề mới trên thế giới nhưng chính Việt Nam hiện nay lại gặp nhiều khó khăn vì thực trạng thiếu kinh nghiệm xử lí của tất cả các bên liên quan.


    Cho “vay dưới chuẩn”: Lòng tham giống nhau Hai cường quốc kinh tế Hoa Kỳ, Trung Quốc đã từng “gánh” khoản nợ xấu cao ngất ngưỡng. Hệ thống tài chính ngân hàng rơi vào tình trạng báo động cao nhất và rất nhiều ngân hàng đã phải “trả giá”. Theo ngân hàng Phát triển Châu Á – ADB, năm 2003, Trung Quốc có bốn ngân hàng Thương mại (NHTM) quốc doanh lớn nhất với tổng tài sản khoảng 15.200 tỷ Nhân dân tệ (NDT), chiếm khoảng 55% tổng tài sản của hệ thống tài chính. Các “đại gia” làng tài chính đã cho vay tới 90% dư nợ của các công ty nhà nước và tỏ ra khá thoải mái trong các khoản vay đầu tư bất động sản, chứng khoán.
    Điều này không mấy khác so với tình trạng cho “vay dưới chuẩn” (vay với mức độ rủi ro cao) của các ngân hàng ở Hoa Kỳ giai đoạn trước khủng hoảng kinh tế tài chính 2008.

    Việc các ngân hàng Trung Quốc phải gánh nhiều khoản vay khó đòi xuất phát từ các xí nghiệp quốc doanh liên tục làm ăn cthua lỗ. Có tới 70% xí nghiệp quốc hữu ở thâm vốn nặng, và đến 98% xí nghiệp phải sống vật vờ nhờ các khoản vay ngân hàng. Trong khi đó, Hoa Kỳ năm 2007 phải gánh con số dư nợ là 1.300 tỷ (trong khi năm 2001 là 160 tỷ USD). Hậu quả là hàng loạt ngân hàng lão làng như Bear Stearns, Lehman Brothers, Washington Mutual… tuyên bố phá sản.

    Tính cạnh tranh trong thị trường tài chính và tham vọng kiếm lợi từ việc cho vay thế chấp khiến nhiều ngân hàng mờ mắt và không dự đoán trước các rủi ro có thể xảy ra. Việc “chạy đua cho vay” bởi miếng mồi ngon đang nóng từ thị trường chứng khoán và bất động sản đã vô tình dẫn các NHTM vào thế khó mang khi “bong bóng” nhà đất, chứng khoán vỡ tung do được “bơm tiền” quá mức.



    Từ cái chung... Khi thị trường tài chính ngân hàng sụp đổ, cả thực tế và lý thuyết vĩ mô đều chứng minh, hiệu ứng Domino sẽ xảy ra nhanh chóng trên các thị trường tín dụng, chứng khoán, bất động sản, thương mại... Trước thực trạng nợ xấu tăng đột biến có thể đánh đổ tất cả các ngân hàng, cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đã có những động thái “không hẹn mà gặp” để đến một mục tiêu chung là giải cứu nền kinh tế nước nhà.

    Cả hai đều tung chính sách chứng khoán hóa các khoảng nợ xấu của các NHTM. Đây được xem là chính sách ưu tiên và trọng tâm trong chuỗi giải pháp của hai nước. Năm 1999, ngân hàng trung ương Trung Quốc PBC đã thành lập 4 công ty quản lý tài sản, có trách nhiệm xử lí nợ xấu cho một số NHTM quốc doanh. Các công ty này chịu sự quản lý và chỉ đạo đồng thời của Bộ Tài chính, PBC và liên hệ chặt chẽ với các NHTM. Các công ty này đã mạnh dạng cho chứng khoán hóa các khoảng nợ của NHTM và mua lại chúng nhằm thổi vốn vào tình trạng cạn kiệt của các ngân hàng. Chính giải pháp này đã cải thiện tỷ lệ thu hồi nợ xấu của các NHTM (Huarong 32,5%, Great Wall 24%, Cinda 35,1%).

    Trong khi đó, Bộ Tài chính, Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) của Hoa Kỳ đã cho ra đời ngân quỹ (dưới dạng các gói tiền 200 tỷ USD, 500 tỷ USD hay thậm chí là 700 tỷ USD) nhằm bảo lãnh cho việc chứng khoán hóa các khoản nợ xấu. Đây là hai động thái giống nhau về bản chất, chính là mua cổ phiếu ưu đãi – mua cổ phiếu với mức lợi tức không phụ thuộc vào lợi nhuận và cũng không được tham gia điều hành ngân hàng – do các NHTM phát hành nhằm tạo vốn cho các NHTM đang lâm nợ có thể tái cấu trúc. Đồng thời, đây là cách tối ưu hóa việc chia nhỏ rủi ro tín dụng của NHTM đến các nhà đầu tư thị trường chứng khoán.

    Bên cạnh đó, hai cường quốc này còn áp dụng biện pháp mua lại nợ xấu cho các NHTM. Các khoản nợ xấu sẽ được phân loại và được các công ty nợ xấu hoặc các tổ chức tương tự mua lại. Động thái này một mặt tạo vốn cho các NHTM để hoạt động trong thời gian cấp bách, một phần khiến các nhà đầu tư lạc quan hơn, kích thích kênh đầu tư tạo cơ hội cho nền kinh tế tái hoạt động. Để bổ trợ cho giải pháp này, các công ty nợ xấu còn giúp những NHTM yếu kém giải quyết các vấn đề thanh khoản tạm thời nhằm tạo động lực cho việc tái cấu trúc hệ thống.

    Đến giải pháp riêng
    Hoa Kỳ trong quá trình tiến hành xử lí nợ xấu đã nhận thấy sau khi bong bóng vỡ, thị trường bất động sản èo uột là nguyên nhân dẫn đến việc thu hồi vốn chậm của các cá nhân doanh nghiệp, sâu xa hơn là các NHTM. Chính vì thế, chính phủ nước này mạnh tay tung gói cứu trợ 300 tỷ USD nhằm giúp đỡ 400.000 người dân trước nguy cơ mất nhà. Ngoài ra, gói cứu trợ 14,5 tỉ USD nhằm giảm thuế nhà đất để kích thích cầu đất trong thị trường. Đó là chưa kể những động thái mua lại các NHTM thua lỗ, điển hình là việc tập đoàn tài chính Countrywide Financial – tập đoàn cho vay thế chấp lớn nhất Mỹ đã được ngân hàng Bank of America mua lại sau khi Countrywide rơi vào tình trạng “mất tiền” do khách hàng thua lỗ không hoàn vốn.
    Trong khi đó, Trung Quốc ra sức cứu các doanh nghiệp – nguyên nhân cốt yếu cho sự sụp đổ của các NHTM bằng biện pháp “vượt lên chính mình”. Chính phủ Trung Quốc bỏ ra 40 tỷ Nhân dân tệ (năm 1998) để xóa nợ cho các doanh nghiệp thua lỗ có nguy cơ phá sản, đồng thời giúp họ tái thiết lập hệ thống kinh doanh dưới dự hỗ trợ tài chính và tư vấn của các chuyên gia thuộc chính phủ. Nếu như Hoa Kỳ tập trung các gói cứu trợ quy mô lớn mang tính toàn diện vào các NHTM, thì chính Trung Quốc trực tiếp can thiệp vào việc cơ cấu lại tổ chức, tái hoạt động các NHTM, các doanh nghiệp.
    Một điều khác biệt quan trọng nữa chính là việc tập trung các kênh giải quyết nợ xấu của Hoa Kỳ và Trung Quốc. Trung Quốc đứng đầu là chính phủ tập trung giải quyết trực tiếp các khoản nợ xấu cùng những hệ lụy của nó. Tuy nhiên, với Hoa Kỳ ngoài sự can thiệp chính phủ đã mở rộng kênh giải cứu nền kinh tế. Điển hình nhất là việc kết hợp với doanh nghiệp tư nhân giải quyết nợ xấu. Chính phủ Hoa Kỳ rót tiền hỗ trợ vào các ngân hàng lớn nhằm gián tiếp khuyến khích mua lại các NHTM yếu kém và các tổ chức tính dụng sắp phá sản. Điều này giúp chia nhỏ những món nợ khổng lồ, chia nhỏ rủi ro và áp lực lên vai ngân hàng nhà nước.
    Đồng thời, đây cũng là bài “tập trận” cho các doanh nghiệp về cách giải quyết nợ xấu. Chính giải pháp trên giúp Hoa Kỳ được đánh giá thành công hơn Trung Quốc trong việc giải quyết lượng nợ xấu khổng lồ. Và tất nhiên với Việt Nam, việc mở rộng kênh xử lý nợ xấu tương tự như Hoa Kỳ cũng là một giải pháp cần nghiên cứu kỹ, nhất là khi ngân sách của ngân hàng nhà nước khi đầu tư cho công ty mua nợ xấu hiện nay là thiếu hụt. Bên cạnh đó, chính ngân hàng nhà nước vẫn còn tỏ ra thận trọng, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chuyển “nợ xấu” thành “vốn” của mình.
    Câu chuyện “nợ xấu” sẽ còn là vấn đề tranh cãi nhất là khi việc thành lập các công ty nợ xấu gặp rất nhiều khó khăn trong khâu “minh bạch hóa”. Xét về mặt kinh tế học, nhà nước cứu doanh nghiệp này đồng nghĩa là lấy đi “miếng cơm” của doanh nghiệp khác dù ít hay nhiều. Đặc biệt, khi “miếng cơm” ấy liên quan đến nhiều người thì việc giải quyết càng khó khăn.
    Với Việt Nam, khi chưa có một động thái hay quyết định rõ ràng thì việc xử lí nợ xấu vẫn là một bài toán chưa nhận ra đáp số cuối cùng. Nên nhớ rằng, điểm chung nhất đáng chú ý giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chính là tính nhanh gọn và quyết đoán từ quá trình thực thi chính sách. Đó là bài học đáng chú ý nhất cho quá trình giải quyết nợ xấu của Việt Nam.
    Theo Đỗ Thiện - Kim Ngân
    Vietnamnet
  9. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    'Đã đến lúc chuẩn bị cho giai đoạn kinh tế phục hồi'





    [​IMG]
    Theo ông Trần Du Lịch, ủy viên UBKT Quốc hội, kinh tế đã chạm đáy, bắt đầu phục hồi, vì vậy DN cần sẵn sàng kế hoạch cho chu kỳ mới theo hướng quan tâm nhiều hơn vào lĩnh vực cốt lõi của mình.
    Lạm phát tiếp tục giảm, sản xuất có dấu hiệu tăng trở lại và tín dụng cho nền kinh tế bớt âm. Theo ông những tín hiệu này nói lên điều gì? - Xét về tình hình vĩ mô, tôi cho rằng những khó khăn của kinh tế Việt Nam đã chạm đáy rồi và hiện giờ là trong giai đoạn hồi phục.
    Riêng chỉ số CPI 6 tháng đầu năm giảm ở mức thấp, cần nhìn nhận rằng đây không phải do chi phí sản xuất giảm mà là kết quả tổng cầu giảm vì sức mua suy yếu. Do đó, tất cả những yếu tố này chỉ mang tính tạm thời, nếu Việt Nam không cẩn thận, lạm phát rất dễ bùng phát. Khi đó, cái vòng luẩn quẩn chống lạm phát lại giảm phát, đến khi chống giảm phát lại lạm phát đã diễn ra từ năm 2007 sẽ tái diễn thì rất nguy hiểm.
    Thưa ông, dựa trên những cơ sở nào ông cho là kinh tế Việt Nam đã chạm đáy và đang trong quá trình hồi phục?
    - Tôi có cơ sở về nhận định này. Đó là tăng trưởng kinh tế quý II ước đạt 4,5%, cao hơn mức 4% của quý I (mức đáy và không thể thấp hơn). Chỉ số phát triển doanh nghiệp cũng bắt đầu bớt tiêu cực hơn. 5 tháng đầu năm, có khoảng 21.800 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, tăng 9,5%, so với cùng kỳ. Tuy nhiên, riêng tháng 5, số doanh nghiệp “chết” đã bắt đầu giảm khoảng 10% so với tháng 4.
    Ngoài ra, hàng tồn kho của doanh nghiệp cũng có xu hướng giảm dần, từ mức cao 34,9% của tháng 3 xuống lần lượt 32,1% và 29,4% trong tháng 4 và 5. Và đến 1/6 chỉ còn khoảng 26,4%.
    Lãi suất cho vay tính đến 21/6 cũng đã giảm gần 3%, tiền đồng được cải thiện và ổn định hơn nhiều. Nhu cầu tiêu dùng bắt đầu quay trở lại, kích thích sản xuất. Một số yếu tố khách quan như giá dầu thô đã ổn định, kinh tế Mỹ cũng đã khởi sắc và điều đó giúp Việt Nam tăng xuất khẩu, đầu tư. Rõ ràng khủng hoảng đã chạm đáy và sự phục hồi đang diễn ra.
    Vậy để đón đầu xu hướng phục hồi của nền kinh tế, theo ông Việt Nam nên làm gì?
    -Trước hết, về phía doanh nghiệp cần sẵn sàng chuẩn bị cho chu kỳ tới, khi khó khăn qua đi sẽ có nguồn lực tốt để tăng tốc phát triển. Trong đó, một nguyên tắc cần ghi nhớ là xây dựng chiến lược phát triển hệ thống càng đơn giản càng tốt, tối đa hóa hoạt động để tập trung vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.
    Vấn đề quan trọng là doanh nghiệp cần nghiêm túc đánh giá lại năng lực của mình như: sử dụng nhân lực, nguồn vốn có hợp lý hay không, sản phẩm đã phù hợp với thị trường chưa…, từ đó đưa ra chiến lược phù hợp với thời điểm hiện tại.
    Về phía cơ quan quản lý cần nhìn nhận rằng với tình hình này, nếu không có động tĩnh can thiệp gì thì CPI đến hết năm nay chỉ tăng khoảng 5-6%. Do đó, về chính sách, chúng ta cần chủ trương chuyển hướng chống lạm phát sang chủ động đưa CPI lên 8% vào cuối năm nay. Lúc đó, chính sách tài khóa sẽ có dư địa 3% để đưa tăng trưởng kinh tế lên khoảng 5,5% là đạt yêu cầu.
    Tuy nhiên, để tránh rơi vào vòng luẩn quẩn, chống lạm phát lại suy giảm, chống suy giảm lại tăng lạm phát như tôi đã nêu... thì lần này Chính phủ có sự đổi mới cách làm. Theo đó, mặc cho nền kinh tế 'kêu than' dữ dội nhưng Thủ tướng chủ trương chỉ tăng tổng cầu trong kế hoạch chứ không phá kế hoạch. Thứ hai là chỉ hỗ trợ thị trường chứ không cứu doanh nghiệp bằng biện pháp hỗ trợ lãi suất như năm 2009.
    Theo quan điểm cá nhân tôi, để hỗ trợ nền kinh tế, Chính phủ hiện nay đang có dư địa rất lớn từ hai công cụ là tiền tệ và tài khóa chứ không phải bế tắc như năm ngoái. Xét về chính sách tiền tệ, tính tới 21/6, tăng trưởng tín dụng chỉ mới trên dưới 0%. Như vậy, kế hoạch tăng trưởng 15-17% vẫn còn nguyên. Giả sử năm nay Việt Nam chỉ cần tăng trưởng tín dụng 10% thì từ giờ đến cuối năm, mỗi tháng sẽ cung ra thị trường khoảng 50.000 tỷ đồng.
    Thứ hai về nguồn ngân sách (gồm đầu tư của nhà nước và trái phiếu), từ nay đến cuối năm mỗi tháng có thể bơm ra hơn 21.000 tỷ đồng. Vậy tổng cộng hai khoảng này mỗi tháng Việt Nam có thể bơm ra nền kinh tế 71.000 tỷ đồng để kích thích sản xuất, tăng trưởng GDP.
    Với nguồn lực lớn như vậy, lãi suất lại liên tục được Ngân hàng Nhà nước cắt giảm trong khoảng thời gian vừa qua, nhưng thưa ông vì sao nền kinh tế vẫn thiếu vốn?
    - Theo tôi đó là do Việt Nam đang vướng 'cục máu đông' là nợ xấu và sức mua thị trường suy yếu. Hai yếu tố này đã chặn lại dòng vốn ra thị trường. Từ nay đến cuối năm làm sao phải hấp thụ được lượng tiền 71.000 tỷ đồng mỗi tháng mới là vấn đề mấu chốt để thúc đẩy tăng trưởng.
    Muốn vậy, trên góc độ chính sách tiền tệ, ngân hàng phải tập trung cho nông nghiệp nông thôn và gỡ khó dần cho bất động sản. Riêng cục máu đông nợ xấu, (không xét đến yếu tố thành lập công ty mua bán nợ Quốc gia 100.000 tỷ) thì trước hết, bản thân các ngân hàng phải có trách nhiệm giải quyết.
    Theo đó, tôi cho rằng, những nhà băng trong nhóm G14 có lãi, cần trích lập dự phòng 70% cho nợ xấu, phần còn lại các nhà băng khác dùng công cụ mua nợ để giảm nợ xấu xuống. Bằng mọi giá, trong năm nay phải giảm cục máu đông này thì mới mong khai thông được nguồn vốn.
    Hiện nay, việc Ngân hàng Nhà nước cho các nhà băng được tự do thỏa thuận lãi suất tiết kiệm dài hạn với khách hàng nhưng vẫn siết kỳ hạn ngắn khiến nhiều người lo ngại xảy ra tình trạng lách luật và làm méo mó thị trường. Ông nhận định sao về chủ trương này?
    - Tuy hiện nay vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng cơ bản đã được giải quyết, nhưng vẫn còn căng thẳng đối với một vài nhà băng nhỏ. Do đó, nếu tự do hóa lãi suất vào thời điểm này, các nhà băng yếu kém có thể đẩy cao lãi suất huy động để hút vốn bù đắp thanh khoản, châm ngòi cho cuộc đua lãi suất. Khi đó, mặt bằng chung sẽ bị đẩy lên cao càng gây khó cho nền kinh tế.
    Theo tôi, chỉ khi nào giải quyết được cục máu đông nợ xấu và xử lý triệt để các ngân hàng yếu kém thì mới dỡ trần lãi suất được. Và đến khi kinh tế thực sự ổn định thì phải bỏ các biện pháp hành chính, trả lại theo cơ chế thị trường.
    Theo Lệ Chi
    VnExpress



  10. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427

Chia sẻ trang này