Làm giàu từ Chứng khoán - những thông tin bổ ích ( t4)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 09/07/2012.

5474 người đang online, trong đó có 490 thành viên. 19:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 42345 lượt đọc và 584 bài trả lời
  1. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
  2. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    BVH
    Tập đoàn Bảo Việt (HOSE)


    Giá hiện tại: BVH [​IMG] 47.9 +2.2(+4.81%) [​IMG] [​IMG] Hồ sơ công ty [​IMG] Tra cứu GDCĐ lớn & CĐ nội bộ


    Thực hư chuyện HSBC thoái vốn tại Bảo Việt


    [​IMG] Đến thời điểm này, phía Bảo Việt chưa nhận được thông tin gì. “Thông qua liên lạc của các bộ phận, phía HSBC cũng cho biết chưa có thông tin gì về thương vụ này”, ông Bình nói.

    Khi ký hợp đồng, cả hai bên đều khẳng định cam kết đầu tư lâu dài. Vì vậy cũng dễ hiểu sự tò mò chuyện hậu trường khi HSBC "đánh tiếng" thoái vốn tại
    BVH.
    Sau thông tin HSBC có ý định tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng phần vốn nắm giữ tại Tập đoàn Bảo Việt (BVH) được một số báo trích dẫn nguồn từ Hãng thông tấn Reuters, Chủ tịch HĐQT Bảo Việt, ông Lê Quang Bình cho hay: đến thời điểm này, phía Bảo Việt chưa nhận được thông tin gì.“Thông qua liên lạc của các bộ phận, phía HSBC cũng cho biết chưa có thông tin gì về thương vụ này”, ông Bình nói.


    Thoái vốn, cơ sở nào?

    Những tin đồn về khả năng HSBC thoái vốn đầu tư tại Bảo Việt đã xuất hiện cách đây khoảng 1 năm và gây sự chú ý lớn cho thị trường, dù báo chí khi đó không đăng tải. Hiện tại, thông tin này một lần nữa lại rộ lên, sau khi Reuters trích dẫn nguồn tin của mình, nhưng không được xác nhận một cách chính thống bởi bất kỳ 1 trong 3 đơn vị có liên quan: HSBC, Bảo Việt và Sumitomo (đơn vị được thị trường đồn thổi là đang đàm phán với HSBC để mua lại cổ phần của Bảo Việt).
    Trao đổi với ĐTCK, ông Bình cho biết: “Đến thời điểm này, thông tin thoái vốn của HSBC chỉ là tin đồn. Bảo Việt là công ty niêm yết, nên chúng tôi sẽ thực hiện công bố đầy đủ thông tin cho NĐT ngay khi phát sinh các sự kiện như trên. Chúng tôi không muốn NĐT đón nhận thông tin không chính thống, để tránh việc ra các quyết định sai lầm”.
    Theo thỏa thuận đối tác chiến lược giữa HSBC và Bảo Việt từ năm 2007 (khi HSBC bắt đầu sở hữu hơn 10% vốn điều lệ của Bảo Việt), HSBC cam kết sẽ nắm giữ cổ phiếu Bảo Việt trong vòng 5 năm. Như vậy, 2012 là thời điểm kết thúc cam kết nắm giữ cổ phiếu. Trước đó, HSBC toàn cầu đã thoái một phần vốn khỏi lĩnh vực bảo hiểm hồi tháng 2/2012.


    Đầu tư vào BVH, HSBC đang có lãi?

    Sau phiên tăng giá trần ngày 19/7, tổng giá trị cổ phiếu BVH mà HSBC nắm giữ theo giá thị trường là gần 270 triệu USD, thấp hơn nhiều so với số tiền xấp xỉ 360 triệu USD mà HSBC đã bỏ ra để trở thành đối tác chiến lược tại Bảo Việt.
    Tuy nhiên, cái giá của việc trở thành đối tác chiến lược của một đơn vị có vị thế lớn trong lĩnh vực bảo hiểm tại Việt Nam là không nhỏ, nên kỳ vọng bán với giá 400 triệu USD, tức bằng khoảng 150% giá thị trường hiện tại như nguồn tin cung cấp cho Reuters là có thể.
    Khi đó, việc HSBC nắm giữ cổ phiếu BVH trong khoảng thời gian 3 - 5 năm qua, mang lại 10% lợi nhuận kỳ vọng không phải là lớn, nhưng cũng có thể coi là thành công trong bối cảnh thị trường tài chính bấp bênh như thời gian vừa qua.
    Đối với Bảo Việt, trong thỏa thuận đối tác chiến lược với HSBC, tập đoàn này được cam kết hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, quản trị rủi ro, hệ thống công nghệ… Hàng năm, Bảo Việt cũng cử nhân sự đi tham gia các chương trình đào tạo của HSBC. Năm 2011, Bảo Việt chi 65 tỷ đồng chi phí dự án hỗ trợ và chuyển giao năng lực kỹ thuật cho HSBC. Ngoài ra, HSBC là đối tác phân phối sản phẩm bảo hiểm do Bảo Việt cung cấp.
    Ông Lê Quang Bình cho hay, trong việc phát triển các hệ thống phần mềm, quản trị rủi ro…, HSBC chỉ đóng vai trò tham vấn và là đối tác cung cấp dịch vụ thương mại. Đối với việc phân phối sản phẩm qua HSBC, HSBC cũng chỉ là một đối tác.
    “Chúng tôi không tách doanh thu cung cấp thông qua HSBC, nhưng cũng giống như nhiều ngân hàng khác, HSBC chỉ là một đối tác phân phối sản phẩm”, ông Bình nói.
    Theo Bùi Sưởng
    ĐTCK


  3. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Sức mạnh của một lời nói!

    [​IMG]
    Chắc chắn nhân vật có sức ảnh hưởng lớn nhất đối với TTCK Việt Nam trong năm nay không phải là những đại gia giàu có nhất trên sàn, mà là một cái tên rất quen thuộc: Bộ trưởng Vương Đình Huệ!
    Người ta không thể nhớ con sóng tăng đầu năm bắt đầu từ ngày nào, chỉ nhớ rằng mốc thời gian đó gắn với một sự kiện rất đáng nhớ: Lần đầu tiên, một quan chức cấp cao trong Chính phủ, người đứng đầu ngành Tài Chính - Bộ trưởng Vương Đình Huệ, đến đánh cồng mở màn phiên giao dịch đầu xuân tại Sở GDCK Hà Nội. Cùng với lời dự đoán chứng khoán năm Nhâm Thìn sẽ "tiền hung hậu cát", Bộ trưởng còn khẳng định các cơ quan chức năng đang triển khai thực hiện chiến lược phát triển thị trường đến năm 2020, và đã bắt tay vào các giải pháp tái cấu trúc TTCK, trong đó có tái cấu trúc các CTCK, các công ty bảo hiểm và các tổ chức tín dụng.
    Sự có mặt của vị đứng đầu ngành Tài Chính đã gửi gắm một thông điệp rõ ràng: chứng khoán đang được Chính phủ quan tâm một cách xứng đáng so với vị trí quan trọng của nó trong nền kinh tế quốc dân.
    Và sự quan tâm ấy đã được hiện thực hóa rất nhanh chóng.
    Lần lượt " Đề án tái cấu trúc công ty chứng khoán", " Chiến lược phát triển Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020", "Chỉ thị về thúc đẩy hoạt động và tăng cường quản lý thị trường chứng khoán", " Thông tư 52 hướng dẫn công bố thông tin trên TTCK"... được Bộ trưởng và Thủ tướng thông qua. Bên cạnh đó, còn có những biện pháp tích cực khác như: cho phép giao dịch ký quỹ, giao dịch thêm buổi chiều, áp dụng lệnh thị trường vào giao dịch...
    Sau hơn hai năm bĩ cực và được ví là " bị chính sách bỏ rơi", chứng khoán đã thực sự được "trả lại tên cho em".
    Vì vậy, con sóng đầu năm - giúp TTCK Việt Nam "bay cao" hơn 50% so với đáy lập vào tháng 1/2012, giúp từ khóa Việt Nam được nhắc đến là một trong những TTCK tăng trưởng nhanh nhất thế giới - có công sức rất lớn của Bộ trưởng Vương Đình Huệ!

    Và lịch sử sẽ lặp lại?
    Từ tháng 5 trở lại đây, TTCK Việt Nam - sau khoảng thời gian hơn 3 tháng phục hồi - đã bước vào điều chỉnh và đi ngang. Tình trạng lình xình, giao dịch buồn ngủ cùng với khối lượng thấp kéo dài đã hơn tháng nay khiến không khí chán nản của năm 2011 dần dần quay về trên các sàn giao dịch.
    Trong tình cảnh ấy, đã có tiếng nói thể hiện... nỗi nhớ Bộ trưởng Vương Đình Huệ "...thèm được nghe tiếng cồng để tỉnh cơn buồn ngủ!".
    Không biết là vô tình hay hữu ý, vài ngày sau, Bộ trưởng Vương Đình Huệ - trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg tại buổi Lễ tôn vinh 50 doanh nghiệp đạt giải Báo cáo thường niên tốt nhất tại TPHCM vừa qua - đã đáp lời: Cuối quý này, thị trường chứng khoán sẽ khởi sắc!
    "Đến thời điểm đó, tình hình hoạt động của các công ty sẽ được cải thiện nhờ được tạo đà bởi những hồi phục của nền kinh tế vĩ mô trong nước" - Bộ trưởng nhận định.
    Tin tức này được báo chí phản ánh vào ngày 18/7; cùng với tin CPI của Hà Nội tháng 7/2012 giảm 0.29%, báo hiệu cho mức giảm CPI cả nước sâu hơn mức 0.26% của tháng 6/2012.
    Nhưng lời nói của Bộ trưởng Huệ đã đánh bật mọi lo ngại về giảm phát trong phiên giao dịch ngày 19/7: VN-Index tăng hơn 10 điểm lên 428.38 (tương ứng tăng 2.28% so với ngày 18/7), HNX-Index cũng tăng mạnh 2.67% lên 72.93 điểm. Nhưng quan trọng hơn cả là dấu hiệu đột phá về khối lượng và giá trị giao dịch so với những ngày qua: Tổng giá trị giao dịch ngày 19/7 trên hai sàn đạt 1893 tỷ đồng, tăng 63% so với phiên trước đó!
    Sau đó, những tin tức tốt liên tiếp xuất hiện trong ngày: Quỹ đầu tư Franklin Templeton nhận định TTCK Việt Nam đang bắt đầu phục hồi; Thomson Reuters đưa ra số liệu 1.1 triệu USD đã được đổ vào TTCK Việt Nam trong tháng 7 (từ 1/7 đến 18/7)...
    Bên cạnh đó, một văn bản quan trọng là Nghị định hướng dẫn Luật chứng khoán sửa đổi đã được Thủ tướng ký duyệt ban hành.
    Các CTCK đã thay đổi nhận định khi cho rằng phiên giao dịch ngày 19/7 rất có thể báo hiệu sự phục hồi của thị trường, và khuyến nghị nhà đầu tư có thể tham gia vào thị trường...vv
    Điều đáng nói là nhận định của Bộ trưởng Huệ không có điểm gì mới so với dự báo trước đó của một vị chuyên gia nổi tiếng không kém là TS. Lê Xuân Nghĩa - thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia: “Với chuyển động của chính sách vĩ mô hiện tại, cũng như dự báo diễn biến từ nay đến cuối năm, nhiều khả năng, từ cuối quý 3/2012, TTCK sẽ khởi sắc trở lại”.
    Tuy nhiên, hiệu ứng từ lời nói của Bộ trưởng Huệ là mạnh mẽ hơn cả. Với cương vị là người đứng đầu ngành tài chính, lời dự báo của Bộ trưởng đã không còn đơn thuần là lời... dự báo! Nhất là khi lời nói của con người ấy đã phát huy tác dụng trong quá khứ, và nó được lưu lại vô thức như một kinh nghiệm trên TTCK trong trí óc của NĐT.
    Vì vậy, phản ứng của thị trường ngày 19/7 vừa qua phần nhiều chịu tác động từ tâm lý đám đông - có thể chứng thực cho một cơ sở: "Trên TTCK, lịch sử sẽ tự lặp lại".
    Theo Đoàn Xuân Thạo
    FFN
  4. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Thống đốc và 14 gạch đầu dòng của hội doanh nghiệp trẻ


    [​IMG]
    NHNN đã đề nghị Chính phủ điều hành chính sách tiền tệ và tài khóa theo hướng tăng mạnh trong quý III nhưng giảm tốc nhanh trong quý IV để tránh nguy cơ lạm phát cho năm 2013.
    Tại hội nghị Đối thoại giữa Doanh nghiệp và Ngân hàng do NHNN tổ chức đã có nhiều ý kiến tâm huyết, xây dựng từ phía các doanh nghiệp đối với lãnh đạo NHNN cũng như các NHTM trên địa bàn Thủ đô.
    Thay mặt cho hội doanh nghiệp trẻ của Hà Nội, ông Trần Anh Vương, Chủ tịch HĐQT Thép Bắc Việt đã thay mặt 650 thành viên của hội giãi bày khó khăn, mong nhận được hỗ trợ chính sách từ cơ quan quản lý Nhà nước
    11 ý kiến và 3 câu hỏi của hiệp hội doanh nghiệp trẻ
    Mở đầu phần trình bày, ông Vương cho biết có 14 gạch đầu dòng là ý kiến, thắc mắc được tập hợp từ các thành viên hiệp hội.
    Thông tin đầu tiên ông Vương cho biết là 650 doanh nghiệp thuộc hiệp hội thì đa phần chưa nhận được thông tin hạ lãi suất xuống 15%/năm. Nhiều doanh nghiệp cho rằng phải cuối tháng 7 doanh nghiệp mới biết vì lãi suất thường đến cuối tháng mới điều chỉnh
    Thay mặt hội, ông Vương cũng đánh giá chính sách tái cơ cấu nợ của NHNN đã đánh rất trúng, rất hiệu quả đã giúp nhiều doanh nghiệp thoát khỏi cơn hoạn nạn
    Về vấn đề tiếp cận vốn vay, do từ năm 2009-2012 tình hình kinh doanh năm sau thường khó khăn hơn năm trước nên việc tiếp cận vốn vay cũng tương tự. Hiệp hội doanh nghiệp trẻ cho biết năm 2012 tiếp cận vốn vay rất khó
    Đối với vấn đề tài sản đảm bảo của doanh nghiệp đã có sự sụt giảm đáng kể, dẫn tới một số doanh nghiệp phải bổ sung thêm nhưng thực tế tài sản cũng không có. Nếu không có xử lý khéo léo giữa NH và DN thì rất dễ bị coi là lừa đảo.
    Cộng đồng doanh nghiệp rất quan tâm điều này bởi nếu đã chấp nhận cơ cấu, hoãn giãn nợ thì cũng cần xem xét đến vấn đề tài sản đảm bảo.
    “Đất trả tiền thuê hằng năm đều không được thế chấp mặc dù giá thuê đất có thể lên tới hàng chục USD/m2. Ví dụ đất thuê 50 năm có giá trị thị trường có thể lên trăm tỷ nhưng lại không có giá trị tài sản đảm bảo”- ông Vương nói.
    Hiệp hội cũng tán thành việc thành lập công ty mua bán nợ Quốc gia bởi theo hiệp hội DN trẻ thì theo kinh nghiệm tại một số nước như Nhật(1990), Mỹ(2008) thì nếu không có sẽ không giải quyết được nợ. Hội cũng muốn Thống đốc “dũng cảm” nhận trách nhiệm quản lý công ty nợ về NHNN.
    Chính sách tiền tệ 6 tháng cuối năm cũng nhận được sự quan tâm rất lớn của các doanh nghiệp. Bởi 6 tháng tăng trưởng tín dụng mới 0,76%; trong khi nếu trung bình lãi suất đầu năm là 18-20%/năm thì sau 6 tháng doanh nghiệp đã hoàn trả cho ngân hàng gần 10% tiền lãi nhưng dư nợ tín dụng không hề trở lại nền kinh tế.Nếu 6 tháng cuối năm vẫn tiếp tục giữ mục tiêu tăng 15% thì các doanh nghiệp lo sẽ nguy cơ gây lạm phát.
    Trước khi hội nghị câu hỏi được nhiều hội viên mong muốn Thống đốc cho biết quy định hạ lãi suất các khoản vay cũ về 15%/năm có tính pháp quy đến mức độ nào. Bởi đã có lãnh đạo của NHNN đề nghị doanh nghiệp “tố” ngân hàng không thực hiện chỉ đạo hạ lãi suất và thực tế còn nhiều doanh nghiệp hội chưa nhận được đề xuất hạ lãi suất.
    Hiệp hội cũng đề nghị nâng room cho NĐT nước ngoài để có nguồn vốn cho ngân hàng vượt qua lúc khó khăn, có vốn cho doanh nghiệp vay.
    Còn nợ xấu theo ông Vương hiện không chỉ là nợ của doanh nghiệp với ngân hàng mà còn doanh nghiệp với doanh nghiệp rồi ngân hàng nợ ngân hàng.
    Hiệp hội cũng muốn biết Thành phố Hà Nội có chính sách cụ thể gì hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn, ví dụ xây dựn cơ sở hạ tầng. Đặc biệt có một số quỹ của Thành phố rất dễ tiếp cận, nên mong muốn lãnh đạo Hà Nội cho biết cụ thể
    Ông Vương cũng thay mặt hiệp hội doanh nghiệp trẻ gửi 3 câu hỏi đến lãnh đạo NHNN và thành phố Hà Nội: Thứ nhất là tại Hà Nội nếu doanh nghiệp muốn phản ánh thông tin về việc hạ lãi suất thì sẽ liên hệ ở đâu? Tiếp đến là room tín dụng cho 6 tháng cuối năm như thế nào để doanh nghiệp xác định hướng kinh doanh? Và thành phố có chính sách cụ thể gì hỗ trợ doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhỏ, vốn đã chịu nhiều tổn thương suốt thời gian qua?
    Thống đốc: Tôi chưa công bố với bất kỳ ai đề án thành lập công ty mua bán nợ
    Sau khi nghe chia sẻ của hiệp hội DN trẻ, Thống đốc cho rằng đây không chỉ là câu hỏi của 650 doanh nghiệp mà còn là đại diện cho hàng ngàn doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Vì vậy những câu hỏi liên quan vĩ mô được Thống đốc lần lượt trả lời.
    Thứ nhất việc hạ lãi suất khoản vay cũ về dưới 15%/năm chỉ là đề nghị của NHNN với các TCTD thể hiện chia sẻ với doanh nghiệp. Cũng có ngân hàng điều kiện không cho phép thực hiện nhưng chỉ đạo của NHNN là nếu có điều kiện thì phải thực hiện ngay, và hầu hết các TCTD đều đã có văn bản cam kết thực hiện.
    Tiếp cận vốn vay khó không khó giải thích bởi tăng tín dụng trung bình 33%/năm trước 2010, trong khi đó năm 2011 chỉ 14% như thế có đến 50% doanh nghiệp khó tiếp cận.
    Về tài sản đảm bảo thì đúng là vấn đề đau đầu của người điều hành không chỉ của NHTM mà cả NHNN. Tài sản đảm bảo thời gian qua được định giá chưa chính xác, nay lại còn giảm giá khiến các ngân hàng cảm thấy rủi ro hơn nhưng cũng khó có thể buộc doanh nghiệp đưa thêm tài sản
    “Đây là thời điểm ngân hàng và doanh nghiệp ngồi lại để chia sẻ chứ không phải căng thẳng với nhau”- Thống đốc nói.
    Về việc thành lập công ty mua bán nợ, Thống đốc cho biết bản thân chưa chia sẻ với bất kể ai, kể cả người thân tín đề án như vậy và mọi người cần hết sức bình tĩnh trong vấn đề này.
    Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình cần nhìn nhận mua bán nợ là điều hết sức bình thường trong kinh tế thị trường, bởi cái doanh nghiệp không quản lý được thì doanh nghiệp khác quản lý tốt, vô ích với doanh nghiệp này nhưng với doanh nghiệp khác thì hữu ích.
    Thống đốc cho biết NHNN cũng đã họp với Hội đồng chính sách tiền tệ để có ý kiến sơ bộ, thời gian tới sẽ trình đề án.
    Cũng theo người đứng đầu ngành ngân hàng thì dù đề án nào cũng phải đảm bảo giám sát công khai, minh bạch chứ không thể có đề án mà đến bản thân người làm chính sách không chấp nhận được.
    NHNN cho biết đầu năm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 15-16% được tính dựa trên chỉ tiêu kinh tế nhưng thực tế thì rất khó đạt được. Do vậy NHNN đề nghị Chính phủ tăng chi đầu tư công để hỗ trợ kinh tế.
    Thống đốc đã đề nghị với Chính phủ về điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa sẽ đẩy mạnh vào quý III và giảm tốc mạnh vào quý IV bởi chính sách có độ trễ.
    Nếu vốn được đẩy mạnh trong quý IV sẽ gây tiềm ẩn lạm phát trong năm sau còn quý III sẽ tác động lên quý IV. Tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống theo Thống đốc sẽ phấn đầu từ 8-10%.
    Vấn đề mở room cho NĐT Nước ngoài liên quan đến quyền lợi của Quốc gia, Thống đốc cho rằng cần có xử lý khéo léo, hợp lý.
    Đối với việc các ngân hàng nợ quá hạn lẫn nhau xuất phát từ suy nghĩ cho vay ngân hàng không có rủi ro bởi cho rằng Nhà nước không cho ngân hàng đổ vỡ, khoản vay này coi như là được bảo lãnh bảo NHNN. Nhưng đó là suy nghĩ không đúng bởi ngân hàng cũng là doanh nghiệp, cũng có rủi ro.
    “Các TCTD cứ suy nghĩ được NHNN bảo lãnh nên khi thấy lãi suất cao hơn 20%/năm thì lao vào cho vay, đó thường là ông NH thiếu thanh khoản trầm trọng, sắp chết ”- Thống đốc kết luận.
    Vì thế mới đây NHNN đã có ban hành quy định các khoản cho vay giữa các TCTD cũng phải trích dự phòng rủi ro và xem xét như cho vay thông thường.
    Thanh Hải

    Theo TTVN
  5. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Một nền kinh tế nợ xấu?

    Xét về mặt vĩ mô, Việt Nam đã tạm thời vượt qua giai đoạn nguy cấp nhất, khi hệ thống ngân hàng có nguy cơ đổ vỡ hàng loạt.
    Nhưng chờ đợi phía trước con đường là những biển hiệu ảm đạm chưa có chút hứa hẹn nào cho tăng trưởng, nếu những cánh cửa mới không được mở ra. Lãi suất liên ngân hàng là một chỉ dấu quan trọng của hệ thống. Tại thời điểm cuối quý 3, đầu quý 4 năm ngoái, lãi suất liên ngân hàng lên rất cao, có thời điểm tới hơn 40%. Đó là dấu hiệu của tình trạng mất thanh khoản nghiêm trọng tới mức có thể phá sản bất kỳ lúc nào của nhiều ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ. Từ đầu năm trở lại đây, lãi suất liên ngân hàng đã giảm nhiều, hiện nay nằm ở mức một con số. Điều đó cho thấy mặc dù còn một số ngân hàng nhỏ vẫn trong vùng nguy hiểm, nhưng câu chuyện đổ vỡ hàng loạt có vẻ như đã được tạm thời loại bỏ.
    Từ chỗ chênh vênh bên miệng núi lửa của khủng hoảng tài chính hồi nửa cuối năm ngoái, kinh tế Việt Nam đang đi dần vào một mùa đông của suy thoái.

    [​IMG] Minh họa: DAD Mùa đông của suy thoái
    Lạm phát đã hạ nhiệt, tốc độ tăng giá tiêu dùng trong sáu tháng qua chỉ có 2,52% so với mức tăng 13,33% của sáu tháng đầu năm 2011 và 3,37% của sáu tháng đầu năm 2010. Điều này không lạ vì giữa tăng trưởng tín dụng và lạm phát có quan hệ nhân quả rất chặt chẽ với độ trễ khoảng 6-8 tháng. Việc lạm phát thấp tại thời điểm này là kết quả của việc thắt chặt tiền tệ - tín dụng từ khoảng tháng 4 tới tháng 12 năm ngoái.
    Lãi suất ngân hàng nhờ các quyết định hành chính liên tục kế tiếp nhau của Ngân hàng Nhà nước đã giảm về mức thấp đáng kể so với năm ngoái. Lãi suất huy động không kỳ hạn về còn 9% trong khi lãi suất huy động có kỳ hạn nằm ở mức 12-13% và lãi suất cho vay chính thức giảm còn khoảng 15-17%.
    Do lãi suất tiền đồng trong suốt năm 2011 và sáu tháng đầu năm 2012 rất cao so với tốc độ trượt giá đồng tiền và việc Nhà nước siết chặt quản lý kinh doanh ngoại hối ngoài luồng, sức ép về tỉ giá lên VND trong giai đoạn vừa qua không lớn. Tiền đồng cơ bản giữ được giá trị sau đợt phá giá mạnh hồi tháng 2-2011.
    Sự ổn định này phần nhiều mang tính tình huống và giả tạo. Lạm phát sẽ lại bùng phát một khi tín dụng tăng trở lại giống như kịch bản hồi năm 2010: năm 2008 gặp lạm phát cao tương tự năm 2011. Năm 2009 lạm phát giảm do hiệu ứng độ trễ của chính sách thắt chặt vào cuối năm 2008, giống như những gì đang diễn ra hiện nay. Năm 2010 lạm phát vụt lên trở lại ở mức hai con số sau khi chính sách tiền tệ - tín dụng được nới lỏng một phần.
    Điều khá dễ thấy là lãi suất giảm trong thời gian qua phần nhiều do các biện pháp hành chính. Trên thực tế lạm phát đã giảm rất mạnh, Ngân hàng Nhà nước đã bơm khá nhiều tiền vào hệ thống ngân hàng thương mại và dư địa tín dụng được mở toang từ đầu năm nhưng hệ thống ngân hàng thương mại (mất thanh khoản mạnh và nợ xấu trên 10%) vẫn phải cạnh tranh quyết liệt để giành giật nguồn tiền gửi. Vì thế lãi suất huy động vẫn cao hơn rất nhiều so với lạm phát.
    Câu chuyện tranh cãi về lãi suất thực dương hay âm, sau hơn một năm, vẫn đối mặt với câu trả lời từ thực tế là lãi suất thực vẫn còn dương và dương rất nhiều. CPI tháng 5 và tháng 6 vừa qua so với cùng kỳ năm ngoái lần lượt là 8,34% và 6,9% trong khi lãi suất huy động trung bình vẫn còn ở mức hai con số. Điều này dẫn tới chuyện lãi suất cho vay có giảm nhưng còn xa mới nằm trong sức chịu đựng hợp lý của hệ thống doanh nghiệp.
    Tương tự, áp lực về tỉ giá hiện nay ở mức thấp là do chênh lệch về lãi suất gửi VND và USD quá cao. Ngay cả khi điều chỉnh yếu tố trượt giá, thì lãi suất thực - tức là lãi suất tiền đồng trừ đi lạm phát của tiền đồng - vẫn cao hơn nhiều so với USD. Tuy nhiên vì tỉ giá được giữ cố định nên người dân chỉ quan tâm đến lãi suất danh nghĩa: tiền đồng không mất giá với USD, lãi suất tiền đồng cao hơn từ 3 lần (hiện nay) tới 5 lần (như hồi năm 2011) so với lãi suất USD, vì thế không có lý do gì phải giữ USD.
    Mức chênh lệch quá lớn này đủ để bảo vệ người giữ tiền đồng ngay cả khi tiền đồng bị phá giá từ 5% (năm nay) tới 15% (năm ngoái). Đó là lý do lớn để VND ổn định trong thời gian qua. Tuy nhiên, lòng tin này của người giữ tiền đồng sẽ bị phá vỡ ngay khi lãi suất tiền đồng giảm tới mức mà chênh lệch lãi suất VND và USD không còn đủ lớn để cho họ cảm giác an toàn nữa.
    Tăng trưởng kinh tế, theo con số chính thức của Tổng cục Thống kê, cũng giảm về mức thấp nhất trong khoảng mười năm trở lại đây. GDP của sáu tháng đầu năm nay tăng 4,38% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức thấp nhất trước đó là 4,46% vào quý 2-2009.

    Và điều này hợp lý bởi vì cuộc khủng hoảng năm 2008-2009 diễn ra khi sức chịu đựng của hệ thống doanh nghiệp còn tương đối tốt do có một thời gian dài tăng trưởng đều đặn và nhiều doanh nghiệp huy động được tài chính do phát hành cổ phiếu cho các nhà đầu tư để tạo thành cái đệm tiền mặt (cash cushion) cho doanh nghiệp khi tín dụng bị thắt chặt.
    Trong giai đoạn hiện nay, phần lớn doanh nghiệp không còn được lợi thế này nữa và vì thế sức chịu đựng của họ kém hơn rất nhiều so với hồi ba năm trước.
    Chưa phải đáy?
    Sự ổn định tạm thời trên bề mặt do lạm phát hạ nhiệt không phải là chỉ dấu của sự an toàn. Khối thuốc nổ lớn đang nằm trong hệ thống ngân hàng hiện nay là các khoản nợ xấu, và không ai biết quy mô (đi kèm với sức tàn phá) của nó đến đâu.
    Ngay cả số liệu chính thức từ Ngân hàng Nhà nước cũng không rõ ràng: chiều 7-6-2012, giải trình trước Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đưa ra con số nợ xấu tới 10%. Tuy nhiên tại hội nghị sơ kết sáu tháng của ngành ngân hàng ngày 7-7-2012 tại Hà Nội lại thông báo rằng tính đến cuối tháng 5, tổng nợ xấu của toàn hệ thống chiếm 4,47% (tương đương 100.000 tỉ đồng) tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế.
    Mức chênh lệch giữa 4,47% và 10% là vô cùng lớn, tương đương 241.000 tỉ đồng, hoặc khoảng 11,5 tỉ USD. Công bố mới nhất của thanh tra ngân hàng lại đưa ra con số nợ xấu của hệ thống ngân hàng đến cuối tháng 3-2012 là hơn 202.000 tỉ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ cấp tín dụng.
    Mặc dù có nhiều giải pháp được bàn đến để giải quyết khối tài sản “xấu” này, nhưng chưa có bất kỳ động tác kiên quyết nào được thực hiện. Lý do cũng dễ hiểu: Việt Nam đang ở trong tình trạng có rất nhiều ràng buộc và vì thế không dễ gì giải được bài toán nợ xấu một cách nhanh chóng.
    Đấu tranh để tồn tại
    Dưới góc độ vi mô, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước một bài toán khó, có lẽ là khó nhất kể từ trong lịch sử khiêm tốn về kinh tế thị trường của Việt Nam hiện đại. Trong khi thị trường đầu ra bị thu hẹp nghiêm trọng, lãi suất các khoản vay vẫn còn rất cao và khả năng vay mượn thêm khá bi đát, câu chuyện xoay đủ vốn để cầm cự tiếp trở thành câu chuyện “tồn tại hay không tồn tại”.
    Có một khe cửa hẹp để giúp các doanh nghiệp này, đó là dòng vốn tìm đến mục tiêu mua bán và sáp nhập (M&As). Về triển vọng dài hạn, Việt Nam vẫn là một nền kinh tế đang phát triển còn nhiều tiềm năng để tiếp tục bứt phá. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư quốc tế đang hướng sự chú ý tới các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các nhà đầu tư đến từ những quốc gia mà khả năng phát triển hầu như đã bị bão hòa. Nhật Bản là một trong các quốc gia có sự quan tâm mạnh mẽ nhất đến việc tìm mua hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam.
    Tuy nhiên, đây chỉ là một cánh cửa hẹp. Nó không phải là một thứ thuốc an thần mà ai cũng có thể mua được ngoài chợ. Dòng vốn này chỉ tìm đến với một số doanh nghiệp tốt nhất, có nhiều tiềm năng nhất, được quản trị bài bản nhất trong các ngành có sức hấp dẫn nhất ở Việt Nam trong trung hạn. Nó cũng chỉ đến được với các doanh nghiệp biết cách săn lùng và tiếp cận với nó. Nhưng dẫu là một cánh cửa hẹp, có vẫn còn hơn không.
    Với mối lo khá mơ hồ và cảm tính về việc “đổ vỡ dây chuyền”, Việt Nam không muốn bất kỳ ngân hàng nào phá sản, không muốn bất kỳ người gửi tiền nào bị mất tiền, không quốc hữu hóa, và cũng không đủ nguồn lực để cứu trợ tài chính (bail-out) toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng như các doanh nghiệp “quá lớn để đổ vỡ” (too-big-to-fail). Việt Nam rất dễ và nhiều khả năng sẽ rơi vào tình trạng hệ thống ngân hàng dày đặc các zombie banks giống như ở Nhật hồi thập niên 1990 trước đây (mặc dù lý do Nhật Bản có các zombie banks khác với Việt Nam).
    Đặc điểm của zombie banks là chúng tồn tại nhưng không còn khả năng cung cấp các chức năng bình thường của ngân hàng, tức là huy động rồi cho vay. Việc này dường như đã bắt đầu từ đầu năm nay khi mà dư địa tín dụng được mở toang nhưng tính đến ngày 30-6-2012, tín dụng tăng trưởng chỉ ở mức 0,76% so với cuối năm 2011.
    Hậu quả mà Nhật Bản phải đối phó hồi thập niên 1990 thường được nhắc đến là một thập niên bị đánh mất - tức là một thập niên hầu như không có tăng trưởng. Và một tương lai tương tự không phải là không thể xảy ra đối với Việt Nam.
    Theo TS TRẦN VINH DỰ
    Tuổi trẻ
  6. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Người Trung Quốc rút khỏi vụ mua đất Bình Thuận

    DN người Trung Quốc sẽ chấm dứt không đầu tư tại Bình Thuận nữa. Ngay trong chiều 20/7, ông này và luật sư của mình đã trở lại Trung Quốc.

    Ngày 20-7, UBND huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) đã có báo cáo gửi Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Thuận liên quan đến việc ông Zhong Heng Shan - giám đốc Công ty TNHH Nguyên Long Sơn (thuộc Tập đoàn Nguyên Hinh, Thâm Quyến, Trung Quốc) - thông qua ông Phạm Phú Thạnh thu gom đất trái phép tại xã Hàm Đức và Hàm Chính.
    Báo cáo cho biết đang làm rõ nguồn gốc gần 60ha đất mà ông Thạnh đã thu gom của năm hộ dân ở Hàm Chính sang nhượng bằng giấy tay cho ông Zhong. Báo cáo khẳng định nếu phát hiện UBND xã Hàm Chính và Phòng TN-MT huyện đề nghị cấp 11 sổ đỏ cho năm hộ dân trên trái quy định, huyện sẽ thu hồi toàn bộ diện tích đất trên giao UBND xã Hàm Chính quản lý.
    Trong một diễn biến khác, ngày 20-7 ông Zhong đã quay trở lại Việt Nam cùng một luật sư người Trung Quốc để làm việc với ông Thạnh. Hai bên đã có văn bản thỏa thuận, ông Thạnh có trách nhiệm trả lại 10,5 tỉ đồng cho ông Zhong và ông Zhong sẽ hoàn trả các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ông đang giữ. Theo ông Zhong, ông sẽ chấm dứt không đầu tư tại Bình Thuận nữa. Ngay trong chiều cùng ngày, ông Zhong và luật sư của mình đã trở lại Trung Quốc.
    (Theo Tuổi Trẻ)


    Xem thêm [​IMG]
    "Đại gia" bán đất cho doanh nghiệp Trung Quốc: Giao dịch chưa hoàn thành

    Mặc dù người dân đã có hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) cho cty Nguyên Long Sơn nhưng chưa đăng ký tại Văn phòng đăng ký QSDĐ tỉnh Bình Thuận nên giao dịch vẫn chưa hoàn thành.


    [​IMG]
    “Đại gia” bán đất cho DN Trung Quốc: Mua gần 60 ha đất như... mua rau

    Theo kết quả kiểm tra ban đầu của UBND huyện Hàm Thuận Bắc, diện tích mà ông Phạm Phú Thạnh thu gom ở xã Hàm Chính là 59,7 ha.




  7. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Châu Phi tỉnh giấc mộng "đầu tư Trung Quốc"

    [​IMG]
    Tiền Trung Quốc đang nuôi xung đột ở Sudan - Ảnh: unisca.org

    Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma bất ngờ lên tiếng cảnh báo về "quan hệ thương mại không bền vững" giữa châu Phi và Trung Quốc ngay sau thời điểm Bắc Kinh cam kết cho các nước lục địa đen vay 20 tỉ USD.
    Theo AFP, phát biểu tại Diễn đàn Trung Quốc - châu Phi ở Bắc Kinh hôm 19/7, Tổng thống Zuma cảnh báo: "Châu Phi đã đóng góp vào sự phát triển của Trung Quốc bằng việc cung cấp nguyên liệu thô và các sản phẩm khác. Xu hướng thương mại này là không bền vững xét về lâu dài". Ông Zuma đưa ra nhận định trên ngay sau khi Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cam kết sẽ cho các nước châu Phi vay thêm 20 tỉ USD trong ba năm tới.
    Tổng thống Zuma nhấn mạnh: "Kinh nghiệm kinh tế quá khứ của châu Phi với châu Âu cho thấy sự cần thiết phải cẩn trọng khi hợp tác với các nền kinh tế khác". Nhà lãnh đạo Nam Phi không nói rõ "kinh nghiệm quá khứ với châu Âu" là gì, nhưng không ai quên việc thực dân châu Âu đã biến châu Phi thành thuộc địa như thế nào trong các thế kỷ trước.
    Chính sách kinh tế vụ lợi
    "Ai giành chiến thắng ở đây (châu Phi)? Chỉ có Trung Quốc "
    Michael Sata (chính trị gia đối lập Zambia)
    Báo Anh Financial Times cho biết ước tính trong 10 năm qua, Trung Quốc đã đầu tư vào châu Phi khoảng 15 tỉ USD. Thương mại song phương châu Phi - Trung Quốc tăng gấp ba trong ba năm qua, đạt 166 tỉ USD vào năm 2011. Trung Quốc đã vượt qua Mỹ từ năm 2009 để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi.

    Các công ty Trung Quốc đang xây dựng hạ tầng khắp châu Phi, từ đập thủy điện, sân bay cho đến khai thác mỏ, nhà máy sản xuất điện gió... Giới truyền thông và các quan chức Trung Quốc luôn khẳng định Bắc Kinh hỗ trợ châu Phi vì "tình thân ái từ quá khứ" và tung hô quan hệ song phương theo kiểu "người Trung Quốc và người châu Phi đối xử với nhau bình đẳng, là bạn bè tốt, anh em tốt". Tuy nhiên, ở Diễn đàn Trung Quốc - châu Phi tại Bắc Kinh không chỉ có ông Zuma là nhà lãnh đạo châu Phi duy nhất bày tỏ sự lo ngại.
    Đã từ lâu, giới chuyên gia phương Tây chỉ trích "chính sách kinh tế vụ lợi" và "chính sách thực dân kiểu mới" của Trung Quốc ở châu Phi. Trong một chuyến đi đến châu Phi gần đây, chính trị gia Anh Jack Straw mô tả những gì Trung Quốc đang làm ở châu Phi không khác gì cách đế quốc Anh làm 150 năm trước đây dù Bắc Kinh không đưa binh sĩ đến đóng ở châu Phi. Bởi thay vì đầu tư vào các ngành sản xuất tạo ra công ăn việc làm ở châu Phi, Trung Quốc chủ yếu hút máu tài nguyên lục địa đen.
    Theo báo Anh Telegraph, Trung Quốc hiện nhập khẩu khoảng 1/3 nhu cầu dầu thô từ châu Phi, chủ yếu là Angola và Sudan. Bắc Kinh mua các mỏ khoáng sản ở Zambia, nhà máy may mặc ở Lesotho, hệ thống đường sắt ở Uganda, gỗ ở CH Trung Phi... Để duy trì sự phát triển kinh tế, Bắc Kinh cần nguồn nguyên liệu thô và thị trường mới để xuất khẩu hàng hóa giá rẻ do nước mình sản xuất. Không địa điểm nào lý tưởng như châu Phi.
    Châu Phi bắt đầu phản ứng
    Trong khi đó, hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc đang hủy diệt các ngành sản xuất địa phương ở châu Phi. Theo tạp chí Foreign Policy, ngành may mặc ở Nam Phi, Zimbabwe và Zambia đã bắt đầu ngấm đòn của quần áo giá rẻ nhập từ Trung Quốc. Nhiều chuyên gia kinh tế ở các quốc gia này gần đây đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc biến nước mình thành "bãi rác hàng giá rẻ made in China".
    Người châu Phi hi vọng đầu tư Trung Quốc sẽ đem lại công ăn việc làm ư? Đừng có mơ. Khảo sát cho thấy 90% lượng công việc tại các dự án do Bắc Kinh đầu tư ở châu Phi rơi vào tay lao động Trung Quốc di cư. Các dự án khai thác khoáng sản của Trung Quốc ở châu Phi đang tàn phá dữ dội môi trường lục địa đen. Các mỏ đồng ở Zambia khiến môi trường ô nhiễm nghiêm trọng. Giới chủ đầu tư Trung Quốc cũng chẳng hề để ý đến an toàn lao động.
    Một vụ nổ ở mỏ đồng tại Chambishi, Zambia năm 2005 làm 46 công nhân Zambia thiệt mạng. Dự án xây đập thủy điện ở thác Kongou Falls tại Gabon do Trung Quốc đầu tư đe dọa hủy diệt cả một vùng sinh thái giàu có của công viên quốc gia Ivindo.
    Theo tạp chí The Atlantic, giới chủ người Trung Quốc ở châu Phi thuê lao động lục địa đen với mức giá rẻ mạt (dưới 4 USD/ngày), không tôn trọng hợp đồng lao động và quyền lợi của công nhân.
    Hồi năm 2010, các giám đốc người Trung Quốc của một mỏ than ở Zambia bắn bị thương 11 công nhân vì họ biểu tình đòi cải thiện chế độ làm việc. Năm 2007, chính quyền Nigeria cho Tập đoàn khai thác mỏ Trung Quốc CNIUC thuê một diện tích lớn đất đai của người tộc Tuareg, khiến họ mất đất mà không có một đồng tiền đền bù nào...
    Trung Quốc thích đầu tư vào các quốc gia tham nhũng trầm trọng ở châu Phi để tiện bề "thủ tục". Hậu quả là phần lớn những lợi ích từ các khoản đầu tư này chảy vào túi các quan chức tham nhũng, còn người dân chẳng được gì mà đời sống của họ càng trở nên tồi tệ.
    Ví dụ, Trung Quốc đầu tư vào dầu thô ở Sudan, đem lại cho chính quyền Tổng thống Omar al-Bashir hàng tỉ USD/năm. Nhờ đó, al-Bashir tiếp tục "nuôi" chiến tranh Darfur, cuộc nội chiến đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người.
    Năm 2011, trên báo Guardian, chuyên gia Sanou Mbaye người Senegal thuộc Ngân hàng Phát triển châu Phi khẳng định lục địa đen không thể để Trung Quốc tiếp tục mua các nhà lãnh đạo tham nhũng và thuộc địa hóa các quốc gia châu Phi. Và giờ một số lãnh đạo châu Phi bắt đầu lên tiếng phản ứng Trung Quốc, dù còn dè dặt. Câu hỏi là đến bao giờ thì người châu Phi và cả các quốc gia khác trên thế giới tỉnh mộng với khát vọng "đầu tư Trung Quốc".
    Thủ tướng Kenya Raila Odinga kể một câu chuyện cho thấy thương mại song phương giữa đôi bên không suôn sẻ như bức tranh được Bắc Kinh tô hồng. "Chúng tôi cần có nhà máy sản xuất phân bón riêng của mình, thay vì cứ phải nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc. Việc chờ đợi hàng nhập khẩu khiến mùa màng bị trì hoãn, thu hoạch thất bát". Ví dụ về việc nhập khẩu phân bón mà Thủ tướng Kenya Raila Odinga đưa ra phản ánh rõ chiến thuật đầu tư theo kiểu "nuôi gà để cắt tiết" của Bắc Kinh.
    Theo Sơn Hà

    Tuổi Trẻ
  8. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    ASEAN công bố nguyên tắc sáu điểm về biển Đông

    SGTT.VN - Đại diện nước chủ tịch ASEAN, Ngoại trưởng Campuchia đã công bố Nguyên tắc sáu điểm về biển Đông được các nước thành viên tái khẳng định cam kết.
    Đây là kết quả tham vấn giữa các Ngoại trưởng ASEAN sau khi Ngoại trưởng Indonesia thực hiện các chuyến công tác chớp nhoáng đến Philippines, Việt Nam và Campuchia để thống nhất nguyên tắc chung về vấn đề này.
    [​IMG]
    Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong đã công bố Nguyên tắc sáu điểm về biển Đông. Ảnh: Reuters
    Nguyên tắc sáu điểm về biển Đông gồm:

    1. Nhất trí thực hiện đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC)
    2. Ủng hộ các hướng dẫn thực hiện DOC
    3. Sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC)
    4. Tôn trọng đầy đủ các nguyên tắc về luật pháp quốc tế được công nhận, gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982
    5. Tiếp tục kềm chế và không sử dụng vũ lực
    6. Sử dụng giải pháp hòa bình trong các xung đột phù hợp với các nguyên tắc quốc tế được công nhận trong luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982
    Trong thông báo ngày 20.7, ASEAN không đề cập cụ thể đến sự cố nào, nhưng thống nhất việc soạn thảo và thực thi bộ quy tắc ứng xử khu vực, tôn trong luật pháp quốc tế và tiếp tục thực hiện kềm chế để tránh xung đột leo thang. “Chúng tôi đã không thể ra thông cáo chung vì không có sự đồng thuận. Bây giờ, sau một tuần, chúng tôi đạt được văn bản để thể hiện lập trường của ASEAN về vấn đề biển Đông”, ông Hor Namhong nói. Ngoại trưởng Campuchia bảo vệ quyết định không đưa những tranh chấp gần đây vào văn bản, vì “giống như đổ thêm dầu vào ngọn lửa đang cháy”. “Đó không thể là một giải pháp, mà ngược lại, nó sẽ làm phức tạp thêm các cuộc hội đàm trong tương lai”.
    Nước chủ nhà Campuchia, bị một số thành viên tố là chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc gây ảnh hưởng đến việc ra thông cáo chung, ngày 20.7 đã phản pháo bằng việc quy trách nhiệm trên cho “hai quốc gia” khi từ chối thống nhất về bộ nguyên tắc sáu điểm. “Lỗi không hoàn toàn thuộc về Campuchia. Tại sao hội nghị AMM-45 không thể ra tuyên bố chung về sáu điểm này vốn hoàn toàn do tôi đề ra? Tại sao hai nước kia lại phản đối? Có thể là có một âm mưu ở hậu trường chống lại Campuchia” – Ngoại trưởng Namhong phát biểu tại cuộc họp báo.
    Các phát biểu của Ngoại trưởng Campuchia đối lập với những tuyên bố tích cực của Ngoại trưởng Indonesia. Cũng trong ngày 20.7, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa tuyên bố các nước Đông Nam Á đã đạt được “quan điểm chung” về tranh chấp trên biển Đông, nhưng sẽ không phục hồi lại một thông báo chung đã bị hủy bỏ tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tuần trước.
    Bộ Ngoại giao Trung Quốc đăng thông báo cho biết đã lưu ý về quan điểm ASEAN trong vấn đề biển Đông, nhưng tiếp tục khẳng định tự nhận Trung Quốc có “cơ sở pháp lý và lịch sử” với tuyên bố chủ quyền của họ.
    C.T. (Reuters, GMA
  9. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
  10. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Trung Quốc sẽ cho quân đồn trú trên Biển Đông

    Trung Quốc hôm qua phê chuẩn việc thành lập và triển khai quân đồn trú tại cái gọi là "thành phố Tam Sa", đơn vị hành chính mà họ lập ra bất chấp sự phản đối của các nước láng giềng.
    > Tàu đổ bộ Trung Quốc xuất hiện ở Trường Sa
    > Tàu Trung Quốc đánh cá phi pháp ở Trường Sa


    [​IMG]
    Chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam bảo vệ Trường Sa. Ảnh: Nguyễn Hưng. China Daily đưa tin, Ủy ban Quân sự trung ương Trung Quốc đã ủy quyền cho Bộ chỉ huy quân khu Quảng Châu thành lập đơn vị đồn trú ở cái gọi là "thành phố Tam Sa".
    Đơn vị này tương đương cấp phân khu, có nhiệm vụ quản lý các hoạt động quốc phòng, quân bị và thực hiện các hoạt động quân sự tại "thành phố Tam Sa", nguồn tin từ quân khu Quảng Châu cho hay.
    Tư lệnh quân đồn trú chịu sự quản lý song song của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hải Nam, cũng như của giới chức hành chính của "thành phố Tam Sa".
    Hồi cuối tháng 6, Trung Quốc đã ban hành quyết định lập "thành phố Tam Sa" với phạm vi quản lý bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam kịch liệt phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ quyết định này.
    Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa (quản lý huyện đảo Trường Sa) và TP Đà Nẵng (quản lý huyện đảo Hoàng Sa) ngày 23/6 từng phản đối mạnh mẽ quyết định thành lập "thành phố Tam Sa" của Trung Quốc.
    Ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa, khẳng định huyện đảo Trường Sa là một bộ phận không tách rời của lãnh thổ Việt Nam và trực thuộc quyền quản lý hành chính của tỉnh Khánh Hòa.
    "Chúng tôi kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ quyết định sai trái và phi pháp này, không có thêm hành động làm tổn hại đến quan hệ hai nước, tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước và tình cảm của nhân dân tỉnh Khánh Hòa," TTXVN dẫn lời Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa tuyên bố.
    Ông Văn Hữu Chiến, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng, cũng khẳng định huyện đảo Hoàng Sa là một bộ phận không tách rời của lãnh thổ Việt Nam và trực thuộc quyền quản lý hành chính của thành phố Đà Nẵng.
    Ông Chiến cho biết chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng hết sức bất bình trước việc Trung Quốc quyết định thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm huyện đảo Hoàng Sa.
    Vũ Hà

Chia sẻ trang này