1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Làm giàu từ Chứng khoán - những thông tin bổ ích ( t4)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 09/07/2012.

5305 người đang online, trong đó có 413 thành viên. 12:02 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 42596 lượt đọc và 584 bài trả lời
  1. hoanglansv

    hoanglansv Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2012
    Đã được thích:
    288
    Các anh, các chị ơi. Việt Nam mình mà làm được thế này thì tốt quá.

    Nga nổ súng chặn tàu cá Trung Quốc


    Lực lượng tuần duyên ở vùng Viễn Đông của Nga buộc phải nổ súng để chặn một tàu cá đang đánh bắt ở biển Nhật Bản.

    [​IMG]
    Một tàu của tuần duyên Nga. Ảnh minh họa: Nationaldefense.ru Thông tin này được RIA Novosti dẫn từ phát biểu của người phát ngôn Cơ quan biên phòng tại khu vực xảy ra vụ việc.
    Phát ngôn viên này cho biết chiếc tàu mang cờ Trung Quốc đã từ chối dừng lại theo yêu cầu của lực lượng tuần duyên và tìm cách bỏ trốn.
    "Sau ba giờ đồng hồ truy đuổi, tàu tuần duyên Dzerzhinsky đã bắn những phát súng cảnh cáo, nhưng chiếc tàu đánh cá trộm vẫn tiếp tục việc di chuyển một cách nguy hiểm", người phát ngôn kể trên nói, đồng thời cho biết tuần duyên Nga đã bắn vào tàu cá bỏ chạy sau khi những phát súng cảnh cáo không mang lại hiệu quả.
    [​IMG]
    Bản đồ biển Nhật Bản (Sea of Japan). Đồ họa: Wikipedia Chiếc tàu cá mang theo 22,5 tấn mực ống và có nhóm thủy thủ 17 người đều mang quốc tịch Trung Quốc. Họ không thể đưa ra được bất cứ giấy tờ nào liên quan tới việc được cho phép đánh bắt. Không ai trong số những người có mặt trên tàu cá bị thương hay thiệt mạng sau những loạt súng của tuần duyên Nga.
    Lực lượng tuần duyên Nga đang tích cực tham gia vào việc ngăn chặn đánh bắt trái phép trên các vùng biển thuộc chủ quyền của Nga. Họ thường xuyên bắt giữ được các tàu đánh bắt trộm mang cờ nước ngoài.
    Hà Giang
  2. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Trung Quốc sẽ đưa tàu ngầm ra biển Đông

    17/07/2012 17:40

    (TNO) Tờ China Daily ngày 17.7 cho biết Trung Quốc sẽ triển khai tàu ngầm Giao Long lặn xuống đáy biển ở các khu vực tranh chấp trên biển Đông.

    Theo China Daily, tàu ngầm Giao Long sẽ thực hiện sứ mạng thăm dò tài nguyên vào tháng 4-5.2013, và sứ mạng này là một phần trong kế hoạch “chuẩn bị khai thác tài nguyên đáy biển Đông”.
    Hồi tháng 6.2012, tàu ngầm Giao Long đã chinh phục được độ sâu 7.000 m so với mặt biển, cho phép Trung Quốc đủ năng lực khảo sát được 99% đáy biển trên thế giới, tờ China Daily nhấn mạnh.
    [​IMG][​IMG]
    Giao Long là tàu ngầm hiện đại nhất của Trung Quốc - Ảnh: AFP
    Tờ China Daily còn dẫn lời các nhà khoa học Trung Quốc ước tính biển Đông có trữ lượng dầu thô lên đến 213 tỉ thùng, tương đương với 80% trữ lượng dầu thô của Ả Rập Xê Út.
    Mới đây, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) còn ngang nhiên mở thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam, trên biển Đông.
    Trước hành động ngang ngược trên, chiều 27.6, Tập đoàn dầu khí quốc gia VN (PVN) đã tổ chức họp báo, khẳng định Trung Quốc mở thầu quốc tế 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam là hoạt động sai trái.
    Tập đoàn dầu khí quốc gia VN cực lực phản đối và yêu cầu CNOOC hủy bỏ ngay hoạt động mời thầu sai trái trên, nghiêm túc tuân thủ thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển năm 1982 và tinh thần tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).
    Phúc Duy
  3. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Từ Scarborough tới Đảo chữ Thập:
    Lịch sử lặp lại?


    SGTT.VN - Vào sáng ngày 13.7, trong khi phiên cuối cùng của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN đang diễn ra, Trung Quốc lại tiếp tục hành động gây hấn khi đưa 30 tàu cá trọng tải từ 140 tấn trở lên, trong đó có một tàu tiếp tế trọng tải 3.000 tấn tới đánh bắt cá tại Đảo đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa trong 20 ngày.

    [​IMG]
    Tàu cá Trung Quốc được hậu thuẩn từ chính quyền tiến vào Biển Đông của Việt Nam thành từng nhóm
    Đây là một trong những đội tàu cá lớn nhất xuất phát từ đảo Hải Nam từ trước đến nay, gồm các thủy thủ chuyên nghiệp, có trang bị hệ thống định hướng và lần đầu tiên có sự tham gia tổ chức của Hiệp hội ngư dân.
    Dường như đây là một bước đi đã được tính toán sẵn từ lâu và nằm trong chiến lược gặm nhấm chủ quyền các nước khác trên biển Đông của Trung Quốc. Đó là hành động tất yếu sau khi phép thử ở Scarborough thành công. Sự kiện tàu cá Trung Quốc chiếm Scarborough suốt từ tháng 4 đến nay không chỉ là hành động dằn mặt và chèn ép Philippines, hơn thế nữa, đó là phép thử để Trung Quốc thực hiện hành động xác quyết chủ quyền trên thực tế, từ đó hỗ trợ cho các tuyên bố pháp lý về yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với biển Đông. Việc sử dụng các cơ quan dân sự để thực hiện các mục đích chính trị là một biện pháp Trung Quốc đã sử dụng lặp đi lặp lại trong thời gian qua, nhưng sau sự kiện Scarborough, rõ ràng là đã có những sự phát triển về cách thức thực hiện.
    Trung Quốc hiện là nước có cơ sở pháp lý yếu nhất trong các bên đang tranh chấp ở biển Đông, nên việc tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc bị coi như phi lý và trơ trẽn, nước này cũng không thể chỉ tuyên bố chủ quyền rồi đợi các nước khác phải nghe theo. Nhưng nếu sử dụng vũ lực gây xung đột để ép các nước khác thì Trung Quốc còn gặp rủi ro lớn hơn khi Mỹ luôn có thể can thiệp. Chính phủ Mỹ đã từng tuyên bố biển Đông có liên quan đến “lợi ích quốc gia” của Mỹ, lâu nay vẫn liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của châu Á – Thái Bình Dương và đặc biệt quan tâm đến vấn đề biển Đông. Hơn nữa, Mỹ cũng luôn ủng hộ đưa vấn đề biển Đông ra đàm phán đa phương và thể hiện mong muốn can thiệp vào khu vực.
    Vì vậy Trung Quốc không còn cách nào tốt hơn để xác quyết chủ quyền là sử dụng các cơ chế dân sự với số lượng lớn. Tàu cá của các nước khác không thể nhiều bằng số tàu của Trung Quốc, và họ sẽ phải nhờ đến lực lượng cảnh sát biển hoặc hải quân, nhưng khi quân đội tranh chấp với tàu cá Trung Quốc thì cũng xảy ra những rủi ro. Do số lượng tàu cá quá đông, không thể ngăn cản nên Trung Quốc vẫn có thể duy trì sự hiện diện trong khu vực, một bước đi để biến vùng không tranh chấp thành tranh chấp. Nhưng nếu hải quân nước khác cố sử dụng vũ lực để ngăn cản thì Bắc Kinh sẽ xem đó là hành động gây chiến và sẽ lợi dụng cơ hội để gây chiến tranh cục bộ, chiếm lấy vùng chủ quyền của nước khác và thực hiện chiến lược “sự đã rồi”.
    Như tại bãi đá ngầm Scarborough của Philippines, tàu hải giám và ngư chính của Trung Quốc đã ngăn cản các tàu của Philippines bắt giữ ngư dân nước này, và ngăn cản cả ngư dân Philippines đánh bắt. Do số lượng tàu cá Trung Quốc vượt trội, phía Philippines đã phải đứng nhìn mà không thể làm gì. Trung Quốc cũng không gây ra xung đột nên Mỹ - đồng minh chủ chốt của Philippines cũng không thể can thiệp.
    Việc cả một đội tàu đánh cá lớn được đưa đến Trường Sa đúng vào lúc đang diễn ra Hội nghị ngoại trưởng ASEAN cho thấy phép thử thứ hai của Trung Quốc nhằm vào các bên tranh chấp chính, cụ thể ở đây là Việt Nam và rộng lớn hơn là cả ASEAN.
    Thứ nhất, liệu rằng ASEAN có đồng lòng trong việc lên tiếng ủng hộ Việt Nam hay không? Liệu ASEAN có đưa ra những lời lẽ cứng rắn cùng với các cường quốc khác phản đổi Trung Quốc hay không. Nếu có, nó sẽ cho thấy một ASEAN vững mạnh và đoàn kết trước các vòng đàm phán COC, ngược lại là một ASEAN nhìn bề ngoài có vẻ đoàn kết nhưng thực tế thì không phải như vậy và Trung Quốc sẽ dễ dàng khai thác điểm yếu này.
    Thứ hai, khác với Philippines, Việt Nam là quốc gia có nhiều tranh chấp nhất với Trung Quốc tại biển Đông, có lực lượng quân sự thuộc loại mạnh nhất trong khu vực Đông Nam Á, có lời lẽ cùng hành động chắc chắn và quả quyết hơn. Vì thế các phản ứng của Việt Nam sẽ là phép thử lớn và hiệu quả hơn nhiều, nó cho Bắc Kinh thấy được khả năng sẵn sàng đáp trả khi có khiêu khích, khả năng triển khai các lực lương răn đe, cũng như liệu rằng chúng ta có thực sự quyết tâm trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình hay không.
    Lần “ra khơi” này là một đội tàu cá lớn hơn rất nhiều so với tại bãi cạn Scarborough, có cả “tàu mẹ” và cánh phóng viên-báo chí, tính chất của cuộc đối đầu này đã được đẩy lên cao hơn. Nếu Việt Nam có bất cứ phản ứng nào trên thực địa, dù là nhỏ nhất, cũng sẽ được ghi nhận và chuyển về ngay lập tức. Tính chất căng thẳng sẽ được đẩy lên cao độ, chắc chắn Trung Quốc sẽ có những biện pháp mạnh mẽ và có phần liều lĩnh. Hải giám chắc chắn sẽ xuất hiện, không sớm hay muộn, và khi đó báo hiệu cho thấy căng thẳng đã dâng cao đến mức nguy hiểm. Việc sử dụng các tàu cá dân sự sẽ là một khó khăn không nhỏ cho Viêt Nam trong quá trình đối phó.
    Nếu quá tay, Trung Quốc có thể lại hô hào rằng Việt Nam sử dụng vũ lực “đe dọa” đến “các quyền hợp pháp của Trung Quốc”, một chất xúc tác cho những hành động ngang ngược, liều lĩnh hơn nữa, và là chất xúc tác cho “chủ nghĩa dân tộc” ở Trung Quốc được dịp bùng lên mạnh mẽ. Điều này hoàn toàn có lợi cho Trung Quốc khi họ có những cái cớ cần thiết để thực hiện các “tính toán” của mình. Trên thực địa, khi Bắc Kinh có thể dùng sức mạnh để khống chế vùng biển quanh Trường Sa; trên bàn đàm phán, khi họ có thể cáo buộc Việt Nam không tuân thủ “các nguyên tắc luật pháp quốc tế” khi tranh chấp với Trung Quốc. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới các vòng đàm phán về COC đang sắp sửa diễn ra.
    Một lần nữa chiến thuật sử dụng “chủ quyền thực địa” làm bàn đạp cho thế yếu về pháp lý của Trung Quốc cần được đánh động cho dư luận thế giới.
    Vũ Thành Công-Nguyễn Thế Phương
  4. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
  5. BloodWar

    BloodWar Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/03/2011
    Đã được thích:
    127
    Ủng hộ PV2 nhé các bác :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
  6. chaiens

    chaiens Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2011
    Đã được thích:
    429
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Trung Quốc muốn theo dõi cả thế giới


    [​IMG]
    Trụ sở Tập đoàn Huawei ở thành phố Thâm Quyến (Trung Quốc). Ảnh: REUTERS

    Các chuyên gia cảnh báo rằng những thông tin đi qua bất kỳ mạng nào do Tập đoàn Viễn thông Huawei của Trung Quốc trang bị đều không an toàn
    Chính phủ Trung Quốc có thể truy cập trên diện rộng đối với 80% thông tin liên lạc của thế giới, trao cho họ khả năng tiến hành hoạt động gián điệp công nghiệp từ xa và thậm chí phá hoại về mặt điện tử các cơ sở hạ tầng trọng yếu ở Mỹ và các nước công nghiệp khác. Đây là thông tin vừa được ông Michael Maloof, từng là nhà phân tích chính sách bảo mật tại Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, tiết lộ với website WorldNetDaily (wnd.com) sau một thời gian tìm hiểu.


    Tiếp cận thông tin nhạy cảm


    Sử dụng thiết bị cung cấp bởi 2 tập đoàn viễn thông Huawei Technologies và ZTE, chính phủ và quân đội Trung Quốc có thể tiếp cận bằng “cửa sau” đối với một lượng thông tin điện tử khổng lồ của thế giới, trong đó có dữ liệu tình báo và quân sự nhạy cảm. Ông Maloof viết: “Hai công ty này đã cung cấp cho Trung Quốc khả năng truy cập từ xa thông qua thiết bị họ cài đặt trong các mạng viễn thông ở 140 nước.


    Họ hiện đang phục vụ 45 trong số 50 nhà điều hành viễn thông lớn nhất thế giới… Thông tin có thể bị theo dõi, thay đổi và trong một số trường hợp bị phá hoại”. Không dừng lại ở đó, ông Maloof cho rằng người Trung Quốc đang tìm cách tiếp cận đối với 20% thông tin liên lạc còn lại của thế giới.


    Năm 2000, Huawei hầu như không được biết đến bên ngoài Trung Quốc nhưng đến năm 2009, hãng này đã lột xác trở thành nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Ericsson. Hệ quả là theo các chuyên gia viễn thông, những thông tin đi qua bất kỳ mạng nào do Huawei trang bị đều không an toàn trừ khi nó được mã hóa bởi quân đội. Một nguồn tin cảnh báo rằng người Trung Quốc thậm chí còn đang “nỗ lực giải mã bất kỳ thông tin mã hóa nào họ chặn được”.


    Ngay cả khi người dùng tránh được các sản phẩm của Trung Quốc thì chưa chắc họ đã an toàn vì sự xâm nhập điện tử được thực hiện từ xa thông qua việc sử dụng các mạng thương mại do Huawei và ZTE thiết lập ở nhiều quốc gia trên thế giới. Chẳng hạn, theo ông Maloof, các công ty giao tiếp thông qua mạng riêng ảo (VPN) với các đối tác tại những nước sử dụng thiết bị mạng của 2 công ty Trung Quốc này đều đối mặt nguy cơ bị theo dõi.


    Ngăn ngừa nguy cơ


    Vấn đề là Huawei và ZTE vẫn đang bành trướng sự hoạt động bằng cách tham gia các dự án viễn thông khắp thế giới, từ Malaysia, Philippines cho đến Nga, Brazil, Ấn Độ… Các nguồn tin nói với ông Maloof rằng so với các đối thủ phương Tây, 2 công ty này có lợi thế là được sự trợ cấp của chính phủ nên sản phẩm của họ có giá rất cạnh tranh.


    Dù vậy, một số nước đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến những nguy cơ từ việc làm ăn với 2 công ty Trung Quốc nói trên. Chẳng hạn, Chính phủ Úc gần đây đã cấm Công ty Huawei tham gia đấu thầu xây dựng mạng băng thông rộng quốc gia trong một quyết định mang “tính phòng ngừa” và nhằm bảo đảm an ninh cho hạ tầng quan trọng này.


    Tương tự, Bộ Thương mại Mỹ vào năm ngoái đã cấm Huawei tham gia một dự án xây dựng mạng không dây ở nước này. Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ cũng quyết định điều tra Huawei và ZTE nhằm xác định những mối đe dọa tiềm ẩn về hạ tầng và an ninh quốc gia từ 2 công ty này.



    Theo Phương Võ
    Người Lao Động
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Cần thiết phải như thế ! :)>-
    Với bọn ăn cướp thì không thể lên án bằng miệng suông được !
    Xem lại lịch sử để thấy cha ông chúng ta đã làm gì với bọn xâm lược phương bắc để gìn giữ non sông này và truyền lại cho chúng ta ?
    Van xin thì chúng nó tha ta à ? :-??

    Đánh !
    Là tiếng hô từ Hội nghị Diên Hồng vang vọng đến ngày nay !

    :-":-":-":-":-"
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Đang đặt lệnh canh mua 6.2 và tài khoản khác bán ở 6.7 ! ;))
  10. BloodWar

    BloodWar Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/03/2011
    Đã được thích:
    127
    [};-[};-

Chia sẻ trang này