Làm giàu từ Chứng khoán - những thông tin bổ ích ( t4)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 09/07/2012.

7203 người đang online, trong đó có 1035 thành viên. 14:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 42520 lượt đọc và 584 bài trả lời
  1. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Trông gì vào anh Nga đây các bác !? ~X
    Anh @tridunghtvc cho vài ý kiến bình loạn đi nào...:-w
  2. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    http://cafef.vn/20120911092145627CA33/vi-sao-xe-tuc-tuc-duoc-de-xuat-dua-vao-viet-nam.chn


    Vì sao xe túc túc được đề xuất đưa vào Việt Nam?





    [​IMG]
    Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Thành phố Hà Nội

    Chủ tịch Hiệp hội vận tải Thành phố Hà Nội vừa tiết lộ 3 lý do chính khiến họ đề xuất chi cả trăm triệu đồng mua xe túc túc hoạt động ở Việt Nam.
    Liên quan tới đề xuất cho nhập khẩu và lưu hành loại xe 3-4 bánh (còn gọi là xe túc-túc), PV VTC News đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Thành phố Hà Nội.
    - Lý do khiến Hiệp hội vận tải Hà Nội đưa ra đề xuất trên là gì, thưa ông?
    Xuất phát từ đề án nhằm hạn chế xe cá nhân, trong đó có xe máy, chúng tôi mới có đề xuất trên.

    Xe máy là phương tiện đi lại khá phổ biến của người dân Việt Nam nên chưa thể hạn chế ngay được bởi nó sẽ gây ảnh hưởng tới các vấn đề về kinh tế, xã hội và nhiều vấn đề khác nữa của họ.
    Do vậy, Hiệp hội Vận tải Hà Nội đã đề nghị, trước mắt không nên hạn chế xe máy, cũng không nên cấp chỉ tiêu số lượng xe máy hay làm niên hạn sử dụng xe máy mà nên tiếp tục để bà con sử dụng xe máy là phương tiện đi lại.
    Tất nhiên, chúng ta vẫn nên hạn chế xe máy, nhưng nên bằng phương pháp khác để người dân vẫn thuận lợi trong việc đi lại.
    Với mục đích hạn chế xe máy ở nông thôn vào nội đô, chúng tôi đề xuất vận chuyển hành khách công cộng từ các thôn, xóm, làng, xã, quận, huyện ra các điểm đỗ xe buýt để họ bắt xe buýt đi vào nội đô.
    - Lợi thế ưu việt của xe túc túc so với các loại phương tiện hiện hành khác là gì?
    Lợi thế thứ nhất phải kể đến của xe túc túc là chở được nhiều người. Như ở bên Indonesia, mỗi xe túc túc có thể chở được khoảng 10 người, còn bình thường là 5 – 6 người. Kể cả trên xe chỉ có 2 người, mức tiêu thụ xăng của nó cũng chỉ tương tự như một chiếc xe máy thôi – 4,6 lít/100 km.
    Lợi thế thứ hai là dễ sửa chữa.
    Lợi thế thứ 3 là diện tích chiếm mặt đường của xe nhỏ. Về tới nhà, có thể vứt nó vào xó này, xó kia được, chứ không phải “bảo quản” như ô tô.
    Tóm lại, xe túc túc có những ưu việt về giá thành, dễ quản lý, dễ sửa chữa.
    - Vậy giá thành của mỗi chiếc xe như vậy là bao nhiêu và kế hoạch sử dụng chúng mà Hiệp hội vận tải Hà Nội đã đề xuất ra sao?
    Đây là dự án xã hội hóa có điều kiện, chứ không phải phát triển tùm lum, tự do. Nó liên quan tới giao thông nông thôn và giao thông đô thị.

    [​IMG]
    Theo ước tính, mỗi xe túc túc có giá từ 70 – 150 triệu đồng (tùy chất lượng) – ngang với 1 chiếc xe máy cao cấp hiện nay Vì vậy, chúng tôi cho rằng phải lập kế hoạch, tùy địa phương, nếu đường rộng và xa thì phải nhiều xe. Nếu đường hẹp, gần đường quốc lộ thì mỗi xã chỉ cần vài ba xe thôi.
    Những xã như ở Ba Vì (Hà Nội), thôn, xóm nằm sâu, xa, khó tiếp cận với hành khách hơn thì phải dùng tới 5 – 7 xe.
    Theo ước tính, mỗi xe túc túc có giá từ 70 – 150 triệu đồng (tùy chất lượng) – ngang với 1 chiếc xe máy cao cấp ở Việt Nam hiện nay.
    Để đề án này phát triển, chúng tôi đã liên hệ với Quỹ hỗ trợ kinh tế tập thể của các liên minh hợp tác xã.
    Khi nhập xe về, chủ sở hữu của nó phải là các đơn vị doanh nghiệp hoặc tập thể. Chứ nếu để nhập lung tung thì nó sẽ chạy lung tung, gây ách tắc giao thông nên chúng tôi mới đề xuất mỗi xã chỉ có chỉ tiêu nhất định.

    Khó khăn lớn nhất Hiệp hội vận tải Hà Nội dự tính sẽ gặp phải khi đưa ra đề xuất trên là gì?

    Chỉ cần có một chủ đầu tư, một nhà nhập khẩu đứng lên là chúng ta sẽ nhập được thôi, không khó khăn gì. Chiều 23/9 tới đây, 3 vị Chủ nhiệm hợp tác xã ở ngoại thành Hà Nội, 1 chuyên gia về môi trường, khí thải sẽ cùng sang nhà máy chuyên sản xuất xe túc túc ở Trung Quốc để tham quan, kiểm tra chất lượng loại xe đó.





    Chúng tôi chưa chắc sẽ nhập xe của Trung Quốc. Đó chỉ là bước tiếp cận ban đầu để xem xét xe của Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ …bên nào tốt hơn. Hiện tại, lãnh đạo UBND Thành phố Hà Nội và Bộ Giao thông vận tải chưa có phản hồi nào trước đề xuất trên.
    Trong trường hợp đề xuất đó không được chấp nhận thì chúng tôi buộc phải chấp nhận thôi.
    Chúng tôi xin nhắc lại, phương tiện này chỉ phục vụ ở đường liên thôn, liên xã, liên huyện thôi, chứ không được chạy trên đường quốc lộ. Trong đô thị thì tuyệt đối cấm rồi.
    Theo tôi, phương pháp này chưa phải là triệt để, nhưng ít ra cũng hạn chế được số lượng xe máy vào đô thị.
    Xe túc túc rất phù hợp với văn hóa của người Việt Nam. Hiện nay các nước hiện đại như Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ…họ sử dụng xe này rất phổ thông. Chỉ cần bước qua biên giới là đã thấy xe túc túc rồi.
    Xin cảm ơn ông!
    Trao đổi với PV VTC News chiều 10/9, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Mạnh Hùng cho hay: “Chúng tôi chưa nắm được thông tin gì cả. Do vậy, chưa thể trả lời báo chí vào lúc này”.

    Trong khi đó, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thụ - Giảng viên ngành Quy hoạch và Quản lý Giao thông đô thị thuộc trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội nói: “Nếu xe thỏa mãn nhu cầu đi lại thì tốt chứ có gì đâu. Nói chung xe đi đâu chả phù hợp. Vấn đề đặt ra là nếu người ta cảm thấy phù hợp thì người ta mua thôi. Nếu nhập được vào thì càng tốt, đa dạng hóa chủng loại phương tiện”.

    Tuy nhiên, ông Thụ bày tỏ lo ngại: “Việc mua xe túc túc về sử dụng chẳng liên quan gì tới việc hạn chế các phương tiện cá nhân như xe máy cả. Hai cái việc ấy khác nhau chứ.

    Nếu nhập về đắt quá người ta cũng chẳng mua. Nếu không thích hợp, người ta cũng chẳng mua mà vẫn mua xe máy. Bản chất là các công ty kinh doanh đứng ra mua về bán như một loại hàng hóa bình thường ấy mà.

    Xét về mặt văn hóa, văn hóa hay không ở con người chứ không phải ở cái xe. Muốn hạn chế phương tiện cá nhân thì phải phát triển nhanh vận tải công cộng, đặc biệt là hệ thống metro. Thế thôi!”.
    Theo Minh Quân
    VTC News


    Xem thêm [​IMG]
    Đề xuất nhập và lưu hành xe túc túc để hạn chế xe máy

    Đó là ý tưởng vừa được Hiệp hội Vận tải thành phố Hà Nội đề xuất lên Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và UBND TP Hà Nội nhằm "góp sức" vào chuỗi các giải pháp hạn chế xe cá nhân.


    Đây , chân dung giặc nước lạ!~X
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nén bạc đâm toạc tờ giấy !

    Vai mang túi bạc kè kè
    Nói quấy nói quá nẫu nghe rầm rầm !
    Ca dao Trung bộ Việt Nam

    :-":-":-":-":-":-"
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nếu thấy rằng việc sử dụng xe túc túc là hợp lý , tại sao không đặt vấn đề tự sản xuất nội địa ?
    Chỉ cần một công ty cơ khí cấp thành phố cũng đủ khả năng thiết kế và chế tạo loại xe này , qua đó tạo công ăn việc làm cho công nhân địa phương , nước nhà hạn chế việc sử dụng ngoại tệ và giảm nhập siêu , sao các vị có trách nhiệm không nghĩ đến ?

    Nghĩ mà buồn cho ý thức trách nhiệm và tinh thần độc lập tự chủ của các quan !
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.khuyennongvn.gov.vn/chie...ua-thuong-lai-trung-quoc_t77c626n29586tn.aspx

    Chiêu ép giá tôm hùm mới của thương lái Trung Quốc
    Cập nhật lúc: 14:19 09/08/2012
    [​IMG]

    Giá tôm hùm thịt loại II, III tăng trong khi tôm hùm loại I không được thu mua, hoặc phải "cân xô" khiến người nuôi tôm ở Bình Định điêu đứng.


    Hiện tại, một số hộ ngư dân xã Nhơn Hải (Tp. Quy Nhơn, Bình Định) tiếp tục xuất bán tôm hùm thịt, với giá bán tôm hùm thịt loại I: 950.000 đồng/ kg; tôm hùm loại II, III có giá bán: 930.000 đồng/kg, tăng từ 90.000 đồng – 100.000 đồng/kg (đối với tôm loại II và loại III).

    Tuy nhiên, ngư dân ở đây cho biết giá tôm loại II, loại III tăng cao nhưng giá tôm loại I lại không tăng là điều rất khó hiểu, vì thời điểm hiện tại tôm hùm thịt được ngư dân “cố gắng nuôi” đều đạt loại I (từ 1 kg/con trở lên) còn tôm loại II, III thì không có để bán theo nhu cầu thị trường tiêu thụ.

    Đồng thời, hiện nay thương lái thu mua bằng cách “cân xô” tức là tính bình quân tôm loại I, II, III khi cân bán tính giá đều là: 940.000 đồng/kg.

    Theo bà con ngư dân, lâu nay tôm hùm đa số được xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc, vì thế sau khi thương lái Trung Quốc “giở trò” ép giá, chỉ thu mua cầm chừng thì trong vòng một tháng, giá tôm thịt ở xã Nhơn Hải liên tục giảm mạnh.

    Bên cạnh đó, vụ nuôi tôm năm nay bị dịch bệnh, giá thức ăn tăng cao nên người nuôi tôm ở Nhơn Hải lỗ vốn. Nay thương lái Trung Quốc lại “chơi chiêu” nâng giá tôm loại II, III mà không tăng giá tôm loại I trong khi đến thời điểm này đa số tôm đều đạt loại I, vì thế ngư dân nuôi tôm thịt lại càng lao đao.

    Được biết, thời gian chăm sóc và nuôi tôm hùm giống (tôm ủ) để thành tôm thịt đủ kích cỡ, trọng lượng phải bỏ tiền của, công sức để nuôi trong vòng 15 – 18 tháng mới xuất bán được.

    Trong khi đó xã Nhơn Hải là vựa tôm lớn nhất tỉnh Bình Định, nghề nuôi tôm hùm đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống của người dân trong xã trong những năm qua. Nhưng mùa vụ nuôi tôm hùm thịt năm 2011 – 2012 này, ngư dân trong xã lỗ vốn và gặp khó khăn.

    Theo Ngọc Nhuận (VTCNews)

    Làm ăn với Tàu, muốn giàu hơi bị khó ! :-":-":-"
  6. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Cũng chưa biết kết quả cuối cùng như thế nào > vì TQ chỉ mua vài chiếc rồi ngưng > Nga đã biết sợ ! Có thể đây là nói theo kiểu ngoại giao !
    Còn nếu bán S-400 cho khựa thì Nga sẽ mất ưu thế KQ đối với khựa !
    :-??:-??:-??:-??:-??
  7. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Putin bán vũ khí cho VN và cả cho khựa !~X
    Khựa giàu nên sẽ mua vũ khí tối tân , hiện đại hơn ta ? và mua nhiều hơn ta , khựa sẽ là bạn hàng béo bở của Putin ?
    Nga bây giờ ko phải là Nga thời trước nữa rồi...~X
    Quốc Hội Mỹ thì vừa thông qua luật ko bán vũ khí cho VN !~X
  8. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Chưa có kết quả thì chưa nói được điều gì cả !
    [:p][:p][:p][:p][:p]
  9. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Bây giờ Mỹ - Nhật - Hàn phối hợp đập cho nó chết hẳn luôn thì hay quá !:))
  10. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Tham khảo !
    =================================
    Chủ đề: “ Hoa kỳ thực ra chỉ là một làng quê khổng lồ và kém phát triển”
    “ Hoa kỳ thực ra chỉ là một làng quê khổng lồ và kém phát triển”


    “ Quốc gia ngu ngốc và lạc hậu”: Lời lẽ châm biếm tự nhắm vào mình khi
    Trung Quốc phê phán Hoa Kỳ.

    Tác giả : David Wertime

    “ Hoa kỳ thực ra chỉ là một làng quê khổng lồ và kém phát triển” – một tiểu luận
    luận ẩn danh trên trang web hóa ra lại khơi mào cho sự châm biếm nhằm chính
    Trung Quốc


    Trước chuyến thăm ngoại giao của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hilary Clinton tới “Vương Quốc ở
    trung tâm thế giới” một luận điệu phê phán đầy mỉa mai đã lan tỏa như virut trên Sina Weibo,
    một mạng xã hội của Trung Quốc, với hơn 44 ngàn lượt chia sẻ và 5400 lời bình trên Twitter .
    Luận điệu này không rõ nguồn gốc và tác giả đã phê phán một cách bỡn cợt nước Mỹ như một
    quốc gia ngu ngốc, thô sơ và ấu trĩ. Tưởng rằng có thể làm các độc giả Mỹ bị xúc phạm, nhưng
    chẳng bao lâu sau khi được ra mắt, bài viết đó thực sự đã trở thành một sự phê phán sắc sảo và
    có tác dụng ngược lại đối với Trung Quốc.

    Tờ Tea Leaf Nation đã dịch những phần lý thú và rôm rả nhất ( chúng thường có mặt trong đa số
    các bài luận ) và xin mời các độc giả thưởng thức.

    Đừng đi Mỹ, một quốc gia ngu ngốc và lạc hậu

    Tôi từng ở Mỹ một thời gian dài và giờ đây thì thấy hối hận vì sự lựa chọn này. Chúng ta đã bị
    mụ mẫm bởi truyền thông Phương Tây luôn luôn làm cho ta nghĩ rằng Hoa Kỳ là một đất nước
    hiện đại. Nuôi hy vọng học tập khoa học tân kỳ của Mỹ để về phục vụ quê hương , tôi đã bằng
    mọi nỗ lực để theo đuổi “ siêu cường” đó, thế nhưng kết quả lại thật đáng thất vọng !

    (1) Hoa Kỳ thực ra chỉ là một cái làng nông nghiệp khổng lồ kém phát triển. Ở trường trung
    học các thầy giáo vẫn dạy rằng công nghiệp càng phát triển thì môi trường lại càng bị
    xâm hại. Ví dụ như trong một thành phố công nghiệp bạn phải thấy ống khói khắp nơi,
    các xí nghiệp to khắp nơi và bụi cũng khắp nơi. Đó mới là biểu tượng của công nghiệp
    hóa ! Thế còn Hoa Kỳ thì sao ? Đố bạn tìm ra các ống khói, thảng hoặc mới thấy một vài
    cái nho nhỏ nhưng lại là thứ để trang điểm cho nhà dân. Thay vào đó là những dòng sông
    và hồ nước sạch khắp nơi nơi và chẳng có các nhà máy giấy và luyện thép nơi bờ sông.
    Không khí trong lành và sạch là biểu tượng của một xã hội thô sơ và đó không thể là dấu
    tích của công nghiệp hóa !
    (2) Người Mỹ chẳng hiểu gì về kinh tế. Các tuyến đường cao tốc tỏa đi mọi phương, có lẽ là
    đến mọi làng xóm, tuy nhiên khó tìm ra nổi một trạm thu phí ! Thật là một sự phung phí
    khủng khiếp cơ hội kinh doanh ! Khó có thể cưỡng nổi ý định của bản thân là xúc một
    ít xi măng để xây vài trạm thu phí và chắc chắn là chỉ trong vòng một tháng tôi sẽ có đủ
    tiền để mua một căn nhà trông ra Đại Tây Dương. Ngoài ra, bên lề đường cao tốc bạn
    có thể thấy những mặt hồ tĩnh lặng còn hoang dã . Chính quyền để mặc cho lũ chim cư
    ngụ và vẫy vùng thỏa sức mà không nghĩ tới việc thiết lập vườn cảnh quan trông ra hồ để
    kiếm bộn tiền. Rõ là người Mỹ không có cái đầu làm kinh tế.
    (3) Ngành xây dựng Hoa Kỳ quả là quá thô sơ. Ngoài một số lượng nhỏ các thành phố lớn
    ( mà bạn đã biết) thì không có những tòa tháp bê tông và gạch chọc trời…Tôi sợ rằng
    hình như Mỹ không có các tòa nhà bằng gạch. Hầu hết nhà cửa làm bằng gỗ và vài thứ
    vật liệu lạ khác. Sử dụng gỗ thô sơ để xây nhà thì dường như những kiến trúc ngoại bang
    này còn chưa qua thời phong kiến trước khi có nhà Thanh !
    (4) Lối tư duy của người Mỹ ngây ngô và lạc hậu. Khi mới tới Mỹ tôi thuê một cái xe kéo
    chở hành lý giá 3 đôla , nhưng lại không có tiền lẻ. Một người Mỹ thấy tôi có nhiều đồ
    nên đã trả 3 đồng đó và thuê xe cho tôi. Người Mỹ thường cởi mở và hỏi xem tôi có cần
    giúp đỡ gì không. Ở nước tôi, đã qua thời của Lôi Phong vào những năm 50 và 60 thế kỷ
    trước cho nên bây giờ thì cái lối cư xử đó quả là quá lạc hậu ! ( Lôi Phong là thanh niên
    thời phong trào thi đua cộng sản Mao , người từng được nêu gương sáng về đạo đức hy
    sinh bản thân ). Trở lại thời kỳ đó, con người ta rất đạo đức giả , nhưng bây giờ thì chúng
    ta không theo lối mòn đó nữa. Chúng ta tiến hành mọi việc giờ đây một cách trần trụi và
    đó mới là hiện đại hóa ! Bởi vậy lối tư duy của Mỹ lạc hậu hơn chúng ta vài thập kỷ và
    không có dấu hiệu nào cho thấy rằng họ có khả năng đuổi kịp chúng ta.
    (5) Người Mỹ không biết ăn thịt thú rừng. Có một đêm tôi lái xe đi cùng một bạn học đến
    thành phố khác và bất thình lình mấy con nai Sika ( một giống nai đốm có nguồn gốc từ
    Nhật Bản – ND ) nhảy xổ ra. Anh bạn cùng lớp lập tức phanh gấp và đổi hướng để tránh
    tai nạn. Hình như là trường hợp kiểu này thường xảy ra khi mà sự va chạm với một con

    nai cũng đủ để làm vỡ tan chiếc ô tô. Chính phủ Mỹ không biết quản lý chuyện này như
    thế nào…Và người Mỹ quả thực không biết ăn thịt thú rừng, họ cũng không có cả quán
    ăn chuyên thịt thú rừng, rất ít khẩu vị đối với thú rừng thơm ngon bị giết thịt như hươu ,
    nai và kém hứng thú bán sừng hươu nai để kiếm những khoản tiền lớn! Người Mỹ sống
    cùng động vật hoang dã hàng ngày và còn đưa ra những biện pháp để bảo vệ chúng. Đó
    quả thật là một xã hội sơ khai.
    Người Mỹ không biết tự trọng. Các giáo sư ở trường đại học Mỹ không có bộ dạng
    hoành tráng (架子) ; họ không hề có cái phong thái của những giáo sư đạo mạo. Nghe
    nói rằng vị giáo sư D ___là một giáo sư về tâm lý học nổi tiếng, thế nhưng trong giờ giải
    lao thì ông ta lại ăn bánh quy trong phòng làm việc với các sinh viên của mình, bàn luận
    về bộ phim “ 21 “ và nữ nghệ sĩ Trung Quốc Trương Tử Di (Ziyi Zhang). Ông ta không
    hề có cái vẻ đường bệ của một nhà khoa học , cho nên tôi thực sự cảm thấy thất vọng.
    Ngoài ra, các nghiên cứu sinh sau tiến sĩ chẳng bao giờ đưa học vị “ Ph.D” lên danh thiếp
    của họ và họ không biết cách thể hiện ra ngoài vị thế của mình. Những người được đào
    tạo bởi các giáo sư kiểu như vậy sẽ chẳng thể nào biết cách đi đứng, nói năng nếu như
    họ trở thành những quan chức chính phủ…Có vẻ như các công chức Trung Quốc còn
    biết cách thu hút sự kính trọng của người dân; ngay cả một vị thủ trưởng một văn phòng
    không mấy quan trọng ở nước tôi còn tỏ ra đường bệ hơn cả Tổng thống Hoa Kỳ. Không
    có gì phải ngạc nhiên khi người ta nói công dân hạng nhất ở Trung Quốc chỉ xứng với
    công dân hạng ba ở Mỹ.
    Học sinh tiểu học Hoa Kỳ không có những hoài bão cao cả.Ngay từ thuở ban đầu các học
    sinh tiểu học không hề có ý định để trở thành quan chức…Chẳng hề có lớp học của các
    Tổng thống , các Bí thư tương lai hoặc các Ủy viên hội đồng mà tôi từng tham dự khi còn
    nhỏ. Sau giờ học thường là không có bài tập về nhà và bạn không có cách nào ngay cả
    việc nhắc tới chuyện đó khi liên hệ tới bài tập về nhà của học sinh tiểu học Trung Quốc.
    Trường học (Mỹ - ND) quan tâm quá nhiều đến dạy dỗ đạo đức cho trẻ em , làm cho
    những đứa nhỏ hướng tới để trước tiên là trở thành những công dân đủ tư cách thực thụ,
    sau đó mới là tiếp thu những lý tưởng có ý nghĩa dài lâu. Trở thành người công dân đủ tư
    cách ư ? Quả là một quan niệm cổ lỗ sĩ.
    Người Mỹ hay làm ầm ĩ mỗi khi phát hiện ra một bệnh tật nho nhỏ. Đầu tiên là họ hẹn
    gặp bác sĩ, sau đó bác sĩ kê đơn. Một số người lại còn phải theo lời khuyên của một dược
    sĩ có bằng cấp nữa . Khi mua thuốc họ lại phải tự mình tới hiệu thuốc để lấy chúng mà
    mọi việc diễn ra không chóng vánh như ở Trung Quốc…Tôi không hiểu tại sao lại phải
    tách bạch riêng việc khám bệnh với việc mua thuốc …thay vì tách riêng lợi nhuận khỏi
    trách nhiệm. Rõ ràng là các bệnh viện Hoa Kỳ không có khái niệm về phương pháp kiếm
    tiền ! Sao không nói cho bệnh nhân tên thuốc luôn đi ? …Như thế họ sẽ độc quyền việc
    bán thuốc và tăng giá thuốc lên 8 hay 10 lần. Có biết bao nhiêu cơ hội kinh doanh tốt mà
    họ không biết tận dụng. Rõ ràng là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là thứ đã chết rồi.
    Ý kiến công chúng Mỹ là thứ dở hơi. Nhiều lúc tôi đã mất kiên nhẫn vì sự ngu dốt và
    xuẩn ngốc của họ. Chẳng hạn như khi họ biết là Trung Quốc có các đài truyền hình và

    báo chí thì họ đã hỏi tôi một cách ngu dốt rằng :” Trung Quốc cũng có báo chí cơ à?! “
    Đó quả thực là một sự sỉ nhục; chúng ta không chỉ có các tờ báo bằng tiếng Trung được
    Bộ Tuyên truyền cho phát hành một cách tỷ mỉ, kỹ lưỡng; khi nhìn vào các tờ báo của
    chúng ta cũng chẳng khác gì nghe quốc ca, không hề giống với các tờ báo của Hoa Kỳ
    chứa một mớ lộn xộn ý kiến quần chúng, thậm chí dám lăng mạ đích danh Tổng thống...
    (ở Trung Quốc) chúng tôi không bao giờ đăng tin các vụ sì –căng- đan liên quan tới các
    lãnh đạo; bởi vì sau đó ai sẽ còn muốn làm lãnh đạo nữa ?...
    Người Mỹ về phương diện tinh thần là trống rỗng.Điều mà tôi không thể chịu nổi
    (10)
    đó là : đa số người Mỹ nói câu cảm tạ trước mỗi bữa ăn và họ nguyện cầu một cách ngây
    thơ “ Chúa phù hộ cho nước Mỹ”. Thật là buồn cười; nếu như Chúa phù hộ cho nước Mỹ
    thì tại sao nước Mỹ lại bị lạc hậu , thô sơ và đơn giản đến như vậy? Cầu Chúa Trời phỏng
    có ích lợi gì không? Thực tế hơn là nên dành thời gian cầu nguyện đó mà đi lễ thủ trưởng
    của bạn! Đó mới là cái cách thời thượng…
    Người Mỹ không có khái niệm thời gian. Với bất kể thứ gì, họ đều đứng vào
    (11)
    hàng để chờ đợi…Người Trung Quốc chúng ta thông minh hơn, các bạn hẳn đã thấy đấy.
    Không quan trọng đám đông như thế nào,chúng ta vẫn có kỹ năng chen vào đâu đấy , và
    điều đó giúp cắt giảm khối thời gian mà lại tránh mệt mỏi do phải đứng chồn chân !. Nếu
    ai đó biết cách đi cổng sau thì còn tiết kiệm nhiều thời gian hơn nữa. Những người Mỹ cổ
    hủ hoàn toàn không biết làm điều này.
    Cửa hàng ở Mỹ thật vô nghĩa : bạn vẫn có thể trả lại hàng sau khi mua vài tuần
    (12)
    mà không có lý do gì . Sao lại có thể trả lại hàng hóa cơ chứ khi mà không cần thuyết
    phục tôi dù chỉ trong chốc lát ?...
    Nước Mỹ không an toàn, 95% nhà dân quên lắp đặt lưới, cửa ra vào , cửa sổ
    (13)
    chống trộm; điều kỳ lạ nữa là tất cả lũ trộm cắp móc túi đi đâu mất tiêu rồi ?
    Người Mỹ vốn nhút nhát và yếu đuối. 95% lái xe đều không dám vượt đèn
    (14)
    đỏ…mặc dù 99% người lớn ở Hoa Kỳ đều sở hữu xe ô tô và phương pháp lái xe của họ
    thì rất lạ: có bao nhiêu là xe trên đường thế nhưng bạn không thể nghe thấy một tiếng còi
    xe, phố xá thật im lìm tĩnh lặng như thể không phải là phố nữa. Không thấy sự năng động
    ồn ào của một thành phố thủ phủ cấp tỉnh ở Trung Quốc.
    Người Mỹ thiếu xúc cảm. 95% nhân viên không nghĩ về việc phải làm gì cho tiệc
    (15)
    cưới của cấp trên cho nên họ chẳng bao giờ tìm cớ để quan tâm , chăm sóc lãnh đạo của
    mình; ở Trung Quốc liệu có chuyện quần chúng bỏ qua cơ hội chăm sóc thủ trưởng của
    mình không ? Nói theo cách khác, ai ở Trung Quốc lại dám làm điều này ? Hãy nhìn xem
    chúng tôi có bao nhiêu là tình cảm.
    Người Mỹ không nhạy cảm.99% dân Mỹ đi học rồi kiếm việc làm, thăng tiến và
    (16)
    hoạt động mà không biết về sự cần thiết phải đưa “ hồng bao” ( phong bì chứa đầy tiền
    mặt) để đi lối sau…

    Hãy nhìn vào bức hình ở trên, điều này là đủ lý do để chúng ta coi thường nước
    (17)
    Mỹ ! Trong khi đang săn đuổi Bin Laden thì Obama và các thuộc cấp của ông ta đang
    chăm chú vào màn hình truyền hình ảnh trực tiếp do vệ tinh đưa về trong phòng Tình
    huống của Nhà Trắng. Cảm tưởng của tôi là :
    1. Các thuộc cấp Hoa Kỳ không tôn trọng lãnh đạo của họ một cách đúng mức và thậm
    chi còn dồn ép vị Tổng thống đáng trân trọng của họ phải nép mình ngồi trong góc
    nhà. Obama đáng thương, thật không bằng cả anh trưởng thôn của Thiên triều Trung
    Hoa ( 天朝).
    2. Căn phòng Tình huống của Nhà trắng đúng là một thứ huênh hoang khoác lác. Nó
    vừa bé lại không được trang trí nội thất khác thường, đúng là không tương xứng với
    phong cách của một cường quốc. Một căn phòng cơ quan cấp thị trấn của Thiên triều
    ( Trung Quốc- ND) có lẽ còn to hơn , sang trọng hơn rất nhiều.
    3. Không có các đĩa hoa quả hoặc nước giải khát, không có…thuốc lá đắt tiền…và đó
    mà lại là nền kinh tế số 1 thế giới ư, ha , ha !

    Phạm Gia Minh dịch từ Tea Leaf Nation một trang mạng liên kết đối tác của tờ
    Atlantic

    Thăng long – Hà nội 12/09/2012

Chia sẻ trang này