Làm giàu từ chứng khóan - những thông tin bổ ích ! (t3)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 19/06/2012.

2712 người đang online, trong đó có 34 thành viên. 05:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 34676 lượt đọc và 1012 bài trả lời
  1. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    :)):)):)):)):))
  2. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Chứng khoán chờ đợi gì mà không tăng?





    [​IMG]
    Dòng tiền đã bị chặn đứng ngay tại ngưỡng cửa ra vào của thị trường. Mà với đặc tính của thị trường này, tiền đã không vào thì ắt phải ra.
    Chờ gì nữa? Những nhà đầu tư lo xa nhất ở Việt Nam đang suy ngẫm thị trường theo cái cách mà một lớp nhà đầu tư Hoa Kỳ vẫn thường làm. Đó là lồng ghép không khí chứng khoán vào những động thái của nhà điều hành. Chờ…
    Một câu hỏi vẫn dằn vặt trái tim và khối óc nhà đầu tư: chứng khoán còn chờ gì mà không “lên”?
    Một số nhà đầu tư lại sẵn lòng trả lời: Chờ con em thi đại học xong. Chờ em chạy trường cho cháu. Chờ diễn biến dịch tai xanh. Chờ hết tháng cô hồn. Chờ Quốc hội kết thúc kỳ họp. Chờ nợ xấu giải quyết xong. Chờ tỷ lệ thất nghiệp giảm. Chờ biển Đông lặng sóng… Dù giá cổ phiếu nhiều loại rẻ hơn cốc trà đá, nhưng trà đá vẫn còn uống được.
    Như vậy là đã rõ, chờ đợi là một đức tính của nhà đầu tư chứng khoán. Bối cảnh khó khăn về kinh tế cũng khiến cho các nhà đầu tư không còn dễ kiếm ăn như thời nổi sóng những năm 2007 và 2009.
    Bằng chứng của sự kiên nhẫn được trưng ra gần đây nhất, nếu tính từ đầu tháng 6/2012. Khi đó, chỉ số chứng khoán Dow Jones của Mỹ đã đổ dốc đủ mạnh để làm cho tự thân nó trở thành hấp dẫn. Từ đó đến nay, trong khi thị trường chứng khoán Hoa Kỳ đã tiến vào một đợt phục hồi thì chứng khoán Việt lại cụ thể hóa kết quả kiên nhẫn của nhà đầu tư bằng tư thế đi ngang rồi… lao xuống.
    Những người chờ đợi vào một tình cảm đồng pha giữa chứng khoán Mỹ và Việt Nam, hay nói cách khác là chờ đợi sự phục vụ tận tâm của Dow Jones đối với VNI, đã một lần nữa phải thất vọng. Đúng như lời tán thán của những người quen nhận thất bại: chứng khoán Việt Nam chẳng biết đường nào mà mò.
    Vào nửa đầu của năm nay, lời tán thán trên tỏ ra có lý - như một thế mạnh duy nhất của các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Những người theo trường phái đánh sóng theo kinh tế vĩ mô hẳn đã phải nhận ra một nghịch lý hết sức oái oăm: thị trường chỉ phục hồi khi khắp nơi còn đầy rẫy tin tức tiêu cực.
    Cứ như một quy luật, thị trường rõ là đã chỉ bắt đầu đi lên trong không khí tuyệt đại đa số nhà đầu tư còn nằm nguyên trong trạng thái cùng quẫn hoặc hoài nghi cực độ. Nhưng cho đến khi họ nhận ra rằng chỉ số đã tăng đến 50% và nhiều cổ phiếu đã bật gấp đôi của cái 50% ấy, mọi chuyện lại trở nên kỳ quặc. Khi đó, thị trường như bị khựng lại cho dù dòng tiền margin dồn dập đổ vào.
    Về hiện tượng ấy, không thiếu gì cách để giải thích. Thị trường đã tăng mạnh nên phải điều chỉnh - cũng là một cách lý giải truyền thống.
    Nhà đầu tư có tâm trạng chờ đợi đủ thứ như đã mô tả trên, có thể cho chúng ta thấy một bức tranh tương đối toàn diện về lòng kiên nhẫn bị hắt hủi như thế nào. Tháng 6/2012 cũng là thời gian trầm lặng của phiên họp Quốc hội.
    Nhưng một chi tiết trùng hợp không thể không chú ý là chỉ vừa xong phiên họp này, hai chỉ số chứng khoán VNI và HNX đã lập tức đổ dốc. Và miệt mài đi xuống từ đó đến nay, bất chấp chứng khoán Mỹ tăng, giá xăng dầu giảm; nhưng lại đồng thuận với… giá điện.
    Và… chờ
    Như vậy có nghĩa là sao? Có lẽ nào chứng khoán Việt Nam lại bị trơ, hay nói như một nhà đầu tư nước ngoài là chẳng có cảm xúc gì với chính sách kinh tế vĩ mô? Kinh tế vĩ mô lại đang được các quan chức nhận định là lập đáy và đang chuẩn bị thoát đáy kia mà…
    Song vào lần này, chính những nhà đầu tư lớn lại tự tìm cho họ câu trả lời thích đáng. Một nỗi sợ hãi vừa mơ hồ vừa vật chất đang lan tỏa khắp các quỹ đầu tư và công ty chứng khoán.
    “Bi quan” là từ ngữ được dùng nhiều nhất và nhấn nhá nhất để mô tả cho sự chờ đợi trong sáu tháng cuối năm 2012. Hầu như không có lấy một điểm sáng hoặc một thái độ thật sự lạc quan trong kế hoạch triển khai đổ vốn vào thị trường chứng khoán - điều mà những quỹ nước ngoài như Dragon hay VinaCapital vẫn thường đi tiên phong.
    Trong khi đó, tình cảnh của nhiều công ty chứng khoán còn bắt buộc họ phải thận trọng hơn. Không còn cái thời họ làm mưa làm gió và muốn nói gì thì nói trên thị trường. Hiện thời và sắp tới, chỉ riêng việc công ty chứng khoán lo đủ cơm ăn áo mặc cho nhân viên mà không phải đóng cửa thêm chi nhánh nào cũng là tốt lắm rồi.
    Cơ hội cuối cùng mà giới chứng khoán chờ đợi chỉ còn là thái độ “quyết tâm” của Chính phủ. Hơn lúc nào hết, nếu không cứu chứng khoán (mà cụm từ này lâu nay đã dường như bị quên lãng), Chính phủ vẫn phải cứu doanh nghiệp, tức vẫn phải bơm tín dụng vào nền kinh tế trong nửa cuối năm 2012 để vãn hồi trật tự. Chứng khoán vì thế cũng có thể được hưởng lây từ các đối tượng khác.
    Thế nhưng hy vọng trên lại nhận được những cái lắc đầu nhè nhẹ cùng tiếng thở dài mệt nhọc. Bây giờ mọi chuyện không giống như hồi 2009 nữa. Không còn thời vận của gói kích cầu đổ vào nền kinh tế thì ít mà vào thị trường đầu cơ lại nhiều hơn hẳn. Bây giờ đang là thời suy thoái, tiền bạc thiếu thốn. Cũng đến giờ, chẳng thấy tăm hơi của “dòng tiền tiết kiệm từ ngân hàng sẽ ồ ạt chảy vào kênh chứng khoán” như bao kỳ vọng bùng cháy trước đó.
    Dòng tiền đã bị chặn đứng ngay tại ngưỡng cửa ra vào của thị trường. Mà với đặc tính của thị trường này, tiền đã không vào thì ắt phải ra. Cũng bởi thế, người ta chẳng mấy ngạc nhiên khi thanh khoản trên hai sàn giao dịch cứ giảm sút mỗi ngày một chút. Bóng ma cạn kiệt thanh khoản của nửa cuối năm 2012 lại như muốn hiện hình về.
    Thật vậy, cho tới nay vẫn không nên loại trừ bóng ma ấy. Mới chỉ cách đây một tháng - vào đầu tháng 6/2012 - mọi chuyện còn chưa đến nỗi nào và người ta vẫn còn hy vọng là thị trường cùng lắm sẽ giảm điều chỉnh đến hết quý III.
    Nhưng vào lúc này đây, những nhà đầu tư lo xa nhất lại đang trở nên có giá đối với chính họ. Đơn giản là họ đang suy ngẫm về thị trường theo cái cách mà một lớp nhà đầu tư Hoa Kỳ vẫn thường làm.
    Đó là lồng ghép không khí chứng khoán vào những động thái… của nhà điều hành chính sách.
    Theo Việt Thắng
    Doanh nhân Sài Gòn
  3. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Sự thật nợ BĐS: Rùng mình những con số


    [​IMG]
    Có khả năng nào nợ xấu thực tế đối với bất động sản sẽ gấp 3,6 lần so với số liệu 10% đã báo cáo trước Quốc hội vào tháng 5/2012.
    Những bất cập quá lớn về sự khác biệt số liệu cũng như tình trạng thiếu minh bạch về thông tin nợ xấu nói chung và nợ xấu bất động sản nói riêng khiến dư luận hoài nghi: 10% liệu đã phải là tỷ lệ nợ xấu cuối cùng trong hệ thống ngân hàng.


    Những con số biết nói
    Chỉ đến cuối quý II/2012, những con số có tính xác thực nhất về nợ và nợ xấu bất động sản mới được công bố. Một báo cáo "bất ngờ" của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đã cung cấp cho giới đầu tư, và đặc biệt là người dân, một cái nhìn toàn diện hơn nhiều về thực trạng này.
    Tính đến thời điểm cuối năm 2011, tổng dư nợ cho vay bất động sản là 348.000 tỷ đồng. Theo nhận định của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, con số này vượt hơn 1,8 lần so với con số đã được các ngân hàng công bố trước đây, tức khoảng xấp xỉ 200.000 tỷ đồng. Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước chính là hai địa chỉ đã phát ra con số ước đoán chưa thể trọn vẹn ấy.

    Cũng theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, số nợ xấu bất động sản tại các ngân hàng cao gấp 8 lần so với số liệu do chính các ngân hàng này thông tin. Điều đó cũng có nghĩa là trong một thời gian khá dài, từ tháng 6/2011 - thời điểm lần đầu tiên diễn ra "biến động" trong hệ thống ngân hàng về tình trạng nợ xấu, khi khối ngân hàng buộc phải kéo giảm tỷ lệ cho vay phi sản xuất về mức 22% theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, cho đến gần đây hầu hết các ngân hàng vẫn cố ém nhẹm con số dư nợ cho vay thực tế và kéo theo đó là tỷ lệ nợ xấu mà đã trở nên nguy hiểm đối với họ.
    Không quá trái ngược với những đồn đoán của dư luận giới đầu tư, BIDV đã trở thành "quán quân" về dư nợ cho vay xây dựng - hơn 42.000 tỷ đồng. Tiếp theo đó là Ngân hàng Vietinbank - 41.000 tỷ đồng. Cả hai ngân hàng này đều có tỷ lệ cho vay bất động sản và xây dựng chiếm 14% trong tổng dư nợ. ACB và Sacombank cũng nằm trong danh sách "top 10".
    Nhưng chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn trong tổng dư nợ lại là những ngân hàng nhỏ như Phương Nam, Phương Tây, Đông Á - 26%. Còn SHB cũng có tỷ lệ cho vay xây dựng và bất động sản chiếm đến 18% tổng dư nợ cho vay.


    Rõ ràng, những tỷ lệ trên không thể được coi là an toàn so với điều mà các ngân hàng thường tuyên bố - tỷ lệ an toàn cho phép chỉ từ 3-5%. Rải rác trong những công bố và báo cáo trước đây, ngoại trừ Agribank thừa nhận tỷ lệ nợ xấu trên 6%, còn các ngân hàng khác đều không chấp nhận thực tại như những gì đã xảy ra.
    Tuy vậy, thời gian gần đây lại xuất hiện một ước đoán từ giới chuyên gia ngân hàng. Theo đó, có khả năng đến 50% nợ bất động sản và xây dựng đang có nhiều triển vọng trở thành nợ khó đòi. Cũng có nghĩa là một nửa trong số nợ bất động sản có khả năng không cánh mà bay.


    Cũng trong báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tổng giá trị các khoản cho vay vào hai lĩnh vực bất động sản và xây dựng của 10 ngân hàng có số dư nợ lớn nhất được thống kê là 147 nghìn tỷ, bằng khoảng 73% dư nợ bất động sản được các ngân hàng báo cáo cuối năm 2011. Nếu so với con số điều chỉnh của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tỷ lệ này chiếm 42%.
    Như vậy, nếu tính đúng và đủ trên cơ sở con số 348.000 tỷ đồng dư nợ bất động sản mà Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia công bố, khoản dư nợ bất động sản của 10 ngân hàng trên phải là 254.000 tỷ đồng, chứ không chỉ là 147.000 tỷ đồng theo báo cáo của ngân hàng.

    Có một chi tiết trùng hợp khá ngẫu nhiên nhưng lại rất đáng so sánh: 254.000 tỷ đồng trên lại đúng bằng con số dư nợ cho vay bất động sản mà một vài quan chức, trong một vài thông tin không chính thức, công bố vào thời điểm cuối năm 2011. Sự trùng hợp này cho thấy nhiều khả năng vẫn còn khoảng 1/3 số dư nợ không có địa chỉ rõ ràng.

    Tỷ lệ nợ xấu bất động sản, bao nhiêu?
    Bất động sản - một lĩnh vực lớn chi phối nền kinh tế quốc dân, đang diễn ra tình trạng mông lung hết sức khó hiểu, ít nhất trên bình diện những con số. Từ quý IV năm ngoái, TS. Lê Xuân Nghĩa - khi đó là Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, đã tuyên bố ngay cả ủy ban này và Ngân hàng Nhà nước đều không nắm rõ được con số nợ xấu và dư nợ cho vay bất động sản thực tế là bao nhiêu. Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã ít nhất hai lần yêu cầu các ngân hàng báo cáo về hiện trạng nợ và nợ xấu, nhưng cuối cùng vẫn chưa có một con số cụ thể cuối cùng đưa ra và chưa có ngân hàng nào bị điểm mặt.

    Vào cuối tháng 5/2012, điều đáng ngạc nhiên khi công bố trước Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước thông báo tỷ lệ nợ xấu đã lên đến 10% chẵn, so với con số chỉ 3,4% cũng công bố trước Quốc hội vào 11/2011. Như vậy, chỉ trong thời gian 6 tháng, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng đã tăng gấp ba lần mà không có một lần thông tin về sự tăng bất thường này.

    Những bất cập quá lớn về sự khác biệt số liệu cũng như tình trạng thiếu minh bạch về thông tin nợ xấu nói chung và nợ xấu bất động sản nói riêng khiến dư luận hoài nghi: 10% liệu đã phải là tỷ lệ nợ xấu cuối cùng trong hệ thống ngân hàng.

    Nếu có thể, cũng nên tham khảo đánh giá của một tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập có uy tín của quốc tế là Fitch Ratings. Từ tháng 6/2011, khi Ngân hàng Nhà nước chỉ thừa nhận tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng vào khoảng 3,2%, Fitch đã công bố tỷ lệ này lên đến 13%, tức gấp 4 lần con số của các cơ quan hữu trách Việt Nam. Còn giờ đây, với tỷ lệ nợ xấu 10% mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố, chẳng lẽ tỷ lệ nợ xấu thực tế còn cao hơn nhiều?

    50%, tức khoảng 125.000 tỷ đồng, có khả năng "biến mất" từ con số dư nợ cho vay bất động sản, có thể chiếm đến 36% con số dư nợ 348.000 tỷ đồng do Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia công bố điều chỉnh.

    Và nếu chiếu theo con số thực này cũng như khả năng không thể thu hồi 50% số nợ, có khả năng nào nợ xấu thực tế đối với bất động sản sẽ gấp 3,6 lần so với số liệu 10% đã báo cáo trước Quốc hội vào tháng 5/2012. Nếu đó là sự thật thì thật đáng báo động.

    Theo Việt Thắng
    VEF

  4. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Khà khà !
    2 ngày qua múc là êm ![r2)][r2)][r2)]
  5. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
  6. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Công bố danh sách các cổ phiếu thuộc HNX30

    [​IMG]
    Những cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất là ACB, SHB, PVS...
    Sở GDCK Hà Nội sẽ chính thức vận hành chỉ số HNX 30 từ ngày 9/7/2012.

    Đây là một chỉ số mới, bổ sung vào hệ thống chỉ số chỉ báo và chỉ số đầu tư hiện có và là tiền đề để có thể phát triển các sản phẩm giao dịch trên chỉ số.

    Chỉ số HNX 30 là chỉ số giá của Top 30 cổ phiếu được lựa chọn dựa vào tính thanh khoản. Chỉ số HNX 30 lấy ngày 03/01/2012 là ngày cơ sở với điểm cơ sở là 100.
    HNX 30 áp dụng phương pháp tính giá trị vốn hóa thị trường có điều chỉnh tỷ lệ tự do chuyển nhượng (free float). Phần cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và theo cam kết tự nguyện, phần nắm giữ Nhà nước với tư cách cổ đông lớn, cổ phiếu liên quan đến thương hiệu, cổ phiếu nắm giữ bởi cổ đông nội bộ và người có liên quan đều không được xem là cổ phiếu tự do chuyển nhượng và không được tính vào khối lượng tham gia tính chỉ số.
    HNX 30 sử dụng kỹ thuật giới hạn tỷ trọng vốn hóa 15% để xác định tỷ lệ vốn hoá tối đa (là tỷ lệ lớn nhất mà giá trị thị trường của một cổ phiếu được tính trong tổng thể giá trị thị trường của chỉ số) phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc áp dụng tỷ trọng giới hạn vốn hóa nhằm giảm ảnh hưởng của những cổ phiếu có tỷ trọng lớn đối với chỉ số.
    Các cổ phiếu được lựa chọn dựa trên các tiêu chí về thanh khoản, giá trị vốn hóa và mức độ tập trung của các nhóm ngành (số lượng chứng khoán trong mỗi nhóm ngành không vượt quá 20% số chứng khoán trong rổ).
    Rổ chỉ số HNX 30 sẽ được xem xét định kỳ 6 tháng/lần. 25 trong số 30 cổ phiếu thành phần có giá trị thị trường điều chỉnh theo tỷ lệ tự do chuyển nhượng lớn nhất sẽ được ưu tiên lựa chọn duy trì trong rổ. 5 cổ phiếu còn lại có thể được thay thế dựa trên các tiêu chí xem xét duy trì được nêu trong Bộ nguyên tắc xây dựng và quản lý chỉ số HNX 30.
    Danh sách các cổ phiếu thuộc HNX30 bao gồm:

    Cổ phiếu Tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng (%) Tỷ trọng vốn hóa trong rổ (%) KLLH tham gia tính chỉ số ACB 70 15 120,983,416 SHB 70 12.98 337,105,683 KLS 90 9.28 182,250,000 PVX 65 7.57 170,625,000 PVS 40 11.04 119,120,838 VCG 30 5.23 90,000,000 SCR 95 3.72 95,000,000 VND 80 3.65 79,999,200 NTP 65 5.61 28,169,687 BVS 40 1.68 28,893,575 PVI 20 5.11 42,589,430 PGS 55 2.41 20,900,000 PVC 60 1.66 21,000,000 HUT 80 1.22 27,998,080 PVL 80 0.81 40,000,000 DBC 50 1.79 21,805,550 SDH 100 0.66 20,950,000 VGS 90 0.91 33,839,739 ICG 95 1.02 19,000,000 OCH 20 1.24 20,000,000 PVG 65 1.14 18,017,903 IDJ 100 0.64 32,600,000 SDU 60 0.37 12,000,000 PLC 25 1.16 12,550,091 AAA 95 0.71 9,405,000 PFL 45 0.53 22,500,000 QNC 75 0.67 13,838,332 TH1 65 1.07 8,186,657 DCS 70 0.62 24,341,100 SD9 45 0.52 13,162,500 Số liệu tại ngày 3/1

    [​IMG]

    [​IMG]



    Công thức tính HNX30:
    [​IMG]
    Khánh Linh
    Theo TTVN
  7. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    REE đang bị thâu tóm?

    [​IMG]
    Trong khi thị trường diễn biến hết sức tiêu cực, mã REE của CTCP Cơ điện lạnh lại được khối ngoại gom vào rất mạnh. Liệu đây có phải là hoạt động thâu tóm của NĐTNN đối với REE?
    Phiên giao dịch ngày 3-7, phần lớn mã CP nằm trong tình trạng bán tháo nhưng REE vẫn được NĐTNN mua ròng mạnh nhất. Cụ thể 2,1 triệu CP REE được khớp lệnh, trong đó riêng khối ngoại mua vào 1,56 triệu CP (tương đương 24,3 tỷ đồng).
    Nhờ đó mã REE vẫn duy trì được mức giá tham chiếu trong khi bảng điện tử có hàng trăm mã CP rớt sàn. Trong tuần trước, Quỹ Platinum Victory Pte Ltd của Singapore đã mua thêm 2,85 triệu CP REE, nâng tỷ lệ sở hữu của quỹ này tại REE từ 7,08% lên 8,24% (tương đương 20,17 triệu CP) với phương thức giao dịch khớp lệnh.
    Quỹ đầu tư này là công ty con của Jardine Cycle and Carriage Ltd, một công ty niêm yết hàng đầu tại Singapore. Trước đó, REE cũng đã bán 5 triệu CP quỹ cho quỹ đầu tư này với giá 16.700 đồng/CP.
    Những sự kiện này chưa thể lý giải cho nghi vấn khối ngoại đang thâu tóm REE. Tuy nhiên, việc khối ngoại thu gom REE có thể đến từ sự kỳ vọng vào kết quả kinh doanh trong 2 quý đầu tiên của doanh nghiệp này.
    Theo dự báo của CTCK TPHCM (HSC), REE đạt mức tăng trưởng hết sức ấn tượng trong 6 tháng đầu năm nhờ lợi nhuận khoảng 279 tỷ đồng từ bán 42,14 triệu CP của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (STB) đầu năm 2012.
    Dự báo kết quả kinh doanh quý II của REE khả quan hơn so với cùng kỳ năm trước nhờ thời tiết năm nay nóng hơn, theo đó doanh số bán máy điều hòa nhiệt độ Reetech sẽ tốt hơn. Mảng M&E và cho thuê văn phòng của REE vẫn đạt doanh thu và lợi nhuận ổn định, cho dù thị trường bất động sản vẫn chưa cho thấy dấu hiệu phục hồi trong 6 tháng đầu năm.
    Điều đáng nói, trong bối cảnh khó khăn chung hiện nay các mảng kinh doanh của REE vẫn hết sức tích cực. Mảng M&E đạt kết quả khả quan là nhờ hợp đồng từ năm 2011 chuyển sang có giá trị khoảng 2.100 tỷ đồng.
    Trong khi đó, mảng cho thuê văn phòng, REE vẫn duy trì ổn định tỷ lệ lấp đầy cho các tòa nhà hiện tại cộng với tòa nhà mới đi vào hoạt động tại quận 4 đã lấp đầy 80%.
    Theo giới phân tích, các khoản đầu tư vào ngành điện của REE sẽ cần vài năm trước khi đem lại hiệu quả, dù hiện nay đã có những dấu hiệu cho thấy ngành này đã được tự do hóa hơn. Đây là một dấu hiệu cho thấy đầu tư vào ngành này sẽ đem lại lợi suất cao hơn.
    Với những điều kiện thuận lợi này, dự báo doanh thu thuần của REE trong năm 2012 ước đạt 1.980 tỷ đồng (tăng 9%) và lợi nhuận thuần đạt 598 tỷ đồng (tăng 16%). EPS dự phóng 2012 đạt 2.495 đồng/CP. Tại mức giá 15.800 đồng/CP, REE có P/E dự phóng 6,3x và P/B là 1,0 lần.
    Thời gian gần đây, mã REE không có nhiều biến động nên việc khối ngoại ưa chuộng REE có thể đến từ quan điểm đầu tư thận trọng. Sự thận trọng này là có cơ sở nếu dựa trên lịch sử tăng trưởng và tỷ lệ cổ tức/giá ở mức chấp nhận (tỷ lệ 9,9%).
    Do đó, khả năng lớn hơn có thể lý giải cho hiện tượng này là khối ngoại chọn REE làm CP “tránh bão” trong bối cảnh TTCK bước vào giai đoạn khó khăn.
    Theo Hải Hồ
    Sài gòn đầu tư tài chính
  8. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
  9. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
  10. TDSQB

    TDSQB Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/05/2012
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này