Làm giàu từ Chứng khoán - những thông tin bổ ích ( t4)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 09/07/2012.

3616 người đang online, trong đó có 173 thành viên. 00:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 42536 lượt đọc và 584 bài trả lời
  1. HoangLan88

    HoangLan88 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/05/2012
    Đã được thích:
    3.255
    Sản phẩm của khựa được coi là sạch à? [-)
    E hèm... để em xem... :-?
    Thơ Lý Bạch, truyện Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân, AQ của Lỗ Tấn, Liêu trai chí dị, Hồng Lâu Mộng, Tái Sanh Duyên, Thủy Hử, Hán Sở tranh hùng...
    Tuy nhiên những ấn phẩm này phải ra đời trước 1949 cơ . Còn hiện nay thì em hok bít trong giấy TQ có chứa chất gì nữa ! ~X~X~X
  2. HoangLan88

    HoangLan88 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/05/2012
    Đã được thích:
    3.255
    “Hoàng Phi Hồng” cũng công nhận cực nam TQ chỉ đến Hải Nam

    15/08/2012 12:40
    Bộ phim kinh điển Hoàng Phi Hồng do Hồng Kông sản xuất năm 1991 đã làm nên tên tuổi của đạo diễn Từ Khắc và ngôi sao Trung Quốc Lý Liên Kiệt.

    Điều đáng nói là ngay từ những phút đầu phim, nhân vật Hoàng Phi Hồng cầm một chiếc quạt in hình bản đồ Trung Quốc không có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Đường dẫn phim Hoàng Phi Hồng trên YouTube: http://www.youtube.com/watch?v=cRD7jcfmB7A&feature=related.
    [​IMG]
    Ảnh chụp lại từ Youtube
  3. HoangLan88

    HoangLan88 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/05/2012
    Đã được thích:
    3.255
  4. HoangLan88

    HoangLan88 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/05/2012
    Đã được thích:
    3.255
    Người Việt cần thức tỉnh

    Đăng bởi Ban Biên Tập ngày 15/08/2012 0 phản hồi
    Khi biển Đông luôn vọng về những “âm thanh gây hấn” của Trung Quốc thì lòng yêu nước nồng nàn của người Việt ngày càng được thể hiện rõ ràng. Mỗi khi báo chí đưa tin về vấn đề biển Đông luôn thu hút số lượng người đọc khổng lồ trong và ngoài nước.
    Điều đó đặt ra vấn đề hết sức nghiêm túc và cần thiết: báo chí và truyền thông cần làm gì cho người dân hiểu đúng bản chất vấn đề Biển Đông?


    [​IMG]

    Công khai thông tin tranh chấp trên biển Đông đã đem lại những hiệu ứng tích cực.

    Bài học nào từ truyền thông Mỹ?
    Không phải ai cũng từng đến nước Mỹ, không phải ai cũng nói và hiểu được tiếng Anh, nhưng hầu hết mọi người đều biết rằng có một nước Mỹ tồn tại theo cách dễ hình dung nhất. Một đứa trẻ 5 tuổi biết đến Mỹ qua bộ phim hoạt hình Tom và Jerry, chú chuột Mickey… Những học sinh, sinh viên biết đến Mỹ nhờ các kênh truyền hình như CNN, HBO… Còn những người lớn tuổi hơn, họ bàn về tình hình thế giới và chẳng thể bỏ qua một cường quốc như Mỹ.
    Thực tế, Trung Quốc cũng đang áp dụng sức mạnh mềm này, khi liên tục tuyên truyền “bôi đen” rằng “Việt Nam chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của họ…” Và đa số người dân Trung Quốc đều tin vào luận điệu đó. Chính phủ Trung Quốc được mệnh danh là bậc thầy trong chiêu trò “biến thủ phạm thành nạn nhân”. Một số nhà báo, học giả Trung Quốc viết trên tờ Hoàn Cầu đã vẽ ra một hình ảnh đất nước Việt Nam như một tội đồ, để lừa dối chính nhân dân, quân đội họ và lừa dối cả thế giới”.
    Một minh chứng rõ ràng nhất là cuộc chiến 1979 với người Việt Nam, truyền thông Trung Quốc có hàng ngàn bài báo xuyên tạc nhồi nhét vào đầu người Trung Quốc rằng đó là “chiến công oanh liệt của quân giải phóng Trung Quốc phản công quân Việt Nam xâm lược”. Đến giờ phút này, số người hiểu được thực chất cuộc chiến chỉ có 1%.
    Dường như Trung Quốc đang cố dùng bộ máy truyền thông do Nhà nước kiểm soát để đưa những thông tin sai lệch về Việt Nam nhằm kích động dân chúng. Liệu Việt Nam có thể học được gì từ bài học truyền thông của Mỹ trong việc truyền bá và nâng cao hình ảnh đất nước, nhất là vấn đề chủ quyền biển Đông hiện nay?
    Thức tỉnh
    Nếu như trước đây người dân ít chú ý đến những thông tin về Biển Đông, sách báo cũng ít khi tuyên truyền rầm rộ. Thì giờ đây khi nói về vấn đề này đa số người dân Việt Nam đều bày tỏ tình cảm yêu nước của mình. Tuy nhiên, ai cũng hiểu rằng, họ chỉ mới có tình yêu nước nồng nàn mà thiếu sự am hiểu về vấn đề này. Họ cũng bày tỏ khát vọng được tìm hiểu sâu sắc, đầy đủ bản chất về vấn đề Biển Đông.
    Liên quan đến vấn đề nhận thức của nhân dân về biển Đông hiện nay, Tiến sĩ Trần Công Trục- Nguyên Trưởng ban Biên giới của Chính phủ khẳng định: “Nhận thức về Biển Đông của người dân Việt mới chỉ được đánh thức còn tỉnh hay chưa, theo tôi là chưa tỉnh”.
    Nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy, Nguyên Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu cho rằng: “Chúng ta chưa tuyên truyền bài bản về vấn đề biển Đông nên người dân chưa có điều kiện để hiểu rõ, hiểu sâu vấn đề này. Lòng yêu nước rất đáng quý, đáng trân trọng nhưng cần phải được trang bị hiểu biết về vấn đề Biển Đông một cách đầy đủ, cần hiểu bản chất vấn đề này thì mới có thể đấu tranh hiệu quả cho chủ quyền Tổ quốc”.
    “Các tạp chí chuyên môn hiện nay thiếu vắng những bài viết của người Việt. Các du học sinh Việt Nam rất lúng túng khi trao đổi về chủ quyền biển đảo ở biển Đông”. (Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã)
    Đưa thông tin lan tỏa khắp thế giới
    Thời gian qua Trung Quốc đã lợi dụng truyền thông như một cỗ máy nói dối để bóp méo sự thật. Trong khi Việt Nam laị chưa khai thác triệt để sức mạnh mềm của truyền thông. Theo đó, các cơ quan ngôn luận cần tập trung truyền tải những thông tin đầy đủ, chính xác về chứng cứ lịch sử, cơ sở pháp lý, các Công ước và luật pháp quốc tế. Từ đó người dân Việt Nam nhận thức rõ ràng việc bảo vệ chủ quyền Biển Đông là sự nghiệp của toàn dân tộc. Khi nắm được lịch sử Biển Đông và hiểu luật pháp quốc tế, người dân sẽ vững tin vào điều đó. Thuận được lòng dân, chúng ta sẽ làm được tất cả. Sự hiểu biết, đoàn kết của nhân dân sẽ tạo nên sức mạnh mà không một thế lực nào có thể phá vỡ được”.
    Hơn lúc nào hết, chúng ta nên đẩy mạnh việc tuyên truyền về lòng yêu nước, lịch sử biển Đông trong trường học. Ngoài ra cần cổ vũ các học giả viết, xuất bản, công bố sách, báo về những chứng cứ lịch sử của biển Đông. Không chỉ tuyên truyền bằng tiếng Việt mà bằng ngôn ngữ của nhiều quốc gia khác như tiếng Anh, tiếng Trung Quốc… và đưa lên mạng internet để lan tỏa khắp thế giới. Cho người dân Việt Nam, thế giới và đặc biệt là nhân dân Trung Quốc hiểu rõ hơn về bản chất sự thật.
    Bạch Dương


    Bài viết trên trang mạng của thủ tướng *************** :
    http://nguyentandung.org/nguoi-viet-can-thuc-tinh.html

    Trang mạng của thủ tướng đã có ý kiến thế này , nên chăng đề nghị ban quản trị F319 cho phép duy trì chủ đề Biển Đông ở trang chính như ngày xưa ?
    Đành rằng đây là diễn đàn chứng khoán, thế thì nhà đầu tư chứng khoán tách mình ra khỏi đời sống xã hội Việt Nam và vận mệnh quốc gia sao?
    Không lẽ khi tham gia F319 chúng ta không được quyền ngôn luận của người Việt yêu nước chống xâm lăng? :-??

  5. hoanglansv

    hoanglansv Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2012
    Đã được thích:
    288

    Cho em tham gia nhé. Anh tridung nói SP " Khựa " theo em nghĩ thì nhiều SP sạch lắm. Vì Khựa là các cụ ngày trước đặt tên cho Trung Quốc. Em xin đưa ra một SP. Đó là.

    - Tấm bản đồ Trung Quốc của Vua Quang Tự nhà Thanh mà VN vừa công bố. Có phải là SP sạch không bác?

    Trung Quốc bây giờ. Mọi người VN gọi là Tung Của, Bành Trướng, Mao ít, kẻ bắt nạt người yếu......
    Vậy SP của " Khựa " và SP của Tung Của ngày nay có thể nói là khác nhau. Có đúng không các bác ?
  6. HoangLan88

    HoangLan88 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/05/2012
    Đã được thích:
    3.255
    Một ý kiến hay! =D>=D>=D>
    Tuy nhiên từ Khựa mang ý khinh bỉ và ghét bỏ, không tôn trọng, cũng như từ ba chệt vậy, dù cùng là để chỉ người Hán.
    Tương tự ta có từ dân tộc thiểu số, người Thượng ( sống trên vùng cao, thượng du ) để chỉ những tộc không phải người Kinh, thời phong kiến và dưới chế độ cũ VNCH người ta gọi họ là mọi với ý khinh bỉ, phân biệt chủng tộc, ta không nên dùng từ này!
    Hiện nay vào quán ăn thấy thực đơn có món : Heo mọi , cá lóc nướng mọi... thiết nghĩ ngành văn hóa thông tin nên có quy định chấn chỉnh để tránh mất đoàn kết dân tộc, tập trung sức mạnh đoàn kết các dân tộc anh em để chống lại kẻ thù phương bắc là bọn khựa hung hăng hiếu chiến!
  7. HoangLan88

    HoangLan88 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/05/2012
    Đã được thích:
    3.255
    Trung Quốc không còn con đường nào khác nếu…

    Đăng bởi Ban Biên Tập ngày 16/08/2012 0 phản hồi
    Giới quân sự hiếu chiến Trung Quốc đang đặt câu hỏi và tỏ vẻ rất hưng phấn là làm sao Mỹ có thể duy trì vai trò lãnh đạo toàn cầu bằng một nền kinh tế yếu kém? Trong mắt họ, Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ còn Mỹ đang suy thoái…
    Rốt cuộc, Trung Quốc đã quá sớm bộc lộ ý đồ, gây sự chú ý và sự đối phó, chống phá quyết liệt, hùng hổ của các thế lực cảm thấy bất an trên thế giới mà trước hết là Mỹ.
    Chiến lược quân sự mới của Mỹ ở châu Á-TBD được Tổng thống Mỹ và giới chức quốc phòng công bố ngày 5/01/2012 đã rõ.
    “Để răn đe một cách đáng tin cậy những đối thủ tiềm tàng và ngăn chúng đạt được những mục tiêu của mình, Mỹ phải duy trì khả năng triển khai sức mạnh ở những khu vực mà sự tiếp cận và quyền tự do hoạt động của chúng ta bị thách thức…”
    Lầu Năm Góc bắt buộc phải từ bỏ kiểu cơ cấu tổ chức lực lượng tác chiến đánh thắng 2 cuộc chiến tranh lớn cùng một lúc (do ngân sách cắt giảm) mà chuyển sang chiến lược có “cơ cấu tổ chức lực lượng tác chiến để đánh thắng các thách thức trong thế kỷ 21…”


    [​IMG]
    Với Trung Quốc, Mỹ đã sẵn sàng


    Nói một cách đơn giản, thời kỳ giàu có vung tiền, phiêu lưu quân sự của Mỹ đã qua. Thời kỳ coi thường những thách thức từ Trung Quốc khi Mỹ còn đang ở đỉnh cao của sức mạnh đã qua. Bây giờ là phải thể hiện sự thực dụng kiểu Mỹ của mình.
    Và trọng tâm, cốt lõi của chiến lược quân sự mới này là: Mỹ đã, đang và sẽ “giữ vai trò lãnh đạo toàn cầu và duy trì ưu thế quân sự của Mỹ”.
    Một nước Trung Quốc trỗi dậy là sự thách thức chủ yếu đặt ra cho Mỹ trong thế kỷ 21. Do đó, Mỹ phải kiềm chế, bao vây Trung Quốc và sẵn sàng đối đầu khi cần thiết.
    Mỹ không chỉ nói mà Mỹ còn làm như những gì đã nói. Sự tăng cường của Mỹ ở châu Á-TBD trên cả 3 mặt trận chính trị, quân sự, kinh tế cả thế giới đều biết, Trung Quốc đã nhận thấy.
    Như vậy có thể nói, Mỹ – cường quốc số 1 thế giới, đã tuyên bố thẳng thắn không úp mở trên giấy trắng mực đen về hành động của mình đối với những ai thách thức vị trí bá chủ thế giới.
    Với Trung Quốc, Mỹ đã “rút kiếm”. Trung Quốc chỉ có thể được 3 quyền lựa chọn. Lựa chọn thứ nhất: Sẵn sàng “rút kiếm”. Lúc này một cuộc chiến tranh lạnh nhất định sẽ xảy ra.
    Trung Quốc khác Liên Xô về thực lực quân sự (lúc đó Mỹ và Liên Xô thực lực quân sự ngang nhau, còn bây giờ thì Mỹ vượt trội so với Trung Quốc), nhưng giống Liên Xô về sự bất ổn trong nội bộ và thiếu tính bền vững trong lãnh thổ.
    Trung Quốc không có đồng minh và nội lực chưa thể so với Mỹ.
    Mỹ, các cường quốc lớn trên thế giới, trừ Nga thì đều là đồng minh. Mỹ lại có thừa kinh nghiệm trong việc tiến hành kiểu chiến tranh này.
    Vậy một cuộc chiến tranh nóng liệu có xảy ra không?
    Điều ngạc nhiên là không phải ai trong giới quân sự Trung Quốc cũng đánh giá khách quan tình hình, đặc biệt là giới quân sự hiếu chiến-giới có tiếng nói quyết định trong chiến lược Trung Quốc.
    Họ đang đặt câu hỏi và tỏ vẻ rất hưng phấn là làm sao Mỹ có thể duy trì vai trò lãnh đạo toàn cầu bằng một nền kinh tế yếu kém? Trong mắt họ, Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ còn Mỹ đang suy thoái…thì việc soán ngôi Mỹ đã đến lúc.
    Sẽ là sai lầm nếu cho rằng sự cắt giảm chi phí quân sự của Mỹ chứng tỏ sức mạnh quân sự đã giảm. Không phải vậy! Nếu trong tình hình hiện nay, Mỹ không cắt giảm ngân sách quốc phòng thì Trung Quốc còn cơ may kéo dài được thời gian tự tung tự tác.
    Sự cắt giảm chi phí quân sự của Mỹ không phải là dấu hiệu cho Trung Quốc vui mừng. Vì chỉ như thế (cắt giảm chi phí QS) Mỹ mới có điều kiện để tăng nơi khác, nơi mà Trung Quốc không muốn.
    Sự giải thích nằm trong thực tế ở châu Á – TBD…
    Một sự so sánh lực lượng quá chênh lệch trong một thế trận cũng hoàn toàn bất lợi cho Trung Quốc. Cho nên, bất kỳ một sự lựa chọn kiểu chiến tranh nào, “lạnh” hay “nóng” của Trung Quốc với Mỹ trong tương lai gần cũng đều bị đều thua thiệt. Mỹ là “kẻ cuối cùng tra kiếm vào vỏ”.
    Lựa chọn thứ hai: Cùng nhau thống trị thế giới hay tái cân nhắc cấu trúc G2.
    Tạp chí “Tuần tin tức Trung Quốc” số ra ngày 15/1/2012, đăng bài viết của tác giả Bào Thịnh Cương, một học giả về quan hệ quốc tế của Trung Quốc, trong đó cho rằng quan hệ Trung-Mỹ chỉ tồn tại 2 sự lựa chọn lớn: một là như trên, đối đầu; hai là cùng thống trị thế giới.
    Ông Bào Thịnh Cương cho rằng, đứng trước thế tiến công hùng hổ của Mỹ, nếu Trung Quốc lựa chọn đối đầu thì dẫn đến xung đột song phương nghiêm trọng, có khả năng bùng phát chiến tranh khu vực…(không nói đến ai thắng ai thua), và “ Cùng nhau thống trị thế giới” là sự lựa chọn thứ hai.
    Quả thật, dư luận hoàn toàn đồng quan điểm với ông Bào Thịnh Cương ở sự lựa chọn thứ nhất. Vì (theo ông ấy) đây là sự lựa chọn “hạ sách”.
    Nhưng khả năng tồn tại lựa chọn thứ hai theo sự phân tích của ông Bào Thịnh Cương thì “ngây thơ” không tưởng được.
    Rằng “Trung Quốc đang trỗi dậy còn Mỹ trên đà suy thoái. Trong lịch sử một nước Anh suy thoái và một nước Mỹ trỗi dậy cùng nhau thống trị thế giới nên tránh được xung đột song phương…” “ Mỹ suy thoái thì cùng với Trung Quốc thống trị thế giới mới tránh được sự hỗn loạn trật tự quốc tế…”
    Quan điểm cho rằng nước Mỹ suy thoái thì phải nhường quyền thống trị thế giới cho Trung Quốc không chỉ là của một học giả.
    Năm 2008, lúc cả thế giới kinh tế suy thoái, kể cả Mỹ, nhưng Trung Quốc vẫn tăng trưởng thần kỳ 2 con số thì khi Đô đốc Timothy Keating, tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, gặp một đô đốc cao cấp của Trung Quốc trong năm 2008, ông nghe thấy một lời đề nghị đáng ngạc nhiên.
    Keating cho biết, ông ta đã đề nghị bằng cách vẽ một đường trên bản đồ xuống giữa Thái Bình Dương và nói thêm: “Các bạn có thể có một phần phía đông của Thái Bình Dương tính từ Hawaii. Chúng tôi sẽ lấy phần phía tây của Thái Bình Dương, từ Hawaii đến Trung Quốc”. [r23)]

    Trong khi đó, Mỹ đánh giá sự trỗi dậy của Trung Quốc như nào?
    Chiến lược quân sự mới của Mỹ ở châu Á-TBD thẳng thắn chỉ rõ: “Về lâu dài, sự trỗi dậy của Trung Quốc như là một cường quốc khu vực…”
    Rõ ràng, Mỹ không gắn cho Trung Quốc cái mác cường quốc toàn cầu hay siêu cường…Đúng thôi, vì dấu ấn quân sự của Trung Quốc trên toàn cầu chưa có. Điều này thể hiện sự đánh giá cho rằng quân đội Trung Quốc còn lâu mới mang tính toàn cầu, còn lâu mới đuổi kịp quân đội Mỹ là không sai.
    Lưu ý, đây là đánh giá này của Lầu Năm Góc chứ không phải của một cá nhân nào. Vậy, liệu Mỹ có nhường quyền thống trị thế giới cho Trung Quốc hay không?
    Sự lựa chọn này mang tính “xin-cho” cho nên chỉ mang tính một phía. Trung Quốc “xin”, và đương nhiên đời nào Mỹ “cho”.
    Hơn ai hết, người Trung Quốc hiểu rằng, một đất nước không bao giờ có 2 vua cũng như thế giới không có 2 mặt trời, hơn nữa,Trung Quốc không phải là Anh quốc.
    Mối quan hệ giữa Anh-Mỹ là đặc biệt, không mâu thuẫn về quyền lợi, không mâu thuẫn về ý thức hệ. Đó là mối quan hệ giống như “công ty mẹ và công ty con”.
    Vì thế, chừng nào Mỹ còn “thoi thóp” chừng đó Mỹ còn cố bảo vệ ngôi báu.
    Cho nên, lựa chọn này, cùng thống trị thế giới, là không tưởng, không thể xảy ra. Mỹ chẳng dại, chẳng ngây thơ đến mức chấp nhận đề xuất “cùng thống trị thế giới” của Trung Quốc để “nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà”. =D>

    Trung Quốc muốn có ngai vàng thì phải giành lấy bằng sức mạnh, phải “rút kiếm” ra và là “người cuối cùng tra kiếm vào vỏ” mới thống trị thế giới chứ không có sự lựa chọn nào khác.
    Đó chính là phải đối đầu với Mỹ.
    Nhưng, như trên đã nói, trong tương lai gần thì thế và lực của Trung Quốc chưa cho phép họ làm được điều này, vậy có sự lựa chọn nào khác không?
    Và, đây là lời dạy của ông Đặng Tiểu Bình: “Lặng lẽ quan sát; giữ vững trận địa; bình tĩnh ứng phó; giấu mình chờ thời; giỏi về phòng thủ; quyết không đi đầu”.
    Đây chính là lựa chọn thứ 3, sự lựa chọn duy nhất đúng của Trung Quốc hiện nay, sự lựa chọn mà họ từng vứt bỏ không lâu.
    Có thể nói đây là trụ cột chính trong chiến lược của Trung Quốc chỉ muốn bảo đảm an toàn lợi ích của mình trong thế giới đa cực.
    Nhưng, sau 3 thập kỷ yên ổn làm ăn, tình thế Trung Quốc đã khác. Họ cho rằng đã đến lúc không cần phải “dấu mình” vì thời cơ đã đến. Mỹ suy thoái kinh tế, Trung Quốc trở thành trung tâm kinh tế thứ 2 thế giới…Cho nên phải “quyết đi đầu”.
    Tuy nhiên, do sự ham muốn quá lớn thúc giục, Trung Quốc hay giới hiếu chiến có vai trò lớn trong việc định ra chiến lược đã không nhận ra mâu thuẫn quá lớn giữa khả năng và thực tế, nên vội vàng “đốt cháy giai đoạn”.
    Bộc lộ quá sớm ý đồ và hành động đã khiến Trung Quốc đã ở trong một tình thế khó khăn đó là, ngoài Mỹ ra, thì thế giới cũng đang tồn tại nhiều siêu cường quân sự ngang và hơn Trung Quốc dù kém GDP như Nga, Nhật, Ấn Độ…và những quốc gia này cũng đang theo dõi chặt chẽ sự “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc không kém gì Mỹ, khi sự “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc cũng đang khiến họ bất an.
    Bởi vậy, hành động ngang ngược, trong cái gọi là “thành phố Tam Sa”, được coi là sự hung hăng, leo thang nguy hiểm nhất gần đây của Trung Quốc khiến các nước trong khu vực phẫn nộ, các nước lớn phản đối quyết liệt.
    Ông Kalha, cựu thư ký bộ NG Ấn Độ cho rằng “Vẫn chưa quá muộn để Trung Quốc nhận ra hành động điên rồ của mình”.
    Biên tập viên của Tân Hoa Xã, Chu Phương thẳng thắn đề xuất: “Đối với vấn đề “thành phố Tam Sa”, chính phủ Trung Quốc cần sớm nhận ra sai lầm lớn lao của mình, xin đừng ngại mất thể diện mà bỏ lỡ thời cơ. Trung Quốc cần sớm hành động, sửa chữa sai sót…”
    Đúng vậy, Trung Quốc bây giờ chỉ có một sự lựa chọn: Trở lại sách lược của ông Đặng Tiểu Bình dù đã vứt bỏ nó khi còn quá sớm.
    Lê Ngọc Thống(PNT)


    Bài đăng trên trang mạng của thủ tướng *************** :
    http://nguyentandung.org/trung-quoc-khong-con-con-duong-nao-khac-neu.html


    "Chúng tôi sẽ lấy phần phía tây của Thái Bình Dương, từ Hawaii đến Trung Quốc”.


    Lời đề nghị khiếm nhã và trơ trẽn ! [-X[-X[-X



  8. hocaptrung

    hocaptrung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2010
    Đã được thích:
    834
  9. HoangLan88

    HoangLan88 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/05/2012
    Đã được thích:
    3.255
  10. HoangLan88

    HoangLan88 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/05/2012
    Đã được thích:
    3.255
    1 người đang vào chủ đề này, trong đó có 1 thành viên: HoangLan88

    Chạy đi đua lệnh hết rồi sao?
    Chủ nhà hôm nay hok thấy chào?
    Có mã nào ngon, PM nhé!
    Chung tay ta góp sức làm giàu!


    :-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd

Chia sẻ trang này