Làm giàu từ chứng khóan - những thông tin bổ ích ! (t3)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 19/06/2012.

6864 người đang online, trong đó có 982 thành viên. 13:46 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 34960 lượt đọc và 1012 bài trả lời
  1. HoangLan88

    HoangLan88 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/05/2012
    Đã được thích:
    3.255
    Anh có chị Tím rùi mừ? :-??
  2. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334
    [​IMG]

    Hình như là em Tím ? :-??


  3. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    [r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)]
  4. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    E mặc áo Tím.:)):)):)):)):))
  5. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Nhà này không có ai hết vậy.hixhix.Thui E chúc các bác cuối tuần vui vẻ.
    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  6. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
  7. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Giật mình với gần 1.000 doanh nghiệp FDI bỏ trốn

    [​IMG]- Nền kinh tế đang tồn tại tới 92.710 doanh nghiệp không thể xác minh và trong số này có tới gần 1000 doanh nghiệp FDI bỏ trốn. Số doanh nghiệp hấp hối gia tăng chóng mặt.

    Hơn 26.000 DN giải thể, phá sản ngừng hoạt động
    Thoát phá sản nhờ Euro
    Thoái vốn DNNN: Lỗ còn hơn phá sản

    Xem bài khác trên Vef.vn
    Bức tranh toàn cảnh thực trạng sự tồn tại của doanh nghiệp trong năm 2011 vừa được Tổng Cục Thống kê công bố tại cuộc họp báo sáng nay, 29/6.

    Doanh nghiệp hấp hối tăng chóng mặt

    Theo Tổng Cục Thống kê, nếu tồn tại về mặt pháp lý, cả nước có tới 541.103 doanh nghiệp nhưng nếu loại trừ số doanh nghiệp "ma", chỉ còn có 448.393 doanh nghiệp. Tuy nhiên, số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế chỉ có 375.732 doanh nghiệp, chiếm 83,7% số doanh nghiệp.

    [​IMG]
    Khó khăn của DN do sức mua suy giảm (ảnh: PH)

    Một lượng lớn các doanh nghiệp đã đăng ký thành lập nhưng vẫn chưa đi vào hoạt động thực sự, tính cả năm 2011 lên tới 17.547 doanh nghiệp. Nhóm doanh nghiệp này chủ yếu thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và đang trong quá trình đầu tư xây dựng. Tổng Cục Thống kê cho biết, hàng năm, tỷ lệ các doanh nghiệp dạng thành lập nhưng chưa hoạt động thường chiếm từ 17-23% so với số doanh nghiệp đăng ký mới. Năm 2011, tỷ lệ này là 22,6%.

    Số doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất kinh doanh cũng chiếm số lớn, lên tới 23.689 doanh nghiệp, chiếm khoảng 5,3% tổng số doanh nghiệp tồn tại trên pháp lý. Một số thành phố, tỉnh trực thuộc Trung ương có tỷ lệ doanh nghiệp này khá cao, như Sóc Trăng với 19,4%, Cần Thơ có 19%, Hải Dương 15,8%, Nghệ An 13,5%, Vĩnh Phúc 11,4%... Các tỉnh này đã có số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động gấp từ 2- 4 lần so với tỷ trọng trung bình toàn quốc.

    Các doanh nghiệp đang chờ giải thể tính tại thời điểm 1/1/2012 cao hơn cả số tạm ngừng hoạt đông, với 31.425 doanh nghiệp. Đáng chú ý, các doanh nghiệp này đều tập trung nhiều ở các đầu tầu kinh tế lớn của đất nước như TP.HCM có 13.222 doanh nghiệp, Hà Nội có 7.442 doanh nghiệp, Đà Nẵng có 2.696 doanh nghiệp. Tồn tại tới con số lớn này là do quy trình phá sản doanh nghiệp hiện nay còn chưa phù hợp, phức tạp nên kéo dài thời gian hoàn tất thủ tục.

    Theo Tổng Cục Thống kê, các doanh nghiệp thuộc 3 nhóm trên: tạm ngừng hoạt động, đăng ký nhưng không hoạt động... thuộc khu vực doanh nghiệp tư nhân. Là nhóm dễ bị tổn thương nhất trong giai đoạn hiện nay và rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước.

    Gần 93.000 DN biến mất không thể xác minh

    Đặc biệt, cuộc rà soát của Tổng Cục Thống kê còn đưa ra nhóm doanh nghiệp không thể xác minh được. Toàn bộ nền kinh tế có tới 92.710 doanh nghiệp ở trình trạng này, chủ yếu thuộc khu vực doanh nghiệp tư nhân với con số xấp xỉ là 91.517 doanh nghiệp.

    So với tổng số doanh nghiệp hiện có, số doanh nghiệp không xác minh được chiếm 20,6%.

    Dữ liệu từ Tổng cục Thuế báo cáo cho biết, trong số trên, có tới 60.454 doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích.

    Lý giải về phân loại "không thể xác minh", Tổng Cục Thống kê cho biết, đây thực chất là các doanh nghiệp hoạt động trá hình, doanh nghiệp ma, thành lập để buôn bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng, không thực hiện nghĩa vụ thuế và không có địa chỉ rõ ràng. Ngoài ra, nguyên nhân khác được tính đến là do các doanh nghiệp đã giải thể trong im lặng, không làm thủ tục "khai tử" khi không hoạt động thực sự.

    Quy mô của các doanh nghiệp này là siêu nhỏ, nhỏ hoặc vừa. Việc chấp hành pháp luật không nghiêm minh, khi thay đổi địa điểm sản xuất kinh doanh và trụ sở làm việc đã không báo cáo cho Cục Thuế và Sở kế hoạch đầu tư tỉnh.

    Nói cách khác, các doanh nghiệp này không còn tồn tại trong nền kinh tế. Đa số, nhóm này tập trung ở Tp HCM với 48.531 doanh nghiệp, chiếm tới 26,8%, Hà Nội có 32.174 doanh nghiệp, chiếm 19,7%...

    Tuy nhiên, một dữ liệu rất đáng chú ý ở nhóm này là số các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) rất lớn. Hiện có tới 983 doanh nghiệp FDI không thể xác minh, trong đó, TPHCM có 760 doanh nghiệp và Hà Nội có 161 doanh nghiệp FDI. Theo đánh giá của cơ quan thống kê, nguyên nhân được xác minh chính là các nhà đầu tư FDI làm thủ tục xin cấp phép dự án đầu tư, nhưng khi triển khai dự án, đã không xin được đất hoặc có nhiều nguyên nhân khác nên chủ doanh nghiệp bỏ trốn.

    Các cán bộ điều tra của Tổng cục thống kê xuống làm việc, thường lần theo địa trong giấy chứng nhận đậu tư nhưng thực tế không tìm thấy doanh nghiệp nào tồn tại trên địa bàn.

    Đánh giá chung của Tổng Cục thống kê cho hay, tình trạng doanh nghiệp không xác minh được, chờ giải thể lớn, chiếm tới 22,9% tổng số doanh nghiệp được thành lập đã cho thấy, tính hiệu quả thấp của thể chế đối với cộng đồng doanh nghiệp.
  8. chaiens

    chaiens Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2011
    Đã được thích:
    425
    Có khi nào nước mắm, nước tương, nước giải khát của Masan được pha từ những cái này không nhỉ?????

    Bắt giữ lô hàng phụ gia Trung Quốc "1 giọt nước cốt pha tám cốc nước trái cây"
    Ngày 27/6, đội 6 Phòng CSMT, CATPHN phối hợp với đội QLTT số 11, Chi cục QLTTHN đã phát hiện nhiều loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm của Trung Quốc, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc.

    Bắt giữ lô hàng phụ gia Trung Quốc "1 giọt nước cốt pha tám cốc nước trái cây"

    http://cafef.vn/20120629032349448CA...1-giot-nuoc-cot-pha-tam-coc-nuoc-trai-cay.chn
  9. trongvcbs

    trongvcbs Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    73
    Chỉ có anh là tốt thoai[};-
  10. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Kỹ nghệ “bơm, đẩy” thông tin





    [​IMG]
    Nhiều NĐT đã gặp “ác mộng” khi mua theo cổ phiếu có thông tin được các “sếp” lớn đăng ký mua. Vì nhiều khi các sếp “nói vậy mà không phải vậy”.
    Sau thông báo mua vào khối lượng lớn cổ phần từ HĐQT, đà lao dốc cổ phiếu DLG của CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai trong 8 tuần bị chặn đứng với hai phiên quay đầu tăng trần. Tuy nhiên, trong hai phiên kế tiếp, DLG lại nằm sàn với lượng dư bán lớn. Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp NĐT đánh cược theo các giao dịch lớn tương tự DLG có thể gặp rủi ro.



    Rủi ro của việc bắt “dao rơi”
    “Bắt dao rơi” là thuật ngữ giới đầu tư chứng khoán ám chỉ việc bắt đáy một cổ phiếu đang trượt dốc mạnh với kỳ vọng giá sớm phục hồi. Nếu như việc bắt con dao đang rơi ít nguy hiểm nhất khi vừa chạm đất, thì việc bắt đáy một cổ phiếu chỉ an toàn khi vừa quay đầu phục hồi. Với đa phần NĐT cá nhân không có lợi thế về tiếp cận thông tin, dấu hiệu quan trọng nhất của việc cổ phiếu lập đáy là lãnh đạo công ty niêm yết đăng ký mua vào cổ phần với khối lượng lớn. Động cơ thúc đẩy là suy luận rằng, ít ai có thể vượt các VIP của DN về độ hiểu công ty.
    Đơn cử như trường hợp gây chú ý gần đây là DLG. Với mức giá xấp xỉ 2 “chấm” đầu tháng 5, đến cuối tuần trước, giá cổ phiếu này giảm xuống 8.800 đồng/CP. Ngày 22/6, website của DLG công bố thông tin ông Bùi Pháp, Chủ tịch HĐQT khẳng định, cá nhân ông cùng với một số lãnh đạo Tập đoàn đăng ký mua 7 - 8 triệu cổ phiếu, tương đương 24 - 27 lần tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu này trong tháng 5. Được hỗ trợ bởi thông tin về đợt mua vào diễn ra trong 1 tháng, ngay phiên sau đó, cổ phiếu DLG lập tức quay đầu.
    Tuy nhiên, các giao dịch lớn gần đây thường phát đi tín hiệu nhiễu. Chẳng hạn, với DLG, khối lượng đăng ký mua nếu được thực hiện đúng chắc chắn phải thông qua giao dịch thỏa thuận. Đáng chú ý là chỉ vài ngày trước khi thông tin đăng ký mua vào được công bố bởi Chủ tịch DLG, đã có 4 VIP của DLG đăng ký bán ra từ vài trăm ngàn đến cả triệu cổ phiếu.

    Trong số này có cả chị gái và vợ ông Bùi Pháp. Trong ngắn hạn, quan hệ cung cầu sẽ quyết định giá cổ phiếu. Các giao dịch lớn cũng là một tín hiệu cung cầu, nhưng sẽ không đáng tin cậy nếu được thực hiện nội khối hay lòng vòng.
    Một hiện tượng phổ biến hiện nay là lãnh đạo DN có xuất phát điểm là công ty tư nhân hay gia đình rất chú trọng đến giao dịch cổ phiếu. Đà trượt dốc bất thường của nhiều cổ phiếu thời gian qua đa phần nằm trong diện cổ phiếu bị giải chấp khi các VIP đem cầm cố cổ phần. Hơn ai hết, chính các VIP trong DN, CTCK và sau đó là khách hàng lớn được rỉ tai cập nhật hàng ngày về khối lượng cần giải chấp. Nếu không lợi thế về thông tin, “bắt dao rơi” là một chiến thuật nguy hiểm với cả các NĐT cá nhân dạn dày kinh nghiệm.



    Kỹ nghệ “bơm” tin
    Cơn sốt đầu cơ cổ phiếu khoáng sản diễn ra mạnh mẽ trong nửa cuối tháng 4/2012. Trong số này, cổ phiếu BKC của CTCP Khoáng sản Bắc Cạn ít được chú ý dù có mức phục hồi gần 3 lần kể từ đáy. Tuy nhiên, BKC khá lý thú xét trên phương diện nghiên cứu mối liên quan giữa thông tin từ DN niêm yết ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.
    Trong tháng 2 và tháng 3, cả Kế toán trưởng và con trai Chủ tịch HĐQT đã đăng ký mua vào hàng trăm ngàn cổ phiếu BKC. Vào đầu tháng 4, giá BKC còn xoay quanh mệnh giá, nhưng ngay sau đó đã tăng vọt rất nhanh cả về giá lẫn khối lượng giao dịch. Đến giữa tháng 4, trên thị trường râm ran tin đồn BKC được cấp phép khai thác mỏ vàng. Đến ngày 20/4, BKC công bố chính thức tin này trên website. Ngày 24/4, BKC tiếp tục công bố tin dự án khai thác quặng chì, kẽm mỏ Nà Bốp - Pù Sáp. Sau các thông tin này, không chỉ Kế toán trưởng lẫn con trai của Chủ tịch HĐQT mà BKC cũng đăng ký bán ra cổ phiếu quỹ.
    Đáng chú ý nhất là thông tin dự án của BKC được Bộ Tài nguyên và Môi trường có công văn cấp phép từ ngày 10/2, nhưng tới 70 ngày sau BKC mới chính thức công bố. Trong khoảng thời gian đó, liệu có bình thường không khi một số yếu nhân liên quan đến Công ty đã mua vào cổ phiếu và kịp bán ra khi BKC đạt đỉnh, tăng lên gần 2 chấm? Trước đây, theo thông lệ BKC cũng chỉ thông báo các thông tin định kỳ.
    Thông tin do DN công bố được xem như nguồn chính thống và đáng tin cậy nhất với đa phần cộng đồng NĐT sử dụng để ra quyết định mua bán. Tuy nhiên, khi DN ra tin một cách vô tình hoặc có ý định “kéo đẩy” giá cổ phiếu, phần thiệt hại luôn thuộc về các NĐT ít thông tin.

    Công nghệ “bơm đẩy”


    Tuyên bố mới đây của ông Kiều Hữu Dũng, Chủ tịch HĐQT CTCK Sacombank về khả năng cổ phiếu SBS có thể hủy niêm yết ngay lập tức gây ra hiệu ứng tiêu cực khi các NĐT thực hiện một cuộc tháo chạy ra khỏi cổ phiếu này.

    Đơn thư về các sai phạm tại SBS gửi đi một số nơi là phát pháp hiệu phơi ra ánh sáng nhiều câu chuyện hậu trường của CTCK một thời nổi như cồn. Không thể quy kết các vấn đề của SBS trước đây cho Ban lãnh đạo hiện nay, nhưng cũng khó có thể “hồi tố” trách nhiệm cho Ban lãnh đạo trước đây khi tất cả đã hạ cánh an toàn. Chỉ có các cổ đông trung thành của SBS đứng trước nguy cơ thiệt hại nặng nề, thậm chí có nguy cơ mất trắng.


    Lật lại hồ sơ của SBS gần đây có thể thấy, có thời điểm cổ phiếu SBS đã được “bơm đẩy” có chủ đích nhằm thoát hàng. Chẳng hạn, thời điểm kết thúc quý I/2012, một loạt VIP của SBS lúc đó đã đăng đàn công bố về một SBS lành lặn và mạnh khỏe sau khi tái cấu trúc tài chính. Cũng trong thời gian này, giá cổ phiếu SBS đã tăng gấp đôi.


    Tuy nhiên, những nhân sự chủ chốt này sau đó đã đăng ký bán sạch cổ phiếu và đa phần đã rời SBS sau ĐHCĐ vừa qua. Đầu tư hay thậm chí đầu cơ cũng phải dựa trên thông tin công bố của DN.

    Tuy nhiên, khi sự thật đã được khúc xạ có chủ đích, kết cục với các NĐT say sưa với các cổ phiếu có diễn biến bất thường thường là thua lỗ. Và đây là hồi chuông cảnh báo với giới đầu tư chạy theo những cổ phiếu được bơm đẩy nhưng chưa lộ diện.
    Theo Kinh Kha
    ĐTCK

Chia sẻ trang này