1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Làm giàu từ chứng khóan - những thông tin bổ ích ! (t3)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 19/06/2012.

4252 người đang online, trong đó có 270 thành viên. 00:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 35044 lượt đọc và 1012 bài trả lời
  1. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    :)):)):))
  2. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Trung Quốc thành lập lữ đoàn tên lửa mới ở Quảng Đông

    03/07/2012 12:25 [​IMG]
    [​IMG]

    Vị trí của thành phố Thiều Quan thuộc tỉnh Quảng Đông - Ảnh: Chụp từ Google Maps

    (TNO) Trung Quốc đã thành lập một lữ đoàn tên lửa mới ở tỉnh Quảng Đông trong một phần chiến lược răn đe các quốc gia tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, theo một tờ báo Đài Loan hôm 2.7.

    Tờ United Daily News dẫn nguồn tin cho biết, Lữ đoàn Tên lửa đạn đạo 827 được đặt tại thành phố Thiều Quan thuộc tỉnh Quảng Đông.
    Trong khi trụ sở hành chính của lữ đoàn vẫn đang được xây dựng từ cuối tháng 3, các phương tiện phóng tên lửa đã được nhìn thấy tại căn cứ ở Thiều Quan.
    Các tên lửa được đặt tại căn cứ có thể bao gồm tên lửa chống hạm Đông Phong 21D và Đông Phong 16, một loại tên lửa đạn đạo mới có tầm bắn khoảng 1.200 km.
    Tin tức về việc Trung Quốc thành lập lữ đoàn tên lửa mới ở phía nam được tiết lộ giữa lúc nước này gia tăng các hoạt động quân sự tại biển Đông, bao gồm tuyên bố công khai về việc thành lập cơ sở quân sự phụ trách cái gọi là "thành phố Tam Sa", vốn vi phạm chủ quyền Việt Nam và việc cử đội tàu tuần tra đến khu vực.
    Hình ảnh vệ tinh lan truyền trên internet cho thấy, căn cứ mới nằm trên một khu vực lớn với số lượng các phương tiện phóng tên lửa đậu bên ngoài một nhà chứa ở phía đông bắc của căn cứ, theo tờ United Daily News.
    Một số chiếc xe dài 16 mét với các ống hình trụ được đặt bên trên, trong khi những xe khác dài khoảng 12 mét với các ống hình vuông trông giống với những thứ được sử dụng cho một loại tên lửa đạn đạo mới được quân đội Trung Quốc trình làng vào đầu năm nay.
    Các chuyên gia quân sự cho hay, căn cứ tên lửa mới được trang bị tên lửa Đông Phong 21D có tầm bắn từ 2.000 đến 3.000 km và có khả năng bắn trúng mục tiêu di động với độ chính xác cao.
    Một số nhà phân tích địa chính trị đã gọi tên lửa Đông Phong 21D là loại tên lửa “thay đổi cục diện” có thể đe dọa uy thế của tàu sân bay Mỹ ở Thái Bình Dương, đặc biệt nếu xung đột nổ ra ở eo biển Đài Loan và biển Đông.
    Với vị trí địa chính trị của Thiều Quan, giới quan sát nhận xét Lữ đoàn Tên lửa đạn đạo 827 rõ ràng phụ trách sứ mệnh uy hiếp Đài Loan và các quốc gia ở giáp biển Đông.
    Các thông tin trên được trích từ một bài báo của tờ United Daily News về chiến lược của Trung Quốc nhằm đẩy mạnh việc tuyên bố chủ quyền phi lý ở biển Đông.
  3. trongvcbs

    trongvcbs Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    73
    :-o:-o:-o:-o:-o:-o:-o:-o:-o

    Giải ngân vào con ks sài gòn hay nhà hàng châu đại dương à....Hay vào mấy cty tôm cua thủy sản????
    Tình cảm tiến triển tốt thì đầu tư mấy cái đó có ăn á[r32)]
  4. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
  5. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    “Tiền thuế của dân không thể dùng để mua nợ xấu ngân hàng”





    [​IMG]
    Nhân dân đóng thuế không phải để đi mua nợ, tại sao lại bắt nhân dân phải nai lưng ra gánh chịu những món nợ xuất phát từ những sai lầm của một nhóm người?”.
    Đó là chia sẻ của Viện sỹ, TSKH tiền tệ - tín dụng Trương Công Phú, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Đầu tư phát triển, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn kinh tế thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

    Ông nói:

    - Quan điểm của tôi, từ thực tiễn của các quốc gia trên thế giới cho thấy có thể thành lập những công ty mua bán nợ, nhưng nó phải là của tư nhân không thể dính dáng gì với Nhà nước. Không thể có chuyện Nhà nước thành lập ra một công ty có vốn ngân sách hoặc có nguồn gốc từ ngân sách.

    Trước hết phải nói rằng tình hình nợ xấu trong nền kinh tế quốc dân không phải chỉ có gần đây mà đã có từ lâu. Ngay thời kỳ bao cấp tình hình dây dưa công nợ cũng đã rất lớn. Thậm chí Chính phủ phải thành lập Ban thanh toán công nợ dây dưa, chính tôi cũng được tham gia vào ban thanh toán công nợ hồi đó. Nhưng hồi ấy hầu như không có tư nhân chỉ có quốc doanh và nợ nần quanh quẩn với nhau, ví dụ anh A mắc nợ anh B, anh B mắc nợ anh C, anh C lại mắc nợ anh A tức là lòng vòng với nhau như vậy... Và nợ xấu chủ yếu là do cơ chế chứ rất ít có chuyện thất thoát, tham nhũng vì thế việc tổ chức thanh toán những món nợ này dễ hơn. Chỉ cần dùng phương pháp bù trừ là ra hết và con số còn lại là rất nhỏ và giải quyết thường là thành công.

    “Nợ kia cũng có ba bảy đường”

    Nợ bây giờ xuất phát từ rất nhiều lý do. Có thể do các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, đầu tư vào sản xuất dài và ngắn hạn, nhưng người ta không lường trước hết được những rủi ro sẽ xảy ra nên không thu hồi được vốn sinh ra công nợ dây dưa. Mặt khác, có thể do dự án tốt nhưng những người điều hành, thực hiện dự án kém nên nảy sinh những bất cập. Trước đây khi cho vay chúng tôi thường tìm hiểu con người, lý lịch và năng lực liệu những người thực hiện có năng lực điều hành được dự án hay không.

    Đặc biệt, nợ xấu xuất phát là do phía ngân hàng, quản lý không chặt, không tôn trọng đúng cơ chế cho vay. Một trong những nguyên tắc được cho vay là phải có vật tư đảm bảo.

    Ví như cho anh vay 100 tỷ để anh mua 1 con tàu thì anh phải đánh giá được công nghệ của con tàu đó như thế nào, trình độ sử dụng hiệu quả ra sao ngân hàng phải đánh giá được. Nhưng thực tế nhiều khi đã không làm được như vậy. Ngân hàng phải tính được hiệu quả của từng dự án dù đó là món lớn như vay mua một con tàu hay những món vay nhỏ hơn rất nhiều. Vì không làm được nên đơn vị vay đã sai rồi, ngân hàng lại sai thêm.

    Điều này dẫn tới hệ lụy là vay đầu tư không hiệu quả. Ví như các món nợ của Vinashin dù cho ai đó có nói sẽ thu hồi được nợ nhưng với tư cách là nhà quản lý kinh tế tôi không tin sẽ làm được điều này. Với những món vay khổng lồ như vậy thì chuyện trả lãi đã khó chứ đừng nói đến chuyện trả gốc.

    Tôi muốn nói một chút về tái cơ cấu Vinashin. Hiện nay người ta đang đẩy một số đơn vị đang thua lỗ sang vào một số đơn vị khác, nhưng hậu quả xấu là có thể thấy được. Ví như 1 con gà đã bị dịch rồi, nay đưa sang các chuồng khác thì bệnh dịch nó sẽ lây lan theo.

    Nợ xấu sinh ra do khâu thẩm định kém, nhưng nguy hiểm nhất là bóng dáng của trục lợi, tham nhũng lấp ló đằng sau đó. Trên thực tế có những trường hợp khi vay người ta được hưởng những khoản “hoa hồng” rất lớn. Tôi đã từng khuyên cán bộ ngân hàng cần cảnh giác với những người vay mới. Đã sẵn sàng “chi đậm” hoa hồng lên tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng là “có vấn đề”, vì họ sắp chết nên mới có những động thái bất thường ấy.

    Tại sao ngân hàng thích bán nợ xấu?

    Vì nếu bán được những món nợ ấy thì mọi tội lỗi của họ sẽ được xóa hết, thậm chí được hợp pháp hóa những món nợ ấy. Hiện mỗi ngân hàng đều có quĩ phòng ngừa rủi ro trích lập từ lợi nhuận kinh doanh tại sao không dùng quĩ này để xử lý các món nợ đi. Nhưng thực tế các ngân hàng chỉ thích bán các món nợ. Sâu xa của vấn đề này là do các ngân hàng thương mại sợ khi cơ quan chức năng vào cuộc xử lý sẽ phát hiện ra những khuất tất và sẽ lòi ra nhiều chuyện khác ra.

    Thực ra, qui định của nhà nước cũng đã có cả rồi. Ví như nếu để phát sinh ra nợ xấu mà do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng như thiên tai, địch họa hay thị trường thế giới thay đổi đột biến, nghĩa là lỗi không thuộc về bên cho vay thì có thể dùng quĩ phòng ngừa rủi ro đó để xóa nợ. Nhưng những món nợ như vậy đã được xử lý hết rồi, nay chỉ còn lại toàn xương xẩu, nghĩa là những món nợ xấu. Nguyên nhân của những khoản xương xẩu này là do sai sót trong quản lý, do tham nhũng nên rất khó xử lý.

    Quan điểm của tôi, từ thực tiễn của các quốc gia trên thế giới cho thấy có thể thành lập những công ty mua bán nợ, nhưng nó phải là của tư nhân không thể dính dáng gì với Nhà nước. Không thể có chuyện Nhà nước thành lập ra một công ty có vốn ngân sách hoặc có nguồn gốc từ ngân sách, ví như một doanh nghiệp có vốn 100 tỷ làm lãi ra thành 150 tỷ nhưng phần lãi ấy cũng có nguồn vốn từ ngân sách chứ không thể là vốn riêng của doanh nghiệp được. Và đương nhiên, tất cả những khoản vốn này phải sử dụng theo Luật Ngân sách không thể sử dụng vào những mục đích khác, ví như để mua bán nợ của các thương mại...

    Tôi ủng hộ việc thành lập 1 công ty mua bán nợ, nhưng công ty đó phải là của tư nhân. Hơn thế, việc hoạt động mua bán nợ như thế nào cũng phải xem xét kỹ lưỡng, chứ cứ mua nợ về nhưng không biết sẽ thu hồi lại như thế nào thì trước sau gì cũng chết.

    Nhà nước và Chính phủ phải đề phòng những vấn đề sau: ví như người ta nói món nợ ấy giá 100 tỷ nhưng nay giá trị thực còn lại là bao nhiêu lại chưa xác định được. Những phát biểu gần đây nhiều vị cứ nói chung chung chứ chưa cụ thể về vấn đề này. Mà cái này quan trọng lắm, nếu xác định giá nợ cao thì ngân hàng được lợi mà giá thấp thì người mua nợ có khi không thu hồi được.

    Đây là một vấn đề phức tạp, mà thu hồi được hay không còn phụ thuộc vào một yếu tố quan trọng là chỉ có ngân hàng và đơn vị vay nợ ngân hàng mới hiểu rõ các ngóc ngách phát sinh những món nợ xấu. Nên nếu anh là người ngoài cuộc cứ mua và tự xử lý thì khó lắm, vì ông ngân hàng đã rõ hết mọi chuyện mà còn không thu được, thì người ngoài vào thu thì còn lâu!

    Khi đã xác định được giá rồi thì vấn đề tiếp theo sẽ là mua của ai, anh mua của ngân hàng nào hay mua nợ của tất cả các ngân hàng? Anh có mua hết được nợ không, nếu không mua được hết thì sẽ dẫn tới tiêu cực: ngân hàng nào “hậu đãi” anh thì anh sẽ mua nợ cho ngân hàng đó, còn đơn vị nào không có màu mè thì không mua... Mua của ai, ai được bán, ai được mua nợ cần phải làm rõ ràng, minh bạch.

    Tôi luôn phản đối chuyện Nhà nước đứng ra mua những khoản nợ này vì rủi ro nhiều lắm, lớn lắm. Cho nên nếu Nhà nước ứng vốn của ngân sách ra mà mua thì thực chất tiền này là lấy tiền đóng thuế của dân. Mà nhân dân đóng thuế không phải để đi mua nợ, tại sao lại bắt nhân dân phải nai lưng ra gánh chịu những món nợ xuất phát từ những sai lầm của một nhóm người? Cũng có lập luận tại sao các nước tư bản lại có công ty mua bán nợ xấu?

    Tôi muốn nhấn mạnh rằng Việt Nam tuy là nền kinh tế thị trường nhưng lại có định hướng xã hội chủ nghĩa, chứ không phải nền kinh tế thị trường của chủ nghĩa tư bản. Nhà nước tư bản bảo vệ quyền lợi của tầng lớp tư sản, nên sẵn sàng lấy tiền thuế của dân để mua nợ nhưng chúng ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân tại sao lại phải dùng tiền để mua lại một món nợ của một nhóm lợi ích nào đó và để cho nhóm này giàu lên?

    Hơn thế, ngân sách hàng năm của chúng ta đã được Quốc hội phê duyệt lấy đâu ra 100.000 tỷ đồng bây giờ, còn nếu sử dụng đến động thái in tiền ra thì sẽ ngay lập tức sẽ gây ra lạm phát khiến đời sống nhân dân càng thêm điêu đứng. Có ý kiến là phát hành trái phiếu trong nước, ngoài nước để có tiền. Nhưng nếu Chính phủ làm như vậy thì cũng là lấy tiền của dân sau này phải trả cho họ, nếu không thu hồi được thì phải lấy thuế trả cho họ chứ. Điều này là không thể được!

    Nợ xấu không phải do cơ chế

    Chính phủ không thể lấy tiền để nuôi béo giới ngân hàng thương mại, mà đằng sau những ngân hàng này là thường chỉ là một số cá nhân. Để làm rõ chuyện này cũng cần thiết phải đi ngược lại câu chuyện: Tại sao một số người lại thích đầu tư vào ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng cổ phần ngoài quốc doanh. Câu chuyện này không đơn giản là chuyện đầu tư làm ăn của những người có tiền, mà đây thực chất là những câu chuyện của một số “đại gia” muốn kiếm lãi khủng.

    Vì đầu tư vào các ngành khác thì anh có 1 đồng vốn chỉ huy động được vài ba đồng khác, nhưng đầu tư vào ngân hàng thì 1 đồng vốn có thể sẽ huy động được 20 đồng khác. Hơn thế, với cơ chế hiện hành thì ngân hàng không bao giờ lỗ. Thời trước, chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay khoảng 2,5% cũng đã thoải mái rồi, nay thì cho tới 3%, thậm chí có thể 4%, biên độ chênh lệch này là quá lớn ví như người ta huy động 10% nhưng có thể cho vay đến 15 - 17%. Trong bối cảnh mà các doanh nghiệp đang chết mòn như hiện nay, khoản chênh lệch lãi suất theo tôi chỉ 1-2% là vừa chứ cho 3 - 4% là quá cao!

    Cơ chế như vậy đã cho phép ngân hàng lúc nào cũng lãi. Vì thế không thể nói các khoản nợ xấu tại hệ thống ngân hàng thương mại là do cơ chế quá ngặt nghèo mà là do trình độ quản trị, yếu kém, sơ hở ngay trong hệ thống và phần khác là do thất thoát, tham nhũng...

    Theo Hà Tâm
    Vneconomy
  6. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Trung Quốc bị cáo giác lập lữ đoàn tên lửa uy hiếp biển Đông

    04/07/2012 3:05

    Lữ đoàn tên lửa 827 tại Thiều Quan, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đang bị cho là nhằm vào các bên đang tham gia tranh chấp trên biển Đông.

    Tờ Liên Hợp của Đài Loan ngày 2.7 loan tin Trung Quốc đã thành lập một lữ đoàn tên lửa mang số hiệu 827 với căn cứ đặt tại thành phố Thiều Quan của tỉnh Quảng Đông. Tờ báo dẫn các nguồn giấu tên cho hay, đến tháng 3.2012, căn cứ trên vẫn đang trong giai đoạn xây dựng nhưng các xe chở tên lửa và bệ phóng đã được đưa đến đây.





    Xe chở tên lửa được cho là Đông Phong 16 - Ảnh: Liên Hợp
    Phân tích hình ảnh do nguồn tin cung cấp, các chuyên gia quân sự nhận định với Liên Hợp rằng quân đội Trung Quốc có thể sẽ biên chế tên lửa chống hạm Đông Phong-21D và tên lửa tầm trung Đông Phong-16 cho Lữ đoàn 827.
    Động thái “hăm dọa”
    Chính quyền Trung Quốc chưa có bình luận gì về thông tin trên nhưng vào ngày 3.7, hàng loạt báo đài của đại lục, Hồng Kông đều đăng lại vấn đề này, kể cả Tân Hoa xã. Giới quan sát nhận định việc lập lữ đoàn tên lửa ở một tỉnh miền nam như Quảng Đông có thể nằm trong chiến lược tranh giành chủ quyền trên biển Đông của Bắc Kinh, thậm chí là cố tình uy hiếp các bên khác. Tờ Liên Hợp chỉ rõ tên lửa Đông Phong-16 có tầm bắn 1.200 km trong khi khoảng cách từ Hà Nội đến Thiều Quan chỉ có 1.000 km.
    Trước đó, hồi tháng 5, báo The China Post dẫn nguồn tin tình báo Đài Loan cho hay Trung Quốc sắp hoàn tất căn cứ không quân mới mang tên Thủy Môn ở một tỉnh miền nam khác là Phúc Kiến. Căn cứ này có thể được dùng để ngăn chặn tàu chiến, máy bay của Mỹ và Nhật Bản hay các nước khác tiến vào biển Đông và Hoa Đông trong trường hợp xảy ra xung đột ở những khu vực tranh chấp. Quân đội Trung Quốc đã điều nhiều chiến đấu cơ J-10, Su-30, máy bay tấn công không người lái và tên lửa S-300 tới căn cứ Thủy Môn.
    Mặt khác, cuối tháng trước, Trung Quốc ngang nhiên vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa khi tuyên bố lập thành phố Tam Sa và xây dựng bộ chỉ huy quân sự Tam Sa. Tờ Tin báo Hồng Kông đánh giá thêm rằng việc xuất hiện thông tin thành lập Lữ đoàn 827 cùng những tuyên bố nói trên có ý nghĩa tương hỗ lẫn nhau, nằm trong âm mưu “đe dọa, giương oai” nhằm vào các bên có tranh chấp trên biển.
    Sáng 3.7, đội tàu hải giám Trung Quốc gồm 4 tàu số 83, 84, 71 và 66 chính thức đến những bãi đá và đảo mà nước này chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo Tân Hoa xã, ngay khi đến nơi, đội này ngang nhiên ra thông cáo bằng các thứ tiếng Anh, Hoa và Thái với nội dung tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong khi Trung Quốc liên tục có những động thái xâm phạm chủ quyền và gây lo ngại cho các bên thì tờ Nhân Dân Nhật Báo của nước này ngày 3.7 lại đăng bài bình luận chỉ trích Philippines đang thực hiện “âm mưu khuấy động căng thẳng”. Bài viết được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Philippines Benigno Aquino III tiết lộ với Reuters rằng ông có thể yêu cầu Mỹ điều máy bay do thám tới biển Đông.
    Minh Trung
    Tên lửa DF-21D và DF-16 Các chuyên gia quân sự cho rằng Đông Phong-21D (DF-21D) là tên lửa đạn đạo chống tàu 2 tầng, tầm bắn tối đa 3.000 km và có khả năng tấn công các mục tiêu đang di chuyển trên biển, bao gồm cả tàu sân bay. DF-21D được cho là có vận tốc gấp 10 lần vận tốc âm thanh. Tuy nhiên, giới chuyên gia vẫn cho rằng DF-21D phải mất nhiều năm thử nghiệm mới có thể được đưa vào tác chiến.
    Trong khi đó, tên lửa Đông Phong-16 (DF-16), với tầm bắn 1.200 km và có sức công phá đáng kể. Báo Liên Hợp dẫn lời chuyên gia Rick Fisher tại Trung tâm chiến lược và đánh giá quốc tế ở Washington nhận định rằng DF-16 là phiên bản cải tiến của tên lửa tầm ngắn DF-15 với nhiều thay đổi về tầm bắn, nhiên liệu tên lửa rắn, hệ thống hướng dẫn và thiết kế đầu đạn. Ông Fisher còn cho rằng DF-16 có thể đánh bại tên lửa đánh chặn PAC-3 mà Đài Loan mua từ Mỹ.
    Đến nay, Bắc Kinh vẫn chưa có tuyên bố cụ thể nào về tính năng và kế hoạch triển khai tác chiến đối với 2 loại tên lửa này.
    Văn Khoa
    Lucy Nguyễn
  7. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Xây dựng hai nhà máy “chui”: “Con voi chui lọt lỗ kim”





    [​IMG]
    Dù không được cấp phép nhưng một nhà máy sản ********* bột Wolfram (viết tắt là ATP) xuất khẩu và một nhà máy sản xuất đồng vẫn được xây dựng trên diện tích gần 5ha (tại thôn 2 -Quảng Nghĩa -Móng Cái -Quảng Ninh)
    Trong gần 1 năm nhưng chính quyền không hay biết. Chỉ đến khi người dân kêu cứu vì ô nhiễm, cơ quan chức năng vào cuộc thì sự việc mới vỡ lở, đây là nhà máy “chui”!

    Quản lý lỏng lẻo


    Hai nhà máy này do Công ty Cổ phần Hoàng Thái (Công ty Hoàng Thái), có trụ sở tại khu 3, phường Hải Hà, TP Móng Cái, xây dựng “chui” (từ tháng 6-2011 đến cuối tháng 4-2012) trên diện tích gần 5ha tại thôn 2, xã Quảng Nghĩa. Chỉ tính riêng nhà máy sản ********* bột ATP đã có tổng mức đầu tư lên tới 10 triệu USD.

    Theo ông Hoàng Trung Thông - Chủ tịch HĐQT, kiêm Giám đốc Công ty Hoàng Thái: “Do trước đó, năm 2008 UBND tỉnh Quảng Ninh cũng đã cấp phép một dự án sản ********* bột ATP cho một công ty khác trên địa bàn xã Quảng Nghĩa. Tuy nhiên, do khủng hoảng kinh tế, doanh nghiệp này không triển khai nữa.

    Thấy việc sản ********* bột ATP có “tương lai”, Công ty Hoàng Thái đã liên doanh với một nhà đầu tư cá nhân là ông Trần người Trung Quốc, lập dự án xây dựng nhà máy sản ********* bột ATP với công suất 3.000 tấn/năm. Nhưng thấy những thủ tục liên doanh với nước ngoài phức tạp nên đã chuyển thành 100% vốn trong nước. Đối tác nước ngoài “đứng sau” hỗ trợ một phần kỹ thuật, máy móc thiết bị và tìm nguồn nguyên liệu cũng như lo đầu ra.

    Để triển khai dự án, doanh nghiệp đã mời lãnh đạo TP Móng Cái đi tham quan khảo sát hai nhà máy sản ********* bột ATP tại Trung Quốc 5 ngày. Sau đó về, chúng tôi cứ tưởng, Thành ủy Móng Cái đã đồng ý về mặt chủ trương nên các sở, ban, ngành ở Quảng Ninh cũng đồng ý.

    Trong khi chờ xin giấy phép, chúng tôi xây dựng nhà máy (bắt đầu từ tháng 6-2011-PV), đến ngày 8-11-2011, UBND xã Quảng Nghĩa kiểm tra, phát hiện lập biên bản yêu cầu dừng thi công. Đến tháng 3-2012, tỉnh yêu cầu dừng dự án, tôi đành phải chấp thuận, số tiền đầu tư vào đó bây giờ đã lên tới gần 100 tỷ đồng”.

    Trả lời phóng viên ngoài nhà máy sản ********* bột ATP ra, bên cạnh còn có một nhà máy khác đang được xây dựng là của ai, thì ông Thông thừa nhận, để tận dụng những nguyên liệu thừa trong quá trình sản xuất tinh bột ATP, Công ty Hoàng Thái “bắt tay” với một đối tác khác cũng người Trung Quốc tên là Bình xây dựng nhà máy luyện đồng.

    Có thể thấy, việc một cá nhân có thể bỏ số tiền hàng trăm tỷ đồng ra để đầu tư một dự án chưa được cơ quan chức năng phê duyệt là điều hết sức vô lý. Và càng vô lý hơn là sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền khi cho rằng không biết. Thực tế chính quyền biết rất rõ dự án này còn có cả nhà đầu tư Trung Quốc đứng sau Công ty Hoàng Thái.

    Đơn cử, trong Văn bản số 104-BC/TU ngày 27-4-2012 của Thành ủy Móng Cái do ông Nguyễn Quang Điệp - Bí thư Thành ủy Móng Cái, báo cáo lãnh đạo Tỉnh ủy Quảng Ninh, thể hiện: “Dự án sản xuất Wolfram xuất khẩu tại thôn 2 xã Quảng Nghĩa, TP Móng Cái - hình thức đầu tư: Liên doanh giữa Công ty CP Hoàng Thái và 02 nhà đầu tư cá nhân người Trung Quốc…

    Khi Công ty CP Hoàng Thái báo cáo thành phố xin ý kiến về dự án đầu tư, để có cơ sở xem xét, đề xuất tỉnh, thành phố đã lập tổ công tác do đồng chí Vũ Văn Kinh - Phó Bí thư Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP làm Trưởng đoàn, cùng các ngành chức năng của thành phố tham quan học tập 2 nhà máy sản ********* bột Wolfram tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc…”.

    Bí thư Thành ủyMóng Cái nhận lỗi

    Chiều 28-6, trao đổi với phóng viên ANTĐ, ông Nguyễn Quang Điệp - Bí thư TP Móng Cái khẳng định: “Chỉ có nhà máy ATP là xây dựng “chui”, khi nhận được thông tin, chúng tôi cho kiểm tra và cơ quan chức năng đã lập biên bản xử lý. Còn việc nhà máy sản xuất đồng không phải như vậy... Về việc này, nếu bảo việc xây dựng một nhà máy lớn như thế mà không biết thì không đúng, còn nếu biết mà không xử lý cũng không được. Tôi cũng đã nhận lỗi trước nhân dân và sẽ xử lý theo chỉ đạo của tỉnh!”.

    Mặc dù ông Điệp khẳng định sự việc sẽ được xử lý nhưng từ khi phát hiện sai phạm (ngày 8-11-2011) cho đến nay đã nhiều tháng trôi qua, việc khắc phục vi phạm của Công ty Hoàng Thái vẫn chưa đâu vào đâu. Trước đó, ngày 25-6, khi phóng viên có mặt tại nhà máy sản ********* bột ATP (ở thôn 2 xã Quảng Nghĩa) thấy nhiều nữ công nhân vẫn đang làm việc, vận chuyển quặng ATP, để ở ngoài trời vào trong xưởng.

    Trong khi đó, theo Công văn số 2413/UBND-QH2 ngày 31-5-2012, của UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo về việc giải quyết sai phạm của dự án sản xuất ATP trái phép tại TP Móng Cái, thì Công ty Hoàng Thái phải “vận chuyển toàn bộ số quặng ra khỏi địa bàn; tháo dỡ các công trình máy móc thiết bị đã xây dựng và lắp đặt trái phép; Sở Xây dựng, Sở TN&MT... phối hợp với UBND TP Móng Cái tiến hành làm rõ, hoàn thiện hồ sơ để xử lý vi phạm...”.

    Theo tìm hiểu của phóng viên, nguyên nhân khiến cho Công ty Hoàng Thái chậm trễ cũng có một phần lỗi của cơ quan có thẩm quyền khi gieo hy vọng cho Công ty Hoàng Thái cơ hội có thể thực hiện dự án xây dựng nhà máy sản ********* bột ATP.

    Trong hai ngày 22 và 23-5-2012, Ban thường vụ Thành ủy Móng Cái họp, bàn kiểm điểm tiến độ thực hiện xử lý các sai phạm của Công ty Hoàng Thái, Bí thư Thành ủy Nguyễn Quang Điệp tiếp tục chỉ đạo: “Đề xuất với tỉnh phương án có thể tận dụng sân bê tông, nhà để phục vụ công nhân, văn phòng làm việc của công ty; đề xuất địa điểm xây dựng nhà máy sản xuất Wolfram tại thôn 2 xã Quảng Nghĩa (sau khi có kết quả họp nhân dân xã Quảng Nghĩa)… Nếu được tỉnh đồng ý, chỉ đạo các cơ quan chức năng hướng dẫn Công ty Hoàng Thái về thủ tục, trình tự gửi về bộ phận Xúc tiến đầu tư (IPA của tỉnh) để thực hiện đầy đủ thủ tục đầu tư theo quy định”.
    Theo Quang Trường
    Anninhthudo
  8. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Mỗi tháng “tiêu” gần 22 nghìn tỷ đồng cũng không lo lạm phát





    [​IMG]
    Việc giải ngân vốn xây dựng cơ bản từ nay đến cuối năm hoàn toàn nằm trong kế hoạch mà Chính phủ đã dự liệu từ trước.
    Đó là khẳng định của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam trước những quan ngại về con số dự kiến 180 nghìn tỷ đồng và khoảng 45 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ sẽ được “ép” giải ngân trong năm nay, gây áp lực lên lạm phát trong những tháng cuối năm và trong năm 2013.

    Trả lời báo giới tại cuộc họp báo Chính phủ chiều 3/7 về vấn đề trên, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Minh cho biết, việc giải ngân vốn đầu tư năm nay theo kế hoạch là 180 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm mới chỉ giải ngân được 81 nghìn tỷ đồng, do đó từ nay đến cuối năm phải thực hiện khoảng 98 nghìn tỷ đồng còn lại. Theo lãnh đạo Bộ Tài chính, đây là con số khá cao.

    Bên cạnh đó, vốn trái phiếu Chính phủ theo kế hoạch cũng phải giải ngân khoảng 45 nghìn tỷ, nhưng 6 tháng mới được hơn 10 nghìn tỷ đồng, còn khoảng 34 nghìn tỷ đồng chưa giải ngân được.

    Theo lãnh đạo Bộ Tài chính, nếu gộp cả hai nguồn trên, từ nay đến cuối năm, mỗi tháng phải giải ngân gần 22 nghìn tỷ đồng.

    “Đây là một áp lực khá lớn, do đó hiện chúng tôi đã và đang bàn giải pháp để đẩy mạnh giải ngân lên trong thời gian tới”, Thứ trưởng Minh cho hay.

    Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, lý do khiến vốn kế hoạch cho đầu tư cơ bản bị ứ đọng là do đầu năm nay phải kiềm chế lạm phát, cắt giảm đầu tư công, do đó lượng vốn giải ngân ra rất ít, chỉ đến tháng 6 mới đẩy nhanh.

    “Do đó, tới đây chúng ta còn dư địa nên sẽ đẩy nhanh giải ngân vốn cho các dự án. Đối với các dự án có thể hoàn thành trong 6 tháng 2013 Chính phủ cũng có thể cho ứng vốn trước. Việc giải ngân với số vốn lớn này song cũng không thể gây áp lực lên lạm phát được, bởi Chính phủ đã dự liệu từ trước rồi”, Bộ trưởng Đam khẳng định.
    Theo Nguyên Trang
    VnEconomy

  9. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Lộ diện quỹ Platinum Vitory PTE: cổ đông lớn nhất của REE


    [​IMG]
    Platinum Vitory PTE thuộc sở hữu của Jardine Cycle & Carriage, công ty này cũng đang sở hữu 32% Trường Hải Ô tô.
    Theo thông báo của HOSE, ngày 2/7/2012, quỹ Platinum Vitory PTE đã nâng tỷ lệ sở hữu tại REE lên 10,24% và trở thành cổ đông lớn nhất của công ty này. Trong 2 tháng qua, quỹ này đã tăng tỷ lệ sở hữu tại REE lên gấp đôi thông qua các giao dịch mua gom cổ phiếu trên sàn và mua lại lô 5 triệu cổ phiếu quỹ.
    Platinum Vitory PTE Ltd là công ty thuộc Jardine Cycle & Carriage (JC&C), công ty hàng đầu của Singapore trong lĩnh vực phân phối oto tại khu vự Đông Nam Á với các công ty thành viên tại Singapore, Malaysia, Indonesia và Việt Nam. JC&C cũng đang là cổ đông sở hữu 32% vốn của Ô to Trường Hải.
    JC&C còn sở hữu 50,1% của Astra, một tập đoàn lớn tại Indonesia hoạt động trong 6 lĩnh vực gồm: Phân phối ô tô, Dịch vụ tài chính, Hạ tầng và logistic, Kinh doanh nông nghiệp, Công nghệ thông tin, Khai khoáng.
    JC&C là thành viên của Jardine Matheson, tập đoàn có lịch sử gần 200 năm hoạt động bắt nguồn từ Trung Quốc.
    Năm 2011, JC&C đạt doanh thu 20 tỷ USD, tăng 28% và Lợi nhuận sau thuế 2,44 tỷ USD tăng 11%. JC&C có quy mô tài sản 19 tỷ USD và vốn chủ sở hữu gần 10 tỷ USD. JC&C đang niêm yết tại TTCK Singapore với giá 35,3 USD và PE 2012 dự báo 11 lần.

    [​IMG]

    Trong thông cáo báo chí của JC&C phát đi ngày 28/6, CEO của công ty này cho biết: “Khoản đầu tư của JC&C vào REE nhằm mở rộng các hoạt động của công ty tại Việt Nam dựa trên các đánh giá tốt về REE – công ty có lợi nhuận ổn định và tiềm năng phát triển trong lĩnh vực bất động sản và cơ sở hạ tầng ”
    JC&C sẽ chưa ghi nhận lợi nhuận hay bất kỳ lợi ích nào từ việc đầu tư này cho đến hết năm 2012. Công ty này cũng chưa ý định cử đại diện tham gia trong ban lãnh đạo của REE trong thời gian tới.
    Cơ cấu cổ đông của REE:
    TÊN CỔ ĐÔNG SỐ CỔ PHIẾU TỶ LỆ % TÍNH ĐẾN NGÀY Platinum Victory Pte. Ptd 25,052,210 10.24 02/07/2012 Quỹ Đầu tư Phát triển Đô thị Tp.Hồ Chí Minh 19,271,720 7.88 23/06/2010 Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam 12,021,908 4.91 23/06/2010 VOF Investment Limited 8,580,547 3.51 23/06/2010 Amersham Industries Ltd 8,038,800 3.29 23/06/2010 Venner Group Limited 6,981,712 2.85 09/02/2011 Veil Holdings Limited 6,930,576 2.83 23/06/2010 Wareham Group Limited 6,224,884 2.54 17/02/2011 Nguyễn Thị Mai Thanh 5,942,346 2.43 13/02/2012
    An Huy

    Theo TTVN
  10. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334
    Định ăn em Tám hả bạn ? >:)>:)>:)

    =))=))=))=))=))=))

Chia sẻ trang này