1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Làm giàu từ chứng khóan - những thông tin bổ ích ! (t3)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 19/06/2012.

5065 người đang online, trong đó có 399 thành viên. 14:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 35067 lượt đọc và 1012 bài trả lời
  1. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    SBS: Không loại trừ khả năng hủy niêm yết





    [​IMG]
    Về cơ bản SBS đã mất hết vốn. Trách nhiệm của ban lãnh đạo mới là bảo vệ quyền lợi của khách hàng và nhà đầu tư.
    Hiện trạng tài chính của CTCP Chứng Khoán NH Sài Gòn Thương Tín (HOSE: SBS) thật sự đang như thế nào và ban lãnh đạo mới đang triển khai những biện pháp gì để vực dậy doanh nghiệp? Những câu hỏi này được chúng tôi đặt lên bàn ông Kiều Hữu Dũng, chủ tịch hội đồng quản trị SBS. Ông cho biết:
    - Ngay lúc này chúng tôi đang cho đơn vị kiểm toán mới (cũng là công ty quốc tế. Công ty kiểm toán cho SBS thời gian qua là PWC - NV) kiểm toán lại nhằm đánh giá toàn bộ thực trạng tài chính của SBS những năm vừa qua, xác định rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến thua lỗ. Trên cơ sở đó mới xác định được chiến lược trung hạn cũng như kế hoạch kinh doanh trong giai đoạn tới. Hiện thời ban lãnh đạo mới đang sắp xếp nhân sự, bộ máy; kiểm soát hoạt động hàng ngày để đảm bảo tiền gửi của nhà đầu tư được an toàn.
    Những khả năng nào có thể xảy ra với SBS sau khi các ông nắm được toàn cảnh bức tranh tài chính của công ty?
    Ông Kiều Hữu Dũng: Mọi quyết định quan trọng liên quan đến SBS đều phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua, trong đó không loại trừ khả năng hủy niêm yết. Tuy nhiên, như tôi đã nói, các khả năng đều phải căn cứ vào kết quả kiểm toán tới đây.

    Trong thời điểm khó khăn bây giờ, các cổ đông lớn sẽ tiếp tục hỗ trợ SBS thông qua hình thức nào, thưa ông?
    - Cách đây 9-10 tháng cổ đông lớn là Sacombank đã mua 800 tỉ đồng trái phiếu chuyển đổi. Đây là nguồn duy nhất hiện nay hỗ trợ hoạt động của công ty. Việc chuyển đổi trái phiếu còn phải chờ Ngân hàng Nhà nước xét duyệt vì theo qui định một tổ chức tín dụng không được đầu tư quá 11% vốn của một công ty. Nếu không được chấp thuận SBS phải trả lại tiền cho Sacombank.

    Số tiền 800 tỉ đồng hiện còn bao nhiêu, thưa ông?
    - Còn gần 600 tỉ đồng và số lãi thu hàng tháng từ số này tiền đủ để duy trì hoạt động của SBS.

    Nghĩa là toàn bộ vốn điều lệ của SBS đã mất hết?
    - Về cơ bản SBS đã mất hết vốn. Trách nhiệm của ban lãnh đạo mới là bảo vệ quyền lợi của khách hàng và nhà đầu tư.

    Vậy hiện SBS có còn nợ không thưa ông?
    - Vẫn còn một số nợ nhất định vài trăm tỉ đồng. Số nợ này khá dích dắc, theo đó SBS ở vai trò môi giới giữa ngân hàng và khách hàng vay. Chúng tôi đang tích cực thu hồi từ khách hàng để trả nợ cho bên cho vay.

    Một câu hỏi riêng. Ông đã từng là quan chức cấp cao của Ngân hàng Nhà nước (ông Kiều Hữu Dũng nguyên là vụ trưởng vụ Các ngân hàng, NHNN – NV), việc tham gia vào SBS có ảnh hưởng đến uy tín cá nhân ông?
    - Việc ảnh hưởng hay không đến uy tín cá nhân tôi không quan trọng. Quan trọng hiện nay là tìm và tính toán phương án phục hồi SBS. Việc phục hồi công ty phụ thuộc vào nhiều yếu tố, kể cả sự ủng hộ của dư luận, thị trường, cổ đông, nhà đầu tư. Chúng tôi rất mong có được sự ủng hộ đó.
    Xin cám ơn ông.
    Theo Hải Lý
    Finfonet
  2. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    GDP cả nước 6 tháng tăng 4,38%





    [​IMG]
    Đến 01/01/2012 có 5,3% số doanh nghiệp tạm ngừng SXKD tương đương 23.689 doanh nghiệp.
    Sáng nay, ngày 29/6/2012, Bộ Kế hoạch và đầu tư tổ chức họp báo công bố tình hình kinh tế, xã hội cả nước 6 tháng đầu năm 2012.

    Theo đó tăng trưởng GDP 6 tháng đạt 4,38% so với cùng kỳ năm 2011. Đạt được mức tăng trưởng này do trong quý II, tăng tưởng GDP là 4,66% vượt mức dự báo 4,5% trước đây. 6 tháng đầu năm 2011, GDP cả nước tăng 5,57% so với cùng kỳ năm 2010.

    Trong đó khu vực nông lâm và thủy sản tăng 2,81%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng trưởng 3,81% và khu vực dịch vụ tăng trưởng 5,57%.
    Tại cuộc họp báo cơ qua thống kê cũng thông báo kết quả ra soát số lượng doanh nghiệp tính đến 01/01/2012. Tính đến thời điểm rà soát có 541 ngàn doanh nghiệp tồn tại về mặt pháp lý, nhưng chỉ có 448 ngàn doanh nghiệp được xác minh.
    Sau khi rà soát thì đến 01/01/2012 có 5,3% số doanh nghiệp tạm ngừng SXKD tương đương 23.689 doanh nghiệp.
    Số doanh nghiệp chờ giải thể là 31.425 doanh nghiệp; trong đó Hà Nội có 7.442 doanh nghiệp; Tp Hồ Chí Minh có 13.222 doanh nghiệp; Đà Nẵng 2.696 doanh nghiệp.Toàn nền kinh tế có 92.710 doanh nghiệp không xác minh được.
    Trong 6 tháng đầu năm 2012 có 36.195 doanh nghiệp thành lập mới (giảm 1,25%) với số vốn đăng ký 232,5 ngàn tỷ đồng (giảm 3,5%) so với cùng kỳ năm trước.
    Số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động SXKD ước là 4.110 doanh nghiệp; trong đó 610 doanh nghiệp đã giải thể và 3500 doanh nghiệp nhưng hoạt động SXKD.
    Tổng đầu tư toàn xã hội 6 tháng đạt 431,7 ngàn tỷ đồng, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước và bằng 34,5% GDP. Vốn đầu tư từ khu vực Nhà nước chiếm 36,8% tổng vốn và tăng 6,8%; khu vực ngoài Nhà nước chiếm 37,7% tăng 18,1% và khu vực FDI chiếm 25,5% tăng 4,2% so với cùng kỳ.
    Thanh Hải

    Theo TTVN/GSO
  3. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Tín dụng có “song ca” cùng GDP?





    [​IMG]
    Những mặt hàng như xe máy chịu nhiều ảnh hưởng khi người dân thắt chặt chi tiêu.

    TS. Nguyễn Trí Hiếu– Chuyên gia ngân hàng cho rằng, nền kinh tế Việt Nam dựa nhiều vào tín dụng, nhất là từ năm 2010 trở về trước. Qua kênh tín dụng, các doanh nghiệp có vốn để sản xuất kinh doanh.
    Nhưng tín dụng không phải là công cụ duy nhất để tăng GDP. Bởi GDP còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác như sức cầu, chính sách xuất nhập khẩu, thương mại… Nhìn lại quá khứ…
    Theo các chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh lạm phát cao, hay suy giảm kinh tế đều phải chú trọng đến chất lượng tín dụng. Hiện, mặc dù lạm phát đang được kiểm soát song rủi ro vẫn còn tiềm ẩn, trong khi tăng trưởng kinh tế (GDP) đã chậm lại... chúng ta càng phải xử lý và cân nhắc một cách cẩn trọng trong điều hành.
    Đã có nhiều ý kiến bàn luận xung quanh vấn đề là có nên đẩy tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá để giữ được tốc độ tăng GDP, hay chú trọng vào nâng cao chất lượng tín dụng.
    Có một thực tế là không phải cứ tăng trưởng tín dụng cao thì GDP tăng theo tương ứng. Chẳng hạn, như quý I/2010, tăng trưởng tín dụng 3,34% so với cuối năm 2009, nhưng tăng trưởng GDP của quý I/2010 là 5,84%; Quý I/2011 tăng trưởng tín dụng 5%, trong khi GDP tăng 5,43%. Đó là so sánh ở phạm vi quý, còn theo năm: năm 2010 tăng trưởng tín dụng 31,2% và GDP đạt 6,78%, nhưng năm 2011 tín dụng chỉ tăng có 13% song GDP vẫn tăng tới 5,89%.
    Năm 2011, tăng trưởng tín dụng chỉ cao hơn 2 lần GDP. Tỷ lệ này của các năm trước đây thường lên tới 5 - 6 lần (trung bình tăng trưởng tín dụng 5 năm gần đây là 33% và 10 năm gần đây là 29,4%). “Lượng vốn giảm đi mà vẫn đảm bảo tăng trưởng kinh tế, cho thấy hiệu quả và chất lượng của vốn tín dụng cho nền kinh tế đã cao hơn” - Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đánh giá. Đặc biệt, dòng vốn ngân hàng đã được định hướng tốt hơn. Năm 2011, tăng trưởng tín dụng nói chung chỉ đạt 13%, nhưng vốn cho khu vực tam nông tăng tới trên 30%, tín dụng xuất khẩu thậm chí tăng tới 54%.
    TS. Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia ngân hàng cho rằng, nền kinh tế Việt Nam dựa nhiều vào tín dụng, nhất là từ năm 2010 trở về trước. Qua kênh tín dụng, các doanh nghiệp có vốn để sản xuất kinh doanh. Nhưng tín dụng không phải là công cụ duy nhất để tăng GDP. Bởi GDP còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác như sức cầu, chính sách xuất nhập khẩu, thương mại…
    [​IMG]
    Cân bằng lạm phát và tăng trưởng
    Bình luận về vấn đề có nên đẩy mạnh tín dụng trong những tháng cuối năm, bà Phan Thanh Hà – Phó Vụ trưởng Vụ tài chính – tiền tệ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, tăng trưởng tín dụng 5 tháng vẫn âm, mà GDP vẫn tăng 4% trong quý I và 4,5% trong quý II là không quá lo lắng. Tốc độ tăng trưởng GDP hiện nay đang phản ánh chính sách tín dụng được thực hiện chặt chẽ theo Nghị quyết 11/NQ-CP. Điều đó cho thấy không nhất thiết phải đẩy tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá, bởi chúng ta vẫn chưa nguôi nỗi lo lạm phát. Thường thì quý IV năm nay, và quý I năm sau CPI sẽ tăng do gần dịp Tết và dồn vốn giải ngân vào cuối năm. Trong khi đó, số liệu thống kê tiền tệ cho thấy, quý II tín dụng đã nới lỏng hơn. Số tiền đang cung ứng khá cao, và chúng ta chưa nguôi nỗi lo lạm phát.
    Theo Vụ Tín dụng (NHNN), mặc dù tín dụng nền kinh tế 5 tháng đầu năm vẫn âm, nhưng tín dụng cho tam nông vẫn tăng khoảng 3%. Điều này cho thấy, tín dụng đang đi vào những đối tượng ưu tiên. Còn theo TS. Vũ Đình Ánh, không nên quá chú trọng và lo ngại tăng trưởng tín dụng âm; hay có đạt được mức tăng trưởng tín dụng cả năm trên 10% hay không, mà phải tập trung vào nâng cao hiệu quả vốn tín dụng nói riêng, cũng như vốn đầu tư nói chung. TS. Vũ Đình Ánh lập luận: Thứ nhất, quy mô tín dụng, tổng tín dụng cho nền kinh tế của chúng ta rất lớn, ước khoảng 120% GDP của năm 2011. Thứ hai, tốc độ tăng tín dụng từ năm 2010 trở về trước rất cao (trung bình, những năm gần đây khoảng 33%/năm). Thứ ba, chất lượng tín dụng, hay nói cách khác là hiệu quả tín dụng chưa cao, kéo theo đó làm rủi ro tăng, nợ xấu cao. Ba nguyên nhân đó làm cho chúng ta luôn phải lo đến vấn đề bất ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là nguy cơ lạm phát cao.
    Chúng ta cần giữ sự cân đối giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát, nên bài toán tăng trưởng tín dụng phải được tính toán cẩn trọng. Theo TS. Cao Sỹ Kiêm – Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam, nếu nói không nên đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng cũng không được, nhất là trong bối cảnh doanh nghiệp đang khó khăn như hiện nay. Nhưng phải hướng tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, có nghĩa là phải đưa vốn vào đúng địa chỉ, vào nơi có hiệu quả; thúc đẩy sản xuất đi lên, giảm hàng tồn kho. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, tăng tín dụng quá mạnh mà dòng vốn không vào đúng địa chỉ có thể gây lạm phát, nhưng tăng thấp quá cũng không tốt. Do vậy, theo ông Kiêm, tăng tín dụng ở mức hợp lý, đưa vốn vào để tạo công ăn việc làm, người dân có thu nhập, tiêu dùng sẽ tăng. Và khi sản xuất phát triển, nhiều doanh nghiệp hồi phục được thì góp phần tăng trưởng tín dụng, tăng GDP. Nhưng trong bối cảnh chúng ta đang thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, tái cấu trúc DNNN thì càng cần phải chú trọng tới chất lượng tín dụng. TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, trong bối cảnh doanh nghiệp vướng hàng tồn kho thì phải đẩy mạnh tổng cầu. Tổng cầu lại có liên quan tới tín dụng, nhất là tín dụng cho lĩnh vực tiêu dùng. Do đó, khi tín dụng tiêu dùng được đẩy mạnh sẽ tăng mức cầu lên. Song sức cầu đó cũng không chỉ ở lãi suất tín dụng, mà còn phụ thuộc vào tâm lý người dân...
    Theo Quang Cảnh
    Thời báo ngân hàng
  4. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Hàng hóa Việt sắp vào EU với thuế suất bằng 0

    [​IMG]

    Hiệp định Thương mại Tự do EU - Việt Nam sắp sửa khởi động vòng đàm phán đầu tiên, tạo tiền đề cho việc xóa bỏ tới 90 dòng thuế đối với hàng hóa của hai bên.
    Tại Hà Nội chiều nay, Trưởng Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Hà Nội đã tổ chức họp báo thông tin về Hiệp định Thương mại Tự do giữa EU và Việt Nam. Theo đó, vào 26/6 vừa rồi tại Brussels (Bỉ), Cao ủy Thương mại EU Karel De Gucht và Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng đã chính thức khởi động đàm phán cho một Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa hai bên. Đây là hiệp định đem lại một thỏa thuận toàn diện trên các lĩnh vực biểu thuế, hàng rào phi thuế quan cũng như cam kết đối với các nội dung liên quan đến thương mại khác, nổi bật là vấn đề mua sắm, các vấn đề chính sách, cạnh tranh, dịch vụ và phát triển bền vững.
    Vòng đàm phán đầu tiên của Hiệp định bắt đầu vào mùa thu tới. Thông thường, quá trình đàm phán sẽ kéo dài nhiều vòng, trong nhiều năm. Tuy nhiên, Cao ủy Thương mại EU, ông Karel De Gucht kỳ vọng sẽ hoàn thành xong Hiệp định FTA với Việt Nam trước khi ông kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 10/2014.
    Theo ông Franz Jessen, Trưởng Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, việc ký kết Hiệp định FTA với EU sẽ đem lại cho Việt Nam nhiều lợi ích. Trước hết việc loại bỏ dần dần hoặc ngay lập tức 90 dòng thuế sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận sâu hơn vào thị trường EU, ngoài ra hàng hóa từ EU cũng dễ dàng đến tay người tiêu dùng Việt với giá rẻ hơn. Bên cạnh đó, một lợi ích khác không trực tiếp nhưng có hiệu quả tốt đối với nền kinh tế, là Việt Nam sẽ buộc phải tiến gần hơn đến tiêu chuẩn quốc tế về các vấn đề pháp lý. Như quyền bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với các sản phẩm Việt - ông Trưởng Phái đoàn lấy ví dụ - EU sẽ sớm công nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm nước mắm Phú Quốc cũng như nhiều sản phẩm khác. Việt Nam là đối tác thứ ba của EU trong khu vực ASEAN tiến hành đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do, sau khi đàm phán với Singapore và Malaysia đã bắt đầu vào năm 2010. Sau Việt Nam, EU tiếp tục nhắm đến các thành viên khác của ASEAN như Indonesia, Philippines, Thái Lan.
    Hiện Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ năm của EU trong khối ASEAN (và là thứ 35 của EU trên thế giới). Ngược lại EU là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam, sau Trung Quốc và Mỹ. EU cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam hiện nay, với kim ngạch 12,8 tỷ euro trong năm 2011. Năm 2011, EU xuất khẩu sang Việt Nam đạt 5,2 tỷ USD, với các mặt hàng chủ yếu là công ngêệ cao bao gồm máy móc, thiết bị điện, máy bay, phương tiện giao thông, dược phẩm, sắt thép. Ngược lại, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là giày da, quần áo, đồ dệt may, cà phê, hải sản và đồ nội thất da.
    EU hiện nay cũng là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với giá trị vốn đầu tư 1,8 tỷ USD, chiếm hơn 12% tổng vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp tại đây năm 2011.
    Theo Thanh Bình
    Vnexpress
  5. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Thương lái Trung Quốc 'khuynh đảo' thị trường nguyên liệu hải sản


    [​IMG]


    Khối lượng lớn nguyên liệu bạch tuộc đang “chảy” sang Trung Quốc mỗi ngày. (Ảnh một điểm thu mua nguyên liệu hải sản tại phường 12, TP Vũng Tàu). Ảnh: Lam Phương

    Ngành chế biến thủy hải sản BR-VT đang đứng trước một nghịch cảnh trớ trêu là các DN chế biến hải sản của tỉnh “đói” nguyên liệu triền miên...
    ...trong khi hàng ngày, hàng giờ, một lượng nguyên liệu lớn lại “chảy máu” sang Trung Quốc thông qua một đội ngũ thương lái khá hùng hậu và tinh xảo.

    Chi cục Quản lý thị trường tỉnh và các chủ DN chế biến hải sản cho biết, hiện có nhiều thương lái Trung Quốc vào tận các cảng cá trên địa bàn tỉnh BR-VT thuê các chủ vựa thu mua hải sản tươi sống xuất ra nước ngoài. Bằng nhiều chiêu thức, đội lái này đang gây sóng gió cho thị trường nguyên liệu hải sản ở BR-VT.
    Núp bóng nậu, vựa
    Bà Hồ Thị Hồng, chủ DNTN Thương mại Hồng Phú, một đầu mối thu mua hải sản cho các DN chế biến ở phường 12 cho biết, trước đây mỗi ngày bà thu mua hàng trăm tấn hải sản, nay sản lượng giảm từ 30 – 50%. “Bây giờ mua bán khó khăn lắm vì phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các mối lái từ nơi khác đến. Họ dẫn mối cho thương lái Trung Quốc hoặc người lạ từ TP HCM xuống trả giá rất cao, lại trả tiền liền. Chủ ghe thấy có lợi nên đổ xô bán cho họ. Trong khi đó, mình mua cho các DN phải đợi họ xuất được hàng rồi thanh toán thì mới có tiền trả cho chủ ghe. Hiện một số chủ nậu vựa thấy thương lái Trung Quốc mua giá cao cũng quay sang bán cho họ, bỏ mặc các DN chế biến trong tỉnh chịu cảnh đói hàng”, bà Hồng cho biết.
    Tại bãi tập kết hải sản ở Hải Đăng, “chỗ làm ăn” của các chủ vựa chuyên gom hàng cho thương lái Trung Quốc, người dân cho biết đây là nơi tập kết hải sản của Cty TNHH H.P. Tuy nhiên khi được hỏi về việc mua bán nguyên liệu hải sản, hai vợ chồng ông chủ Cty TNHH H.P đều tỏ thái độ khó chịu: “Chúng tôi có mua bán gì lớn đâu, chỉ làm gia công cho người ta thôi”. Thế nhưng, khi hỏi gia công cho Cty nào thì bà chủ gạt phắt : “Mấy người có muốn tìm hiểu gì thì đi nơi khác, ở đây không làm ăn gì đâu”. Cũng tương tự như vậy, nhiều tốp thanh niên tham gia thu mua, vận chuyển hàng tại bãi tập kết hàng đều lảng tránh các câu hỏi liên quan đến chủ, Cty và địa chỉ DN….
    Theo nguồn tin riêng, được biết ở khu vực cảng Phước Tỉnh có một số nậu vựa chuyên thu mua hải sản cho các DN, giờ chuyển hẳn sang gom nguyên liệu cho thương lái Trung Quốc. Vậy phải mất hai ngày với sự giúp đỡ nhiệt tình của Đội Quản lý thị trường số 6, chúng tôi mới tiếp cận với Cty TNHH Ngọc Thủy, DN duy nhất thừa nhận hoạt động thu mua hải sản cho thương lái Trung Quốc. Khi chúng tôi đến, Cty Ngọc Thủy có hai xe hàng vừa mới về, nhóm công nhân xúm lại xé từng bao nilon bạch tuộc cho vào giỏ đưa đi rửa. Bà Đào Thị Thủy, chủ DN cho biết, số nguyên liệu này chỉ cần rửa sơ qua là cho vào hầm cấp đông, đông xong xuất liền. Mỗi ngày phía Trung Quốc đặt mua 4-5 tấn. Cách thức mua bán của họ là ứng trước tiền cọc và đặt hàng, khi nào chủ vựa gom đủ số lượng thì gọi điện báo, lập tức họ cho xe xuống chở đi. “Xuất đi đâu chúng tôi không biết, miễn sao họ thanh toán đầy đủ là được”, bà Thủy quả quyết.
    Bà Thủy còn cho biết, thương lái Trung Quốc không đứng ra thu mua mà chỉ thuê nậu vựa lo từ A đến Z, thế nhưng theo nhiều nguồn tin khác, họ thường sang và ở lại ngay trong nhà của các chủ vựa để giám sát quá trình thu mua đóng gói và sơ chế hải sản.
    Mấy ngày trước đó, cũng với sự hướng dẫn của Đội quản lý thị trường số 6, chúng tôi đã giáp mặt một thanh niên người Trung Quốc đang “cắm” tại cơ sở thu mua sơ chế hải sản Tú Trinh (xã An Ngãi, huyện Long Điền). Người này nói được chút ít tiếng Việt và tự xưng là A Quân, quê ở Hồ Nam, Trung Quốc, thường xuyên sang VN thu mua hải sản bằng visa du lịch. A Quân cho biết, anh đã làm ăn với các cơ sở thu mua hải sản được ba năm. Cách thức mua hàng là giao cho cơ sở người Việt đứng ra thu mua về sơ chế rồi mới xuất đi.
    Ông Trần Văn Quế Quang, chủ cơ sở Tú Trinh cho hay, mỗi tháng ông bán cho khách hàng Trung Quốc được khoảng 30 tấn cá mắt kiếng đã sơ chế và phơi khô. “Cá này họ đưa về bên đó rồi chế biến lại thành nhiều loại thức phẩm khác nhau”, ông Quang nói.
    Cái lợi trước mắt vànhững câu chuyện “dở khóc dở cười”
    Theo các chủ DN chế biến hải sản và Chi cục Quản lý thị trường, trên địa bàn tỉnh có nhiều chủ vựa cá đứng ra gom hàng cho thương lái Trung Quốc. Các mặt hàng hải sản họ thường mua gồm các loại cá thịt trắng để làm surimi, bạch tuộc, mực các loại. Thương lái Trung Quốc không kén chọn hàng chất lượng cao như các DN chế biến xuất khẩu. Đa số các mặt hàng họ thu mua đều cao hơn giá của các DN chế biến hải sản từ 5.000 – 10.000 đồng/kg, thậm chí các loại hàng khô họ còn mua cao hơn đến 20.000 đồng/kg. Như vậy, có thể hiểu tại sao hiện tượng “chảy máu” nguyên liệu ngày càng trở thành vấn nạn khó kiểm soát.
    Thời gian qua, nhiều địa phương ở khu vực phía Nam đã từng xảy ra những chuyện “dở khóc, dở cười” và những hậu quả đáng tiếc trong chuyện làm ăn với một số thương lái Trung Quốc. Còn trên địa bàn tỉnh BR-VT, chuyện thua thiệt khi mua bán hải sản với thương lái Trung Quốc cũng không mới. Vấn đề nghiêm trọng hơn là những thiệt hại về lâu dài khi nguồn nguyên liệu hải sản cạn kiệt.
    Việc các thương lái Trung Quốc đổ xô vào các địa phương ven biển để thu mua nguyên liệu hải sản không thể không cảnh giác. Bởi, trên thực tế đã từng xảy ra những chuyện “dở khóc, dở cười”. Câu chuyện của ông Nguyễn Tuấn Dũng, chủ DNTN Hoàng Thắng Lợi, ấp An Thạnh, xã An Ngãi (huyện Long Điền) là một bài học cay đắng về chuyện làm ăn với thương lái Trung Quốc.
    Ông Dũng kể, từ năm 1996 ông bắt đầu thu mua, sơ chế các loại cá khô cho một thương lái Trung Quốc. Thời gian đầu, họ làm ăn rất sòng phẳng, hàng lên xe là thanh toán tiền mặt ngay. Giá mua hàng của thương lái Trung Quốc rất cao, có những mặt hàng cao gấp đôi so với giá nội địa. Đến năm 2005, khi hai bên đã tạo được mối quan hệ thân tín, thì phía đối tác đột ngột yêu cầu xuất một lúc ba chuyến hàng với tổng sản lượng hơn 22 tấn. Ông Dũng vét hết vốn liếng đập vào chuyến hàng này với hi vọng kiếm được khoản lời kha khá. Thế nhưng, không ngờ xuất hàng xong, phía đối tác “một đi không trở lại” và cũng không để lại dấu tích gì. Cú lừa này khiến ông kiệt quệ vì bị mất trắng 1 tỉ đồng. Một chủ DN chuyên mua bán hải sản tại TP Vũng Tàu (đề nghị giấu tên) cho biết, vài năm trước làm ăn với thương lái Trung Quốc ông cũng bị một vố rất đau. “Đang xuất hàng ngon trớn, bỗng dưng phía đối tác yêu cầu tăng sản lượng gấp đôi, khi chuyến hàng này ra tới cửa khẩu thì họ kiểm tra hàng hóa rồi “chê ỏng chê eo”, buộc tôi phải hạ giá bán. Đến nước này nếu không bán thì biết đưa hàng đi đâu, để lâu thì nguyên liệu hư hỏng, nên tôi đành bấm gan chịu lỗ. Từ đó đến nay tôi “cạch” luôn chuyện làm ăn với thương lái Trung Quốc” - chủ DN này chia sẻ.
    Theo phản ánh của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh, trong năm 2011, trên địa bàn huyện Long Điền đã có một số nậu vựa bị thương lái Trung Quốc dùng chiêu lừa tương tự khiến họ trở nên điêu đứng. Như vậy, việc thương lái Trung Quốc ồ ạt thu gom nguyên liệu đưa về nước chế biến về lâu dài không những gây “chảy máu” nguồn nguyên liệu, mà còn làm mất thị trường xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Còn trường hợp xuất hải sản dưới dạng thô (mới qua sơ chế) cho dù có đầy đủ các chứng từ hợp pháp cũng là phương thức làm ăn cần hạn chế, vì tiêu tốn nhiều nguyên liệu, giá trị gia tăng thấp và để lại vấn nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bởi tại các cơ sở sơ chế nguyên liệu hải sản gần các cảng cá, hầu như không có nơi nào đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Người dân sống gần các cơ sở này luôn phải chịu đựng mùi hôi thối bốc lên thường xuyên, đặc biệt là vào những ngày mưa bão.
    Theo DDDN
  6. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Có 114 người đang vào chủ đề này, trong đó có 1 thành viên: Shapphire5

    [-)[-)[-)[};-
  7. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Tín dụng nghẽn mạch và nợ xấu gia tăng -( Bài này viết được 1 phần thực trạng rồi đây này. Thiếu phần lý giải tại sao thế nữa thôi )


    Theo các chuyên gia, với tình hình hiện nay, không gì hơn là phải tìm đầu ra cho DN. Chính phủ cần tập trung các giải pháp giúp tăng tổng cầu bằng cách sửa quy định của NHNN về hạn chế cho vay tiêu dùng.

    Sau khi điểm lại bức tranh ảm đạm của kinh tế 6 tháng đầu năm, tiến sỹ Đào Văn Hùng, đại diện nhóm nghiên cứu báo cáo “Thách thức kinh tế vĩ mô, khó khăn thanh khoản của nền kinh tế và giải pháp cho doanh nghiệp” đã nêu bật hai mối lo của nền kinh tế trong các tháng còn lại của năm. Cuộc hội thảo do học viện Chính sách và phát triển và cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức sáng 28.6 tại Hà Nội đã thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu.


    Sáp nhập ngân hàng mới chỉ là hình thức


    Theo ông Đào Văn Hùng, nghẽn mạch tín dụng đang được xem như là một trong các nút thắt mới của nền kinh tế. Trong 5 tháng đầu năm vừa qua, mức tăng trưởng tín dụng ở mức âm 1,3%. Khả năng tiếp cận và hấp thu vốn vay ngân hàng thương mại (NHTM) của doanh nghiệp và cá nhân rất thấp. Thị trường tín dụng đóng băng, kênh dẫn vốn tín dụng với nền kinh tế bị tắc nghẽn.


    Hầu hết các doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn, do nợ quá hạn, nợ xấu cao, phương án kinh doanh không hiệu quả, tồn kho cao, sản phẩm không tiêu thụ được…Về phía các ngân hàng, lãi suất cho vay cao hơn mức lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp, doanh nghiệp càng vay càng lỗ. Lãi suất cho vay lớn hơn chỉ số ROIC, chi phí quản lý của ngân hàng quá cao (lương, chi phí trích lập dự phòng rủi ro… Thêm nữa, chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra cao do chính sách lãi suất cho vay không khống chế trần mà do ngân hàng quyết định.


    Ông Đào Văn Hùng còn cảnh báo việc gia tăng nhanh chóng nợ xấu của doanh nghiệp và NHTM. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu của NHTM đến tháng 6.2012 đạt tỷ lệ 10%, bằng 4,5 tổng tài sản có của hệ thống NHTM và chiếm hơn 92% tổng nguồn vốn chủ sở hữu của hệ thống NHTM. Điều này cho thấy, một số NHTM cổ phần có thể đã bị “phá sản về kỹ thuật”. Xu hướng nợ xấu còn phát sinh tăng từ nay đến cuối năm, làm tăng tỷ lệ nợ xấu thực tế của NHTM.


    Ông Hùng cho rằng, tái cơ cấu ngân hàng vừa qua mới chỉ bắt đầu sáp nhập về mặt hình thức pháp lý, mô hình tổ chức chưa tái cơ cấu về thể chế, tái cơ cấu về quản trị, tài chính. Đặc biệt là nợ xấu chưa giải quyết được. Nếu không giải quyết được nợ xấu, thì chi phí vốn của NHTM rất cao, hiệu quả kém, khiến chúng không thể hoạt động được. Xử lý nợ xấu là điều kiện tiên quyết để tái cơ cấu ngân hàng.


    Tiền đang chạy ngược về đầu tư công?


    Đến từ dự án Hỗ trợ thi hành pháp luật về hội nhập kinh tế (Star Plus) do USAID tài trợ, chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Đỗ Chí đặt vấn đề, trong khi tín dụng cho khu vực tư nhân cạn kiệt thì nguồn vốn của nền kinh tế đang chảy vào đầu tư công. Dân gửi tiền tăng, dù lãi suất giảm mạnh, ngân hàng thừa tiền nhưng không cho doanh nghiệp tư vay, tiền vào trái phiếu Chính phủ do ngân sách huy động để tăng chi tiêu công của Chính phủ và các doanh nghiệp Nhà nước. Do đó, vấn đề bội chi ngân sách nhảy vọt và tăng nợ công sẽ xảy ra vào nửa còn lại của năm 2012 này. “Liệu đây có phải là chủ trương của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ, hay thật sự đang đi ngược lại nghị quyết 13 vừa ban hành?”, ông Chí nêu câu hỏi.


    Ông Phạm Đỗ Chí cũng nhấn mạnh đến “hình dạng kỳ cục” của lượng tiền trong nền kinh tế. Khi Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bơm một lượng tiền khổng lồ là 300.000 tỉ đồng hồi cuối năm 2011 cho các ngân hàng mất khả năng thanh khoản, nhưng các tháng đầu năm 2012, tín dụng cho kinh tế vẫn âm, tốc độ tăng trưởng tín dụng 5 tháng đầu năm âm 0,89% so với đầu năm.


    Theo ông Chí, kể cả các ngân hàng mang tiền đi mua trái phiếu Chính phủ, thì khoản dành cho trái phiếu theo Quốc hội cũng ở mức 40.000 – 50.000 tỉ/năm. Vậy thì tiền đã đi đâu? “Chúng ta cần làm rõ xem có phải các ngân hàng mua qua bán lại mà chúng ta không biết”, ông Chí đề nghị.

    Đáng chú ý, theo ông Chí, trong 5 tháng đầu năm, tiền gửi vẫn tăng 5,42%, tổng phương tiện thanh toán tăng 4,47%, nhưng tín dụng vẫn âm (-0,8%). Tín dụng đã âm lớn 2% trong tháng 5 sau khi đã tăng được gần 1,3% trong tháng 4. Đây là hiện tượng đảo nợ cho doanh nghiệp: luồng vốn mới của các ngân hàng là dùng thay nợ cũ, không phải cho nợ mới của doanh nghiệp để sản xuất. Độ thẩm thấu tín dụng của các doanh nghiệp rất thấp, bên cạnh chính sách “khôn ngoan” của ngân hàng tránh rủi ro bằng cách tránh cho doanh nghiệp vay mới và dồn tiền mua trái phiếu Chính phủ (đã bán 7000 tỉ trái phiếu trong phiên ngày 11.5 mặc dù lãi suất 2 năm xuống dưới 9%) hay tín phiếu ngân hàng Nhà nước (đã vượt con số 70.000 tỉ vào giữa tháng 5).

    Nhiều chuyên gia có uy tín tham dự hội thảo đều đồng tình, với tình hình hiện nay, thì không gì hơn là phải tìm đầu ra cho doanh nghiệp. Chính phủ cần tập trung các giải pháp giúp tăng tổng cầu. Cụ thể, cần sửa đổi quy định của ngân hàng Nhà nước về hạn chế cho vay tiêu dùng. Bởi lẽ sản xuất và tiêu dùng là hai mặt của quá trình luân chuyển hàng hoá dịch vụ. Nếu chỉ khuyến khích cho vay sản xuất nhưng lại “khoá chặt” cho vay tiêu dùng, chặn đầu ra của sản xuất, thì không kích thích tiêu thụ sản phẩm, không thể giải quyết được nút thắt tồn kho và thanh khoản của nền kinh tế. Bên cạnh đó, kích thích sức mua bằng giảm thuế thu nhập cá nhân, trợ cấp an sinh xã hội, hỗ trợ người có thu nhập thấp như nông dân.


    Theo Việt Anh

    SGTT
  8. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Tiến sĩ Lê Minh Phiếu
    “Cần một công ước đầy đủ giá trị pháp lý để đảm bảo hoà bình trên Biển Đông”
    SGTT.VN - Tiến sĩ Lê Minh Phiếu, tốt nghiệp tại đại học Montesquieu, Bordeaux IV (Pháp), một chuyên gia nghiên cứu về những tranh chấp pháp lý trên Biển Đông đồng thời là thành viên quỹ Nghiên cứu vì Biển Đông, nói rằng “đây là một bước đi mới bất chấp pháp lý, rất hung bạo và trắng trợn của Trung Quốc trong quá trình bành trướng trên Biển Đông”.
    Trung Quốc không hề tôn trọng những gì họ đã ký trong DOC, chúng ta cần phải có công cụ pháp lý gì để bảo vệ chủ quyền của mình trên Biển Đông?
    [​IMG]
    Trung Quốc không hề tôn trọng những gì họ đã ký trong DOC. Trong ảnh là bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh (phải) tiếp bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt tại Hà Nội năm 2010.
    Hiện tại DOC có rất nhiều hạn chế. Thứ nhất, DOC không phân định rõ ràng giữa các vùng có tranh chấp và không tranh chấp. Thứ hai, các quy định trong DOC không rõ ràng và thiếu cụ thể dẫn đến việc tuỳ tiện trong giải thích như Trung Quốc vẫn thường làm để tranh thủ hướng có lợi cho mình. Thứ ba và quan trọng nhất, DOC không phải là một điều ước quốc tế và không có ràng buộc về mặt pháp lý, nó chỉ thể hiện sự cam kết chính trị và ràng buộc các quốc gia về mặt đạo đức. Và chúng ta đều thấy Trung Quốc thể hiện cái “đạo đức” đó theo cách nào.
    Ngay sau khi DOC được các bên ký kết vào tháng 7.2011, có nhiều nước đã hối thúc Trung Quốc ký kết bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) nhằm khắc phục những hạn chế về giá trị pháp lý của DOC. Có rất nhiều quốc gia kỳ vọng COC sẽ là một bước tiếp theo của DOC, một công cụ pháp lý thật sự để bảo đảm hoà bình trên Biển Đông. Mỗi COC có giá trị pháp lý bắt buộc hay không tuỳ thuộc vào mong muốn của các bên cũng như bối cảnh ký kết. Một văn bản sẽ được công nhận như một điều ước quốc tế nếu nó thoả mãn những tiêu chí được quy định bởi Công ước Viên 1969 về luật Điều ước quốc tế. Đã có nhiều án lệ tại toà án Công lý quốc tế ghi nhận về tính pháp lý của các bộ quy tắc ứng xử như vậy.
    Trung Quốc luôn tự xưng chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam, nhưng vùng thăm dò dầu mỏ lại cách rất xa hai quần đảo này, họ căn cứ vào đâu?
    Chúng ta dễ thấy việc công bố mời thầu thăm dò dầu mỏ là do công ty CNOOC làm chứ không phải do Chính phủ Trung Quốc trực tiếp đứng ra gọi thầu. Ai cũng hiểu đứng đằng sau CNOOC chính là Chính phủ Trung Quốc. Chủ quyền pháp lý của một quốc gia luôn song hành tồn tại với chủ quyền thực tế và chủ quyền kinh tế. Trung Quốc chưa bao giờ đưa ra được một bằng chứng đáng tin cậy về chủ quyền pháp lý nhưng trên thực tế họ đang dùng sức mạnh để vi phạm vào chủ quyền thực tế và kinh tế của Việt Nam. Lần này dùng một công ty dầu khí ra mặt để tranh chấp, họ đang chơi trò “ném đá giấu tay”.
    Những lô dầu khí chúng ta nói đến, hoàn toàn không nằm trong vùng tranh chấp ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng phía Trung Quốc lại tự cho rằng những vị trí này nằm trong “đường lưỡi bò” mà họ tự vẽ ra để chiếm Biển Đông. Với “đường lưỡi bò” nguỵ xưng này, họ tuyên bố rằng hơn 80% diện tích Biển Đông thuộc về Trung Quốc. Thậm chí, yêu sách trái cơ sở pháp lý một cách rõ ràng này cũng đã được Trung Quốc đệ trình lên Liên hiệp quốc vào tháng 5.2009, sự vô lý này của Trung Quốc lại không được đưa ra xét xử. Mở rộng vùng tranh chấp vào tận thềm lục địa của Việt Nam, Trung Quốc đang đi một bước đi đầy nguy hiểm và lộ liễu với ý đồ bành trướng trên Biển Đông, sau những gì họ đã làm với chủ quyền Việt Nam.
    Chúng ta làm sao để đưa vấn đề này ra toà án quốc tế hoặc làm sao để có một bên thứ ba can thiệp nhằm chặn đứng sự bành trướng này?
    Lâu nay Trung Quốc không bao giờ công nhận thẩm quyền của bất kỳ trọng tài hay toà án quốc tế nào trên Biển Đông. Không chỉ bởi vì họ dựa vào sức mạnh quân sự để hành xử ngang ngược mà bởi vì họ không có bất kỳ một bằng chứng chủ quyền nào trên Biển Đông của chúng ta. Điều này làm chúng ta không thể đưa vấn đề ra trước toà án quốc tế, nhưng như chúng tôi đã nói ở trên, điều phải làm trước mắt đó là buộc Trung Quốc ký vào COC, và COC đó phải có giá trị pháp lý bắt buộc. Để như thế, các nước ASEAN, đặc biệt là Việt Nam, Philippines và Malaysia, vốn là những bên liên quan nhiều nhất trong tranh chấp, cần cố gắng để đưa ra một điều khoản ràng buộc về mặt pháp lý của COC. Nếu có thể, các bên có thể dùng tên gọi khác phổ biến hơn được dùng cho điều ước quốc tế, ví dụ như hiệp ước hay hiệp định…
    Tuy vậy, việc này khó khả thi trong khuôn khổ ASEAN – Trung Quốc bởi các nước ASEAN không đủ mạnh để gây áp lực lên Trung Quốc. Trong khi đó, những nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc rất quan ngại đến tình hình tranh chấp trên Biển Đông. Do vậy, để có thể đạt được một COC có giá trị pháp lý, nên đàm phán văn kiện trong một khuôn khổ có sự tham gia hay “xúc tác” của Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc. Thượng đỉnh Đông Á là một khuôn khổ lý tưởng để thực hiện điều này.
    Nhà nước và người dân Việt Nam có thể phản ứng gì trước những xâm phạm ngang ngược như vậy của chính quyền Trung Quốc?
    Chúng ta đã thấy bộ Ngoại giao Việt Nam trao công hàm phản đối, đây là một việc làm hoàn toàn đúng đắn về mặt công pháp quốc tế trên cương vị Nhà nước. Tổng công ty Dầu khí quốc gia đã họp báo phản đối, vì đây là đơn vị có quyền khai thác đang bị xâm phạm. Đối với người dân Việt Nam, chúng ta có quyền phản đối việc làm vi phạm đến chủ quyền quốc gia, miễn những việc làm đó nằm trong quy định của pháp luật và Hiến pháp. Nếu chúng ta nhượng bộ sẽ mất biển nên không thể nhượng bộ được.
    Trung Bảo (thực hiện
  9. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Sau Philippines là Việt Nam?

    SGTT.VN - Trung Quốc đang tạo ra một loạt sự cố: nâng cấp địa khu để quản lý hai quần đảo Hoàng Sa -Trường Sa của Việt Nam, gọi thầu quốc tế trong vùng đặc quyền kinh tế/thềm lục địa của Việt Nam, cử tàu tuần tra vào biển Việt Nam, sẽ cắm giàn khoan 981 ở biển Đông… Những sự kiện này diễn ra khi cuộc đối đầu Trung Quốc gây ra với Philippines chưa kết thúc hẳn.
    Ngày 27.6, đại diện bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối việc tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) mở thầu quốc tế tại chín lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam. Trước đó, vào ngày 26.6, người phát ngôn bộ Ngoại giao ta đã khẳng định: Việt Nam cực lực phản đối việc làm ngang ngược của Trung Quốc và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái trên, không có hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông và mở rộng tranh chấp.
    Chủ định gây ra một loạt sự cố
    [​IMG]
    Ông Đỗ Văn Hậu, tổng giám đốc PVN chỉ trên bản đồ 9 lô mà CNOOC vừa mời thầu nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tại cuộc họp báo ngày 27.6.2012. Ảnh: Getty Images
    Bên cạnh việc cực lực phản đối hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái trên, bộ Ngoại giao nước ta đã kêu gọi Trung Quốc nghiêm túc tuân thủ Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, tôn trọng luật pháp quốc tế và bản Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Hành động ngang ngược nói trên của Trung Quốc diễn ra gần như cùng lúc với việc Trung Quốc nâng cấp địa khu đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là kịch bản được chuẩn bị sẵn, có tính toán sâu xa và chủ đích lâu dài.
    Tuyên bố của người phát ngôn bộ Ngoại giao và tổng giám đốc tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) trong các ngày 26 và 27.6 đã chỉ rõ, chín lô dầu khí nà Trung Quốc đang gọi thầu nói trên hoàn toàn không phải nằm trong khu vực có tranh chấp mà thuộc chủ quyền Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Việc Trung Quốc ngang nhiên mời thầu quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam không những xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia chính đáng của Việt Nam, mà còn vi phạm UNCLOS là Công ước quốc tế mà Trung Quốc là thành viên, làm phức tạp thêm tình hình căng thẳng ở Biển Đông. Chúng ta cũng đã kêu gọi các công ty dầu khí quốc tế không tham gia dự thầu chín lô dầu khí mà CNOOC gọi thầu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
    Cùng trong những ngày bộ Ngoại giao Việt Nam đang phê phán hành động sai trái nói trên của Trung Quốc, một nhóm tàu tuần tra bao gồm bốn tàu Hải giám Trung Quốc (CMS) đã di chuyển từ một thành phố duyên hải của Trung Quốc về phía Biển Đông của Việt Nam. Tân Hoa Xã dẫn lời một quan chức giấu tên cho biết, nhóm tàu nói trên dự kiến thực hiện cuộc hành trình 4.500 km trong chiến dịch tuần tra này, thậm chí còn nhấn mạnh rằng các cuộc diễn tập theo đội hình sẽ được tiến hành nếu điều kiện hàng hải cho phép.
    Trong một diễn biến liên quan khác, nhà nghiên cứu Lưu Phong, thuộc viện Nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc, mới đây đã nói với hãng Reuters rằng với việc cải thiện công nghệ giàn khoan biển xa của Trung Quốc, giàn khoan Trung Quốc xâm nhập khu vực trung tâm và phía nam biển Đông chỉ là vấn đề thời gian. Hiện nay, hoạt động khoan thăm dò biển xa của CNOOC và hai trùm dầu mỏ quốc doanh khác của Trung Quốc đều ở các vùng biển dọc tuyến hoặc lân cận thềm lục địa, nhưng việc triển khai giàn khoan 981 trị giá 1 tỉ USD cùng với một số thiết bị khoan thăm dò đồng bộ đã phần nào cho thấy hoạt động khoan thăm dò của Trung Quốc có thể sẽ được đẩy xuống phía nam.
    Tiến khả công, thoái khả thủ
    Theo nghiên cứu viên nói trên, bất cứ quyết định nào về việc đi vào khu vực tranh chấp để khai thác dầu khí đều sẽ do các nhà hoạch định chính sách từ Bắc Kinh đưa ra chứ không phải là CNOOC. Một số chuyên gia thuộc ngành này cho rằng, trong bối cảnh tình hình căng thẳng ở khu vực vẫn rất cao, bất cứ hoạt động khoan thăm dò nào đều ít khả năng xuất hiện trong khu vực tranh chấp. Tuy nhiên, không loại trừ CNOOC - một công ty luôn cố gắng có tăng trưởng về sản lượng - có thể sẽ muốn tận dụng cơ hội “tinh thần dân tộc lên cao”, cố gắng tranh thủ Chính phủ Trung Quốc ủng hộ kế hoạch thăm dò dầu khí biển sâu của họ.
    Chính tờ “Thời báo Hoàn cầu” (tờ báo chính thức của Đảng cộng sản Trung Quốc) ngày 25.6 cũng công khai thừa nhận việc Trung Quốc nâng cấp địa khu để quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam không phải là phản ứng bị động của Trung Quốc sau khi Việt Nam thông qua luật Biển ngày 21.6 mà là việc làm chủ động của Trung Quốc, nhất cử lưỡng tiện, “tiến khả công thoái khả thủ”. Và như chính tờ báo này thừa nhận, vượt qua “tuyên bố chủ quyền đối ngoại” thể hiện quyết tâm của Bắc Kinh trong việc quản lý các vùng biển, đảo liên quan đến Biển Đông, việc làm này có sức nặng hơn việc thông qua luật Biển (!) và sự chủ động này của Trung Quốc là do Việt Nam và Philippines ép buộc (!)
    Trong khi đó, trả lời các cơ quan truyền thông trong nước, ông Phạm Bình Minh, bộ trưởng bộ Ngoại giao Việt Nam, khẳng định: “Với việc Quốc hội thông qua luật Biển Việt Nam, chúng ta đã chuyển một thông điệp quan trọng đến cộng đồng quốc tế. Đó là: Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982, phấn đấu vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới”.
    Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam cũng cam kết rõ: “Đây là chủ trương nhất quán của Nhà nước ta. Chúng ta đã, đang và sẽ kiên trì thực hiện chủ trương này. Trên thực tế, đến nay chúng ta đã giải quyết được một số tranh chấp với các nước láng giềng. Ví dụ năm 1997, ta cùng Thái Lan phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; năm 2000, cùng Trung Quốc phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong vịnh Bắc Bộ; năm 2003 cùng Indonesia phân định thềm lục địa...”
    Nguyễn Hoàng
  10. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Tìm hiểu về lệnh thị trường - bắt đầu triển khai trên trên HOSE từ 2/7





    [​IMG]
    Về cơ bản, lệnh này không khác biệt gì so với lệnh giới hạn đặt bán sàn, mua trần.
    Cách đây 5 năm, ý tưởng về lệnh thị trường đã được HOSE đưa ra và dự định triển khai. Tuy nhiên do điều kiện thị trường không thuận lợi cùng nhiều yếu tố khách quan khác, mà tới tận thời điểm này lệnh thị trường mới được áp dụng thực tế.

    Lệnh thị trường là gì

    • Là lệnh mua chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất, hoặc lệnh bán chứng khoán tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường.
    • Lệnh thị trường chỉ được sử dụng trong đợt giao dịch khớp lệnh liên tục (hiện đang chiếm gần 80% tổng thời gian giao dịch).
    • Khi đặt lệnh thị trường, nhà đầu tư sẽ ghi “MP” tại trường mức giá.


    Lệnh thị trường và lệnh giới hạn khác nhau thế nào
    [​IMG]
    Ví dụ về lệnh thị trường
    Cổ phiếu ABC có giá tham chiếu 10.5, giá trần 11 và giá sàn 10 có diễn biến giao dịch như sau:
    Lệnh thị trường MUA 5000 ABC được nhập vào hệ thống giao dịch.

    [​IMG]
    Kết quả khớp lệnh: Khớp 1600 giá 10.4; 3400 giá 10.5 (Lệnh thị trường khớp lần lượt các mức giá đối ứng tốt nhất hiện có trên thị trường).

    Tiếp theo:


    Lệnh thị trường BÁN 17000 cổ phiếu ABC được nhập vào hệ thống giao dịch:
    [​IMG]
    Kết quả khớp lệnh: Khớp 7300 giá 10.3; 3300 giá 10.2. Khối lượng còn lại 6400 cổ phiếu của lệnh thị trường chuyển thành lệnh giới hạn bán giá 10.1 (Lệnh thị trường bán không khớp hết và chuyển thành lệnh giới hạn bán với mức giá thấp hơn giá khớp cuối cùng một đơn vị yết giá)


    Tiếp theo:


    Lệnh thị trường mua 10000 ABC được nhập vào hệ thống giao dịch:
    [​IMG]
    Kết quả khớp lệnh: Khớp 400 giá 10.5; 1000 giá 10.6 và 6000 giá 11. Khối lượng còn lại 2600 cổ phiếu của lệnh thị trường chuyển thành lệnh giới hạn mua giá trần 11 do mức giá khớp cuối cùng là giá trần.

    Như vậy kết quả cuối cùng hiện trên sổ lệnh sẽ là lệnh dư mua trần 2600 cổ phiếu.
    [​IMG]


    Lưu ý khi sử dụng lệnh thị trường:


    • Lệnh MP sẽ bị hủy bỏ khi không có lệnh giới hạn đối ứng tại thời điểm nhập lệnh vào hệ thống giao dịch.
    • Với đặc điểm “chấp nhận mức giá thị trường” lệnh thị trường không đặt ra mức giá cụ thể, lệnh sẽ được khớp với các mức giá đối ứng tốt nhất trên thị trường.Vì vậy nhà đầu tư cần thận trọng và cân nhắc khi sử dụng.
    • Do có độ trễ trong quá trình xử lý của hệ thống giao dịch, lệnh thị trường có thể bị từ chối nếu hệ thống giao dịch chưa hoàn tất quá trình khớp lệnh xác định giá mở cửa hoặc hệ thống đang chuẩn bị dữ liệu tại thời điểm đầu phiên giao dịch buổi chiều.


    Bộ phận Dữ Liệu




    Theo TTVN

Chia sẻ trang này