Làm giàu từ Chứng khoán - những thông tin bổ ích ( t4)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 09/07/2012.

3822 người đang online, trong đó có 247 thành viên. 06:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 42434 lượt đọc và 584 bài trả lời
  1. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
  2. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Hình vui trên HSO !:)):)):)):)):)):))
    ============================
    ===[​IMG]
  3. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Khách Trung Quốc đánh nhau khiến máy bay hạ cánh khẩn

    Xem tin gốc
    Dân Trí - 18 giờ trước 41390 lượt xem 4 tin đăng lại
    (Dân trí) - Chuyến bay của Hãng hàng không quốc tế Thụy Sỹ từ Zurich tới Bắc Kinh đã phải hạ cánh khẩn, quay trở lại điểm xuất phát sau khi cất cánh hơn 6 tiếng chỉ vì một cuộc ẩu đả dữ dội giữa hai hành khách cùng là người Trung Quốc.
    Facebook Khách Trung Quốc đánh nhau khiến máy bay hạ cánh khẩnTwitter 1 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
    Vụ ẩu đả xảy ra hôm 2/9 trên chuyến bay mang số hiệu LX196 với lịch trình từ Zurich tới Bắc Kinh. Khi máy bay đã bay được hơn 6 tiếng và đang ở trên không phận thủ đô Mat-xcơ-va của Nga và chuẩn bị dừng tiếp nhiên liệu thì 2 hành khách quá khích đã lao vào ẩu đả khiến tình hình trên khoang trở nên căng thẳng.
    [​IMG]

    (Ảnh minh họa)

    Những người này sau đó được xác định đều là công dân Trung Quốc, một người 27 tuổi và người kia 57 tuổi. Mehdi Guenin, phát ngôn viên của Hãng hàng không quốc tế Thụy Sỹ đã xác nhận về vụ việc này đồng thời khẳng định với hãng tin AFP rằng: “Hai vị khách trên đã được giao cho cảnh sát Zurich sau khi chiếc Airbus A340 hạ cánh tối Chủ Nhật”. Trong ngày thứ Hai những người này sẽ bị đưa ra thẩm vấn.

    Theo Myriam Ziesack, một phát ngôn viên khác của của Hãng hàng không quốc tế Thụy Sỹ thì chia sẽ với Tân Hoa Xã rằng khi ẩu đả xảy ra, phi hành đoàn đã thành công trong việc tách hai vị khách kia ra. Tuy nhiên cơ trưởng sau đó vẫn quyết định cho máy bay quay trở lại điểm xuất phát do lo ngại ẩu đả có thể tái diễn hoặc leo thang.

    Không có thành viên phi hành đoàn nào hoặc hành khách khác bị thương. Nhưng báo hại cho hãng hàng không này khi họ phải lo chi phí ăn ở khách sạn cho gần 200 hành khách còn lại trong lúc chờ sắp xếp chuyến bay tiếp theo tới Bắc Kinh. Do các chuyến kế tiếp của hãng hàng không này trong ngày 3/9 đều đã đầy khách, cuối cùng họ phải mua vé của các hãng khác cho số hành khách này.

    Khi được hỏi liệu công ty có đứng ra kiện 2 vị khách Trung Quốc kia không, Ziesack cho biết: “Các bước đi tiếp theo vẫn đang được thảo luận”. Trong khi đó theo người phát ngôn của cảnh sát Zurich Werner Schaub thì cả 2 người này rõ ràng đã say rượu.

    Thanh Tùng
    Theo AFP và Tân Hoa Xã

  4. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Mỹ: Đảng Cộng hòa "nói không với Trung Quốc"

    Xem tin gốc
    Doanh nhân Sài Gòn - 16 giờ trước 9721 lượt xem
    Đảng Cộng hòa khai mạc Đại hội lần thứ 40 với hàng loạt các tuyên bố cũng như cương lĩnh được khẳng định. Không nằm ngoài dự đoán khi lần này những thành viên chủ chốt lại tiếp tục sử dụng yếu tố “bài Trung Quốc” với những tuyên bố rất cứng rắn.
    Facebook Mỹ: Đảng Cộng hòa "nói không với Trung Quốc"Twitter 1 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này


    [​IMG] Cần phải chú ý rằng thất nghiệp và kinh tế đang là hai vấn đề được người dân Mỹ quan tâm nhất hiện nay. Có thể thấy, trong khi nền kinh tế Mỹ đang rơi vào khủng hoảng, giới chính trị gia Đảng Cộng hòa đang sử dụng Trung Quốc (TQ) như là một chất kích thích để thu hút lá phiếu của cử tri về phía mình.

    Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang trầy trật trong khủng hoảng như hiện nay, TQ nổi lên như là một “kẻ ngáng đường” khó chịu cho quá trình hồi phục của Mỹ. Cán cân thanh toán song phương bị chênh lệch nghiêm trọng khi nhập siêu của Mỹ từ TQ không ngừng tăng. Viện Chính sách kinh tế Mỹ vừa cho biết, thâm hụt thương mại rất lớn của nước này với TQ đã khiến trên 2,7 triệu người Mỹ thất nghiệp trong vòng 10 năm từ 2001 - 2011, trong đó 2,1 triệu việc làm là trong ngành chế tạo.

    Về vấn đề này, ứng cử viên Mitt Romney cũng đã hứa sẽ nêu đích danh TQ như là một nước thao túng tiền tệ ngay ngày đầu tiên làm tổng thống. Cương lĩnh của Đảng Cộng hòa cũng hứa hẹn sẽ đánh thuế cao đối với các hàng hóa xuất xứ từ TQ nếu như Bắc Kinh không thay đổi các chính sách thương mại của mình, đồng thời đe dọa áp dụng các biện pháp trừng phạt với các doanh nghiệp nước ngoài ăn cắp công nghệ và quyền sở hữu của Mỹ. Nếu TQ không tuân thủ các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới, cương lĩnh của GOP cảnh báo rằng, Chính phủ Mỹ sẽ “chấm dứt mua sắm hàng hóa và dịch vụ từ TQ”.

    Mặc dù đại diện tiêu biểu và các ứng viên Đảng Cộng hòa thường chỉ nhắc tới vấn đề kinh tế vốn được quan tâm hàng đầu, nhưng chính trị và quân sự cũng là vấn đề rất được quan tâm khi xung đột trên Biển Đông đang bước vào giai đoạn rất nóng. Tầm quan trọng của khu vực này trong chiến lược gia tăng ảnh hưởng tại châu Á - Thái Bình Dương và kiềm chế sự trỗi dậy của TQ khiến nó không thể bị lơ là.

    Đối với các vấn đề tranh chấp xưa nay, Đảng Cộng hòa luôn thể hiện xu hướng sử dụng vũ lực để khẳng định sức mạnh quân sự cũng như quyền lực chính trị trong hệ thống quốc tế. Điều này cũng được thể hiện trong thời gian vừa qua, khi Đảng Dân chủ kêu gọi tham gia Luật Biển 1982 (UNCLOS) để thúc ép TQ theo luật và hành xử một cách chừng mực tại Biển Đông, thì khá nhiều thành viên bảo thủ trong Đảng Cộng hòa lại phản đối điều này, đặc biệt là ứng viên phó tổng thống Mỹ Paul Ryan.

    Không chỉ phản đối các hành động gây hấn của TQ trên Biển Đông và chỉ trích Tổng thống Obama “yếu mềm” và nhân nhượng đối với TQ, ứng viên Mitt Romney còn không giấu giếm thái độ khi khẳng định rằng nếu mình đắc cử sẽ “dạy cho TQ bài học về nhân quyền, tăng cường sức mạnh quân sự để kiềm chế Bắc Kinh... và thực thi chiến lược khiến tham vọng bá chủ khu vực của TQ phải trả giá đắt hơn nhiều so với việc trở thành thành viên có trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế”. Và dường như muốn làm cho phía TQ tức giận hơn, Mitt Romney còn tuyên bố sẽ bán vũ khí cho Đài Loan - một đồng minh nhạy cảm trong quan hệ Mỹ - Trung.

    Mong muốn kiềm chế tham vọng bá quyền của TQ nhưng lại không muốn dùng luật và thể hiện rõ ràng quan điểm cứng rắn về sử dụng sức mạnh và trừng phạt kinh tế khiến có thể dự đoán rằng nếu Đảng Cộng hòa đắc cử, các hành động của Mỹ trên Biển Đông sẽ mạnh mẽ hơn với sự tăng cường hiện diện quân sự và đẩy nhanh chính sách “xoay trục”. Ngay cả vấn đề kinh tế vốn phụ thuộc lẫn nhau rất lớn mà Đảng Cộng hòa còn tuyên bố sẵn sàng cắt đứt với TQ, thì đối với chính trị và quân sự, vốn lập trường rất vững chắc từ trước đến nay, sẽ khó có thể thay đổi.

    Tuy không được nhắc đến trong Cương lĩnh nhưng vấn đề về UNCLOS cũng nên được đề cập khi vào tháng 5 hàng loạt những tên tuổi lớn đã hoặc đang là thành viên của Đảng Cộng hòa như: Henry Kissinger, Condoleezza Rice, James Baker III hay Colin Powell đã cùng lên tiếng ủng hộ việc Mỹ nên gia nhập UNCLOS. Đã có nhiều phân tích cho thấy UNCLOS sẽ là một trong ba mũi nhọn chủ yếu giúp Mỹ thâm nhập trở lại vào châu Á - Thái Bình Dương, một trong ba phương pháp nhằm kiềm chế các tham vọng đang trỗi dậy mạnh mẽ không ngừng của TQ. Tuyên bố của các thành viên kỳ cựu cho những người ủng hộ UNCLOS hy vọng rằng Đảng Cộng hòa sẽ thông qua bộ luật và nếu Mitt Romney đắc cử tổng thống, ông cũng sẽ ủng hộ việc tham gia UNCLOS.

    Tuy có một thực tế rằng hiện tại 34 nghị sĩ Cộng hòa tại Thượng viện bác bỏ bộ luật do nhiều lý do khác nhau (Paul Ryan, ứng viên chính thức cho vị trí phó tổng thống cũng nằm trong danh sách này), nhưng các lý do đó hoàn toàn không liên quan gì nhiều đến lợi ích quốc gia của Mỹ. Chính tham vọng tái tranh cử mới là nguyên nhân chủ yếu khiến các thượng nghị sĩ không đồng tình với UNCLOS.


  5. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
  6. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
  7. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2012/03/nga-sap-ban-su-35-cho-trung-quoc/

    Nga sắp bán Su-35 cho Trung Quốc


    Nga và Trung Quốc có thể sẽ sớm ký một hợp đồng giao nhận các máy bay chiến đấu Su-35 có trị giá tới 4 tỷ USD.
    > Chiến đấu cơ đa năng Su-35 ra mắt
    > Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng


    [​IMG]
    Chiến đấu cơ Su-35. Ảnh: RIA Novosti Nhật báo kinh doanh Kommersant của Nga trích một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng nước này cho hay hai bên đã thực sự thống nhất về việc Nga giao 48 chiến đấu cơ đa dụng Su-35 Flanker-E cho không quân Trung Quốc.
    Trở ngại duy nhất còn lại lúc này đó là Nga yêu cầu Trung Quốc phải bảo đảm việc bảo vệ bản quyền, nhằm ngăn chặn việc chế tạo các máy bay chiến đấu Su-35 mà không có giấy phép phù hợp.
    "Nga không chỉ nhắm tới việc duy trì sự hiện diện trên thị trường máy bay chiến đấu của Trung Quốc, mà đồng thời còn nỗ lực ngăn chặn nguy cơ các máy bay của Nga bị làm nhái để rồi sau đó được bán cho một bên thứ ba với mức giá thấp hơn rất nhiều", một nguồn tin chính phủ Nga nói với Kommersant.
    Trung Quốc vốn từng bị cho là "làm nhái" các chiến đấu cơ tiên tiến của Nga. Các chuyên gia Nga cho rằng máy bay Thành Đô J-10 là bản sao của Su-27 Flanker, Thẩm Dương J-11 là phiên bản nhái của Su-30 Flanker-C, trong khi FC-1 là sự sao chép từ MiG-29 Fulcrum.
    Su-35, được trang bị hai động cơ 117S với vectơ lực đẩy, là sự kết hợp của tính tiện dụng và khả năng tấn công hiệu quả đồng thời nhiều mục tiêu trên không. Chiến đấu cơ đa dụng này có nhiều tên lửa và các hệ thống vũ khí tiên tiến. Su-35 được mệnh danh là "chiến đấu cơ thế hệ 4++ mang công nghệ của thế hệ thứ 5".
    Hà Giang
  8. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Đất đai của Nga mê hoặc người Trung Quốc

    Dòng người từ Trung Quốc đang đổ sang Nga để thuê hoặc mua đất canh tác, khai thác khoáng sản. Quốc gia giàu có nhất thế giới về đất đai đang thu hút mãnh liệt quốc gia giàu nhất thế giới tính về người.

    Cách đây mấy năm một nhà đầu tư Trung Quốc mua một khu đất cạnh ngôi làng của Nga và vui mừng đặt tên cho nó là “Mảnh đất vàng”. Mảnh đất này mầu mỡ, mưa nắng thuận hòa.
    Mảnh đất này, nằm sâu trong khu vực nông thôn Nga, nơi có rất ít người.
    [​IMG]
    Một nông dân Trung Quốc trong vụ thu hoạch cà chua ở Nga. Ảnh: NYT Giờ đây thì mọi chuyện đã khác, hàng loạt các nhà kính đã mọc lên và có hàng tá tá điền Trung Quốc thu hoạch cà chua. Và trong một vụ mùa bội thu cà chua người đốc công này sẵn sàng thuê thêm hàng trăm người thu hoạch nữa.
    Dòng lao động nông nghiệp của Trung Quốc vào Nga phản ánh mối quan hệ thương mại và kinh tế ngày càng tăng giữa hai nước, gữa một nước phong phú về đất đai và các nguồn lực với một nước dồi dào về con người.
    Nhiều năm sau khi Liên Xô cũ sụp đổ, hai nước đã cố gắng biến sức mạnh về bổ trợ kinh tế này thành những cơ hội kinh doanh thực thụ. Đã có một số dự án khai thác khoáng sản thành công, và các doanh nghiệp nhà nước đã ký các hợp đồng lớn về khai thác dầu khí, than đá và gỗ tạo thành xương sống cho mối quan hệ kinh tế giữa hai nước.
    Mặc dù các dự án về nông nghiệp của Trung Quốc ở Nga mới ở tầm cỡ nhỏ, nhưng chúng cũng có tầm quan trọng nhất định. Theo Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO), Nga là nước có diện tích đất canh tác bỏ hoang lớn nhất thế giới, một di sản của sự sụp đổ của hệ thống nông trang thời Liên Xô cũ và hiện tượng giảm dân số ở nông thôn ở Nga trong hai thập kỷ qua. Hiện dân số Nga là 141 triệu người so với 1,3 tỷ người của Trung Quốc.
    Trung Quốc có mối lo lắng cố hữu về việc đảm bảo đủ lương thực và tìm kiếm đủ việc làm cho dân cư nông thôn. Một số trang trại Trung Quốc ở Nga đã vận chuyển đậu tương của họ về Trung Quốc, và khi sự hiện diện của người Trung Quốc trong khu vực nông nghiệp tăng thì khả năng xuất khẩu thực phẩm nhiều hơn cũng gia tăng.
    Năm năm trước, lúc chưa xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính, khi giá thực phẩm tăng mạnh, chính phủ Trung Quốc đã mở cuộc thương lượng về đầu tư vào vùng nông nghiệp Nga. Chương trình này đã mang lại kết quả vào năm nay với việc Tổng công ty hợp tác đầu tư Trung Quốc đóng góp một tỷ USD cho một vốn đầu tư chung Nga-Trung về nông nghiệp và khai thác gỗ ở Nga và các nước khác như Ukraina và Kazakhstan.
    Trong một dự án được sự hỗ trợ của chính phủ Nga, các công ty Trung Quốc đã chính thức ký hợp đồng thuê khoảng hai triệu hécta đất nông nghiệp của Nga, chủ yếu là dọc biên giới phía đông bắc của Trung Quốc. Ngoài ra các công ty Trung Quốc còn thuê thêm khoảng hai triệu hécta rừng ở Siberia để các công nhân khai thác gỗ người Trung Quốc khai thác xuất khẩu đi Trung Quốc.
    Trong một số trường hợp, các nhà đầu tư Trung Quốc mua đứt các mảnh đất của Nga. Mảnh đất vàng là một trong chín trang trại ở khu vực Sverdlovsk, miền Trung nước Nga. Nhiều vụ mua bán khác còn vươn đến khu vực miền nam Nga như khu vực Cheyabinsk. Các trang trại trồng rau của người Trung Quốc thậm chí còn hoạt động ở ngay ngoại ô thủ đô Moscow và thành phố St Petersburg, cách biên giới chung cả ngàn cây số.
    Zhang Wei Dong, đốc công ở trang trại Mảnh đất vàng với một cái tên Nga là Lyosha và đôi khi kiêm cả phiên dịch, nói, làm ăn ở đây có thể phát triển một cách dễ dàng như các cây cà chua cao đến ngực người trong các khu nhà kính ở đây. “Hãy còn bao nhiều là đất trống”, ông nói và khoát tay một vòng.
    Ông Zhang được Cục di trú Liên bang cấp một chỉ tiêu 70 lao động nông nghiệp trong năm nay, nhưng ông cho biết ông có thể sử dụng nhiều hơn con số này rất nhiều.
    [​IMG]
    Người Nga và người Trung Quốc trên đồng ruộng của nông trại ở Ostanino. Ảnh: NYT Tuyển mộ lao động không có khó khăn gì. Những người làm cỏ, trồng cây và hái lượm từ Mãn Châu Lý, Trung Quốc sẵn sàng đi các chuyên tầu chật chội, ngột ngạt trong hạng ghế loại ba vượt Siberia đến làm việc. Đó là một chuyến đi hướng tới cơ hội kinh tế giống như vô vàn người Mexico hái nho thuê ở California hay những vú em Philippines ở Dubai hoặc những người Algeria quét đường phố ở Pháp. Một nông dân Trung Quốc ở Nga cho biết lương tháng của cô được 650 USD, gấp 5 lần nếu làm nông ở quê nhà. "Sao lại không đi cơ chứ?", cô nói.
    Chính sách đối ngoại của Kremlin gần đây nhấn mạnh đến việc xây dựng một quan hệ tốt đẹp hơn với Trung Quốc, khi tình hình kinh tế châu Âu đang nhích gần đến suy thoái, một chủ đề được thảo luận trong cuộc họp thượng đỉnh của APEC tại Vladivostok tuần trước.
    Tổng thống Putin phát biểu trên một kênh truyền hình Nga, RT Television, rằng: “Chúng ta đang ở thời nắng đẹp rất có lợi cho chúng ta.”
    Là nước chủ nhà, Nga đã lập ra chương trình nghị sự, rõ ràng là với đất đai rộng lớn, Tổng thống Putin đã chọn an ninh lương thực và nông nghiệp làm chủ đề ưu tiên để thừa nhận một vai trò lớn và ngày một tăng của Nga trong xuất khẩu ngũ cốc cho các nước đang phát triển.
    Chính phủ Nga đã đặt mục tiêu nâng tổng kim ngạch thương mại hai chiều với Trung Quốc lên 200 tỷ USD trong năm tới, từ 80 tỷ năm 2011. Theo Bộ Thương mại Mỹ thì so với kim ngạch thương mại Mỹ-Trung năm 2011 là 503 tỷ USD.
    Những người hoài nghi về gia tăng quan hệ kinh tế giữa Nga và Trung Quốc chỉ rõ hiện tồn tại sự ngờ vực sâu sắc, bắt nguồn từ những cuộc đụng độ biên giới xảy ra trên sông Ussuri năm 1969 đã đóng băng tất cả các quan hệ hai nước trong nhiều thập kỷ. Thực tế biên giới hai nước mới được phân giới đầy đủ trong năm 2009.
    [​IMG]
    Ostanino, nơi người Trung Quốc đang lập nông trang để kinh doanh nông nghiệp. Đồ họa: NYT Phía Nga cũng lo sợ rằng mở rộng hợp tác kinh tế với Trung Quốc sẽ dẫn đến một làn sóng nhập cư ồ ạt vào những khu vực dân cư thưa thớt của mình.
    "Sao những người này đế đây?", Nadezhda A. Kolyesova, một phụ nữ làm nghề kinh doanh ở Ostanino, một vùng đồng quê có phong cảnh tuyệt đẹp với những ngôi nhà bằng gỗ nhìn ra một cái hồ, gần cánh rừng nơi có nông trại "mảnh đất vàng", nói.
    "Tôi không gặp phiền phức gì với họ cả", bà giải thích. "Nhưng nước Nga là để cho người Nga, nước Trung Quốc là cho người Trung Quốc".
    Sau một hồi than phiền, bà kết luận rằng "Tôi cũng mong mọi thứ sẽ ổn cả, miễn là mai này họ đừng biến con cháu tôi thành kẻ làm thuê cho họ".
    Các nhà đầu tư Trung Quốc đã và đang áp dụng những chính sách tranh thủ trái tim khối óc người dân địa phương như biếu không rau cho những người đến trang trại, chủ yếu là những người nội trợ già cả. Còn những người lao động Trung Quốc sống trong các lều bạt tạm làm bằng gỗ dán và gỗ loại, thường lui tới các cửa hàng địa phương mua thuốc là, rượu vodka, xúc xích và kem.
    Hiện có khoảng 400.000 dân Trung Quốc nhập cư vào Nga, chỉ chiếm một phần nhỏ tổng số người nhập cư trong cả nước Nga, trong đó hầu hết là những người đến từ các nước cộng hòa Trung Á thuộc Liên Xô cũ. Tuy nhiên, rất có thể số người nhập cư từ Trung Quốc sẽ gia tăng trong tương lai.
    Trong các vụ thu hoạch trước đây, Mảnh đất vàng, một trang trại được thành lập trên mảnh đất từ một khu đồng hoang vu năm năm trước, đã nhận được đủ giấy phép lao động cho các khu nhà kính. Còn năm nay, chương trình cấp thị thực lao động tạm thời đã giảm chỉ tiêu lao động của trang trại. Trong khi đó ngày nay rất ít người Nga muốn làm việc ở nông thôn.
    Nhà đầu tư Trung Quốc vào trang trại Mảnh đất vàng trước đây là người buôn bán tại một chợ ở một thành phố gần Yekaterinburg. Ông đã sở hữu khu đất nhờ mua lại cổ phần của những người dân trong làng trong nông trang tập thể bị khai tử. Giờ ông đang sống tại thành phố Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc và tuyển mộ người làm thuê cho trang trại Mảnh đất vàng qua truyền miệng trong các làng mạc Trung Quốc xung quanh.
    Piao Chen Nan, chủ một trong các trang trại gần Mảnh đất vàng trả tiền công cho các nhân công Trung Quốc cao hơn mức họ có thể nhận được ở trong nước. Ông làm được điều này vì ông thu được cao hơn từ khoản bán cà chua, giá bán ở Nga cao gấp hơn ba lần so với giá bán ở vùng đông bắc Trung Quốc.
    Cuối mùa thu năm ngoái, những người làm thuê Trung Quốc đốt lửa trong các lò sưởi bằng sắt trong các nhà kính bằng những cành thông của rừng, kéo dài thời gian canh tác thêm được mấy tuần. Cuối cùng thì băng giá Nga cũng ập đến và người Trung Quốc lại ra về trên các chuyến tầu hỏa xuyên Siberia, để hẹn đến vụ sau.
    Phạm Ngọc Uyển (Theo The NYT
  9. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120913/tham-muu-la.aspx

    Tham mưu lạ


    13/09/2012 4:44

    Hà Nội có nhiều sáng kiến về giao thông kiểu “đùng một cái”. Nào đề nghị cấm mua xe máy cũ, cấm mua ô tô cá nhân, rồi xe máy chạy theo biển số tương ứng với ngày chẵn lẻ... bây giờ thêm đề nghị đầu tư xe tuk tuk, mà phải là xe made in China mới được, để hạn chế xe máy. Người dân vốn đang khốn khổ với việc xăng dầu tăng giá liên tục, kéo theo sự đồng khởi leo thang của hàng hóa và dịch vụ, nay thêm những “nhà hiến kế” chủ quan, không tôn trọng dư luận và lợi ích cộng đồng.

    Kẹt xe ở Việt Nam, nhất là Hà Nội không phải chỉ vì xe máy. Lượng xe cộ ở Hà Nội chiếm không gian giao thông chưa bằng phân nửa thủ đô các nước. TP nào cũng kẹt xe, nhưng đó là sự kẹt xe trong trật tự vì xe quá đông. Tất cả đều xếp hàng, lần lượt tự giải tỏa. Còn kẹt xe ở Việt Nam là do người tham gia giao thông chen lấn, ai cũng muốn đi trước, chẳng ai nhường ai. Bên cạnh đó là luật pháp không nghiêm, chính sách còn lúng túng. Các phương tiện giao thông công cộng, dù nỗ lực vẫn chỉ mới đáp ứng nhu cầu rất khiêm tốn. Vấn đề cấp bách hiện nay là lập lại trật tự giao thông, giãn các công trình, cao ốc, chợ, trường học ra dần ngoại ô. Phải có kế hoạch tổng thể với từng bước đi thích hợp. Không thể tư duy theo nhiệm kỳ, càng không thể tùy hứng.
    Xe tuk tuk là loại xe vận chuyển công cộng bình dân. Đó là xe gắn máy phân khối lớn chế thêm thùng chở khách, thành xe 3 bánh, chở từ 2 - 4 người. Xe có nguồn gốc từ Thái Lan, phục vụ khách du lịch ba lô. Gọi là tuk tuk vì xe nổ máy kêu “tuc tuc”. Sau này, người Thái cải tiến thành xe lam, gần giống xe lam ở miền Nam trước 1975, chở được 8 - 10 người. Tất cả xe tuk tuk ở các nước rất phổ biến như Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ, Lào, Trung Quốc... đều là xe nội địa tự chế. Chỉ có Việt Nam là muốn ưu ái, độc quyền cho xe tuk tuk “made in China”, dù loại xe này, tỉnh nào cũng có thể sản xuất được? Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Hà Nội, còn khoe: “Ngày 20.9, sẽ dẫn đầu đoàn qua Quảng Châu tham quan nhà máy sản xuất xe tuk tuk...”. Ông khẳng định dứt khoát: “Chúng tôi nói đi đôi với làm!”. Chắc chắn lúc về, thế nào ông cũng mang theo mấy chiếc tuk tuk Trung Quốc, mở đầu cho việc làm rối thêm giao thông Hà Nội. Trong khi đó, nếu chỉ để trung chuyển khách từ ngoại thành ra trạm xe buýt thì nên kéo dài lộ trình xe buýt thêm hoặc dùng xe buýt nhỏ hơn (trong các quận nội thành) là phù hợp.
    Chúng tôi tin là lãnh đạo Hà Nội sẽ kịp thời điều chỉnh, hạn chế tối đa tác hại của những “nhà tham mưu gì lạ” như đã từng kịp thời chỉ đạo ngưng việc xây “5 cổng chào” hoành tráng, tốn kém vô lý và “chôn 1.000 kỷ vật”... nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
    Nguyễn Vũ Mộc Thiêng




    BẠN ĐỌC PHẢN HỒI - COMMENT (2)
    nguyễn anh phong
    Qua bài viết của bạn Nguyễn Vũ Mộc Thiên, tôi vô cùng bức xúc với những ý kiến tham mưu của của một số bộ ngành. Việc đề xuất mua xe ba bánh của TQ bị dư luật phản ứng mạnh mẽ thì nay lại đề xuất mua xe tuk tuk của TQ, và việc mua xe tuk tuk của TQ chắn chắn sẽ gây ùn tắc giao thông hơn và làm mất vẻ mỹ quan của đô thị.
    Việc những bộ ngành tham mưu những ý kiến cho chính phủ tôi nghĩ phải chịu trách nhiệm trước ý kiến đề xuất của mình. Có như vậy thì sau này mới bớt đi những ý kiến tham mưu có hại cho xã hội và có lợi cho bản thân.


    PDLQW
    Thậy là một việc làm kỳ lạ, quái gở, làm cản trở thêm giao thông, ô nhiễm môi trường.

    +Đúng là giặc nước lạ đã nằm vùng quá sâu trong bộ máy quản lý... chúng đang ngang nhiên lạm dụng chức quyền để phá hoại nền kinh tế của ta ở mọi ngóc ngách của cuộc sống và nền kinh tế ta , ko chừa một cơ hội nào...~X~X~X~X~X
  10. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    http://cafef.vn/2012091205421824CA33/tuk-tuk-cung-phai-nhap-u.chn


    Tuk tuk cũng phải nhập ư(?!)





    [​IMG]
    Hiệp hội Vận tải ôtô Hà Nội mới gửi văn bản đề nghị Bộ GTVT cho nhập khẩu và lưu hành xe tuk tuk, nhằm hạn chế xe cá nhân.
    Xin không bàn đến việc tuk tuk có góp phần hạn chế được xe máy hay không, mà đã xuất hiện vấn đề khác, đó là tại sao phải nhập loại xe này? Giả định tuk tuk chạy các tuyến xe buýt không đến được để gom khách về các trạm chờ xe buýt hoặc metro (sau này) hiệu quả, thì tại sao không sản xuất mà phải nhập khẩu? Một chiếc tuk tuk mà không làm nổi, phải sang Trung Quốc nhập về thì còn làm được gì, nền kinh tế của đất nước còn phụ thuộc vào thiết bị, công nghệ của ngoại quốc đến bao giờ?

    Chúng tôi rất mong nhận được phản hồi của bạn đọc về vấn đề này. Bạn đọc có thể gửi ý kiến của mình về vấn đề này bằng cách bấm nhập nội dung ngay dưới bài viết hoặc e-mail về địa chỉ: toasoan.laodong@gmail.co
    Chiếc tuk tuk mà không làm được thì đội ngũ giáo sư, tiến sĩ hùng hậu nhất khu vực của Việt Nam đi đâu hết? Các doanh nghiệp lắp ráp ôtô trong nước sản xuất được nhiều loại xe du lịch, xe tải, xe bus, chẳng lẽ không làm được một chiếc tuk tuk hay sao?

    Nếu như tính toán cần có một loại xe vận tải hành khách nhỏ để thu gom khách ở các tuyến nội thành đến các trạm chờ xe buýt, thì phải tính đến việc chủ động thiết kế, sản xuất loại xe đó phù hợp với nhu cầu của người dân, điều kiện đô thị Việt Nam, thẩm mỹ, văn hóa của người Việt Nam, không việc gì phải nhập tuk tuk từ Trung Quốc.
    Nếu chính quyền các thành phố đã có nghiên cứu và xác định loại xe kiểu tuk tuk hoặc tương tự sẽ hạn chế được xe cá nhân hiệu quả thì hãy cứ thông báo đặt hàng, mở thầu, chắc chắn sẽ có doanh nghiệp trong nước sản xuất được.

    Chúng ta phải tự tin làm ra sản phẩm mới, mẫu mã đẹp hơn, chất lượng cao hơn, sử dụng khí gas hóa lỏng thay xăng dầu để bớt ô nhiễm. Có thể giá thành sản xuất loại xe này trong nước cao hơn thì cũng nên ưu tiên, hơn là nhập khẩu. Tất nhiên sự chênh lệch giá cả phải ở mức chấp nhận được.

    Một đất nước mang bệnh nhập siêu kinh niên, nhưng nghĩ đến sản phẩm gì cũng lại trở về với tư duy nhập khẩu, mở miệng ra là nhập khẩu, vậy thì đến bao giờ mới thoát nghèo?

    Nghĩ kỹ ra thấy thật đáng sợ, cây kim sợi chỉ cũng Trung Quốc, một chiếc radio cũng Trung Quốc, một chiếc tuk tuk loàng xoàng cũng muốn nhập từ Trung Quốc thì đến bao giờ chúng ta mới tạo điều kiện cho hàng hóa sản xuất trong nước phát triển?

    Theo Lê Thanh Phong
    Lao động

Chia sẻ trang này